Xem mẫu

  1. TỔ CHỨC QUẢN LÍ HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT I.Lý do chọn đề tài: Hóa học là một trong những môn tự nhiên quan trọng thường có trong kì thi tốt nghiệp THPT lẫn các kì thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học thuộc cả hai khối A và B. Tuy nhiên chất lượng khảo sát đầu năm học 2010- 2011 kết quả rất thấp , cụ thể số học sinh từ trung bình trở lên như sau: lớp 12C1 đạt 0/31 HS; lớp 12C4 đạt 1/32 HS; lớp 10C7 đạt 4/ 45 HS; lớp 10C8 đạt 3/ 48 HS… và thực tế trên lớp cho thấy đa số học sinh lớp vẫn chưa chịu học , còn thụ động, chưa tích cực trong giờ học Các nhà nghiên cứu giáo dục chỉ ra rằng để dạy tốt – học tốt giáo viên phải phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. Hình thành học sinh thói quen học tập chủ động, chăm chỉ, có ý thức kỉ luật, thấy được trách nhiệm và nhận thức cá nhân mình muốn thực hiện được mục tiêu này, giáo viên cần quản lí khoa học học sinh trong tiết học, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng trong học tập. Làm cho các em từ chưa thật sự chủ động sang hoàn toàn chủ động từ đối tượng tiếp nhận tri thức thành chủ thể chiếm lĩnh tri thức. Công tác quản lí học sinh trong giờ học bộ môn là công việc khó khăn đòi hỏi trí sáng tạo và sự dày công của giáo viên, bởi vì học sinh không tích cực, không nổ lực học tập thì thầy cô dẫu có giỏi giang đến đâu, có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng không đem lại hiệu quả mong đợi. Cho nên dạy tốt-học tốt đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường hoạt động tự học, tăng cường quản lí hoạt động học tập
  2. của học sinh, phối hợp chặt chẽ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhằm đem lại hiệu quả tích cực của học sinh là trung tâm của dạy học. II.Cơ sở thực tiễn: Tăng cường quản lí học sinh nâng cao hiệu quả dạy – học là nhiệm vụ quan trọng thể hiện sự phối hợp liên tục, chặt chẽ, sự nổ lực hết mình giữa thầy và trò trong suốt quá trình dạy học. Hiệu quả của dạy học không ngừng lại ở bài giảng hay mà do nhiều yếu tố khác hổ trợ, quản lí học sinh trong giờ dạy bộ môn giúp giáo viên có cái nhìn bao quát quan tâm, yêu thương học sinh. Kết hợp đổi mới phương pháp hướng dẫn tận tình phương pháp học tập bộ môn, nắm chắc sức học của từng học sinh, điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy giúp học sinh chủ động học tập, xây dựng nếp tự học, ý chí trách nhiệm trong học tập. Tăng cường phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức học sinh, tạo thói quen tốt trong học tập nắm vững nội dung bài học và học tập tiến bộ hơn nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: Giải pháp quản lí học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT Nguyễn Trung Trực . 3.Biện pháp: Biện pháp1: Tạo không khí học tập sôi nổi kết hợp linh hoạt phương pháp giảng dạy. Ngay từ đầu năm học giáo viên nên vạch ra cho mình kế hoạch giảng dạy năng động sáng tạo, thường xuyên làm mới mình với nhiều biện pháp trong đó quản lí học sinh trong giờ học bộ môn giúp giáo viên bao quát lớp học, giải quyết kịp thời những tình huống xảy ra trong tiết dạy, nắm rõ sức học của từng học sinh để
  3. có biện pháp uốn nắn kịp thời. Luôn động viên, trò chuyện với các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy bộ môn cho phù hợp. Học tập sôi nổi, vui vẻ sẽ giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi, chán chường. Tạo ra cảm giác thoải mái, gần gủi với một câu nói vui, một mẫu chuyện lịch sử hoặc cử chỉ thân thiện sẽ kích thích hứng thú, tư duy sáng tạo học sinh cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng để bước vào tiết học mới với tinh thần sảng khoái tiếp thu tốt bài học qua phương pháp dạy phù hợp của giáo viên. Giảng dạy lưu loát, dễ hiểu nhưng không kém phần sinh động, luôn tạo ra tình huống có vấn đề thầy trò cùng giải quyết, trao đổi suy nghĩ làm cho mối quan hệ thầy trò luôn gắn bó, học sinh cảm thấy gần gũi, thoải mái và sẽ mạnh dạn hỏi thầy cô những điều gì chưa hiểu. Sự quan tâm yêu thương, hiểu tâm lí tính cách học sinh sẽ tăng hiệu quả hoạt động quản lí học sinh trong giờ dạy bộ môn. Kết hợp linh hoạt phương pháp giảng dạy hình thành cho học sinh thói quen chịu khó lắng nghe những gì thầy cô giảng, chăm chỉ học hành có động cơ học tập đúng đắn luôn bị cuốn hút vào bài giảng của thầy cô. Tăng cường hoạt động quản lí giúp học sinh hiểu bài và học tập tiến bộ hơn. Thực tế, dạy tốt – học tốt giáo viên sử dụng tư duy các phương pháp sau: * Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề: Kích thích học sinh tư duy động não, phát huy tinh thần làm - chủ tiết học, giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề hoặc thầy và trò cùng giải quyết vấn đề qua đặt câu hỏi cho các em suy nghĩ và trả lời.
  4. * Phương pháp trực quan sinh động : - Từ những hình ảnh , thí nghiệm biểu diễn hoặc mô hình , bảng tuần hoàn giúp học sinh hiểu rõ vấn đề nắm và nhớ bài kĩ hơn. * Phương pháp thảo luận nhóm: - Thảo luận nhóm rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, giao tiếp và bồi dưỡng phương pháp tự học, giúp học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẽ kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề
nguon tai.lieu . vn