Xem mẫu

  1. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 6.2. Cơ cấu tổ chức Theo Chương XV của Hiến chương Liên hợp quốc, Ban thư ký gồm có một Tổng thư ký và một số nhân viên tuỳ theo nhu cầu của tổ chức. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của Tổ chức Liên hợp quốc (Điều 97). 6.3. Chức năng, nhiệm vụ * Tổng thư ký hoạt động với tư cách là người có cương vị cao nhất của Ban thư ký trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng Bảo an, của Hội đồng Kinh tế - Xã hội và của Hội đồng Quản thác. Tổng thư ký thực hiện các chức năng theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và các nhiệm vụ khác do các cơ quan này giao phó. Tổng thư ký trình Đại hội đồng báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hợp quốc
  2. (Điều 98). * Tổng thư ký có thẩm quyền lưu ý Hội đồng Bảo an về bất cứ vấn đề nào mà theo ông, có thể đe doạ việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 99). * Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Tổng thư ký và các nhân viên không được tìm kiếm hay chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một chính phủ nào hoặc của một cơ quan quyền lực nào ngoài Liên hợp quốc. Tổng thư ký và các nhân viên không được hành động trái với địa vị viên chức quốc tế của họ và chỉ chịu trách nhiệm trước Liên hợp quốc (Điều 100, khoản 1). * Tổng thư ký bổ nhiệm các nhân viên của mình theo những quy định do Đại hội đồng xác lập (Điều 101, khoản 1). * Một số nhân viên thích hợp được bổ nhiệm để phục vụ thường trực Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng Quản thác và nếu cần, các cơ quan khác của Liên hợp quốc. Số nhân viên này thuộc biên chế cơ quan Tổng thư ký (Điều 101, khoản 2). Trợ giúp Tổng thư ký gồm: - Phó Tổng thư ký;
  3. - Các trợ lý Tổng thư ký; - Các vụ, phòng, ban do các quan chức cao cấp chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng thư ký: + Văn phòng Tổng thư ký; + Vụ các vấn đề của Đại hội đồng và phục vụ hội nghị; + Vụ các vấn đề chính trị; + Vụ giải trừ quân bị (hiện đang trong quá trình tái cơ cấu); + Vụ về các hoạt động gìn giữ hoà bình (hiện đang trong quá trình tái cơ cấu); + Văn phòng pháp lý; + Vụ kinh tế, xã hội; + Phòng về các vấn đề phối hợp và nhân đạo; + Vụ thông tin; + Vụ quản trị; + Phòng dịch vụ nội bộ. - Các quan chức cao cấp khác: + Điều phối viên về an ninh Liên hợp quốc; + Giám đốc điều hành chương trình Irắc; + Điều phối viên về cải tổ Liên hợp quốc; + Điều phối viên về các hoạt động nhân đạo cho Irắc.
  4. Ngoài ra Tổng thư ký còn cử các đặc phái viên, đại diện cho mình theo các nước, khu vực như: châu Phi, Ăngôla, Cămpuchia, Crôatia, Irắc, Trung Đông... 6.4. Các Tổng thư ký Liên hợp quốc từ khi tổ chức này được thành lập * Trygve Lie, Na Uy, nhậm chức ngày 2/2/1946 * Dag Hammarskjold, Thuỵ Điển, nhậm chức ngày 10/4/1953 * U Thant, Mianma, nhậm chức ngày 3/11/1961 * Kurt Waldheim, Áo, nhậm chức ngày 22/12/1971 * Javier Perez De Cuillar, Pê-ru, nhậm chức ngày 15/12/1981 * Boutros Boutros Ghali, Ai Cập, nhậm chức ngày 1/1/1992 * Kofi Annan, Gana, nhậm chức ngày 1/1/1997 * Ban Ki-moon, Hàn Quốc, nhậm chức ngày 1/1/2007
  5. 7. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Năm 2005, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) quyết định thay thể Uỷ ban Nhân quyền (thành lập năm 1946) (UBNQ) bằng Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) mới trong nỗ lực để đưa vấn đề nhân quyền trở thành một trong ba trụ cột chính của LHQ cùng với hoà bình an ninh và phát triển. Theo nghị quyết A/60/251 được ĐHĐ thông qua ngày 16/3/2006, Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan trực thuộc ĐHĐ với quy chế sẽ được ĐHĐ xem xét lại sau 5 năm. HĐNQ bao gồm 47 thành viên (Châu Á: 13 ghế, Châu phi 13, Đông Âu 6, Mỹ Latinh và Ca-ri-bê 8, phương Tây 7) so với 53 của UBNQ trước đây và trở thành một cơ quan trực thuộc và báo cáo trực tiếp lên ĐHĐ. Để được bầu làm thành viên HĐNQ, phải được sự chấp thuận thông qua bỏ phiếu kín của đa số thành viên (trên 96 phiếu thuận ). Khác với UBNQ trước đây thành viên HĐNQ được giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp và có thể bị đình chỉ nếu 2/3 ĐHĐ LHQ tán thành. HĐNQ họp ít nhất là 4 phiên và không dưới 10 tuần. HĐNQ có thể triệu tập phiên họp đặc biệt nhằm đối phó với tình hình khẩn cấp khi có được sự chấp thuận ít nhât 1/3 thành viên.
  6. Về chức năng, cơ bản HĐNQ kế thừa các chức năng của UBNQ trước đây. Ngoài ra theo nghị quyết A/60/251, trong năm đầu tiên, HĐNQ có nhiệm vụ phải ra soát, cải tiến và hợp lý hoá các cơ chế, nhiệm vụ và chức năng của UBNQ, đồng thời xây dựng một cơ chế mới là Kiểm điểm định kỳ tình hình thực hiện nhân quyền của các nước trên thế giới (UPR). III. VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn. Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không Liên Kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực..., đồng thời và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về
  7. nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc có thể tạm chia thành các giai đoạn như sau: Giai đoạn từ 1977-1991: Chịu tác động của Chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc còn ở mức hạn chế. Về chính trị, vai trò và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc bị hạn chế do bối cảnh Chiến tranh lạnh. Về kinh tế, mặc dù phải chịu nhiều khó khăn do bao vây cấm vận, Việt Nam vẫn tranh thủ được các nguồn lực từ viện trợ trực tiếp không hoàn lại của hệ thống phát triển của Liên hợp quốc, với tổng trị giá trên 500 triệu đô- la Mỹ. Các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp quốc đã góp phần giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn kinh tế–xã hội, hậu quả chiến tranh, thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện cho ta nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học–kỹ thuật, góp phần phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển.
  8. Giai đoạn từ 1991 đến nay: Đặc trưng của giai đoạn này là việc Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo vệ môi trường là những chủ đề chíng trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc. Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc được từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước. Lần đầu tiên, ta đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hợp quốc như là Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, 2000 và 2003, là thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1997-2000), Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Nông Lương khoá 33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số LHQ (2000-2002), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997- 1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông Quốc tế (1994-1998, 1998-2002, 2002-2006).... Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp lệ).
  9. Về an ninh giải trừ quân bị : Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng và là thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học (CWC) năm 1998, ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996 và phê chuẩn Hiệp ước này năm 2006, đã tham gia và đã trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị (CD) từ 17/6/1996, hiện đang chuẩn bị ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Hàng năm, Việt Nam tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của Liên hợp quốc nhằm thực hiện một trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa vụ thành viên của Liên hợp quốc. Về hợp tác phát triển: Trọng tâm mới của Liên hợp quốc tại Việt Nam được thể hiện trong UNDAF (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 603/TTg-QHQT ngày 16/5/2005). Đây là tài liệu định hướng chung cho các hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trên cơ sở các định hướng ưu tiên của Việt Nam đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo (CPRSG)..., đồng thời phù hợp với những lĩnh vực mà các tổ chức Liên hợp quốc quan tâm và có thế mạnh, trong đó có ưu tiên tập trung là việc phấn đấu đạt các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
  10. Hiện nay, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức Liên hợp quốc được thể hiện bằng việc đạt được 3 mục tiêu chính nêu trong UNDAF là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hoà nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ này; các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách có hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền để thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Liên hợp quốc đánh giá cao hoạt động ngày càng tích cực của ta tại Liên hợp quốc. Các hoạt động gặp gỡ cấp cao của ta với Liên hợp quốc đã diễn ra thường xuyên hơn. Nhân dịp Liên hợp quốc kỷ niệm 50 năm thành lập, ta đã tặng Liên hợp quốc phiên bản Trống Đồng Ngọc lũ, hiện được đặt trang trọng tại Trụ sở của Liên hợp quốc. Tại Liên hợp quốc, các hoạt động của ta liên quan đến Phong trào Không Liên Kết và ASEAN cũng ngày càng được tăng cường. Tháng 5/2006, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Cô-phi Annan tới thăm Việt Nam. Hiện ta là một trong 8 nước triển khai thí điểm sáng kiến «Một LHQ» ở cấp độ quốc gia- một nội dung về cải tổ được LHQ ./.
nguon tai.lieu . vn