Xem mẫu

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

TÌM HIỂU TÍNH KHÁNG THUỐC KIỂU GEN CỦA HIV‐1  
TRÊN BỆNH NHÂN CHƯA ĐIỀU TRỊ ARV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Huỳnh Minh Tuấn*,**, Nguyễn Kim Huyền*, Phạm Hùng Vân**, Nguyễn Thanh Bảo** 

TÓM TẮT 
Mở đầu: Các chủng HIV‐1 đột biết kháng thuốc thoạt đầu xuất hiện bên trong một người bệnh đang được 
điều trị thuốc ARV, tạo nên hiện tượng kháng thuốc mắc phải (ADR = Acquired Drug Resistance); sau đó chúng 
có khả năng lây nhiễm vào người bệnh mới chưa từng điều trị, tạo nên hiện tượng kháng thuốc tiên phát (TDR = 
Transmitted Drug Resistance). Tỷ lệ TDR ngày càng tăng trong nhóm người bệnh mới càng làm tăng nguy cơ 
thất bại điều trị.  
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ, các kiểu đột biến của HIV‐1 ở người bệnh chưa từng điều trị ARV tại TP. Hồ Chí 
Minh trong năm 2010‐1011.  
Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả, tiền cứu, thực hiện tại Bệnh Viện Bệnh 
Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 1/2010 đến 12/2011. Cỡ mẫu: 250 mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh được 
chẩn đoán xác định nhiễm HIV‐1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009, chưa từng được điều trị thuốc 
kháng siêu vi. Tiến hành ly trích RNA từ huyết tương, tổng hợp cDNA, khuếch đại và giải trình tự nucleotid 
vùng gen reverse transcriptase, protease.S au đó, phân tích trình tự và tìm đột biến kháng thuốc dựa vào ngân 
hàng dữ liệu kháng thuốc Stanford (Hoa Kỳ) và ANRS (Pháp). 
Kết  quả:  Trong 216 mẫu khuếch đại thành công, có 44 mẫu (20,37%) mang ít nhất một đột biến kháng 
thuốc; trong đó 6 mẫu (2,78%) mang hai đột biến kháng thuốc. Tần suất của đột biến kháng thuốc NRTI là 20 
trường hợp (9,2%), NNRTI là 10 (7,8%), và PI là 7 (3,3%). Các đột biến được ghi nhận nhóm NRTIlà L74I, 
M184V/I,  K219Q,  T69N/S,  T215D,  M184V,  T69N;  NNRTI  là  K103N/T,  E138A,  Y181C,  G190A,  V106I, 
Y181C, V106I; PI là M46I, M36I, H69K.  
Kết luận: Tỷ lệ các chủng HIV‐1 đột biến kháng thuốc tiếp tục tăng cao so với các nghiên cứu trước, hình 
thái đột biến đa dạng hơn.  
Từ khóa: HIV‐1, kháng thuốc tiên phát, kháng thuốc thứ phát, ADR, TDR,NRTI, NNRTI, PI. 

ABSTRACT 
GENOTYPIC RESISTANT PROFILE OF HIV‐1 IN ARV‐NAÏVE PATIENT IN HO CHI MINH CITY 
Huynh Minh Tuan, Nguyen Kim Huyen, Pham Hung Van, Nguyen Thanh Bao 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 384 ‐ 391 
Background:The drug‐resistant HIV‐1 strains appear in patients who are treated with ARV drug firstly, 
creating  the  phenomenon  of  acquired  drug  resistance  (ADR),  then  they  have  the  ability  to  infect  into  new 
persons,  creating  naïve  drug  resistance  (TDR  =  Transmitted  Drug  Resistance).  TDR  rate  is  growing  in  new 
HIV‐1 infections, trigger the high risk for treatment failure.  
Objectives: Surveil the rate of drug‐resistant HIV‐1, types of mutations in naïve patients in Ho Chi Minh 
City during 2010‐2011. 
Methods:  The  study  was  designed  according  to  the  descriptive  and  prospective  method,  performed  at 
*Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM 
** Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược Tp. HCM 

 

 

Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Minh Tuấn  ĐT: 0909349918  Email: huynhtuan@yds.edu.vn. 

384

Chuyên Đề Nội Khoa 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

HCMC  Hospital  for  Tropical  Diseases  from  1/2010  to  12/2011.  Sample  size:  250.  Criteria  for  screening: 
naïve patients were diagnosed with HIV infection following Vietnam Ministry of Health 2009 Guildelines 
for diagnosing and treatment HIV/AIDS  (10). Total whole blood samples were extracted RNA from plasma, 
synthesized  cDNA,  amplified  and  sequenced  reverse  transcriptase  and  protease  gene.  Then,  we  analysed 
sequences and found out the drug‐resistant mutations, basing on drug resistance database Stanford (USA) 
and the ANRS AC11 group (France). 
Results:  Among  216  successful  samples,  there  are  44  individuals  (20.37%)  carrying  at  least  one  drug‐
resistant mutation type; in which 6 individuals (2.78%) carrying two drug‐resitant mutations. The frequency of 
NRTI mutations is 20 cases (9.2%), of NNRTI is 10 (7.8%), and of PI is 7 (3.3%). NRTI‐resistant mutations 
detected are M184V, T69NL74I, M184V/I, K219Q, T69N/S, T215D; NNRTI‐ resistant mutations are Y181C, 
V106I, K103N/T, E138A, Y181C, G190A, V106I; PI‐resistant mutations are M46I, M36I, H69K.  
Conclusion: The rate of ARV drug‐resistant HIV‐1 mutations is increasing not only in the term of quantity 
of virus but also of number of mutant strains. 
Key words: HIV‐1, naïve, ADR, TDR, NRTIs, NNRTIs, Pis. 
trên toàn quốc có 69.882 người bệnh được điều 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
trị ARV (chiếm tỷ lệ 33,17%), các thông tin cụ thể 
Kể  từ  trường  hợp  bệnh  đầu  tiên  được  phát 
khác về vấn đề điều trị như sau: 
hiện  vào  cuối  thập  kỷ  90  của  thế  kỷ  trước,  đại 
Bảng 2: Tình hình điều trị thuốc ARV tại Việt Nam 
dịch nhiễm HIV/AIDS vẫn là vấn đề nóng bỏng 
năm 2012 
trong  ngành  y  tế  Việt  Nam  cho  đến  hiện  nay. 
Tổng số người bệnh được điều trị
69.882
Theo  Báo  cáo  tổng  kết  công  tác  phòng,  chống 
Người bệnh điều trị tại TP.HCM
21.350
HIV/AIDS  năm  2012  của  Cục  Phòng  Chống 
Phác đồ bậc 1
96,82%
HIV/AIDS(5) thì số liệu cụ thể cho đến cuối năm 
Phác đồ bậc 2
3,05%
2012 trên toàn quốc là: 
Theo  “Hướng  dẫn  chẩn  đoán  và  điều  trị 
Bảng 1: Số liệu tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam 
năm 2012(5) 
Số trường hợp nhiễm HIV hiện
vẫn còn sống
Số bệnh nhân AIDS hiện còn
sống
Số bệnh nhân AIDS tử vong
Tỉ lệ nhiễm HIV toàn quốc
Nhiễm mới HIV năm 2012
Chuyển AIDS năm 2012
Tử vong năm 2012

210.703
61.699
63.372
239 người/ 100.000 dân
11.102
3.716
961

Về  điều  trị  thuốc  kháng  siêu  vi  ARV  (Anti 
Retrovirus),  kể  từ  năm  2005,  Việt  Nam  bắt  đầu 
nhận được tài trợ chính thức của hai quỹ United 
States  President’s  Emergency  Plan  for  AIDS 
Relief (PEPFAR) và Global Fund để  bắt  đầu  áp 
dụng chương trình điều trị kháng siêu vi (ART = 
Anti Retroviral Therapy) cho người bệnh nhiễm 
HIV/AIDS trên toàn quốc, và cho đến hiện nay, 
số lượng người bệnh nhiễm HIV/AIDS tiếp cận 
được với thuốc điều trị ARV ngày một tăng lên. 
Cũng  theo  báo  cáo  trên(5),  tính  đến  30/9/2012, 

Nhiễm

HIV/AIDS”  năm  2009(10)  và  “Sửa  đổi,  bổ  sung 
hướng  dẫn  chẩn  đoán  và  điều  trị  HIV/AIDS” 
năm 2011(11) của Bộ Y Tế, thuốc ARV chính thức 
sử dụng tại Việt Nam thuộc ba nhóm sau đây: 
‐  Nhóm  ức  chế  men  sao  chép  ngược 
nucleoside  và  nucleotide  (NRTIs  =  Nucleoside 
Reverse  Transcripatase  Inhibitors;  NtRTIs  = 
Nucleotide  Reverse  Transcriptase  Inhibitors) 
gồm  các  thuốc:  Zidovudine  (AZT,  ZDV), 
Stavudine  (d4T),  Didanosine  (ddI),  Lamivudine 
(3TC), Abacavir (ABC), Tenofovir (TDF)… 
‐  Nhóm  ức  chế  men  sao  chép  ngược  không 
phải  là  nucleoside  (NNRTIs  =  Non‐Nucleoside 
Reverse  Transcripatase  Inhibitors)  gồm  các 
thuốc:  Efavirenz  (EFV),  Nevirapine  (NVP), 
Etravirine (ETR), Rilpivirine (RPV)… 
‐  Nhóm  ức  chế  men  protease  (PIs  = 
Protease Inhibitors) gồm các thuốc: Atanazavir 
+  ritonavir  (ATV/r),  Lopinavir  +  ritonavir 
(LPV/r), Ritonavi (RTV)… 

385

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Trên  bình  diện  thế  giới  và  khu  vực,  y  văn 
đã ghi nhận tình hình kháng thuốc ARV do sự 
xuất hiện của các chủng HIV‐1 đột biến kháng 
thuốc  ngày  một  tăng  lên  theo  số  lượng  người 
bệnh được điều trị thuốc ARV, cả kháng thuốc 
thứ phát, mắc phải do chọn lọc trong quá trình 
điều trị (ADR = Acquired Drug Resistance) và 
kháng thuốc tiên phát do lây nhiễm chủng siêu 
vi  đột  biến  kháng  thuốc  (TDR  =  Transmitted 
Drug  Resistance).  Tổ  Chức  Y  Tế  Thế  Giới 
(WHO  =  World  Health  Organization)  đã  có 
khuyến cáo về tầm soát các trường hợp kháng 
thuốc tiên  phát  do  lây  nhiễm  phải  chủng  siêu 
vi  kháng  thuốc(3).  Các  kết  quả  nghiên  cứu  ở 
Trung  Quốc  đã  công  bố  số  liệu  về  tỷ  lệ  lưu 
hành  của  các  chủng  HIV‐1  đột  biến  kháng 
thuốc  khoảng  3,8%(7).  Tại  Thái  Lan,  một  đất 
nước rất gần và có rất nhiều điểm tương đồng 
với đất nước chúng ta, các kết quả nghiên cứu 
cũng  cho  thấy  tỷ  lệ  lưu  hành  của  các  chủng 
HIV‐1 đột biết kháng thuốc tăng dần từ khi bắt 
đầu  chương  trình  ART  trên  người  bệnh  Thái 
nhiễm  HIV/AIDS  năm  2002,  đã  vượt  lên  hơn 
ngưỡng 5% (5,2% vào năm 2006)(1,14). 
Tại Việt Nam, ngay từ năm 2005 khi bắt đầu 
chương trình quốc gia ART, một nghiên cứu của 
tác giả Trương Thị Xuân Liên và cộng sự ở TP. 
Hồ  Chí  Minh(15)  đã  báo  cáo  về  một  trường  hợp 
nhiễm chủng HIV‐1 mang đột biến kháng thuốc 
NRTI trên người bệnh là phụ nữ mang thai chưa 
điều  trị  ARV.Năm  2006,  một  nghiên  cứu  khác 
của  tác  giả  Ayouba  và  cộng  sự  cũng  ở  TP.  Hồ 
Chí Minh(2) báo cáo về các trường hợp nhiễm các 
chủng  HIV‐1  mang  các  đột  biến  kháng  thuốc 
NNRTI  và  PI  trên  nhóm  người  bệnh  là  thanh 
niên trẻ đến tầm soát nhiễm HIV tại các phòng 
tham  vấn  xét  nghiệm  tự  nguyện  (VCT  = 
Voluntary  Counseling  and  Testing).Cũng  năm 
2006,  một  nghiên  cứu  của  tác  giả  Nguyễn  Trần 
Hiển  và  cộng  sự  tại  Hà  Nội(8)  báo  cáo  về  các 
trường hợp nhiễm chủng HIV‐1 mang đột biến 
kháng  thuốc  cả  NRTI  và  NNRTI  trên  nhóm 
người  bệnh  đến  tầm  soát  nhiễm  HIV  tại  các 
phòngVCT.Tiếp  theo  sau  đó,  vào  các  năm  2007 
và 2008, tác giả Yang và cộng sự công bố kết quả 

386

nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh(19) cho thấy tỷ lệ 
người  bệnh  mang  các  chủng  HIV‐1  đột  biến 
kháng thuốc có thể lên đến 5‐15% người trẻ đến 
tầm  soát  nhiễm  HIV  tại  các  phòng  VCT.  Ngoài 
ra, còn một số kết quả nghiên cứu của các tác giả 
khác ở cả hai miền nam bắc cho thấy khoảng 6,3‐
6,7% người nhiễm HIV‐1 mạn tính chưa điều trị 
ARV có mang các chủng siêu vi đột biến kháng 
thuốc trên toàn bộ Việt Nam(4,6,8,16,16). 
Tổng  kết  từ  các  nghiên  cứu  này,  xét  về  các 
nhóm thuốc ARV, đột biến kháng NRTI là nhiều 
nhất (có thể lên đến 8‐9%), và đột biến kháng PI 
là thấp nhất (ít hơn 2%). Khi xét cụ thể  các  đột 
biến  thì,  trong  các  đột  biến  kháng  thuốc  nhóm 
NRTI, chiếm tỷ lệ cao nhất là đột biến M184I/V 
và  các  đột  biến  TAMs  (Thymidine‐Analogue 
Mutations), bao gồm M41L, D67N, K70R, T215F, 
L210W, và K219E/Q, tiếp theo sau đó là đột biến 
L74I/V;  trong  các  đột  biến  kháng  thuốc  nhóm 
NNRTI, thường gặp nhất là các đột biến Y181C, 
K103N,  và  G190A;  trong  các  đột  biến  kháng 
thuốc nhóm PI, thường gặp nhất là M46I/I. 
Khả  năng  đột  biến  để  thích  nghi  và  tồn  tại 
dưới áp lực thuốc ARV của HIV‐1 là siêu việt, và 
chắc  chắn  sẽ  còn  tiếp  diễn.  Đây  cũng  là  một 
trong  những  thách  thức  to  lớn  cho  con  người 
trong  công  cuộc  tìm  kiếm  vũ  khí  (thuốc)  hữu 
hiệu để khống chế căn bệnh thế kỷ này. Đó cũng 
là lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu này, 
tiếp  tục  tìm  hiểu  đặc  tính  kháng  thuốc  trên 
những  người  bệnh  chưa  điều  trị  ARV,  nhằm 
mục  đích  đóng  góp  vào  kiến  thức  dịch  tể  nói 
chúng,  và  góp  phần  giúp  các  bác  sĩ  điều  trị  có 
nhiều thông tin hơn trong việc chọn lựa phác đồ 
điều trị cho người bệnh. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp 
mô  tả,  tiền  cứu,  thực  hiện  tại  Bệnh  Viện  Bệnh 
Nhiệt  Đới  TP.  Hồ  Chí  Minh  từ  1/2010  đến 
12/2011. 

Chuyên Đề Nội Khoa 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Đối tượng 
Tổng  cộng  nhóm  nghiên  cứu  chúng  tôi  đã 
thu  thập  được  250  mẫu  máu  toàn  phần  người 
bệnh  HIV‐1  đến  khám  và  điều  trị  tại  phòng 
khám  ngoại  trú  của  Bệnh  viện  Bệnh  Nhiệt  Đới 
TP.HCM.  Mẫu  được  lấy  theo  phương  pháp 
ngẫu  nhiên  liên  tục  cho  đến  khi  kết  thúc.  Tiêu 
chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu là người bệnh 
được chẩn đoán xác định nhiễm HIV‐1 theo tiêu 
chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009(10), chưa được 
điều  trị  thuốc  kháng  siêu  vi  trước  đó,  trưởng 
thành  (≥  18  tuổi  tính  đến  thời  điểm  tham  gia 
nghiên  cứu)  và  đồng  ý  tham  gia  nghiên  cứu; 
không phân biệt tuổi, giới, tiền sử lây truyền, và 
giai đoạn tiến triển của bệnh. 

Ly trích huyết tương 
Mẫu máu toàn phần (8‐10ml) được cho vào 
ống  chống  đông  EDTAK3  (Nam  Khoa  Biotek, 
HCMC,  Vietnam),  được  vận  chuyển  từ  Bệnh 
Viện  Bệnh  Nhiệt  Đới  TP.  Hồ  Chí  Minh  về  Đại 
Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong thùng xốp 
kín có đá khô không quá hai (02)  giờ  kể  từ  khi 
lấy mẫu, và được ly tách huyết tương ngay. 

Nghiên cứu Y học

Mẫu  máu  được  ly  tách  huyết  tương  bằng 
phương pháp ly tâm với tốc độ 5000 vòng/phút, 
trong  10  phút  ở  nhịêt  độ  4oC.  Huyết  tương  ly 
tách  được  khoảng  3‐4ml,  được  aliquot  vào  các 
ống Effpendof 1,5ml và lưu ở ‐70°C đến khi thực 
hiện bước tiếp theo. 

Ly trích RNA siêu vi HIV‐1 
Rã đông tự nhiên huyết tương đã lưu ở trên, 
ly  trích  RNA  bằng  cách  sử  dụng  150µl  huyết 
tương  và  bộ  kit  RNAPrep  (Nam  Khoa  Biotek, 
HCMC, Vietnam). Nguyên tắc của bộ kit này là 
sử  dụng  hợp  chất  phenol‐chloroform  làm  biến 
tính  protein  và  dùng  ethanol  lạnh  để  làm  tủa 
RNA của siêu vi HIV‐1. 

Tổng hợp cDNA từ RNA được ly trích ở trên 
Sản  phẩm  RNA  ly  trích  ở  bước  trên  được 
sử dụng để tổng hợp thành cDNA bằng bộ kit 
cDNA  Synthesis  (Nam  Khoa  Biotek,  HCMC, 
Vietnam). Chu kỳ nhiệt được sử dụng là: 25oC 
trong  5  phút,  42oC  trong  30  phút,  85oC  trong  
5 phút. 

Khuếch đại các vùng gen reverse transcriptase (rt) và protease (pr) của HIV‐1 bằng phương pháp 
“nested” PCR và tinh sạch sản phẩm sau khuếch đại 
Vùng gen

rt

pr

Mồi ngoài
Mồi trong
MJ3:
A(35):
5’-AGTAGGACCTACACCTGTCA-3’
5’-TTGGTTGCACTTTAAATTTTCCCATTAGTCCTATT-3’
(2480 to 2499)
(2530 to 2558)
MJ4:
NE1(35):
5’-CTGTTAGTGCTTTGGTTCCTCT-3’
5’-CCTACTAACTTCTGTATGTCATTGACAGTCCAGCT(3399 to 3420)
3’ (3300 to 3334) (kích thước 805 bp)
5’ prot 1:
5’ prot 2:
5’-TAATTTTTTAGGGAAGATCTGGCCTTCC-3’
5’-TCAGAGCAGACCAGAGCCAACAGCCCCA-3’
(2082 to 2109)
(2136 to 2163)
3’ prot 1:
3’ prot 2:
5’-GCAAATACTGGAGTATTGTATGGATTTTCAGG5’-AATGCTTTTATTTTTTCTTCTGTCAATGGC-3’
3’ (2703 to 2734)
(2621 to 2650) (kích thước 515 bp)

Trình tự mồi tham khảo từ tổ chức ANRS (http://www.hivfrenchresistance.org) 
giây,  61 oC  trong  30  giây  và  72 oC  trong  1  phút; 
Chu kỳ nhiệt PCR khi sử dụng “mồi ngoài”: 
sau cùng là 72 oC trong 10 phút. 
95 oC trong 5 phút; 40 chu kỳ gồm 94 oC trong 30 
Khi đã thực hiện khuếch đại vùng gen rt, pr, 
giây,  50 oC  trong  30  giây  và  72 oC  trong  1  phút; 
sau cùng là 72 oC trong 10 phút. 

chúng tôi cho sản phẩm PCR  chạy  điện  di  trên 

Chu kỳ nhiệt PCR khi sử dụng “mồi trong”: 
oC trong 5 phút; 40 chu kỳ gồm 94 oC trong 30 
95 

gel agarose 2% nhuộm ethidium bromide để xác 

Nhiễm

387

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

định sản phẩm chính là gen rt, pr (dựa vào kích 
thước đoạn khuếch đại). 
Tinh sạch toàn bộ sản phẩm PCR bằng bộ kit 
Purification (Qiagen, Hilden, Germany). 

Giải trình tự gen rt, pr 
Sản phẩm từ  bước tinh  sạch  ở  trên  sẽ  được 
thực hiện giải trình tự nucleotid cả 2 mạch bằng 
bộ kit BigDye Terminator Cycle Sequencing v3.1 
(Applied  Biosystems,  Foster  CA,  USA)  với  mồi 
“xuôi” và “ngược” là A(35), NE1(35) đối với gen 
rt; 5’prot2, 3’prot2 đối với gen pr, sau khi tất cả 
sản phẩm PCR được đánh dấu huỳnh quang, sẽ 
được  “cô  đặc”  lại  và  huyền  phù  trong  20µl 
formamid để được phân tích trình tự nucleotide 
bằng máy giải trình tự tự động ABI Prism 3130xl 
(Applied Biosystems, Foster CA, USA). 

Tinh sạch trình tự và tìm đột biến kháng 
thuốc 
Trình tự nucleotid “thô” sau khi giải sẽ được 
“tinh sạch”  bằng  phần  mềm  Mega  5.05,  sau  đó 
so  sánh  với  dữ  liệu  HIV  kháng  thuốc  Stanford 
(http://hivdb.Stanford.edu/) 
và 
ANRS 
(http://www.hivfrenchresistance.org)  để  xác 
định  đột  biến  kháng  thuốc  chính,  phụ  đối  với 
thuốc ARV (antiretrovirus) gồm các nhóm NRTI, 
NNRTI, PI. 

trong  việc  khuếch  đại,  giải  và  phân  tích  trình 
tự của 216 mẫu (chiếm 86,4%). 
Trong tổng số 216 mẫu được phân tích, có 
44  cá  thể  người  bệnh  (chiếm  20,37%)  mang  ít 
nhất một kiểu đột biến kháng thuốc của cả ba 
nhóm  NRTI,  NNRTI,  và  PI;  trong  đó  6  cá  thể 
người bệnh (2,78%) mang chủng HIV‐1 có hai 
đột  biến  kháng  thuốc  đã  được  ghi  nhận.  Tần 
suất  xuất  hiện  của  các  đột  biến  kháng  thuốc 
NRTI  là  20  trường  hợp  (9,2%),  NNRTI  là  10 
trường  hợp  (7,8%),  và  PI  là  7  trường  hợp 
(3,3%). Các kết quả cụ thể được trình bày trong 
những bảng dưới đây. 
Dữ  liệu  tham  khảo  về  vị  trí  đột  biến,  kiểu 
đột biến chính‐phụ được tham khảo từ các kết 
quả đã công bố của nhóm ANRS (Pháp) và từ 
ngân hàng dữ liệu Stanford (Hoa Kỳ). 
Khi  so  sánh  với  các  kết  quả  nghiên  cứu 
kháng thuốc đã công bố tại Việt Nam(2,4,6,8 ,15,16,19), 
chúng tôi thấy: trong các nghiên cứu đã công bố 
ở trên, các đột biến kháng thuốc nhóm NRTI đã 
được  ghi  nhận  là:  M41L,  K65R,  D67N,  T69D, 
K70R, L74V/I, V75A/M, M184V/I,L210W, T215F, 
K219E/Q/R; so với nghiên cứu của chúng tôi, các 
vị  trí  và  kiểu  đột  biến  được  phát  hiện  là  L74I, 
M184V/I, K219Q, T69N/S, T215D, cho thấy có sự 
tương đồng với các nghiên cứu đã công bố.  

KẾT QUẢ & BÀN LUẬN 
Trong 250 mẫu bệnh phẩm thu thập được, 
nhóm  nghiên  cứu  chúng  tôi  đã  thành  công 

Kết quả phân tích đột biến kháng thuốc nhóm NRTI 
Bảng 3: Kết quả đột biến kháng thuốc nhóm NRTI 
TT

Loại đột biến

1

L74I

2
3
4
Tổng đột biến chính

T69N
T69S
T215D
3

Tỷ lệ %

Loại thuốc bị kháng
ABC¥, ddI¥

0,93

3
4
2
11

M184I
M184V
K219Q
4

1
2
3
Tổng đột biến phụ

Tần suất
Chính
2

¥

1,39
1,85
0,93
5,10

3TC , FTC¥, ABC, ddI
3TC¥, FTC¥, ABC, ddI
d4T

6
2
1
9

2,78
0,93
0,46
4,17

TDF
TDF
ZDV, d4T

Phụ

¥ 

Thuốc ARV bị kháng ở mức độ cao 

388

Chuyên Đề Nội Khoa 

nguon tai.lieu . vn