Xem mẫu

  1. Thiếu vitamin D và tập đi quá sớm có thể khiến chân bé bị vòng kiềng. (Ảnh minh họa). Khắc phục chân vòng kiềng cho bé - Người bình thường hai chân sẽ thẳng khít song song khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau. Nếu khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì đó gọi là hiện tượng khác thường, người ta gọi đó là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O. Vì sao trẻ xuất hiện chân vòng kiềng? Có hai nguyên nhân sau:
  2. • Trẻ nhỏ thiếu Vitamin D: đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra vòng kiềng chân ở trẻ em. Vitamin D có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốtpho đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu việc ăn uống hàng ngày bị thiếu vitamin D diễn ra trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phôtpho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Như xương mềm, không rắn chắc, gây cho trẻ bị bệnh còi xương. Như vậy trẻ khi bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ bị chân vòng kiềng. • Phương pháp nuôi không hợp lý: trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian đi học quá dài, thiếu rèn luyện sức khoẻ. Trẻ sau khi ốm, cơ thể yếu, thường xuyên đứng hoặc đi quá lâu; thói quen nuôi dạy và thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như thường xuyên địu trẻ trên lưng hoặc trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…Như vậy đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng. Không cho trẻ đứng và tập đi quá sớm so với độ tuổi. (Ảnh minh họa). Cha mẹ tự chữa chân vòng kiềng cho trẻ như thế nào?
  3. Nếu phát triển trẻ bị chân vòng kiềng ở mức độ nhẹ, có thể buổi tối khi đi ngủ dùng vải cuốn buộc hai chân lại với nhau, sáng sớm cởi bỏ ra, kiên trì mấy tháng có thể chữa được. Cũng có thể khi ngủ dùng hai mảnh gỗ nhỏ, đệm miếng xốp thẳng, buộc cố định bên ngoài hai chân để chữa. Bất kể là dùng phương pháp nào thì cũng phải tiến hành từng bước, không được nóng vội, không được cuốn buộc quá chặt làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Trẻ đã lớn hơn một chút hoặc đã đến tuổi thiếu niên có thể giúp trẻ chữa bằng các động tác như sau: • Hai chân đứng thẳng tách ra, chuyển động ngang chân thay nhau theo kiểu chữ bát từ trong ra ngoài, mỗi lần 10 – 15 lượt. • Hai chân gối kẹp 1 đồ vật, quỳ xuống, đứng dậy. Tất cả 15 – 20 lần. • Hai chân tách ra đứng thẳng, đầu gối quỳ, xổm, xoay vào trong hai tay đè lên bên ngoài cẳng chân 5 giây, đứng dậy thả lỏng người, làm 8 – 10 lần. • Chân đá ngang ra ngoài giống như động tác dùng chân đá cầu ra ngoài, mỗi bên đá 1 lần, chân phải đá thẳng, làm đi làm lại 8 lần. • Tác dụng chủ yếu của những động tác này là nâng cao sự đàn hồi của dây chằng (gân) hai bên đầu gối, tăng cường sức co lại của cơ bên ngoài chân và sức đàn hồi của cơ bên trong, từ đó chữa được chân vòng kiềng. Nếu trẻ còn nhỏ, không thể làm được thì người lớn có thể hướng dẫn trẻ thực hiện.
  4. Tốt nhất là trước khi sử dụng phương pháp để chữa chân vòng kiềng thì cha mẹ nên xin ý kiến của bác sĩ để có những chỉ dẫn hợp lý và khoa học.
nguon tai.lieu . vn