Xem mẫu

  1. TRÌNH TỰ DIỄN RA PHIÊN TÒA I. THỦ TỤC CHUẨN BỊ BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA 1. THƯ KÍ PHIÊN TÒA (Ổn định trật tự và tuyên bố nội quy phiên tòa): - Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự và tuân thủ theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa - Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án. Những người được tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lí do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày - Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp tòa án triệu tập để xét hỏi. - Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ. - Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc phải rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa. - Đề nghị mọi người đứng dậy , mời HĐXX vào làm việc. II. THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA: 1.CHỦ TỌA PHIÊN TÒA: TP: Mời các đương sự ngồi. Sau đây, tôi xin kiểm tra căn cước của những người có mặt tại phiên tòa: Phần hỏi bị đơn. TP: Mời đại diện nguyên đơn ( chủ DNTN Nguyệt Phương) đứng dậy.Ông hãy cho biết họ tên đầy đủ của mình.
  2. BĐ: Thưa HĐXX tôi tên là Chu Ngọc Anh. TP: Ông có bí danh gì không? BĐ: Thưa quý tòa không. TP: Ông sinh ngày tháng năm nào? BĐ: Tôi sinh ngày 19/11/1991. TP: Quê quán ở đâu? BĐ: Dạ thưa HĐXX quê quán của tôi ở Diễn Châu, Nghệ An. TP: HKTT của ông ở đâu? BĐ: ở xóm 10, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An TP: DNTN của ông có trụ sở ở đâu? BĐ: thưa trụ sở tại số 19, đường Trường Chinh, Thị Trấn Tân Biên, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh TP: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số mấy? BĐ: LC.25251325 Phần hỏi nguyên đơn TP: Mời đại diện bên bị đơn ( công ty TNHH Đại Nam) đứng dậy. Bà cho biết họ tên đầy đủ của mình? NĐ: Thưa HĐXX, Tôi là Lê Thị Thúy Ái. TP: bà có bí danh gì không? NĐ: thưa HĐXX TP: Bà giữ chức vụ gì trong công ty? NĐ: Tôi là Giám đốc công ty. TP: bà sinh ngày tháng năm nào? NĐ: ngày 30 tháng 11 năm 1991 TP: quê quán ở đâu? NĐ: ở Thị trấn Voi, huyện Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh TP: HKTT hiện nay ở đâu? NĐ: ở Thị trấn Voi, huyện Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh. TP: Công ty TNHH ĐN có trụ sở ở đâu? NĐ: trụ sở tại số 19, đường Trường Chinh, Thị Trấn Tân Biên, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh TP: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số mấy? NĐ: SJC.9999 Phần hỏi người làm chứng. TP: Người làm chứng cho biết họ tên đầy đủ của mình? NLC: Tôi là Dương Thị Kim Anh TP: sinh ngày tháng năm nào? NLC: …
  3. TP: Quê quán ở đâu? NLC:… TP: HKTT ở đâu NLC:… Tiếp theo tôi xin giải thích rõ quyền và nghĩa v ụ cu ả b ị đ ơn, nguên đ ơn và người làm chứng. Quyền, nghĩa vụ của đương sự Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quy ền và l ợi ích h ợp pháp c ủa mình; - Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án; - Đề nghị Toà án xác minh, thu thập ch ứng cứ của vụ án mà t ự mình không th ể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu; - Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đ ương s ự khác xu ất trình hoặc do Toà án thu thập; - Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà gi ải do Toà án tiến hành; - Tham gia phiên toà; -Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này; - Đề xuất với Toà án những vấn đề cần h ỏi người khác; đ ược đối ch ất v ới nhau hoặc với nhân chứng; - Tranh luận tại phiên toà; -Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án; - Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy đ ịnh c ủa B ộ lu ật này;
  4. -Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng ngh ị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quy ết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; -Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà; Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn - Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu c ầu kh ởi kiện; - Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; - Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn - Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; - Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đ ến yêu c ầu c ủa nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quy ền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quy ền và l ợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo v ệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng - Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có đ ược có liên quan đến việc giải quyết vụ án. - Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến vi ệc giải quyết vụ án. - Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình. - Yêu cầu Toà án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quy ền b ảo v ệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích h ợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
  5. - Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do nh ững lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác. TP: Các đương sự đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa? ĐS: Chúng tôi đã nghe rõ… Hôm nay, ngày 30 tháng 9 năm 2008, TAND huyện Tân Biên quyết định xét xử sơ thẩm vụ án dân sụ giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Đại Nam và bị đơn là ông Chu Ngọc Anh – Giám đốc Công ty THHH Nguyệt Phương. Thay mặt HĐXX, tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa. Mời mọi người trong phòng xử án ngồi, các đương sự đứng tại chỗ nghe HĐXX công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. __________________________________________________________ TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN TÂN BIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tây Ninh, ngày30 tháng 9 năm 2008 Số:99/2008/TMST- QĐ QUY Ế T Đ Ị NH Đ Ư A V Ụ ÁN RA X ÉT X Ử T OÀ ÁN HUY Ệ N TÂN BIÊN Căn cứ vào các Điều 29, Điều 41, Điều 179, Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự; Sau khi nghiên cứu Hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 89 ngày 25 tháng 3 năm 2008, quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc tranh chấp tiền nợ giữa nguyên đơn là Công ti TNHH Đại Nam, trụ sở tại số 19, đường Trường Chinh, Thị Trấn Tân Biên, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thị Thuý Aí; Bị đơn là ông Chu Ngọc Anh- chủ Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương, thường trú tại: số 89, đường Nguyễn Du, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Thời gian mở phiên toà vào hồi 14 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 9 năm 2008. Địa điểm mở phiên toà tại Toà án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Vụ án được xét xử công khai.
  6. Những người tiến hành tố tụng: -Thẩm phán- chủ toạ phiên toà ông : Lê Đình Chinh -Thẩm phán bà: Phạm Thị Cảnh -Hội thẩm nhân dân ông: Trần Xuân Son, ông Lê Văn Tân, bà Nguyễn Thị Vân Anh Những người tham gia tố tụng khác: -Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: luật sư: Đàm Hải Thao, văn phòng luật sư Hải Thao và cộng sự, đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng. - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị đơn: luật sư Trịnh Hồng Anh, công ti luật Hồng Anh, đoàn luật sư tỉnh Hà tỉnh. -Người làm chứng: bà Dương Thị Kim Anh là nhân viên thị trường của công ti thị trường Kim Anh, có trụ sở tại : số 25, đường Ngô Thì Nhậm, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. TAND huyện Tân Biên Thẩm phán: Lê Đình Chinh THẨM PHÁN( TP): - các vị HTND có ý kiến gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa hay không? HỘI THẨM NHÂN DÂN(HTND): - Tôi không có ý kiến gì. TP: - Vị đại diện VKS có ý gì không? TP: - Các vị luật sư có ý kiến gì về thủ tục bắt đầu phiên tòa hay không? LUẬT SƯ (LS): - Thưa HĐXX, tôi không có ý kiến gì về thủ tục bắt đầu phiên tòa. TP: - thay mặt HĐXX tôi tuyên bố kết thúc phần bắt đầu thủ tục phiên tòa, chuyển sang phần hỏi tại phiên tòa. TP: Mời đại diện Công ty TNHH Đại Nam đứng dậy. Trước tiên, Toà xin giải thích cho bà hiểu về quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp). Trong vụ án này phải xác định bị đơn là Chủ Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương – ông Chu Ngọc Anh mới đúng. Vì vậy khi xưng hô trong phiên toà này thay vì DNTN Nguyệt phương thì
  7. phía nguyên đơn và những người tham gia tố tụng khác phải gọi bằng ông Chu Ngọc Anh. Bà Aí đã rõ chưa? ĐẠI NAM: Thưa toà, tôi đã rõ. TP: Theo đơn khởi kiện ngày 25 tháng 3 năm 2008, phía Công ty TNHH Đại Nam đề nghị Tòa án buộc Công ty Nguyệt Phương trả số nợ gốc 29.572.235.740 đồng và lãi quá hạn là 150% so với mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đến khi doanh nghiệp TN Nguyệt phương trả hết nợ. Tại phiên tòa ngày hôm nay, bà có xin thay đổi, bổ sung, xin rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không? ĐẠI NAM: -Thưa HĐXX, tôi vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ạ. TP: - Tại phiên tòa ngày hôm nay phía công ty Đại Nam và ông Chu Ngọc Anh- chủ DNTN Nguyệt Phương có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Đại Nam: Dạ thưa HĐXX, trước khi khởi kiện Cty Nguyệt Phương ra tòa chúng tôi đã cố gắng hòa giải với phía Nguyệt Phương nhưng hòa giải không thành. Chính vì vậy tại phiên tòa hôm nay tôi đề nghị tòa án giải quyết vụ án dựa trên đúng chính sách của pháp luật ạ. THẨM PHÁN: - Mời bà ngồi. TP: - Tòa hỏi bị đơn. Mời ông Chu Ngọc Anh đứng dậy: - Tại phiên tòa, ông đã nghe rõ yêu cầu khởi kiện của bên nguyên đơn, Cty Nguyệt Phương và Cty Đại Nam có tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án được không? NGUYỆT PHƯƠNG (NP): Thưa HĐXX, tôi không đồng ý với ý kiến Cty Đại Nam ạ. Và tại phiên toà ngày hôm nay, tôi cũng không có yêu cầu hoà giải ạ. TP: - Mời ông ngồi. - Do các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Căn cứ Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự. Mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày yêu cầu khởi kiện và đưa ra các chứng cứ về việc đưa ra yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Luật sư nguyên đơn (LSĐN): - Kính thưa HĐXX, thưa vị đại diện Viện kiểm sát, tôi là LS Đàm Hải Thao đến từ Văn phòng Luật sư Hải Thao và cộng sự, thuộc đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng. Tôi tham gia phiên tòa hôm nay với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn (Cty Đại Nam) trong vụ án yêu cầu thanh toán nợ. Sau đây tôi xin trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đều là có căn cứ và hợp pháp. Thưa HĐXX , sau hợp đồng số 34 ngày 20/3/2006 và hợp đồng số 35 ngày 9/5/2006, Giữa Công ty Đại Nam và DNTN Nguyệt Ph ương được thay th ế b ằng một hợp đồng khác. Cụ thể NP sẽ mua lại của ĐN 5000 khoai mì lát và sẽ thanh toán cho ĐN số tiền là 8,8 tỉ đồng (gồm 8 tỉ ti ền g ốc và 800 tri ệu ti ền lãi). Nh ư
  8. vậy, từ giao dịch này đã phát sinh nghĩa vụ trả nợ c ủa NP cho ĐN. Sau đó gi ữa hai doanh nghiệp đã cùng nhau tiến hành nhiều thoả thuận, cụ thể như sau: + Thứ nhất: Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 + Thứ hai: Phụ lục Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 30/8/2006 + Thứ ba: Biên bản đối chiếu công nợ ngày 14/9/2007 + Thứ tư: Biên bản làm việc ngày 05/12/2007 Như vậy, NP phải đồng thời chịu những nghĩa vụ phát sinh từ những thoả thuận vừa nêu trên.Theo tất cả những chứng cứ trên thì ông Chu Ngọc Anh- chủ DNTN Nguyệt Phương còn nợ quá hạn chưa thanh toán tính đến ngày05/12/2007 gồm nợ gốc 29.574.453.657 đồng và lãi quá hạn là 2.040.135.597 đồng, tổng cộng 31.614.589.254 đồng. Nay, chúng tôi chỉ xin yêu cầu ông Chu Ngọc Anh phải trả 29.572.235.740 đồng và lãi suất nợ quá hạn là 150% so với lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho đến khi ông Chu Ngọc Anh thanh toán hết nợ. Thưa HĐXX, trên đây là toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Cty Đại Nam và những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó có căn cứ và hợp pháp. Trân trọng cảm ơn HĐXX đã chú ý lắng nghe. TP: Tòa mời bà Lê Thị Thuý Aí- Đại diện Cty Đại Nam đứng dậy. - Bà đã nghe rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Cty trình bày yêu cầu khởi kiện và đưa ra các căn cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện ông có bổ sung thêm vấn đề nào khác nữa không? Đại diện Đại Nam: Tôi hoàn toàn đồng ý với phần Luật sư đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Cty, về phía Cty thì chúng tôi chỉ bổ sung một điều nhỏ: Chúng tôi khởi kiện ông Chu Ngọc Anh chủ DNTN Nguyệt Phương là điều hoàn toàn không mong muốn. Đã nhiều lần ông Chu Ngọc Anh vi phạm nghĩa vụ trả nợ và chúng tôi đã chốt công nợ theo lời xin của DNTN Nguyệt Phương từ 41.475.062.625 đồng xuống còn 30 tỷ vào ngày 14/9/2007. Điều này chứng tỏ , phía chúng tôi đã nhiều lần nhân nhượng và cho Nguyệt Phương thêm cơ hội, tuy nhiên đến nay DNTN Nguyệt Phương vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Vậy tôi momg muốn tại phiên toà hôm nay, Nguyệt Phương thừa nhận số nợ và phải có nghĩa vụ trả nợ cho Công ty chúng tôi. TP: Mời bà ngồi. Đề nghị người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn trình bày quan điểm của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. ĐẠI DIỆN LUẬT SƯ BỊ ĐƠN (ĐDLSBĐ): Kính thưa hội đồng xét xử, kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa vị luật sư đồng nghiệp. tôi là luật sư Trịnh Hồng Anh đến từ công ti luật Hồng
  9. Anh, đoàn luật sư tỉnh Hà Tĩnh. Hôm nay ngày 30 tháng 9 năm 2008 nhận lời mời của bị đơn là ông Chu Ngọc Anh- chủ doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương và được sự cho phép của Hội đồng xét xử. Tôi tham gia phiên toà với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn là ông Chu Ngọc Anh trong vụ án tranh chấp dân sự yêu cầu thanh toán nợ : Sau khi nghe phía nguyên đơn và vị luật sư đồng nghiệp trình bày yêu cầu khởi kiện chúng tôi có quan điểm như sau: Chúng tôi đồng ý với quan điểm là sẽ trả nợ cho Công ty Đại Nam nhưng chúng tôi không đồng ý với yêu cầu cuối cùng là trả 29.572.235.740 đồng và mức lãi chậm thanh toán do công ty Đại Nam đưa ra là 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà nước công bố. Thứ nhất, cách tính lãi và phạt vi phạm nghĩa vụ trả nợ của phía công ti TNHH Đại Nam là hoàn toàn không đúng pháp luật. Vì cách tính lãi là tính bằng lãi suất trên tổng số tiền nợ và trên tháng, nhưng cách tính phạt do vi phạm là mức phạt trên tổng số tiền nợ (giá trị của giao dịch). Như vậy cách tính lãi là tính theo tháng, cách tính phạt là tính theo giá trị giao dịch. Vì vậy không thể gộp hai cách tính khác nhau để tính theo tháng được. Tính như vậy là xâm phạm tới lợi ích hợp pháp của thân chủ tôi. Bởi lẽ cấu thành trong số tiền phải trả là 29.572.235.740 đã bao hàm cả số tiền phạt sai so với quy định của pháp luật Thứ hai, theo quy định tại Điều 301: Mức phạt vi phạm “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức ph ạt đ ối v ới nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” mà cách tính mức ph ạt c ủa Cty Đ ại Nam là lấy mức phạt tính trên tổng giá trị giao dịch và trên tháng. Nh ư v ậy là hoàn toàn sai theo quy định của pháp luật Thứ ba, chúng tôi không chấp nhận hành vi nâng mức phạt và lãi từ 11,1% mà hai bên đã thoả thuận (6,1% vào ngày04/6/2006 và 5% ngày 04/6/2006) lên mức16,1% (ngày 14/9/2007) như vậy từ ngày 04/6/2006 đến ngày 14/9/2007 thân chủ tôi phải chịu thêm 5% giá trị không có trong thoả thuận giữa hai bên. Điều này đã vi phạm Điều 122 Điều kiện có hiệu lực của GDDS khoản 1. GDDS có hiệu lực khi có đủ các đk sau đây: điểm c: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện Kết hợp với Điều 127 GDDS vô hiệu "GDDS k có một trong các đk được quy định tại Đ122 của bộ luật này thì vô hiệu" . Bộ luật dân sự Thưa HĐXX, trên đây là toàn bộ quan điểm của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Xin trân trọng cảm ơn HĐXX đã chú ý lắng nghe!
  10. TP: Tòa mời ông Chu Ngọc Anh chủ DNTN Nguyệt Phương đứng dậy. Ông đã nghe Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông trình bày quan điểm với yêu cầu khởi kiện tranh chấp tiền nợ của nguyên đơn, ông có bổ sung ý kiến nào khác với ý kiến của vị luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông hay không? ĐẠI DIỆN NGUYỆT PHƯƠNG (Ngọc Anh): Thưa HĐXX, tôi không có ý kiến gì bổ sung thêm. Tôi hoàn toàn đồng ý với phần trình bày của luật sư bên tôi. TP: Sau khi nghe hai bên đương sự trình bày HĐXX nhận thấy các bên đương sự đã cùng thống nhất với thoả thuận chấm dứt hai hợp đồng số 34 /HĐĐN-06 và hợp đồng số 35/HĐĐN-06 và thống nhất thay thế bằng nghĩa vụ khác. Cụ thể DNTN Nguyệt Phương sẽ trả lại tiền cho công ti Đại Nam là 8 tỉ đồng và tiền lãi là 160 đồng/1kg, tổng cộng 8.8 tỉ đồng,thoả thuận mức lãi suất chậm thanh toán là 1.1%/tháng(kể từ ngày 16/6/2006)và mức phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 5%/tháng( kể từ ngày 6/8/2006).Những thoả thuận này được ghi nhận tại biên bản thoả thuận bán khoai mi lát ngày 04/6/2006 ; Tuy nhiên, các đương sự chưa thống nhất được với nhau về mức ph ạt, cách tính tiền lãi và tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng d ẫn tới vi ệc không thống nhất về số tiền nợ theo yêu cầu khởi kiện của ĐN là 29.572.235.740 đồng và lãi suất nợ quá hạn là 150% so với mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định đến khi Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trả hết nợ. Do vậy, HĐXX sẽ hỏi để làm rõ các vấn đề sau đây: Tòa hỏi người đại diện của Nguyên đơn, mời bà Ái đứng dậy. TP: Vì sao trong Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 và Phụ lục Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 30/8/2006 CTTNHH ĐN lại đưa ra cách tính mức phạt theo tháng và lại gộp mức phạt với lãi suất như vậy? ĐN: Thưa HĐXX, cách tính mức phạt theo tháng như vậy là trên cơ sở sự thoả thuận của công ti chúng tôi và rỏ ràng là đã được sự chấp thuận của DNTN Nguyệt Phương. Còn chúng tôi gộp tiền phạt và tiền lãi để tính không nằm ngoài mục đích là đẻ dể dàng hơn trong khâu tính toán thôi ạ. TP: Vậy bà có biết cách tính mức phạt theo tháng của công ti bà là không phù hợp với quy định của pháp luật không? ĐN: Tôi không biết cách tính như vậy là không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng rõ ràng là đã được sự chấp thuận của Nguyệt Phương, sự thoả thuận này phải được công nhận. TP: Công ty Đại Nam có tự ý đưa ra mức lãi và phạt lên đến 16,1%/tháng và ép buộc DNTN NP phải ký vào giấy nhận nợ hay không?
  11. ĐN: Thưa HĐXX, chúng tôi không tự ý nâng mức phạt lên 16,1% vì tại lần đối chiếu công nợ ngày 14/9/2007 NP vẫn không có ý kiến gì trước mức phạt vi phạm này và chúng tôi cũng không ép buộc DN NP kí vào giấy nhận nợ. TP: Mời bà ngồi xuống, mời ông Chu Ngọc Anh đứng dậy. Tại thời điểm kí kết các thoả thuận vào ngày 04/6/2006 và 30/8/2006 ông có phản ứng gì với cách tính tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán của CT ĐN không? NP: Thưa HĐXX, do hiểu biết về pháp luật hạn chế nên tôi không biết cách tính mức phạt của CT ĐN là sai so với quy định của pháp luật. Vì thế, nên tôi cũng không có ý kiến gì ạ. TP: Tại biên bản lấy lời khai ngày 09/4/2008 ông khẳng định “phía Công ty Đại Nam tự ý đưa ra mức lãi và phạt lên đến 16,1%/tháng và ép buộc phải ký vào giấy nhận nợ nên Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã ký nhiều biên bản nhận nợ” vậy ông có chứng cứ gì chứng minh không? NP: Việc CT ĐN tự ý nâng mức lãi và phạt từ 11,1% lên 16,1% là hoàn toàn có căn cứ vì những thoả thuận trước đó tổng mức phạt và lãi chỉ là 11,1% nhưng đến ngày 14/9/2007 ĐN bổng dưng đưa ra số tiền nợ mà doanh nghiệp tôi phải trả là 41.475.062.625 đồng cấu thành trong đó gồm nợ gốc và lãi cộng phạt là 16,1%. Việc tôi kí vào giấy nhận nợ là việc bất đắc dĩ vì một mặt doanh nghiệp tôi chưa có khả năng thanh toán, mặt khác lại bị sự thúc ép, bắt buộc kí vào giấy nhận nợ. TP: Ông có chứng cứ gì chứng minh cho việc ông bị CT ĐN ép buộc phải kí vào giấy nhận nợ không? NP: Việc này HĐXX có thể hỏi chị Dương Thị Kim Anh là người chứng kiến toàn bộ các giao dịch, thoả thuận giữa hai bên chúng tôi. TP: Mời ông ngồi, mời người làm chứng bà Dương Thị Kim Anh đứng dậy. Bà hãy cho HĐXX biết, bà có mối quan hệ như thế nào với ông Chu Ngọc Anh- chủ DNTN Nguyệt Phương? NLC: Thưa HĐXX, tôi là nhân viên thị trường của công ti thị trường Dương Anh ,là người môi giới hai hợp đồng mua bán khoai mì lát số 34 và số 35 giữa CT ĐN và DNTN NP. Vì vậy mà những thoả thuận tiếp theo sau đó tôi đều được mời tới để tham dự. TP: Bà hãy cho HĐXX biết, có đúng việc ông Chu Ngọc Anh kí vào giấy nhận nợ của CT ĐN là do bị ép buộc hay không? NLC: Đúng vậy ạ, biết được ông Ngọc Anh không đủ khả năng tài chính để thanh toán nên CT ĐN đã ép ông Ngọc Anh kí vào giấy nhận nợ. Nếu không kí vào giấy nhận nợ thì Công ti ĐN sẽ không cho DNTN ĐN ra hạn nữa. Do bị thúc ép nên ông Chu Ngọc Anh đã kí vào giấy nhận nợ và không có ý kiến gì với mức phạt mà CT ĐN đưa ra. TP: Mời chị ngồi, các vị Hội thẩm nhân dân, vị Đại diện Viện kiểm sát có câu hỏi nào đặt ra cho nguyên đơn, bị đơn và người làm chứng hay không?
  12. HTND: Mời vị đại diện nguyên đơn đứng dậy. Tại phiên toà ngày hôm nay, bà hãy khẳng định lại một lần nữa cho tới ngày 30/8/2006 DNTN NP còn nợ của CT ĐN số tiền là 8. 447.425.125 đồng và bà có đồng ý với số tiền nợ này không? ĐN: Tôi thừa nhận cho tới ngày 30/8/2006 DNTN NP còn nợ của CT ĐN số tiền là 8. 447.425.125 đồng và tôi đồng ý với số nợ này tại thời điểm ấy ạ HTND: Mời bà ngồi, cũng câu hỏi như vậy HTND xin được hỏi bị đơn. Mời ông Chu Ngọc Anh đứng dậy NP: Thưa HĐXX, tôi thừa nhận và đồng ý. Cho tới ngày 30/8/2006 DN của tôi còn nợ cả gốc lẫn lãi và phạt là 8.447.425.125 đồng. HTND: Mời ông ngồi, mời bà Aí đứng dậy nào. Ngày 30/8/2006 tại phụ lục biên bản thoả thuận bán khoai mì lát có ghi “đến ngày 30/9/2006 mà chưa thanh toán hết thì DNTN NP phải chịu thêm 5%/tháng/ tổng số tiền nợ” . Vậy 5% này là của mức lãi hay mức phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán? ĐN: Thưa HĐXX, 5% này cộng vào lãi do thanh toán chậm ạ. HTND: Theo bà thì mức phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán mà DNTN NP phải chịu là bao nhiêu thì phù hợp? ĐN: Theo tôi thì việc đã đến nước này thì xin HĐXX cứ theo mức phạt mà pháp luật quy định. HTND: Mời bà ngồi, cũng câu hỏi này Toà mời DNTN NP trả lời nào. NP: Tôi cũng mong muốn Toà án đưa ra mức phạt phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với năng lực của doanh ngiệp TNNP vì sau khi bị cháy kho chứa hàng thì doanh nghiệp của tôi phải đối đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính. HTND: Mời ông ngồi, HTND không còn câu hỏi nào. TP: Mời vị đại diện Viện kiểm sát tham gia xét hỏi. ĐDVKS: Tôi xin được hỏi nguyên đơn. TP: Mời bà Aí đứng dậy nào. ĐDVKS: Bà có thừa nhận vào ngày14/9/2007, phía bị đơn đã tự nguyện giao 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) cho Công ty Đại Nam để thế chấp đảm bảo thanh toán số nợ 29.572.235.740 đồng cho công ti ĐN không? ĐN: Dạ, đúng như vậy ạ. ĐDVKS: KSV xin được hỏi bị đơn TP: Mời ông Chu Ngọc Anh dứng dậy. ĐDVKS: Trong hồ sơ vụ án, ông khảng định ngày 15/01/2007, kho hàng của DNTN NP bị cháy làm thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Vậy ông có chứng cứ gì chứng minh cho khẳng định này của ông không? NP: Dạ thưa, vụ cháy và thiệt hại xảy ra là có thật, ngay sau khi xảy ra vụ cháy cảnh sát Campuchia đã vào cuộc xác định thiệt hại và điều tra nguyên nhân vụ cháy. Theo biên bản xác minh và quyết định điều tra của cảnh sát Campuchia thì
  13. thiệt hại được xác định là 10 tỷ đồng (đã quy ra tiền Việt Nam) và nguyên nhân vụ cháy là do sự cố chập điện. ĐDVKS: Thưa HĐXX KSV không còn câu hỏi nào, mời HĐXX tiếp tục làm việc. TP: Mời ông Chu Ngọc Anh ngồi. Các vị luật sư có thấy vấn đề nào cần phải hỏi để làm sáng tỏ vụ việc mà HĐXX chưa hỏi để làm rỏ, các vị luật sư có yêu cầu được hỏi nguyên đơn hay bị đơn hay không? LS BĐ: Thưa HĐXX cho tôi được hỏi bị đơn là Ông Chu Ngọc Anh : TP: Mời ông Chu Ngọc Anh đứng dậy. LS BĐ: Ông cho biết tại sao trong hợp đồng giao kết thỏa thuận rõ ràng là khi DNTN NP có đủ số hàng thì sẽ là lúc CT TNHH Đại Nam thực hiện việc trao đổi Tiền – Hàng.Nhưng lí do khiến Đại Nam không nhận hàng khi NP có đủ số lượng hàng là vì sao? NP: Hợp đồng đúng là có ghi rõ như vậy.Nhưng khi có đủ lượng hàng thì bên ĐN thấy rằng khoai mì lát không đạt chất lượng,cụ thể đó là việc khoai mì lát đã đổi màu.Việc đổi màu khoai mì lát là việc nằm ngoài ý muốn của DNTN NP,bởi quá trình thu mua hàng lâu đồng thời lượng hàng lớn vì vậy chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. LS BĐ: Ông cho biết phản ứng và hành động thái độ của CT Đại Nam đối với DNTN NP lúc đó là như thế nào? NP: lúc đó Đại Nam có thái độ gay gắt với NPvà tỏ thái độ muốn hủy hợp đồng,NP đã cố gắng thương lượng nhưng Đại Nam nhất quyết không nhận hàng. LSBĐ: Thưa HĐXX tôi không còn câu hỏi nào khác đối với bị đơn,cho phép tôi được hỏi đại diện phía nguyên đơn là bà Thúy Aí. TP: Mời ông Chu Ngọc Anh ngồi xuống, mời bà Lê Thị Thuý Aí đứng dậy. LS BĐ: .Tại sao khi biết rằng khoai mì lất là mặt hàng khó thu mua và dễ đổi màu nhưng hai bên không thỏa thuận là nhận hàng theo nhiều lần? ĐN: Bởi vì đây là thỏa thuận lúc đầu trong Hợp đồng và chúng tôi cũng không mong muốn việc nhận hàng theo nhiều lần. LS BĐ: Việc tính nợ của CT TNHH ĐN đối với DNTN NP trong mỗi lần kí biên bản nợ là dựa trên những căn cứ và tiêu chí nào? ĐN: Nợ bao gồm: gốc+ lãi + phạt vi phạm thanh toán chậm. LSBĐ: Tại sao cách tính lãi là tính bằng lãi suất trên tổng số nợ và trên tháng nhưng tính phạt là tính mức phạt trên tổng số tiền nợ (giá trị giao dịch).Và tại sao áp dụng lãi suất lên tới 16,1%. ĐN: Vì đây là cách tính theo thỏa thuận hai bên khi kí biên bản nợ. LSBĐ: Bên phía đại diện DNTN NP cho biết trong các biên bản kí nợ phía Đại Nam đã ép buộc và vi phạm sự tự nguyện buộc DNTN phải kí kết.Vậy bà cho
  14. biết bà có chắc chắn trong việc kí biên bản nợ là hoàn toàn tự nguyện hay không? ĐN: Tôi chắc chắn là hoàn toàn tự nguyện . LSBĐ: Thưa HĐXX tôi không còn câu hỏi nào khác. TP: Nếu như không ai còn có câu hỏi nào khác, thay mặt HĐXX tôi tuyên bố kết thúc phần hỏi chuyển sang phần tranh luận. PHẦN TRANH LUẬN TP: Mời các vị luật sư trình bày các quan điểm, lập luận để bảo vệ cho thân chủ của mình. LS NĐ: Thưa HĐXX và vị đại diện VKS.Chúng tôi đồng ý sẽ trả nợ cho ĐN nhưng chúng tôi không đồng ý sẽ trả số nợ cuối cùng là 29.572.235.740 đồng và mức lãi suất nợ quá hạn là 150% căn cứ theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước như ĐN đã đưa ra. Thưa HĐXX đại diện cho thân chủ tôi là DNTN NP tôi xin trình bày các quan điểm như sau: Thứ nhất: Trong các biên bản giao kết của hai bên đã có vi phạm sự tự nguyện khi kí kết . Vì vậy căn cứ vào Điểm C khoản 1 Điều 122 Blds 2005 quy định về Điều kiện có hiệu lực của các GDDS. Cho biết rằng người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện. Nhưng theo thân chủ tôi cho thấy trong các lần kí kết thì DNTN NP bị ép buộc khi kí nợ. Điều này đã có sự làm chứng của bà Dương Thị Kim Anh. Từ những căn cứ trên cho thấy rằng các biên bản kí nợ vào các ngày 30/8/2006 và 14/9/2007 lf hoàn toàn vô hiệu.Điều này hoàn toàn đúng với những quy định đã được PL Việt Nam ghi nhận tại Điều 127 quy định GD DS vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS 2005. Thứ hai: Chúng tôi không chấp nhận hành vi nâng cao mức phạt và mức lãi từ 11,1% (6,1% và 5% ngày 4/6/2006) lên 16,1% ngày 14/9/2007. Như vậy từ gày 4/6/2006 đến 14/9/2007 thân chủ tôi phải chịu thêm 5% giá trị không có trong thỏa thuận hai bên. Việc tính lãi và phạt vi phạm nghĩa vụ trả nợ của phía CT TNHH ĐN là hoàn toàn không đúng pháp luật. Cách tính lãi bằng lãi suất trên tổng số tiền nợ và trên tháng nhưng cách tính phạt do vi phạm là mức phạt trên tổng số tiền nợ (giá trị giao dịch).
  15. Như vậy cách tính lãi là tính theo tháng cách tính phạt là tính theo giá trị giao dịch.Điều này cho thấy rằng cách tính như vậy là xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của thân chủ tôi .Và tổng số nợ 29 572 235 740 đồng với mức lãi chậm thanh toán do công ty Đại Nam đưa ra 150% so với lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố là hoàn toàn không có căn cứ hợp pháp. Căn cứ Điều 301 Mức phạt vi phạm của Luật Thuong Mại 2005 đã quy định: Mức phạt đối với vi phạm hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Theo Điều 301 cách tính lấy mức phạt tính trên tổng giá trị giao dịch và trên tháng .Cách tính nâng lãi suất tới 16,1% là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật . Thứ ba: Vào ngày 15/1/2007 kho hàng DNTN NP bị cháy tại Campuchia bị cháy .Với lí do khách quan đó là sự cố chập điện .Và gây thiệt hại lên tới 10 tỷ đồng. Qua sự kiện kho hàng bị cháy cho thấy rằng đây là sự kiện nằm trong trường hợp bất khả kháng .Và tại sao lại như vậy.Bởi lẽ Cháy kho hàng là sự việc xảy ra do các yếu tố tác động bên ngoài mà con người không dự tính không tính trước được và nó gây ra thiệt hại không thể khắc phục và không thể vượt qua. Tổng thiệt hại 10 tỷ đồng không có lớn so với DNTN NP nhưng hẳn rằng đây chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn tới việc xoay vòng vốn không đúng thời hạn và đồng thời nó đưa DNTN NP đi đến những vấn đề khó khăn trong các lĩnh vực hoạt động.Gây nên tình trạng hỗn độn tài chính. Vì vậy việc chậm thanh toán nợ có thể đơn giản hiểu được.Theo Điểm c khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 đây là sự việc nằm trong trường hợp bất khả kháng .Vì vậy có thể xét giảm trách nhiệm cho thân chủ tôi. Trong phần hỏi đại diện nguyên đơn,bà Thúy Aí có cho biết rằng bên CT TNHH ĐN không muốn nhận hàng nhiều lần .Vì vậy hậu quả dẫn tới việc khoai mì lát đổi màu không hẳn rằng đó chỉ là lỗi tại DNTN NP. Trên đây là toàn bộ ý kiến với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tôi trình bày quan điểm theo đúng quy định pháp luật. Kính mong HĐXX xem xét và chấp nhận! TP: Mời ý kiến đối đáp tranh luận của luật sư phía bị đơn đối với quan điểm của luật sư phía nguyên đơn. LSNĐ: Kính thưa : hội đồng xét xử, vị đại diện viện kiểm sát và luật sư đồng nghiệp. Tôi xin trình bày quan điểm để phản biện, đối đáp với ý kiến của luật sư phía bị đơn và để bảo vệ cho thân chủ tôi như sau :
  16. Thứ nhất : tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của luật sư bị đơn về việc cho rằng các giao dịch ngày 30/8/2006;ngày 14/9/2007 là vô hiệu bởi lẽ: - Các Giao dịch không vô hiệu vì : + Các bên tham gia ký kết vào biên bản hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện; + Tại thời điểm ký kết vào biên bản giám đốc DNTN Nguyệt Phương có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên không thể nói là bị ép buộc; + Giao dịch vẫn đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 122 bộ luật dân sự .tại điều 122 bộ luật dân sự ghi rõ “1 giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau đây : a, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật không trái với đạo đức xã hội…” + Nếu có chăng sự ép buộc thì cũng có thể chấp nhận được bởi vì DNTN Nguyệt Phương đã nợ ĐN rất lâu nhưng sau nhiều lần hẹn nợ chây lỳ không trả.việc kéo dài thời gian trả nợ của NP làm cho công ty ĐN lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính;vốn không thể xoay vòng được gây thiệt hại rất nhiều trong việc kinh doanh của công ty. Thứ hai: kính đề nghị hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc tính tiền phạt hợp đồng và lãi suất. Bởi lẽ tôn trọng sự tự do,tự nguyện cam kết thỏa thuận là một trong nhưng nguyên tắc cơ bản của pháp luật Viêt Nam. Theo quy định tại điều 4 BLDS 2005 có ghi rõ “ quyền tự do cam kết,thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm…” Thứ ba : Việc cháy kho hàng ở CaPuChia không phải là trường hợp bất khả kháng và không thể coi là căn cứ để chậm thanh toán nợ. Bởi lẽ : + Việc cháy kho hàng là việc do sơ suất của người quản lí kho hàng,việc đó có thể tránh được nếu kho hàng được kiểm tra thường xuyên; + Doanh ngiệp TNNP cam kết sẽ thanh toán nợ vào ngày 30/9/2006, nên việc cho rằng sự kiện cháy kho hàng ngày 15/1/2007 là một trong nhưng lí do chậm thanh toán nợ là không có cơ sở. + Sau khi xảy ra vụ cháy DNTN Nguyệt Phương cũng chưa có bất kì thông báo nào cho ĐN chính vì vậy lập luận của luật sư bị đơn là không có cơ sở. Kính thưa hội đồng xét xử tôi hoàn toàn không đồng ý với lập luận của luật sư bị đơn về việc cho rằng các giao dịch ngày 30/8/2006;ngày 14/9/2007 là trái với quy định của pháp luật vì trái với lãi suất không quá 150% theo quy định tại BLDS. Bởi lẽ, theo quy định tại điều 306 luật thương mại Việt Nam thì : “ trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có
  17. quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả,…” căn cứ vào việc tính lãi suất chậm trả tại địa bàn Tỉnh Tây Ninh lúc bấy giờ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Từ những lập luận nêu trên tôi kính đề nghị đội đồng xét xử bắt buộc DNTN Nguyệt Phương phải trả cho công ty ĐN là 29.572.235.740 đồng và tính lãi suất theo sự thoản thuận của hai biên trong các giao dịch và hợp đồng đã kí. Trân trọng cảm ơn HĐXX đã chú ý lắng nghe! TP: Vị luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn có ý kiến gì tranh luận, đối đáp với ý kiến của vị luật sư nguyên đơn vừa trình bày không? LSBĐ:… TP: Nếu không ai có ý kiến tranh luận, đối đáp nào khác, thay mặt HĐXX xin mời vị đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm giải quyết vụ án. ĐDVKS: Thưa hội đồng xét xử; Tại phiên tòa hôm nay, chúng ta đang giải quyết vụ án tranh chấp về yêu cầu đòi nợ giữa nguyên đơn- Công ty TNHH Đại Nam và bị đơn – Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương. Qua tài liệu chứng cứ thu thập được, đồng thời qua phần xét hỏi các đương sự, với trách nhiệm quyền hạn là người thực hành quyền công tố Nhà nước, chúng tôi xin phép được trình bày quan điểm về việc giải quyết vụ án như sau: Lời khai của các đương sự tại phiên tòa hôm nay có thể khẳng định rằng giữa hai doanh nghiệp: Doanh nghiệp Tư nhân Nguyệt Phương và Công ty TNHH Đại Nam đã có sự thỏa thuận về việc mua 5000 tấn khoai mì lát khô. Theo đó , vào các ngày 20/3/2006 và ngày 9/5/2006, hai doanh nghiệp này đã cùng nhau lần lượt ký hợp đồng số 34/HDDN-06 và số 35/HDDN-06 để mua tổng số lượng 5000 tấn khoai mì lát khô, với đơn giá 1,73 triệu đồng/ tấn; tổng giá trị hai hợp đồng này là 8,65 tỷ đồng. Công ty Đại Nam đã thanh toán cho Nguyệt Phương bằng chuyển khoản 7 lần cho Công ty TNHH Đại Nam với tổng số tiền là 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong cả 2 hợp đồng này đều không nói rõ thời hạn giao hàng là thời điểm nào và phương thức giao hàng là như thế nào.Ở đây chúng ta ngầm hiểu rằng DNTN Nguyệt Phương sẽ giao hàng 1 lần cho Công ty TNHH Đại Nam khi nhận đủ số tiền. Ngày 4/06/2006 DNTN Nguyệt Phương có đủ hàng để giao nhưng do trong quá trinhg thu mua, thời hạn kéo dài, khoai mì đổi màu, Công ty Đại Nam không nhận vì cho rằng chất lượng hàng không đạt giống như thỏa thuận ban đầu. Hai
  18. bên đã thỏa thuận DNTN Nguyệt Phương mua lại số khoai mì nói trên với số tiền 8 tỷ đồng (đã ứng trước ) và tiền lãi 160 đồng/kg, tổng cộng là 8,8 tỷ đồng. Tiếp đó, ngày 5/6/2006, DNTN Nguyệt Phương ( bên A ) và Công ty Đại Nam (bên B) cùng ký 2 biên bản thanh lý hợp đồng: - Biên bản thanh lý hợp đồng số 38/BBTLHĐ/2006 với nội dung chấm dứt hợp đồng 34/HDDN. - Biên bản thanh lý hợp đồng số 39/BBTLHĐ/2006 với nội dung chấm dứt hợp đồng số 35/HDDN-06. Sau khi ký biên bản thỏa thuận mua khoai mì lát, DNTN Nguy ệt Ph ương đã trả cho Công ty Đại Nam cụ thể: - Ngày 11/7/2006: trả 500 triệu đồng. - Ngày 12/8/2006: trả 100 triệu đồng. - Ngày 30/8/2006: trả 200 triệu đồng. Còn nợ 8 tỷ đồng hẹn đến 30/9/2006 trả và phải chịu lãi suất chậm thanh toán là 1,1%/1 tháng (kể từ ngày 16/6/2006) và chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 5%/tháng (kể từ ngày 16/8/2006) Tiếp đó ngày 30/8/2006 , Đại Nam và Nguyệt Phương lập phụ lục biên bản thỏa thuận bán khoai mỳ lát, theo đó DNTN Nguyệt Ph ương xác nh ận còn nợ công ty Đại Nam 8.447.425.125 đồng và cam kết đến ngày 30/9/2006 mà chưa thanh toán hết thì DNTN phải chịu thêm 5%/tháng trên tổng s ố ti ền còn nợ,cộng với 6,1%/tháng đã thỏa thuận ngày 4/6/2006 là 11,1%/tháng. Sau đó ,công ty Đại Nam và DNTN Nguyệt Phương đã nhiều lần đối chiếu công nợ và ngày 14/9/2007, hai bên lập biên bản th ỏa thuận gi ải quy ết công nợ ,theo đó ,DNTN Nguyệt Phương xác nhận tính đến ngày 14/92007 còn nợ Đại Nam 41.475.062.625 đồng. Ngày 5/12/2007 công ty Đại Nam và DNTN Nguy ệt Phương l ập biên b ản làm việc theo đó ,DNTN Nguyệt Phương xá nhận nợ quá hạn ch ưa thanh toán gồm nợ gốc 29.574.453.657 đồng và lãi suất quá hạn là 2.040.135.597 đồng tổng cộng 31.614.589.254 đồng.
  19. Xét thấy ,do chưa có tiền thanh lý hợp đồng ,công ty Đại Nam đã tự ý đ ưa ra mức phạt vi phạm hợp đồng lần lượt là 5%;11,1%;16,1%. Với mức lãi này, chúng tôi đánh giá đây là một mức ph ạt h ợp đồng quá cao không phù hợp với quy định pháp luật cũng như lãi suất cơ bản trên thị trường. Trong trường hợp này, cần phải căn cứ theo Điều 300, 301, 306 Luật Thương Mại năm 2005 và thảo thuận không trái pháp luật của các đương sự tại Biên bản thỏa thuận bán lại khoai mì lát ngày 4/6/2006. Qua đó, xem xét về việc phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và khoản tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Mặt khác, theo doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trình bày thì do bị cháy kho hang tại Campuchia nên DNTN Nguyệt Phương gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền cho cong ty Đại Nam. Vì vậy, khi xét xử vụ án này, Tòa án cần yêu cầu đương sự cung cấp lại tài liệu chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra, nếu có đủ căn cứ thì có thể xem xét giảm một phần mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cho DNTN Nguyệt Phương. Từ những phân tích đánh giá, tôi đề nghị Hội đồng xét xử: (1) Tuyên bố thỏa thuận giải quyết công nợ ngày 30/8/2006; ngày 14/9/2007 và ngày 5/12/2007 là không có hiệu lực do vi phạm tại Điều 302 Luật Thương mại. (2) Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định tại Điều 301 LTM để tính phạt do vi phạm hợp đồng là 8%/ tổng giá trị, áp dụng quy định tại khoản 2, Điều 305 và k1, Điều 476 Luật Dân sự để tính lãi suất phù hợp cho DNTN Nguyệt Phương. Trên đây là quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án. Mời HĐXX tiếp tục làm việc. TP: HĐXX vào phòng nghị án trong vòng 30 phút, các đương sự ngồi tại chổ. …. TKT: Mời tất cả mọi người trong phòng xử án đứng dậy nghe thẩm phán- chủ toạ phiên toà tuyên án. PHẦN TUYÊN ÁN BẢN ÁN SƠ THẨM
  20. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN BIÊN NAM Bản số: 99/2008/TMST Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày: 30/9/2008 V/v tranh chấp yêu cầu thanh toán nợ NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN BIÊN Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có: Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Lê Đình Chinh Thẩm phán: Bà Phạm Thị Cảnh Các Hội thẩm nhân dân: 1. Ông Trần Xuân Son 2. Ông Nguyễn Văn Tân 3. Bà Nguyễn Thị Vân Anh. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Lê Thị Như Quỳnh Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Biên tham gia phiên tòa: Bà Chu Thị Quyên- Kiểm sát viên. Trong ngày 30 tháng 9 năm 2008 tại Toà án nhân dân huyện Tân Biên xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số:99./2008 /TLST thụ lý ngày 25 tháng 3 năm 2008 về tranh chấp yêu cầu thanh toán nợ theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 99/2008/QĐXX-ST ngày 30 tháng 9 năm 2008 giữa các đương sự: 1. Nguyên đơn: Công ti THHH Đại Nam , trụ sở tại số 19, đường Trường Chinh, Thị Trấn Tân Biên, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Lê Thị Thuý Aí, giám đốc công ti TNHH Đại Nam Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Đàm Hải Thao, văn phòng luật sư Hải Thao và cộng sự, đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng. 2. Bị đơn: Ông Chu Ngọc Anhchủ Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương, trụ sở tại số 89, đường Nguyễn Du, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:Luật sư Trịnh Hồng Anh, công ti luật Hồng Anh, đoàn luật sư tinht Hà Tĩnh 3.Người làm chứng: bà Dương Thị Kim Anh, công ti thị trường Kim Anh
nguon tai.lieu . vn