Xem mẫu

  1. TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MÔN THỂ DỤC THPT NĂM HỌC 2016-2017 NGUYÊN LÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY Ở CÁC TRƢỜNG THPT I. Khái niệm và phân loại môn Điền kinh Điề n kinh là môn thể thao với nhiề u nô ̣i dung hoa ̣t đô ̣ng mang tính tự nhiên đa dạng bao gồm: đi bô ̣, chạy, nhảy, ném, đẩ y… Để phân loa ̣i người ta căn cứ vào hiǹ h thức đă ̣c điể m hoa ̣t đô ̣ng để chia điề n kinh thành 5 nhóm: 1. Chạy bộ 2. Chạy 3. Nhảy 4. Ném, đẩ y 5. Nhiề u môn phố i hơ ̣p Nhảy là các hình thức hoạt động của con người nhằm vượt quá một khoảng không gian hoă ̣c chướng nga ̣i vâ ̣t (khoảng không gian có nhảy xa , nhảy 3 bước, đô ̣ cao có nhảy cao , nhày sào) là những nội dung thi đấu chính thức trong c ác kỳ Đại hô ̣i Thể thao Olimpic. Nhảy là một môn trong hệ thống các nội dung của môn Điền kinh. Môn nhày trong các trường phổ thông được sử dụng nhiều để giảng dạy cho học sinh. II. Nguyên lý và phƣơng pháp giảng dạy kỷ thuật các môn nhảy 1. Khái niệm và đặc điểm các giai đoạn kỹ thuật. 1. Khái niệm: 1
  2. Nhảy là phương pháp tự nhiên của con người, dùng tốc độ chạy đà, sức bật của một chân để đưa cơ thể vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng, nằm ngang một khoảng cách lớn nhất. Nhìn chung các bài tập nhảy đều mang tính chất chớp nhoáng nhưng với sự tăng cường hoạt động thần kinh cơ mạnh nhất. Thông qua các bài tập nhảy, phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và lòng dũng cảm. Vì vậy, nhảy một trong bài tập rât tốt để củng cố cơ chân và phát triển sức bật . 2. Đặc điểm chung của các môn nhảy: - Là hoạt động không chu kì nhưng thường sử dụng các động tác có chu kì để tạo đà và chạy đà. - Cần kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực thần kinh và cơ bắp của người nhảy trong quá trình chạy đà và giậm nhảy tạo nên. - Độ bay cao và bay xa của cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: tốc độ ban đầu và góc bay. Độ bay xa (S) và bay cao (H) của trọng tâm cơ thể trong các môn nhảy được tính theo công thức. V02 sin 2 S g V02 sin 2  H +h 2g Trong đó: V0: là tốc độ bay ban đầu của TTCT.  : là góc bay tạo bởi véc tơ tốc độ với phương nằm ngang ở thời điểm bay lên ( khi rời khỏi mặt đất ) g: là gia tốc rơi tự do 2
  3. h: là độ cao của TTCT khi kết thúc giậm nhảy ( khi bàn chân giậm rời khỏi mặt đất ) Phân tích công thức trên ta thấy rằng S và H tỷ lệ thuận với tốc độ bay ban đầu và góc bay, do vậy muôn tăng thành tích của môn nhảy thì ta phải tăng tốc độ bay ban đầu, bằng việc: - Tạo ra góc bay hợp lý - Tăng tốc độ chạy đà - Giậm nhảy phải nhanh, mạnh và duỗi thẳng chân Vận tốc bay ban đầu của người nhảy được thể hiện qua công thức: V= F t Trong đó: V: là lực giậm nhảy t: là thời gian giậm nhảy Về cơ bản, kỹ thuật của các môn nhảy được chia thành 04 giai đoạn: Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy - giậm nhảy – bay trên không và tiếp đất. 3. Đặc điểm các giai đoạn. 3.1. Chạy đà: - Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ di chuyển theo phương nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho giậm nhảy với góc độ phù hợp. - Các yếu tố cơ bản trong chạy đà: Tư thế ban đầu của người nhảy trước khi chạy đà cần phải cố định và phải trở thành thói quen đối với từng người nhảy. Thường lúc bắt đầu chạy đà người nhảy thường đứng chân trước chân sau trên vị trí xuất phát. Lúc này người nhảy chùng chân gập gối, gập thân, dồn trọng tâm lên chân chống trước, tay gập ở khớp kuỷu, 3
  4. đầu hơi cúi, mắt hướng về phía trước, nhìn chung tư thế này tương tự giống như tư thế xuất phát cao trong chạy. - Cự ly chạy đà: Tuỳ theo khả năng tốc độ của người nhảy ( khả năng tăng tốc độ trong chạy xuất phát cao từ 30m – 100m).Cự ly và tốc độ chạy đà tuỳ theo môn nhảy: nhảy xa, tam cấp cự ly thường là 18, 20, 22 bước chạy (hoặc 17 – 19 – 21) và chạy đà gần giống như trong chạy ngắn. Trong nhảy cao có thể đương chạy đà là đường thẳng hoặc đường vòng, chiều dài đà từ 7 – 13 bước chạy. - Tốc độ chạy đà: Nhanh dần đều đạt cao nhất ở các bước cuối. Tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ rất chặt chẽ, đặc biệt là bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Những bước cuối cùng thực hiện càng nhanh càng nhanh thì giậm nhảy càng nhanh, nhưng nói như vậy không có nghĩa người nhảy cứ cố gắng tạo ra tốc độ đà càng cao nhất thì giậm nhảy càng nhanh và hiệu quả lần nhảy sẽ cao. Điều cần chú ý ở đây là sự phức tạp của kỹ thuật chuyển từ đà và giậm nhảy; Tốc độ đà càng cao thì việc đặt chân giậm nhảy càng khó, nếu người nhảy tăng tốc độ chạy đà vượt quá khả năng kỹ thuật thì khi chuyển từ chạy đà sang giậm nhảy sẽ không tốt. Ngược lại, nếu tăng tốc độ hợp lý và thực hiện kỹ thuật chuyển tốc độ đà sang giậm nhảy tốt, khi đặt chân giậm,người nhảy sẽ mất tốc độ nằm ngang ít nhất, giậm nhảy sẽ tích cực hơn và hiệu quả của lần nhảy cũng sẽ cao hơn Nhịp điệu chạy đà: Trong quá trình chạy đà cùng với tăng dần của số bước chạy, tốc độ chạy được tăng lên và đạt cao nhất bước cuối cùng trước khi chân đặt vào điểm giậm, nhìn chung cấu trúc các bước chạy đà trừ nhảy cao có một vài điểm khác, còn thì tương tự như nhau chạy tăng tốc độ trên cự ly ngắn.Tuy nhiên đối với từng môn nhảy thì có những đặc điểm riêng (tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu các bước,độ dài bước). Trong đoạn cuối của đà, vì phải chuẩn bị giậm nhảy nên nhịp điệu và tần số của những bước cuối, nhất là 3 – 4bước cuối cùng của đà có sự thay 4
  5. đổi. Độ dài kỹ thuật thực hiện có một vài đặc điểm, trong mỗi kiểu nhảy cần hạ thấp trọng tâm, để chuẩn bị giậm nhảy. 3.2. Giậm nhảy - Nhiệm vụ: Thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể (TTCT) phù hợp với các môn nhảy. Giai đoạn giậm nhảy, để tiện phân tích, giảng dạy thường chia ba thời kì: - Thời kì đưa đặt chân giậm: Thời kì này tuy nằm trong chạy đà nhưng có quan hệ mật thiết tới các thời kỳ sau, do điểm đặt chân giậm nhảy ở phía trước hình chiếu trọng tâm cơ thể, nên phản lực chống khi đặt chân làm giảm tốc độ nằm ngang khi chạy đà. Chân đặt càng xa thình chiếu trọng tam cơ thể thì giảm tốc độ nằm ngang càng nhiều, vì thế tốc độ bay ban đầu của thân, thường nhỏ hơn tốc độ nằm ngang khi kết thúc đà. - Thời kì hoãn xung: Khi đặt chân trên điểm giậm, do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực, chân giậm gấp ở khớp gối, góc độ từ 1350-1500 (tuỳ theo từng kiểu nhảy ). Thời kì hoãn xung nhằm mục đích, làm giảm chấn động cơ thể làm căng các nhóm cơ duỗi các khớp hông gối cổ chân, ngón chân để đến thời kì duỗi các khớp, các cơ này co với tốc độ nhanh mạnh hơn, tốc độ duỗi các khớp nhanh hơn, lực tác dụng xuống mặt đất nhanh mạnh, tạo ra tốc độ bay ban đầu của cơ thể lớn hơn. Góc độ hoãn xung phải hợp lý, nếu góc độ hoãn xung nhỏ (độ hoãn xung lớn) thì các cơ căng chịu sức nặng quá lớn đến thời kỳ co vào các cơ không đủ sức để co làm duỗi các khớp ở thời kì giậm nhảy. Ngược lại, nếu góc độ hoãn xung quá lớn (độ hoãn xung nhỏ) thì đến thời kì co cơ duỗi các khớp cũng không có hiệu lực. - Thời kì giậm nhảy: Thời kì giậm nhảy là thời kì duỗi hết các khớp, hông, gối, cổ chân, ngón chân để tác dụng một lực xuống mặt đất lớn nhất, mạnh nhất, để tạo ra ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất (V0max) và góc bay hợp lí (α). Thời kì giậm nhảy 5
  6. là thời kì duỗi hết các khớp, không tự nó xẩy ra mà ở đây là sự nổ lực ý chí, hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương điều kiển sự hoạt động tăng cường co rút nhanh mạnh cuả cơ để tốc độ duỗi các khớp nhanh mạnh. Đặt chân giậm nhảy bằng cả bàn chân, tùy theo từng môn nhảy mà việc đặt chân giậm nhảy sẽ có sự tiếp xúc với điểm giậm nhảy bằng cả bàn chân hay chuyển từ gót chân đến cả bàn chân. Điểm đặt chân giậm nhảy luôn luôn ở trước điểm dọi của TTCT, khoảng cách này lớn nhất trong nhảy cao. Hình 17: Giậm nhảy trong các môn nhảy Giậm nhảy được tăng cường do quá trình lăng chân và đánh tay. Sau khi đặt chân vào điểm giậm nhảy, do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực, chân giậm nhảy gập lại ở khớp gối, khớp hông và cả thân trên cũng hơi ngã về trước. Do sự gập lại, trọng tâm cơ thể xích gần lại điểm chống tựa, và khi giậm nhảy trọng tâm cơ thể lại tách xa khỏi điểm chống. Trong lúc này chân giậm nhảy hoạt động như một đòn bẩy tạo điều kiện cho lực ly tâm xuất hiện làm thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể. Trong các môn nhảy, góc gấp giữa cẳng chân và đùi khoảng 1350 – 1400 để giảm chấn động. Động tác giậm nhảy được thực hiện thông qua việc nhanh chóng duỗi các khớp, lúc đầu là duỗi khớp hông, khớp gối rồi đến khớp cổ chân. Lúc này người nhảy vươn thẳng người lên, có hai lực xuất hiện. Hai lực này bằng nhau về độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều. 6
  7. Động tác đánh tay và đá chân lăng, lăng ra trước và lên trên cùng với động tác giậm nhảy do phản ứng di chuyển khối lượng áp lực lên chân chống được tăng lên dẫn đến giậm nhảy mạnh hơn. Góc độ giậm nhảy chính xác là góc giữa tổng hợp lực của tất cả các lực nâng (chân, thân, tay) để tiện phân tích trong thực tiễn góc độ giậm nhảy thường được xác định theo góc chân giậm khi duỗi hết (kết thúc giậm nhảy) với hướng chạy đà. Góc độ giậm nhảy, ở một mức độ đáng kể, phụ thuộc vào vị trí của trọng tâm cơ thể trong lúc giậm nhảy đối với điểm giậm. Hình 18: Góc độ giậm nhảy trong các môn nhảy Lúc kết thúc giậm nhảy nếu điểm dọi trọng tâm cơ thể trên điểm giậm, thì góc độ giậm nhảy bằng 90 độ (α = 90o). Nếu điểm dọi trọng tâm cơ thể càng xa qua điểm giậm thì kết thúc giậm nhảy, góc độ giậm nhảy càng nhỏ. Trong bất kì các môn nhảy có đà, việc lăng chân có ý nghĩa quan trọng hơn đánh tay, nó làm tăng cường áp lực đối với chân giậm lớn hơn, vì lăng chân khối lượng lớn. Lăng chân với biên độ rộng hơn dẫn đến lực lăng lớn hơn, tăng cường áp lực đối với chân giậm lớn hơn. 7
  8. Hình 19: Ưu thế của việc đá lăng chân Vung chân thẳng có hiệu quả lớn nhất, vì bán kính lăng lớn hơn. Nếu tốc độ góc như nhau thì khi lăng chân, nếu chân nào có bán kính lăng lớn hơn thì sẽ tăng cường áp lực cho chân giậm lớn hơn, vung chân thẳng có hiệu quả lớn nhất. Tuy vậy vung chân thẳng chỉ có trong nhảy cao (trừ nhảy cao lưng qua xà). Trong nhảy sào, ba bước, vung chân cong phù hợp với tốc độ giậm nhảy. Vung chân cong tốc độ góc nhanh để tạo điều kiện cho qũy đạo bay của trọng tâm cơ thể cao hơn. 3.3. Bay trên không Nhiệm vụ: Hợp lý mọi hoạt động trong khi bay như trong nhảy cao, nhảy sào và giữ thăng bằng tạo điều kiện cho người nhảy với chân về trước như nhảy xa, nhảy ba bước. Kết thúc giậm nhảy, cơ thể rời khỏi mặt đất và trọng tâm cơ thể sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định theo một đường cong parabol, độ bay cao và độ bay xa của nó tuỳ thuộc vào tốc độ bay ban đầu (V0), góc bay (α ) và lực cản không khí. Góc bay được tạo bởi véc tơ tổng hợp hướng tốc độ chạy đà và giậm nhảy với hình chiếu của nó trên mặt đất. Trong nhảy cao có đà, tốc độ năm ngang được chuyển phần lớn thành thẳng đứng và vì vậy góc độ bay lớn (60 – 650). Trong nhảy xa có đà tốc độ nằm ngang lớn hơn tốc độ thẳng đứng nhiều vì vậy góc bay nhỏ ( 8
  9. nhỏ hơn 450) .Về mặt lí thuyết trong các lần nhảy, tốc độ kết quả phải cao hơn trong các tốc độ thành phần lúc kết thúc giậm nhảy. V1 α V Hình 20: Góc bay trong các môn nhảy phụ thuộc vào sự tương quan của tốc độ nằm ngang và thẳng đứng. V = V1 α = 450 V > V1 α < 450 V < V1 α > 450 Muốn xác định được tốc độ bay ban đầu của trọng tâm người nhảy ta phải biết tốc độ nằm ngang và thăng đứng của trọng tâm cơ thể lúc đó. Tốc độ thẳng đứng V1được xác định theo công thức: V1= 2gh Trong đó: g: gia tốc trọng trường; h: Chiều cao nâng lên của trọng tâm cơ thể lúc bay. Qũy đạo bay của trọng tâm người nhảy có hình parabol. Chuyển động trọng tâm của người nhảy lúc này giống như chuyển động một vật thể được ném với một góc so với mặt phẳng nằm ngang. Trong giai đoạn bay người nhảy chuyển động theo quán tính và chịu ảnh hưởng của trọng lực. 9
  10. Hình 21: Hoạt động của trọng tâm cơ thể người nhảy trong lúc bay Tại nửa đầu của quỹ đạo bay, cơ thể chuyển động theo quán tính, lại thêm lực cản của không khí, nên tốc độ bay chậm dần đều. Tốc độ bằng không khi cơ thể ở thời điểm cao nhất (đỉnh quỹ đạo), và nửa sau của quỹ đạo là tốc độ bay nhanh dần đều (do lực hút trái đất và gia tốc trọng trường). Trong lúc bay nội lực không có tác dụng làm thay đổi quỷ đạo bay của trọng tâm cơ thể (hình 21). Đường chuyển động của trọng tâm cơ thể của người nhảy chỉ có thể thay đổi tư thế của thân người tầng phần riêng biệt của nó đối với trọng tâm.(gây ra các hoạt động bù trừ lẫn nhau giữa các bộ phận cơ thể ) Hoạt động này được tính theo công thức. P.L X= ( B  P) Trong đó: X: Khoảng cách di chuyển bù trừ ở các bộ phận cơ thể theo hướng ngược lại ( cm) B: Trọng lượng người nhảy ( kg) P: Trọng lượng bộ phận của cơ thể di chuyển (kg) L: Khoảng cách di chuyển của P 10
  11. Ví dụ: Một người có B = 50kg, có thân trên P = 35kg; khi nhảy cao, sau khi thân trên đã qua xà, người nhảy chủ động hạ thấp xuống 60cm. Như vậy đã tạo điều kiện cho 2 chân được nâng cao: X = 35.60 = 140cm 50  35 Trong trường hợp nhảy xa, khi 2 chân sắp chạm cát thì nếu chủ động đánh 2 tay (P = 5kg ) xuống dưới, ra sau L = 50cm thì 2 chân vẫn giữ được trên cao để bay xa thêm X = 5.50 = 5,5cm 50  5 3.4. Rơi xuống đất Nhiệm vụ: Làm giảm chấn động, không ảnh hưởng đến lần nhảy sau và giữ vững kết quả giai đoạn trên không đã tạo được. Giai đoạn này diễn ra rất ngắn và thường gắn liền với giai đoạn cuối của trên không nên khó phân biệt. Vai trò và tính chất của việc rơi xuống đất trong các môn nhảy khác nhau là không giống nhau.Trong nhảy cao nhảy sào, kỹ thuật tiếp đất nhằm đảm bảo an toàn cho người nhảy, còn trong nhảy xa nhảy, ba bước, ngoài việc đảm bảo an toàn việc tiếp đất đúng và thực hiện có hiệu quả sẽ tạo điều kiện nâng cao thành tích( hình 22). Khi tiếp đất tốc độ bay được giảm xuống do việc gấp mang tính chất hoãn xung, ở khớp chậu đùi, khớp gối và khớp cổ chân. Khi chuyển động của trọng tâm người nhảy chưa giảm tới không, nhưng cơ duỗi chân dãn ra thực hiện hoạt động nhường bộ. Độ dài đoạn đường hoãn xung, tức là khoảng cách mà trọng tâm cơ thể từ lúc chạm đất đến lúc dừng lại hoàn toàn đóng một vai trò rất lớn trong việc làm giảm 11
  12. chấn động khi rơi, đoạn đương này càng ngắn việc dừng chuyển động càng nhanh, chấn động lúc tiếp đất càng mạnh và đột ngột Hình 22: Tư thế tiếp đất trong nhảy xa Giai đoạn rơi xuống đất xảy ra trong thời gian rất ngắn, nhưng gây chấn động rất lớn đối với cơ thể, mức độ đó được tính theo công thức p.H F= S Trong đó: F: Khối lượng khi tiếp đất (kg) p: Trọng lượng cơ thể (kg) H: Độ cao quỹ đạo bay (m) S: Khoảng cách lún xuống (cm) Qua công thức ta thấy: Độ dài đoạn đường hoãn xung nhỏ hơn độ cao rơi xuống bao nhiêu lần thì trọng tải mà người nhảy phải chịu khi rơi xuống sẽ lớn hơn trọng lượng cơ thể của họ bấy nhiêu lần . Vì vậy điều cần thiết khi rơi xuống là phải kéo dài đoạn đường hoãn xung bằng cách ngồi sâu, cũng như bố trí các vật liệu phù hợp ở vị trí rơi. Trong nhảy xa và nhảy ba bước có đà, chấn động khi rơi xuống được giảm đi do rơi xiên dưới một góc đến mặt phẳng cát. Cát xốp dưới sức nặng của người nhảy 12
  13. không chỉ lún xuống mà còn đưa chuyển động sang ngang làm tăng độ dài đoạn đường hoãn xung mà người nhảy rơi xuống đất nhẹ nhàng hơn. 2. Kỹ thuật và phƣơng pháp giảng dạy nhảy xa: Nhảy xa là một hoạt động không có chu kỳ bao gồm nhiều động tác phối hợp với nhau một cách chặt chẽ như: Chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống đất. Đặc điểm của nhảy xa là cần kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực thần kinh và cơ bắp của người nhảy trong chạy đà và giậm nhảy tạo nên. Để tiện cho việc phân tích và giảng dạy kỹ thuật nên nhảy xa được chia thành 4 giai đoạn sau: - Chạy đà - Giậm nhảy - Bay trên không - Rơi xuống đất 2.1. Chạy đà. Giai đoạn chạy đà được tính từ khi người chạy đà bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân vào điẻm giậm nhảy. Chiều dài của đường chạy đà tùy thuộc vào đặc điểm năng lực, trình độ, đẳng cấp và tốc độ của từng người, mà trước hết tùy thuộc vào việc tăng tốc độ nhanh hay chậm khi chạy đà. Thông thường cự ly chạy đà đối với nam khoảng từ 18 – 22 bước chạy đà (khoảng 36m – 48m), và nữ từ khoảng 16 – 22 bước ( khoảng 32m – 42m). Đối với những người mới tập thì khoảng cách này có thể ngắn hơn. Khoảng cách chạy đà được xác định bằng nhiều cách khác nhau, như đo bằng bàn chân, đo bằng bước đi (2 bước đi thường bằng 1 bước chạy đà) nhưng chính xác nhất vẫn là đo bằng thước dây. Tính chính xác của chạy đà trong nhảy xa rất quan 13
  14. trọng, ảnh hưởng rất lớn đối với thành tích đạt được của VĐV. Do vậy chiều dài bước đà, nhịp điệu thực hiện các bước chạy trong khi nhảy phải ổn định và thành thói quen. Để thực hiện chạy đà được ổn định, chính xác và phát huy được tốc độ thì người nhảy phải ổn định tư thế bắt đầu chạy đà. Có vài cách bắt đầu chạy đà: đứng tại chổ, đi bộ vài bước, chạy bước đệm vài bước...Tuy nhiên, phổ biến nhất là vận động viên đứng tại chổ, một chân đặt vào vạch đánh dấu bắt đầu chạy đà, chân kia để phía sau (tư thế gần giống với kỹ thuật xuất phát cao trong chạy), hoặc bắt đầu đà bằng vài bước đi bộ rồi chạy tăng tốc độ. Tốc độ chạy đà được tăng dần, đến giữa cự ly chạy đà độ ngã thân trên giảm dần (còn khoảng 750 – 850 ) đồng thời biên độ hoạt động của tay và chân cũng tăng lên. Ở cuối cự ly chạy đà, các bước cuối chạy đà tư thế thân người nhảy gần như thẳng đứng. Điều rất quan trọng là phải duy trì kỹ thuật chạy cho đúng đến bước đà cuối cùng, có cảm giác về độ nẩy khi tiếp xúc mặt đất và kiểm tra được đọng tác của mình. Để chạy đà đạt được tốc độ tối đa, mỗi người có thể sử dụng một kiểu nhảy phù hợp với đặc điểm thể lực của mình. Hai phương án chạy đà thường được sử dụng là: Tăng tốc độ đều trên toàn cự ly và đạt tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng (cách này phù hớp với người mới tập); Tăng ngay từ đầu sau đó duy trì tốc độ cao trên cự ly và cố gắng tăng tốc độ ở những bước cuối cùng. Thông thường độ dài bước đà cuối cùng ngắn hơn các bước trước đó từ 15 – 20 cm đối với nam và 5 – 10 cm đối với nữ. Tuy nhiên cũng có vận động viên có độ dài hai bước như nhau mà vẫn có thành tích tốt. Trước khi đặt chân vào ván giậm nhảy bằng các phương tiện ghi hình hiện đại cho thấy các vận động viên có sự căng cơ vòm bàn chân, cơ tứ đầu đùi của chân giậm khi chuẩn bị giậm nhảy. 2.2. Giậm nhảy. 14
  15. Giai đoạn giậm nhảy được tính từ khi chân giậm đặt vào ván giậm nhảy đến khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất. Đặt chân vào ván giậm nhảy nhanh, mạnh và duỗi thẳng khớp đùi và cẳng chân, phần lớn các vận động viên giậm nhảy bằng gót hoặc cả bàn chân với động tác hơi miết ra sau và sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị duỗi ra có hiệu quả hơn. Điều rất quan trọng là khi chân giậm nhảy tiếp xúc với ván giậm nhảy thì hầu như thẳng, các nhóm cơ bắp tham gia động tác này phải tích cực dùng lực sẽ giúp cho người nhảy dễ dàng khắc phục được phản lực tác dụng rất lớn sinh ra lên chân giậm nhảy. Tại thời điểm đặt chân lên ván giậm nhảy vận động viên thực hiện phối hợp chuyển động của toàn thân thực hiện động tác giậm nhảy: duỗi các khớp của chân giậm nhảy đồng thời gập gối, lăng đùi chân lăng về trước lên trên, chận giậm nhảy bắt đầu đạp duỗi thẳng thực hiện động tác giậm nhảy. Tay bên chân giậm nhảy vung về trước lên trên và dừng khi cánh tay song song với mặt đất. Tay bên chân lăng gập ở khớp khuỷu và đánh sang bên để nâng cao vai. Kết thúc giậm nhảy, cơ thể rời đất ở tư thế bước bộ trên không. 2.3. Bay trên không Kết thúc giậm nhảy, cơ thể rời khỏi mặt đất chuyển sang giai đoạn bay, quỹ đạo của trọng tâm cơ thể bay theo đường vòng cung (parabol). Toàn bộ các động tác của vận động viên trong lúc bay chỉ nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp đất có hiệu quả nhất. Giai đoạn bay được chia thành hai giai đoạn chính: - Giai đoạn bay bước bộ Sau khi cơ thể rời khỏi mặt đất bay lên, chân giậm nhảy sau khi giậm nhảy rời khỏi mặt đất giữ lại phía sau và căng chân hơi co lại, đồng thời chân lăng dần duỗi ra, cẳng chân thả lỏng, hai tay hơi hạ xuống để giữ thăng bằng. Thân trên giữ giữ thẳng như giai đoạn giậm nhảy, giai đoạn này diễn ra rất nhanh bằng khoảng 1/3 của quãng đường bay. 15
  16. - Giai đoạn bay theo các kiểu nhảy khác nhau (ngồi, ưỡn thân, cắt kéo). 2.3.1. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Đây là kiểu nhảy đơn giản và tự nhiên nhất, phù hợp với người mới tập và học sinh phổ thông. Sau khi bay ở tư thế bước bộ được khoảng 1/3 quỹ đạo bay, vận động viên kéo chân giậm nhảy lên phía trước song song với chân lăng, nâng hai đùi lên sát ngực hình thành tư thế ngồi trên không. Lúc này thân người hơi ngã về trước, cẳng chân của hai chân duỗi ra đồng thời hai tay đánh thẳng xuống dưới về trước và ra sau, hoạt động này của tay sẽ tạo điều kiện cho việc duỗi hai chân khi rơi xuống đất và tiếp đất thăng bằng. Hình 23: Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 2.3.2. Nhảy xa kiểu Ưỡn thân So với kiểu ngồi, nhảy xa kiểu ưỡn thân các động tác tương đối phức tạp hơn và kiểu nhảy này có hiệu quả cao hơn, do tư thế bay và các động tác thực hiện trong quá trình bay đã giữ cho cơ thể chuyển động ổn định, giữ được thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho động tác rơi xuống đất. Sau khi cơ thể bay lên ở tư thế bước bộ, chân lăng ở phía trước hạ miết cẳng chân xuống dưới, về sau cùng với chân giậm nhảy. Hông tiếp tục được di chuyển về phía trước. Khi chân lăng được lăng ra phía sau thì khớp gối hơi gập lại, chân giậm nhảy cẳng chân co lại, kết hợp với chuyển động của chân, hai tay đánh vòng sang ngang – xuống dưới – ra sau – rồi lên trên cao... Các chuyển động ngược của các bộ 16
  17. phận có tác dụng kéo căng ngực, hông và đùi tạo thành tư thế ưỡn thân. Tư thế này kéo dài khoảng nửa đường bay và sau đó vận động viên nhanh chóng gập thân, đưa hai chân về phía trước, nâng hai đùi lên cao, đồng thời hai tay từ trên cao đưa về trước hạ xuống dưới, cơ thể chuyển vào tư thế chuẩn bị tiếp đất. Hình 24: Kỹ thuật nhảy xa Ưỡn thân 2.3.3. Kỹ thuật nhảy xa Cắt kéo Kết thúc giậm nhảy, cơ thể chuyển vào giai đoạn bước bộ trên không, từ tư thế đó chân lăng ép xuống dưới ra sau, đồng thời chân giậm nhảy thu lại ở khớp gối và chuyển hông về phía trước( hoạt động của hai chân lúc này gống như các bước chạy liên tục không không ). Vận động viên có thể thực hiện chạy 2.5 – 3.5 bước chạy trên không. Cùng với các hoạt động của chân khi thực hiện các bước chạy trên không, hai tay duỗi thẳng hoặc co lại ở khuỷu thực hiện động tác đánh vòng tròn đuổi nhau lấy trục vai làm trục và so le với chân, vừa hỗ trợ cho động tác chân để giữ thăng bằng. Hình25 : Kỹ thuật nhảy xa kiểu Cắt kéo 17
  18. 2.4. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa Giảng dạy kỹ thuật nhảy xa được tiến hành trên cơ sở khi người học đã được học kỹ thuật chạy ngắn. Để giảng dạy có hệ thống và đem lại hiệu quả cho người học nắm vững kỹ thuật tốt, cần phải tuần tự giải quyết các nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường dùng như sau: Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật nhảy xa thông qua các biện pháp sau: - Giới thiệu, phân tích, làm mẫu - Cho người học xem tranh, hình ảnh các giai đoạn kỹ thuật của các kiểu nhảy - Cho người học nhảy thử để làm quen và xác định chân giậm nhảy phù hợp. - Tập chạy tăng tốc độ từ 30m – 50m Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ trên không thông qua các biện pháp sau: - Tại chổ tập đặt chân và giậm nhảy đánh tay - Đi hoặc chạy chậm từ 1 – 3 bước đà tập đặt chân giậm nhảy - Thực hiện bước bộ liên tục phối hợp đánh tay - Chạy đà từ 3 – 5 bước thực hiện giậm nhảy bước bộ liên tục hoặc qua xà thấp từ 30cm – 40cm. Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy đà phối hợp với giậm nhảy bước bộ thông qua các biện pháp sau: - Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (20 – 30m) - Chạy đà từ 5 – 7 bước giậm nhảy lên bục cao thực hiện động tác bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng 18
  19. - Chạy đà 7 – 9 bước giậm nhảy bước bộ vào ván giậm nhảy (điểm giậm nhảy phù hợp) chạy nhẹ nhàng ra khỏi hố. - Chạy nâng cao đùi sau đó chạy tăng tốc độ thực hiện giậm nhảy bước bộ lên bục cao rơi xuống hố bằng chân lăng. Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật trên không rơi xuống đất thông qua các biện pháp sau: - Bật xa tại chỗ bằng hai chân - Nhảy với đà ngắn qua xà thấp từ 20 – 40 cm, đặt cách điểm rơi của cơ thể và ván giậm nhảy khoảng 1m - Bật xa tại chỗ trên bục cao rơi xuống hố cát bằng hai chân - Nhảy với đà ngắn thực hiện duỗi chân chạm vào dấu quy định của điểm rơi. Nhiệm vụ 5: Dạy kỹ thuật trên không kiểu “ngồi” thông qua các biện pháp sau: - Tại chỗ mô phỏng động tác giậm nhảy – bước bộ thu chân giậm về trước và tiếp đất bằng hai chân - Chạy đà 2 – 3 bước giậm nhảy bước bộ trên bục cao sau đó thu chân chân giậm đưa về trước lên trên cùng chân lăng rơi xuống đất bằng hai chân. - Nhảy xa kêỉu ngồi với đà ngắn và trung bình Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật trên không kiểu “ưỡn thân” thông qua các biện pháp sau: - Tại chỗ hoặc 1 bước mô phỏng động tác đặt chân giậm nhảy dừng ở tư thế bước bộ làm động tác căng ưỡn thân ( ép miết chân lăng, căng thân kết hợp lăng đánh hai tay từ trước – xống dưới – ra sau) kết hợp chùng gối chân giậm bật về trước, quay hai tay gập người tiếp đất bằng hai chân. 19
  20. - Đứng trên bục cao làm động tác ưỡn thân rơi xuống hố cát - Chạy đà 2 – 3 bước giậm nhảy bước bộ liên tục trên đất thực hiện động tác hạ miết chân lăng và kết hợp đánh lăng hai tay căng thân. - Chạy đà ngắn 3 – 5 bước giậm nhảy lên bục thực hiện bước bộ sau đó chuyển sang động tác ưỡn thân. - Nhảy xa ưỡn thân với chiều dài đà tăng dần Nhiệm vụ 7: Dạy kỹ thuật trên không kiểu “cắt kéo” thông qua các biện pháp sau: - Đi bộ tập mô phỏng động tác đánh lăng hai tay và cắt kéo hai chân - Treo người trên xà đơn thực hiện mô phỏng động tác cắt kéo hai chân - Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ, thực hiện đổi chân trên không, rơi xuống đất bằng chân giậm rồi chạy tiếp - Chạy đà ngắn giậm nhảy liên tục, làm động tác cắt kéo trên không rồi rơi xuống đất bằng hai chân. - Nhảy xa kiểu cắt kéo với đà tăng dần. 3. Kỹ thuật và phƣơng pháp giảng dạy nhảy ba bƣớc 3.1. Kỹ thuật nhảy ba bƣớc (nhảy tam cấp) Nhảy ba bước là một dạng khác của nhảy xa. Trong đó VĐV vượt qua một khoảng cách lớn nhất bằng ba bước nhảy liên tiêp. Kỹ thuật nhảy ba bước khá phức tạp, bao gồm lấy đà, chuẩn bị giậm nhảy và nhảy ba bước nhảy liên tiếp. Quá trình thực hiện các động tác trong từng bước nhảy, VĐV phải chịu những chấn động lớn do tốc độ và trọng lượng cơ thể gây ra, do đó nhảy ba bước không chỉ đòi hỏi VĐV có trình độ thể lực phát triển đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, mà còn phải có một hệ thống cơ xương vững chắc, đặc biệt là cột sống và cổ chân, khớp gối. 20
nguon tai.lieu . vn