Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2012 Số: 2961/TB-BNN-VP THÔNG BÁO Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG BÙI BÁ BỔNG TẠI HỘI NGHỊ “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NẤM” Ngày 22 tháng 9 năm 2011, t ại Đồ Sơn – Hải Phòng và ngày 18 tháng 5 năm 2012, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm” tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và công nghệ một số tỉnh, thành phố; lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật – Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: Cục Trồng trọt, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Viện Di truyền Nông nghiệp; đại diện một số hiệp hội, các doanh nghiệp và một số cơ quan thông tấn báo chí. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng chủ trì hội nghị. Hội nghị đã nghe báo cáo của Cục Trồng trọt, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền nông nghiệp; ý kiến một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, một số nhà khoa học, doanh nghiệp và các đại biểu tham dự Hội nghị. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã có ý kiến kết luận chỉ đạo: 1. Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm; chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực; thị trường đang mở rộng, nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng tăng; các cấp các ngành và nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành nấm, Chính phủ đã đưa nấm vào Danh mục sản phẩm quốc gia. 2. Trong thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ; nên đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; sử dụng các phụ phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt. 3. Tuy nhiên, sản xuất nấm nước ta còn kém so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng về sản phẩm. Sản xuất chủ yếu còn nhỏ lẻ, thủ công; nghiên cứu khoa học công nghệ về nấm còn hạn chế; giống
  2. nấm chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng; chuỗi sản xuất; sơ chế, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ còn hạn chế; năng suất, chất lượng nấm còn thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu so với 1 số nước trong khu vực. 4. Mục tiêu chung trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần giải quyết việc làm , chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 5. Để cụ thể hóa mục tiêu nói trên, Bộ giao Cục Trồng trọt phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền nông nghiệp tiếp thu ý kiến góp ý của các đơn vị, địa phương, các đại biểu tại Hội nghị sớm hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020 trình Bộ trưởng phê duyệt trong Quý III/2012. Đề án cần xác định rõ mục tiêu cụ thể về năng suất, sản lượng nấm đến 2015 và 2020, cũng như các giải pháp thực hiện; trong đó cần xem xét tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như sau: - Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành nấm cả nước; - Tăng cường năng lực hệ thống nghiên cứu về nấm, nhằm tăng cường cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học về nấm trước mắt và lâu dài, đáp ứng mục tiêu xây dựng nấm là sản phẩm Quốc gia theo quyết định của Thủ t ướng Chính phủ; - Lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề trồng nấm cho nông dân vào Chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách có hiệu quả, thiết thực. - Xây dựng hệ thống cung cấp giống nấm theo hướng chuyên nghiệp trên cơ sở thực hiện có hiệu quả Dự án sản xuất giống nấm giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo nhằm đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng cho sản xuất trên cả nước; - Thực hiện các chính sách hiện có, đồng thời cần nghiên cứu đề xuất những chính sách đặc thù trình cấp có thẩm quyền ban hành theo hướng khuyến khích nông dân, đặc biệt các vùng khó khăn, sản xuất nấm bền vững; phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường, cũng như liên kết với nông dân, các nhà khoa học để phát huy lợi thế, xây dựng ngành nấm phát triển theo hướng hàng hóa, quy mô công nghiệp, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. - Hoan nghênh việc tiến tới thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nấm Việt Nam vào Quý IV năm 2012 nhằm tập hợp các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý và người trồng nấm trên cả nước để thúc đẩy phát triển ngành nấm. Văn phòng xin thông báo để các đơn vị biết, phối hợp và thực hiện.
  3. TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nơi nhận: - Bộ trư ởng (b/c); - TT Bùi Bá Bổng (b/c); - Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố; - Trung tâm CNSHTV, Viện DTNN; - Lưu: VT, TH Nguyễn Minh Nhạn
nguon tai.lieu . vn