Xem mẫu

  1. UNND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016-2017 NỘI DUNG 2: DÀNH CHO GIÁO VIÊN GDQP-AN CẤP THPT Năm học 2016 - 2017 1
  2. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MÔN GDQP-AN THPT NĂM HỌC 2016-2017 PHẦN THỨ NHẤT THÔNG TIN Về tình hình thế giới, khu vực, trong nước, trong nước gần đây liên quan đến QP-AN Việt Nam và những nội dung cần giáo dục QP-AN cho học sinh Thời gian gần đây, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; các nước lớn đẩy mạnh điều chỉnh, triển khai chiến lược khu vực và toàn cầu, gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng tại nhiều khu vực, nhưng vẫn tránh đối đầu toàn diện. Khu vực Đông Nam Á cơ bản ổn định, vai trò, vị thế của ASEAN tăng, nhưng đối mặt với nhiều thách thức. Lào tổ chức thành công Đại hội X và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII, tình hình mọi mặt cơ bản ổn định, nhưng tiềm ẩn một số khó khăn, phức tạp mới. Tình hình an ninh - chính trị tại CPC gần đây có dấu hiệu nóng lên; CPC có xu hướng ngả về TQ nhiều hơn. Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XII và bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp; an ninh - chính trị cơ bản ổn định và phát triển, vị thế nâng cao, nhưng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cũ và mới. Trong đó có những vấn đề cần cập nhật cho giáo dục QP-AN đối với học sinh, sinh viên hiện nay. Cụ thể: I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 1. Các nước lớn tập trung củng cố chính trị nội bộ, đẩy mạnh điều chỉnh, triển khai chiến lược, cạnh tranh ảnh hưởng tại các khu vực địa chiến lược 1.1. Mỹ tập trung cho bầu cử Tổng thống, đồng thời đẩy mạnh triển khai chiến lược toàn cầu và “tái cân bằng” tại châu Á - TBD - Các đảng phái ở Mỹ kết thúc chiến dịch lựa chọn ứng cử viên tổng thống với hai đại diện là cựu Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn của đảng Dân chủ và tỷ phú 2
  3. Đô-nan Trăm của đảng Cộng hoà. Chính quyền Ô-ba-ma đẩy mạnh triển khai chiến lược toàn cầu, trong đó gia tăng “tái cân bằng” tại châu Á - TBD; ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng, nhất là TQ và Nga; củng cố hệ thống các quan hệ đồng minh và đối tác; thúc đẩy hình thành các liên kết, liên minh quân sự đa phương tại châu Á - TBD; gia tăng can dự, chuyển hóa, chống phá các nước cánh tả Mỹ La-tinh; can dự sâu vào các điểm nóng trên thế giới, lợi dụng chống khủng bố để duy trì ảnh hưởng tại Trung Đông - Bắc Phi; phối hợp với EU và sử dụng NATO để bao vây kiềm chế Nga nhưng vẫn tìm cách hợp tác, thỏa hiệp với Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế như chống IS, giải quyết cuộc khủng hoảng Xy-ri; quan hệ Mỹ - Trung trong trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm và tiếp xúc cấp cao nhưng vẫn tồn tại nhiều bất đồng chiến lược, như vấn đề thương mại, an ninh mạng, Đài Loan, đặc biệt là vấn đề BĐ. Mỹ xác định Đông Nam Á là trọng điểm triển khai chiến lược “tái cân bằng” và vấn đề BĐ là “cớ” để Mỹ gia tăng can dự vào khu vực, do đó Mỹ đã tham gia và can dự vào hầu hết các định chế đa phương tại châu Á - TBD, nhất là chi phối, lôi kéo ASEAN; tăng cường lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị, đồng thời đẩy mạnh bố trí luân phiên lực lượng ở khu vực; mở rộng số lượng, quy mô và phạm vi các cuộc diễn tập, chuyển giao vũ khí trang bị cho các đồng minh, đối tác của Mỹ. - Quan hệ Mỹ - Việt tiếp tục phát triển, nhất là sau chuyến thăm VN của Tổng thống Ô-ba-ma, nhưng vẫn tồn tại những bất đồng liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền. Trong chuyến thăm, hai bên khẳng định tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh; thúc đẩy quyền con người và cải cách tư pháp; hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực, trong đó có vấn đề BĐ; ký kết các văn kiện hợp tác như Sáng kiến CHAMSI, Hiệp định khung về Chương trình hoà bình. Kết quả nổi bật trong chuyến thăm là Tổng thống Ô-ba-ma tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với VN. Việc Ô-ba-ma thăm VN không chỉ khẳng định Mỹ coi trọng thúc đẩy quan hệ với VN mà còn nhằm lôi kéo VN vào quỹ đạo của Mỹ và là bước triển khai chiến lược “tái cân bằng” tại CA - TBD. 3
  4. Mỹ đạt được yêu cầu VN cho phép triển khai Chương trình Đội Hòa bình tại VN. Tổng thống Ô-ba-ma tiếp xúc với một số đại diện cái gọi là tổ chức “XHDS”. Đây sẽ là những vấn đề tác động đến VN liên quan đến dân chủ, nhân quyền. Đáng chú ý, báo chí, truyền thông VN đưa tin về chuyến thăm thái quá, đưa thông tin thiếu định hướng tạo điều kiện cho truyền bá “giá trị Mỹ”, kích động tâm lý “bài Trung”, đòi dân chủ. Sau chuyến thăm VN của Tổng thống Ô-ba-ma, chính giới Mỹ cho rằng chuyến thăm đã giúp Mỹ có cái nhìn xuyên thấu về kết quả “chuyển hóa” VN của Mỹ sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ. 1.2. TQ tập trung ổn định chính trị nội bộ, đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vai trò, ảnh hưởng quốc tế và bảo vệ “lợi ích cốt lõi” - TQ đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng; thông qua Luật Chống khủng bố cho phép quân đội tham gia các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài; kiện toàn nhân sự để chuẩn bị cho Đại hội XIX vào năm 2017; triển khai nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế tài chính tại khu vực; tiến hành cải cách quân đội sâu rộng; tăng cường mua sắm, chế tạo và đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại; đẩy mạnh triển khai chính sách ngoại giao nước lớn, tiến hành chiến dịch ngoại giao và truyền thông liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA); gia tăng sức ép, ủng hộ Nghị quyết của HĐBA LHQ trừng phạt Triều Tiên, nhưng không để quan hệ Trung - Triều đổ vỡ; thúc đẩy quan hệ “nước lớn kiểu mới” với Mỹ; cải thiện quan hệ với Nhật Bản nhưng vẫn bất đồng lớn trong tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông; tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và phối hợp với Nga nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực. TQ can dự toàn diện và sâu rộng vào Đông Nam Á cả song phương và đa phương để tranh giành ảnh hưởng với các nước lớn, phân hóa ASEAN và lôi kéo các nước thành viên ủng hộ TQ trong các vấn đề khu vực. TQ bày tỏ quan ngại trước việc VN đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và các nước lớn khác, nhưng đang có động thái điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng mềm dẻo hơn với VN. Tuy nhiên, TQ đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn như kinh tế suy giảm, hệ lụy của chiến dịch chống tham 4
  5. nhũng, vấn đề khủng bố, ly khai, sức ép của cộng đồng quốc tế trước tham vọng chủ quyền ở BĐ, xu hướng Đài Loan ngày càng “độc lập” hơn với TQ... - Quan hệ Việt - Trung: TQ có nhiều động thái thể hiện chủ động tăng cường, củng cố quan hệ với VN thông qua trao đổi, giao lưu, tiếp xúc các cấp. Sau khi VN bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt mới, các lãnh đạo TQ đã gửi điện mừng tới các lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ VN. Hai nước tiến hành tiến hành vòng đàm phán thứ 8, 9 của Nhóm công tác về hơ ̣p tác trong các liñ h vực ít nha ̣y cảm trên biển VN - TQ và thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao. Thông qua các cuộc tiếp xúc, làm việc, TQ thể hiện mong muốn củng cố và thúc đẩy quan hệ với VN, nhấn mạnh các điểm đồng về kinh tế, chính trị làm nền tảng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ hai nước. 1.3. Nga tập trung tháo gỡ khó khăn kinh tế, điều chỉnh bố trí quân sự và đáp trả cứng rắn các hành động của Mỹ và phương Tây - Tình hình chính trị - xã hội Nga ổn định, chuẩn bị cho bầu cử Đu-ma khóa mới, uy tín của Tổng thống Pu-tin vẫn ở mức cao. Nga tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế, thông qua Chiến lược An ninh quốc gia mới, xây dựng học thuyết quân sự mới để ngỏ khả năng sử dụng hạt nhân và xác định Mỹ, NATO là đối tượng tác chiến của Quân đội Nga; tăng cường tiềm lực quân sự, cơ cấu lại tổ chức biên chế của quân đội, ưu tiên cho hướng Tây, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn, duy trì cuộc chiến chống IS và hậu thuẫn chính quyền Át-xát ở Xy-ri; nối lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, mở rộng quan hệ với khu vực châu Á - TBD, coi trọng quan hệ với TQ, Ấn Độ, cải thiện quan hệ với Nhật Bản, nâng quan hệ với ASEAN lên tầm đối tác chiến lược, tăng cường quan hệ song phương với nhiều nước ASEAN, nhất là hợp tác quốc phòng. Quan hệ Nga - NATO căng thẳng; NATO tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện và tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự sát biên giới Nga, trong khi đó Nga kiên quyết duy trì ảnh hưởng tại không gian hậu Xô-viết, triển khai vũ khí trang bị hiện đại. - Quan hệ Nga - Việt tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, BTQP Ngô Xuân Lịch đã có chuyến thăm Nga, hai bên đã đạt 5
  6. được những kết quả quan trọng, nhất trí tăng cường hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt tiếp tục phát triển; cam kết ưu tiên thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư; triển khai đồng bộ các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước trong các hoạt động xuất, nhập khẩu; ký Thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, đầu tư, đào tạo cán bộ; cam kết phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương trong giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực, bao gồm cả vấn đề BĐ... 1.4. Nhật Bản tăng cường tiềm lực quốc phòng, mở rộng ảnh hưởng tại khu vực và trên trường quốc tế. Tình hình Nhật Bản cơ bản ổn định, uy tín của chính quyền và cá nhân Thủ tướng A-bê được duy trì; đẩy mạnh triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn đà suy thoái kinh tế, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề nợ công; thực thi Luật An ninh quốc gia mới và ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị quốc phòng; coi trọng đầu tư cho quốc phòng, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và chuyển bố trí lực lượng tập trung ở phía Bắc sang tập trung ở phía Tây và Nam, tăng cường hoạt động giám sát, phòng thủ và phản ứng nhanh ở biển Hoa Đông; triển khai chính sách “chủ nghĩa hòa bình tích cực” nhằm đưa Nhật Bản trở thành “cường quốc bình thường”; củng cố quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong triển khai chiến lược tại khu vực Đông Á; tăng cường quan hệ với ASEAN, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a. Đáng chú ý, Nhật Bản tận dụng vai trò chủ nhà để vận động các nước thành viên G7 thông qua hai Tuyên bố chung (Hội nghị Ngoại trưởng và Hội nghị Thượng đỉnh G7) đề cập đến vấn đề an ninh biển, trong đó có vấn đề BĐ và biển Hoa Đông, chủ yếu nhằm vào TQ... Nhật Bản coi trọng quan hệ với VN, mời Thủ tướng VN thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị G7 mở rộng, cử máy bay trinh sát P-3C thăm Đà Nẵng, tàu chiến thăm cảng quốc tế Cam Ranh. 1.5. Ấn Độ đẩy mạnh triển khai chính sách “Hành động phía Đông”, tăng cường quan hệ với tất cả các nước lớn. 6
  7. Tình hình chính trị Ấn Độ cơ bản ổn định, tuy nhiên vẫn xảy ra một số vụ bạo lực tôn giáo và khủng bố; kinh tế duy trì đà tăng trưởng tích cực; triển khai sáng kiến “sản xuất tại Ấn Độ”; chú trọng nâng cao tiềm lực quốc phòng, tiếp tục thử nghiệm và phát triển các loại VKTB mới (thử thành công tên lửa đạn đạo K4 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân); thúc đẩy quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ; tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga; cải thiện quan hệ với TQ; mở rộng quan hệ đối tác, đối thoại với ASEAN và các nước Đông Nam Á, trong đó có VN. 1.6. Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về an ninh, chính trị và kinh tế An ninh châu Âu vẫn đối mặt với thách thức nghiêm trọng, nhất là nguy cơ khủng bố vẫn tiềm ẩn; vấn đề di cư, vấn đề cấm vận Nga... khiến nội bộ EU chia rẽ, bất đồng; kinh tế EU tiếp tục gặp khó khăn do khủng hoảng nợ công chưa được giải quyết, trong khi phải chi ngân sách lớn do vấn đề nhập cư và bảo đảm an ninh. Đặc biệt, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) đã đẩy sâu thêm một bước về sự chia rẽ trong EU, tác động tiêu cực toàn diện, khó lường đối với EU, cụ thể: + Đối với Anh: (1) Phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng chính trị và tan rã (Thủ tướng Ca-mê-rôn tuyên bố từ chức; Xcốt-len, Bắc Ai-len, xứ Uên có thể trưng cầu ý dân về việc rời đi); (2) Nền kinh tế Anh đối mặt với nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng khi đồng Bảng mất giá mạnh, thị trường tài chính - ngân hàng và đầu tư bất ổn, kinh tế đối ngoại suy giảm…; (3) Dễ bị tổn thương hơn về an ninh, cũng như vai trò và uy tín suy giảm trên trường quốc tế. + Đối với EU: (1) “Brexit” bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ EU; (2) Sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, cổ vũ phong trào bài châu Âu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và thịnh vượng của EU, thậm chí kéo theo sự sụp đổ của EU (người dân nhiều nước EU cũng muốn có một cuộc bỏ phiếu tương tự; xuất hiện phong trào Franxit, Nexit và Cexit); (3) “Brexit” khiến kinh tế châu Âu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thậm chí rơi vào giảm phát; (4) Làm suy giảm khả năng 7
  8. của EU trong giải quyết các thách thức an ninh, cũng như vai trò, vị thế trên trường quốc tế. + Đối với thế giới, khu vực ASEAN và VN: (1) “Brexit” có thể là một quyết định làm thay đổi các mối quan hệ quốc tế hiện tại. Sau “Brexit”, vai trò của Mỹ tại châu Âu sẽ suy giảm; lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ bị tác động mạnh. Trong khi đó, việc Anh rời EU phần nào mang lại lợi ích nhất định về chính trị và kinh tế cho Nga; (2) Nền kinh tế toàn cầu đang và sẽ bị ảnh hưởng; (3) “Brexit” cũng có những tác động nhất định về kinh tế và chính trị đối với ASEAN và VN. Đối với VN, “Brexit” khiến cộng đồng người Việt ở Anh và EU gặp khó khăn trong đi lại và làm ăn; triển khai FTA giữa VN và EU có thể bị chậm lại dẫn đến tăng trưởng thương mại hai bên bị ảnh hưởng; các thế lực thù địch, phản động sẽ lợi dụng để tuyên truyền, kích động phong trào ly khai, tự trị. 2. Các “điểm nóng” trên thế giới chưa lắng dịu, song xuất hiện dấu hiệu bất ổn mới tại khu vực Mỹ La-tinh - Bán đảo Triều Tiên có một số diễn biến mới: Đảng Lao động Triều Tiên tiến hành Đại hội VII, nhấn mạnh chính sách “song tiến” (đồng thời phát triển vũ khí hạt nhân với phát triển kinh tế). Quan hệ liên Triều vẫn căng thẳng: Triều Tiên tiến hành thử “bom H”, 7 lần thử tên lửa, đóng cửa Khu công nghiệp chung Kê-xâng, Hàn Quốc nối lại việc phát loa tuyên truyền chống Triều Tiên ở khu vực biên giới... Các nước lớn gia tăng trừng phạt Triều Tiên; vấn đề đàm phán 6 bên vẫn chưa được nối lại. - Xy-ri vẫn lún sâu vào nội chiến, đàm phán hòa bình gặp bế tắc; Nga, Mỹ/phương Tây vừa gia tăng can dự, vừa tìm kiếm thỏa hiệp. Can dự quân sự của Nga và Mỹ/đồng minh khiến lực lượng khủng bố IS ở Xy-ri suy yếu, dưới sự hỗ trợ của Nga, chính quyền Át-xát đã giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực, song không đủ sức để làm chủ cục diện tình hình. Trong khi đó, đàm phán hòa bình Xy-ri không đạt được kết quả do quan điểm của các bên liên quan còn khác biệt, nhất là vấn đề ra đi hay ở lại của Tổng thống Át-xát 8
  9. khi thành lập chính phủ chuyển tiếp. Nga và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán cấp cao để tìm kiếm giải pháp/thỏa hiệp, song chưa đạt kết quả mang tính đột phá. - Trước những khó khăn nội tại và can dự của Mỹ/phương Tây, một số nước cánh tả Mỹ La-tinh đối mặt với nguy cơ khủng hoảng chính trị. Tại Vê-nê-xu-ê-la, phe đối lập đã thu thập đủ chữ ký gửi lên Hội đồng bầu cử quốc gia, mở đường cho việc trưng cầu dân ý phế truất Tổng thống. Tổng thống Ma-đu-rô đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước nhằm đối phó với âm mưu đảo chính. Tại Bra-xin, Thượng viện nước này đã bỏ phiếu đình chỉ chức vụ Tổng thống của bà Đin-ma trong vòng 6 tháng để tiến hành các thủ tục luận tội. Đáng chú ý, tình hình bất ổn tại Vê-nê-xu-ê-la và Bra-xin có nguy cơ lan sang các quốc gia cánh tả Mỹ La-tinh khác. II. TÌNH HÌNH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 1. Khu vực Đông Nam Á cơ bản ổn định, vai trò, vị thế của ASEAN tăng, nhưng phải đối phó với nhiều thách thức Từ đầu năm đến nay, ASEAN đã cơ bản tổ chức thành công các hội nghị quan trọng, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, bước đầu triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN- 2025. Tổng thống mới của Phi-líp-pin có xu hướng theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập, không dựa vào Mỹ và tìm cách thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại với TQ. Tiến trình chuyển giao quyền lực ở Mi-an-ma diễn ra thuận lợi, chính phủ mới triển khai nhiều chính sách quan trọng trong đối nội, đối ngoại nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Thái Lan thúc đẩy thông qua Hiến pháp mới, nhưng Chính quyền quân sự vẫn tìm cách cầm quyền lâu dài. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a có động thái cứng rắn hơn trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, khu vực ĐNÁ vẫn đối mặt với nhiều thách thức, như: các vấn đề an ninh phi truyền thống; mức độ liên kết nội Khối chưa cao; can dự và cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa các nước lớn, nhất là Mỹ và TQ; lập trường/quan điểm trong giải quyết vấn đề BĐ còn khác biệt (Hội nghị đặc 9
  10. biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - TQ ngày 14.06.16, ASEAN đã không ra được Tuyên bố báo chí liên quan đến vấn đề BĐ). 2. Cam-pu-chia và Lào nhìn chung ổn định, song còn tiềm ẩn một số khó khăn, thách thức 2.1. Tình hình CPC nhìn chung ổn định, nhưng xuất hiện những vấn đề đáng chú ý sau: Từ sau Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 39 (tháng 1.2016) đến nay, CPP/Thủ tướng Hun Xen đã tiến hành nhiều biện pháp củng cố nội bộ, song vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, một bộ phận người dân mất niềm tin vào CPP. CPP/Hun Xen sử dụng nhiều biện pháp nhằm làm suy yếu CNRP; ngược lại, CNRP cũng triển khai nhiều đối sách cả “cứng và mềm” để thúc đẩy “phong trào dân chủ” tại CPC theo mô hình của Mi-an-ma. Sau khi cơ quan chức năng CPC ra lệnh bắt giữ Kưm Xô Kha, lãnh đạo CNRP chủ trương duy trì “văn hóa đối thoại”, đấu tranh nghị trường và kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ/phương Tây, gửi kiến nghị lên Quốc vương. Vai trò, ảnh hưởng của TQ tại CPC ngày càng tăng. CPP/Hun Xen coi TQ là người bạn lớn không thể thiếu, cho rằng chỉ TQ mới có thể giúp được CPC phòng chống “cách mạng màu”, do đó Hun Xen/CPP đã công khai đưa ra nhiều tuyên bố có lợi cho TQ trong vấn đề BĐ. Mỹ vừa thúc đẩy quan hệ với CPC, vừa hậu thuẫn/nuôi dưỡng đảng đối lập, các tổ chức “XHDS” nhằm lật đổ CPP thông qua bầu cử theo mô hình của Mi-an-ma và sẵn sàng thực hiện “cách mạng màu” để loại bỏ CPP/Hun Xen khi có thời cơ. Quan hệ CPC - VN được duy trì trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng. Tuy nhiên, quan hệ hai nước còn tồn tại, vướng mắc một số vấn đề cần giải quyết, như: 1/ Sự phối hợp giữa hai bên trên các diễn đàn khu vực, quốc tế còn hạn chế, quan điểm của hai nước về vấn đề BĐ còn có sự khác biệt; 2/ Tiến độ phân giới cắm mốc trên bộ còn chậm; 3/ Giải quyết vấn đề Việt kiều còn nhiều bất cập; 4/ Hợp tác đầu tư, thương mại chưa đạt kết quả như dự kiến; 5/ Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá quan hệ hai nước. 10
  11. 2.2. Tình hình Lào từ sau Đại hội X đến nay có xu hướng ổn định hơn, song vẫn tiềm ẩn một số khó khăn, thách thức lớn: Lào tổ chức thành công Đại hội X và bầu cử Quốc hội khóa VIII, hoàn thành công tác kiện toàn bộ máy lãnh đạo, song nội bộ Lào vẫn có biểu hiện thiếu thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành đất nước. Kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nguồn thu ngân sách giảm, bội chi, nợ công cao và chưa có biện pháp giải quyết, tình trạng nợ lương công chức vẫn tiếp diễn, một số dự án lớn của Lào không triển khai được. Phản động Mông đẩy mạnh chống phá, nhất là ở Bắc Lào với tính chất ngày càng manh động hơn, trong đó có sự tham gia của lực lượng người Mông VN vượt biên trái phép sang Lào. Vai trò, ảnh hưởng của TQ tại Lào ngày càng tăng. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Lào nỗ lực tổ chức thành công các hội nghị của ASEAN, nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề BĐ. Lào có xu hướng cởi mở hơn trong quan hệ với Mỹ để tranh thủ phát triển kinh tế - xã hội. Mỹ triệt để tận dụng Lào trên cương vị Chủ tịch ASEAN để lôi kéo Lào, tuy nhiên Lào vẫn cảnh giác trước âm mưu, ý đồ chống phá của Mỹ. Ban lãnh đạo mới của Lào coi trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Lào; mong muốn VN giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của Lào và quan hệ hai nước. Đề nghị VN phối hợp giải quyết vấn đề người Mông VN vượt biên sang Lào; tăng cường hơn nữa số lượng và chất lượng các công ty của VN sang đầu tư ở Lào. III. TÌNH HÌNH VIỆT NAM 1. Tình hình VN ổn định, phát triển, quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia được giữ vững, song vẫn đối mặt với một số khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Đảng ta tổ chức thành công Đại hội lần thứ XII và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; tập trung quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức các Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội để kiện toàn nhân sự lãnh đạo các cấp. Đại đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tin tưởng vào đường lối phát triển đất nước, ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới sẽ đưa VN sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. An ninh 11
  12. nội địa và chủ quyền quốc gia được duy trì vững chắc. Hoạt động đối ngoại song phương, đa phương được đẩy mạnh, góp phần củng cố, thúc đẩy quan hệ VN với các nước, tạo thế và lực mới cho VN ở khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức... 2. Hoạt động chống phá VN của các thế lực thù địch - Tuyên truyền chống phá công tác nhân sự, đường lối, chính sách Đại hội XII, HNTW 2; tìm cách phân hóa, chia rẽ nội bộ lãnh đạo VN. + Mỹ, phương Tây: Trước Đại hội, Mỹ triển khai lực lượng, phương tiện thu thập thông tin về công tác chuẩn bị nhân sự, đường lối ĐH XII; thông qua hợp tác kinh tế, các quỹ tài chính để can dự, chi phối công tác nhân sự của ĐCSVN; sử dụng hệ thống truyền thông để tung tin, bôi đen, vu cáo hoặc đánh bóng, lăng xê nhân sự được cho là “thân Mỹ”; gia tăng tuyên truyền về “thuyết đe dọa TQ”, đẩy nóng vấn đề BĐ, tung tin TQ đứng sau các vụ việc phức tạp diễn ra ở VN; ráo riết thúc đẩy phát triển mạng lưới “XHDS” tại VN để tác động vào vấn đề nhân sự, tạo thế ủng hộ hoặc loại bỏ theo ý đồ của Mỹ; thông qua các kênh khác nhau tuyên truyền về nội bộ lãnh đạo VN đang xảy ra cuộc “tranh giành quyền lực”, đấu đá “phe phái” làm cho nội bộ VN nghi ngờ lẫn nhau. Trong thời gian Đại hội, đẩy mạnh tuyên truyền tạo không khí căng thẳng trong và ngoài ĐH, đồng thời cổ xúy cho một kịch bản “dân chủ” kiểu như Mi-an-ma. Sau Đại hội, đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ, thách thức VN sẽ phải đối mặt; cho rằng đã có sự thương thảo giữa các “phe, nhóm” trong nội bộ VN và đang có những “khoảng trống quyền lực” tạo ra những “rối ren” cho ĐCSVN...; HNTW 2 chỉ là giải pháp hoàn thiện nhân sự lãnh đạo của ĐCSVN, củng cố sức mạnh cho “phe Đảng”... + Số chống đối chính trị người Việt: Ở ngoài nước, chúng lợi dụng mạng xã hội phát tán nhiều tài liệu, bài viết xuyên tạc tình hình đất nước; “bôi đen” nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin, đòi ĐCSVN phải thay đổi Cương lĩnh, Hiến pháp, thể chế chính trị; chỉ đạo lực lượng trong nước thu thập thông tin về vấn đề nhân sự, xuyên tạc tình hình, gây hoài nghi trong nội bộ Đảng; tìm cách phối hợp với các nhen nhóm trong nước kích động, lôi 12
  13. kéo “dân oan”, tín đồ tôn giáo, công nhân, người dân tụ tập tuần hành, khiếu kiện, biểu tình nhằm gây mất ổn định chính trị, đồng thời phát động “chiến dịch tẩy chay kết quả ĐH XII”. Ở trong nước, chúng tuyên truyền phủ nhận hệ thống lý luận, tư tưởng, quan điểm của Đảng; kêu gọi liên kết đấu tranh đòi “dân chủ, đổi mới”, đổi tên Đảng, tên nước, thực hiện đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập tại VN; viết tài liệu xây dựng “Cương lĩnh mới” để Đảng trở thành đảng của dân tộc và dân chủ; phối hợp với lực lượng bên ngoài kích động, lôi kéo người dân, các thành phần “dân oan” tụ tập biểu tình, gây sức ép trong thời gian diễn ra ĐH; nhắn tin, chuyển tài liệu kêu gọi Đại biểu tham dự ĐH gạch tên các nhân sự do BCT khóa XI giới thiệu; tổ chức đánh giá kết quả, tăng cường tuyên truyền, kích động chia rẽ nội bộ, khoét sâu mâu thuẫn theo hướng phân chia vùng miền Bắc - Nam; thổi phồng nguy cơ nền kinh tế VN sụp đổ do các nhà đầu tư lo ngại, rút vốn, nhất là nguy cơ VN sẽ thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” theo kiểu TQ, gây hoang mang dư luận. - Gia tăng các hoạt động hướng lái, thẩm thấu vào tiến trình xây dựng, ban hành các Dự thảo luật, Kỳ họp của Quốc hội, công tác bầu cử Quốc hội khóa XIV, HĐND các cấp. + Mỹ, phương Tây: Chúng tuyên truyền, vai trò của QH VN chưa thực sự rõ nét khi chịu sự chi phối lớn của ĐCSVN. QH VN chưa hoàn thành tốt vai trò giám sát đối với các hoạt động của Chính phủ, các bộ, ban, ngành… dẫn đến bỏ lọt nhiều sai phạm nghiêm trọng, tạo cơ hội cho tình trạng tham nhũng của cán bộ Đảng, Nhà nước…; cho rằng Kỳ họp thứ 11/Quốc hội khóa XIII bầu các chức danh chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ là “vi hiến”, gây sức ép với QH VN trong việc thông qua một số dự luật như Luật về hội, Luật biểu tình; hỗ trợ, hậu thuẫn cho các ứng cử viên tự ứng cử ĐBQH khóa XIV, triển khai chiến dịch “đánh bóng” tên tuổi cho các ứng cử viên nhằm thúc đẩy “dân chủ” trong bầu cử ở VN theo kiểu phương Tây; đồng thời tìm cách thu thập thông tin về bầu cử ở VN, tiếp cận các thành viên Ủy ban bầu cử các cấp để thực hiện ý đồ chính trị 13
  14. lâu dài với VN. + Số chống đối chính trị người Việt: Ở ngoài nước, chúng kêu gọi liên kết, tẩy chay bầu cử, đồng thời ủng hộ các ứng cử viên độc lập; vu cáo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc VN “đấu tố” những người tự ứng cử; kêu gọi cử tri trong nước khi đi bầu cử gạch tên tất cả các ứng cử viên do Trung ương giới thiệu, bầu cho người ngoài đảng, ứng cử viên độc lập; vu cáo chính quyền các cấp ở VN gây sức ép, cưỡng chế cử tri tham gia bầu cử, tổ chức mua phiếu... Ở trong nước, chúng đã: (1) Vu cáo, Hội nghị lấy ý kiến cử tri, thực chất là “thủ đoạn” của Đảng nhằm loại những người tự ứng cử; (2) Phát động “chiến dịch tự ứng cử” ĐBQH và HĐND các cấp; kêu gọi, kích động các ứng viên độc lập liên kết và phối hợp với các nhà “hoạt động dân chủ”, các tổ chức “XHDS” thành lập những cái gọi là “QH lòng dân”, “QH trên mạng”; đồng thời, phát động “phong trào” xuống đường tuần hành, “Tổng biểu tình” vào ngày bầu cử QH; (3) Tán phát các loại tài liệu xuyên tạc, kích động cử tri không bầu cho các đại biểu do Trung ương giới thiệu; tập hợp thông tin về gian lận bầu cử và sẵn sàng đòi “bầu cử lại”... - Lợi dụng vụ cá chết ở khu vực ven biển Bắc miền Trung để tung tin hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chống phá quan hệ Việt - Trung. + Giới chức ngoại giao Mỹ tại VN tung tin: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh miền Trung lúng túng và thiếu thống nhất trong giải quyết vụ việc. Các quan chức VN phát biểu theo hướng bảo vệ cho nhà đầu tư nước ngoài bằng cách khẳng định đường ống thải của Tập đoàn Formosa đã được phê duyệt và đảm bảo an toàn. Phái bộ ngoại giao Mỹ tại VN đã chỉ đạo các tổ chức “XHDS”: (1) Lợi dụng sự việc cá chết hàng loạt ở ven biển Bắc miền Trung để tuyên truyền khoét sâu mâu thuẫn Việt - Trung, làm giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền; (2) Thông qua mạng xã hội lan truyền thông tin về Formosa là của TQ, được TQ hậu thuẫn để hủy hoại môi trường tại VN; (3) Lợi dụng phát biểu của lãnh đạo Formosa và kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tạo ra làn sóng phản đối rộng rãi của người dân... 14
  15. + Số chống đối chính trị người Việt: Lợi dụng vụ cá chết hàng loạt ở khu vực ven biển Bắc miền Trung để kêu gọi tụ tập, tuần hành chống phá chính quyền. Chúng đã lợi dụng mạng xã hội, tán phát tài liệu: (1) Chỉ trích lãnh đạo Đảng, Nhà nước “chậm chạp” trong giải quyết vụ việc nhằm “bảo vệ” Tập đoàn Formosa, gây bất bình dư luận; (2) Tuyên truyền, kích động gây chia rẽ quan hệ Việt - Trung và đòi xem xét lại các dự án của TQ tại VN; (3) Kích động, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động tuần hành, biểu tình, gây rối. Theo đó, chúng tuyên truyền, vận động hàng nghìn lượt người dân kéo về Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành tuần hành, biểu tình gây mất trật tự an ninh. Sau khi VN công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra vụ cá chết tại vùng biển Bắc miền Trung, chúng tuyên truyền xuyên tạc: (1) Cuộc họp báo công bố nguyên nhân là “vở diễn, thoả hiệp” của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an VN với Formosa Hà Tĩnh nhằm đối phó với dư luận; (2) 500 triệu USD Formosa bỏ ra đền bù thiệt hại là quá ít so với những gì họ gây ra, song đã “bẻ cong” được pháp luật VN; số tiền trên sẽ bị “nhóm lợi ích” tìm cách tham nhũng, nên Chính phủ cần cho đại diện các tổ chức “XHDS” giám sát chi tiêu...; (3) Kích động quần chúng nhân dân tiếp tục xuống đường tuần hành, biểu tình đòi khởi tố vụ án, kiện Formosa ra tòa án quốc tế; chính quyền công khai, minh bạch số tiền đền bù, hỗ trợ cho người... Số cực đoan DCCTVN đã phối hợp với các tổ chức “XHDS” tán phát lời kêu gọi “biểu tình vì môi trường trong sạch”, nhằm kích động tâm lý “chống TQ”. Nguyễn Thái Hợp lấy danh nghĩa Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục VN chỉ đạo các giáo xứ, giáo họ có ngư dân ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vận động, lôi kéo khoảng 600 lượt giáo dân thuộc giáo xứ Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch; giáo xứ Nhân Thọ, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình kéo ra quốc lộ 1A, đổ khoảng 200 kg cá chết, dựng nhà bạt, ngăn cản phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1A (đoạn qua địa bàn). - Hậu thuẫn, chỉ đạo các tổ chức “XHDS” tăng cường điều tra, thổi 15
  16. phồng vấn đề tham nhũng, “lợi ích nhóm” ở VN. USAID chủ trương sẽ hậu thuẫn, tài trợ và chỉ đạo các tổ chức “XHDS” VN: (1) Lợi dụng Ban lãnh đạo VN đang tập trung giải quyết vấn đề ngân sách thâm hụt, kinh tế suy giảm, nhân quyền đi xuống… để “khoét sâu” vào những vấn đề nhạy cảm của VN; (2) Tiếp tục đi sâu vào hoạt động điều tra, “phê phán” hành động thiếu minh bạch của chính quyền trong việc “bao che cho công ty Formosa/Hà Tĩnh xả thải chất độc”; điều tra, “đưa ra ánh sáng” những vụ việc tham nhũng, lũng đoạn thị trường, thao túng, kinh doanh độc quyền… của các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân lớn ở VN. Từ đó quy kết “CP VN cố tình buông lỏng công tác quản lý, thiếu minh bạch trong việc xử lý và công bố thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, ngân hàng lớn… là để bảo đảm lợi ích nhóm…”; tạo luồng dư luận lan tỏa trong xã hội “lên án, phản đối” vấn đề “tham nhũng của các nhóm lợi ích” trong điều hành, quản lý kinh tế ở VN... - Tiếp tục sử dụng con bài “dân chủ, nhân quyền” gây sức ép với VN; vu cáo VN “đàn áp” người dân tuần hành, biểu tình: + Mỹ, phương Tây: Các tổ chức nhân quyền Mỹ, phương Tây và một số quan chức Mỹ đã: (1) Cho rằng, tại VN “tình trạng bạo lực đối với người tham gia biểu tình đang có chiều hướng gia tăng”; (2) Xuyên tạc: Ngày 08.05.16, Chính quyền VN đã mạnh tay “đàn áp” cuộc biểu tình của khoảng 3.000 người ở Hà Nội và Tp. HCM; sử dụng hơi cay để giải tán người tham gia biểu tình, làm cho hàng chục người bị thương trong đó có cả trẻ em và phụ nữ...; (3) Kêu gọi VN tôn trọng quyền tự do hội họp, biểu tình phù hợp với nghĩa vụ Nhân quyền Quốc tế; (4) Chỉ đạo các NGO hỗ trợ, cung cấp tài chính cho “lực lượng dân chủ” tiến hành các cuộc tụ tập, tuần hành trong thời gian tới; hỗ trợ truyền thông quốc tế tăng cường thu thập, đưa tin về việc VN ngăn cản “đàn áp” các đoàn biểu tình, tuần hành...; (5) Tiếp xúc các đối tượng chống đối thuộc các tổ chức “XHDS” trao đổi về tình hình “nhân quyền” tại VN và bàn biện pháp hỗ trợ... + Số chống đối chính trị người Việt: Đẩy mạnh kêu gọi Mỹ, phương Tây 16
  17. gây sức ép với VN về vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo”. Ở nước ngoài, số cầm đầu “đảng Việt Tân”, “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” đã tiếp xúc với giới chức Mỹ, vu cáo VN vi phạm “dân chủ, nhân quyền”, tự do ngôn luận, tôn giáo; tác động với Tổng thống Mỹ can thiệp, gây sức ép đòi VN trả tự do cho “tù nhân lương tâm”, bãi bỏ các điều luật “vi phạm nhân quyền”; lập nhóm “Việt Tân tương trợ” để vận động quyên góp, chuyển tiền cho lực lượng ngầm trong nước, phục vụ đấu tranh chống chính quyền...; Trong nước, chúng liên tục vu cáo VN vi phạm “dân chủ, nhân quyền”, tự do ngôn luận, tôn giáo. Một số đối tượng tự nhận đại diện các tổ chức “XHDS” gặp Tổng thống Mỹ vu cáo việc Công an VN ngăn chặn và đề nghị phía Mỹ tác động để người dân VN có được quyền tự do ngôn luận, các nghệ sỹ được tự do “sáng tạo”. - Lợi dụng chuyến thăm VN của Tổng thống Ô-ba-ma để tuyên truyền “giá trị Mỹ; khuyếch trương kết quả chuyến thăm nhằm tạo động lực cho lực lượng tại chỗ. + Mỹ, phương Tây: Thông qua các hoạt động của Tổng thống Ô-ba-ma trong chuyến thăm VN như gặp gỡ, tiếp xúc người dân; thăm các cơ sở tôn giáo; gặp gỡ và phát biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, cuộc gặp “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á” để: (1) Tạo dựng “hình ảnh nước Mỹ thân thiện, tôn trọng giá trị VN” trước các tầng lớp nhân dân VN; (2) Bày tỏ mạnh mẽ niềm tin “chiến lược” giữa hai nước, tạo sự “an tâm” thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ trong giới lãnh đạo VN; (3) Thúc đẩy đắc lực “giá trị Mỹ, thổi bùng ngọn lửa khát vọng dân chủ”, đồng thời “tạo ra một trào lưu muốn đi theo và dựa vào Mỹ” trong xã hội VN, đặc biệt là thế hệ trẻ; (4) Xóa nhòa mâu thuẫn ý thức hệ, ru ngủ ý thức cảnh giác của người dân VN… + Số chống đối chính trị người Việt: Đẩy mạnh tuyên truyền về sự cần thiết “giá trị Mỹ” tại VN. Sau chuyến thăm VN của Tổng thống Mỹ, một số văn nghệ sỹ, trí thức cực đoan Trung tuyên truyền: (1) Thiện chí, lợi ích của nước Mỹ đang gắn chặt với lợi ích quốc gia, dân tộc VN, đó là sự thịnh vượng, tự chủ và 17
  18. cùng nhau ngăn chặn sự bành trướng của TQ; (2) Sự hiện diện “giá trị Mỹ” tại VN sẽ sớm đưa đất nước VN “thoát khỏi trì trệ, lạc hậu, thoát khỏi hiểm họa phương Bắc và làm thay đổi toàn diện về kinh tế, xã hội tại VN trong tương lai”; (3) Tăng cường hơn nữa quan hệ Việt - Mỹ là nguyện vọng chính đáng của nhân dân; (4) Những nghi ngờ đối với Mỹ hiện nay chủ yếu thuộc về giới bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo ĐCSVN, còn đông đảo người dân vẫn dành tình cảm tốt đẹp cho nước Mỹ và kỳ vọng Mỹ là nước duy nhất có thể ngăn chặn hành động “bành trướng” của TQ ở Biển Đông, giúp VN bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Chuyển hướng tác động, chống phá VN từ chính cơ quan báo chí, truyền thông của VN. Chúng chỉ đạo các NGO truyền thông nước ngoài tại VN phối hợp với số phản động, cơ hội, chống đối chính trị phát động “Chiến dịch tẩy chay truyền thông chính thống”. Mục đích là tìm ra những hạn chế trong công tác tuyên giáo thông qua truyền thông, báo chí chính thống của Đảng, làm cho người dân mất lòng tin vào truyền thông chính thống từ đó dẫn đến mất lòng tin vào sự lãnh đạo của ĐCSVN (người dân không tin vào những gì ĐCSVN tuyên truyền, vận động). Thời gian tới chúng sẽ tìm cách tiếp cận, lôi kéo, “bơm” thông tin cho những người “nổi tiếng”, có đông người hâm mộ, có những ảnh hưởng nhất định trong giới trí thức, văn nghệ sĩ, báo chí, truyền thông… để họ trình bày quan điểm, chia sẻ những hạn chế trong công tác tuyên truyền lên các trang mạng xã hội, qua đó tác động đến nhận thức của công chúng. Giới chức USAID Mỹ tại VN chủ trương: (1) Tăng cường hợp tác với truyền thông, báo chí chính thống VN, trong đó tập trung cho các chương trình, dự án hỗ trợ cho Đài Truyền hình VN trong thực hiện các chương trình về phản ảnh các khía cạnh “tích cực” khi Mỹ đề cập đến các vấn đề nhạy cảm tại VN; vấn đề tự do, nhân quyền; (2) Thúc đẩy sự đổi mới tư duy của lãnh đạo các Đài Truyền hình VN ở các địa phương, Tổng biên tập các báo... IV. CẬP NHẬT NHỮNG NỘI DUNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO HỌC SINH, SINH VIÊN 18
  19. 1. Tình hình Biển Đông, những thách thức và giải pháp của VN 1.1. Tình hình BĐ cơ bản ổn định, song cũng xuất hiện nhiều động thái mới, tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng - TQ triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm mở rộng quyền kiểm soát BĐ, như: (1) Đẩy mạnh hoạt động hoàn thiện xây dựng, lắp đặt trang thiết bị trên các thực thể chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa. Tính đến nay, TQ đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt trang thiết bị tại Huy Gơ, Ga Ven, Gạc Ma và Châu Viên; bước đầu hoàn thiện sân bay ở Xu Bi, đang hoàn thiện sân bay ở Vành Khăn...; (2) Tăng cường sức mạnh và mở rộng hoạt động quân sự ở BĐ. Hải quân TQ tổ chức huấn luyện xa bờ ở BĐ, huấn luyện “phòng thủ đảo, chống biệt kích người nhái nước ngoài tập kích” ở Ga Ven. Ngoài ra, TQ còn cho tàu chiến theo dõi hoạt động của Mỹ trên BĐ, sử dụng MBTK ép MBTS của Mỹ ở khoảng cách 15 m tại khu vực Bắc BĐ. Đặc biệt, TQ đã di chuyển Trung đoàn KQHQ số 25 từ Lạc Đông/Hải Nam ra Phú Lâm; thử nghiệm máy bay không người lái ở Phú Lâm; tiếp tục thử nghiệm MBTS, VTQS ở Chữ Thập (riêng ngày 06, 07.06.16, có 19 l/c VTQS loại IL-76 hoạt động tại sân bay này); (3) Đẩy mạnh hoạt động dân sự hóa và chấp pháp ở BĐ. Ngày 13.05.16, TQ ra “Lệnh cấm đánh bắt cá trên BĐ năm 2016”, thời gian từ 16.05 - 01.08.16, phạm vi từ 12 độ vĩ bắc trở lên. TQ đã khánh thành Sở Chỉ huy Hải cảnh ở Quang Hòa/Hoàng Sa, điều 2 giàn khoan đến vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (từ ngày 03-27.04.16, HD-981 hoạt động ở gần đường giả định trung tuyến bờ bờ 18-28 hl; KT-3 tác nghiệp ở tây nam Tam Á 62 hl, đông đường dự kiến phân định vùng biển ngoài vịnh Bắc Bộ 9,5 hl từ ngày 29.05.16 đến nay), đưa 8 tàu khảo sát hoạt động ở khu vực Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa, cử Phó Chủ tịch QUTQ thị sát Trường Sa... Đáng chú ý, từ ngày 31.05.16 đến nay, có 13 tàu Hải cảnh thuộc 3 phân cu ̣c h ải cảnh (Bắ c Hải , Đông Hải , Nam Hải ) tập kết ở khu vực Tam Á, trong đó, tàu HC 2901 có lượng giãn nước 12.000 tấn, là tàu hải cảnh lớn nhất của TQ hiện nay; từ ngày 05-11.07.16, tổ chức diễn tập lớn ở 19
  20. vùng biển quần đảo Hoàng Sa; (4) Đẩy mạnh hoạt động phi thực địa nhằm giành lợi thế trong tranh chấp BĐ: (+) Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, ra các tuyên bố bác bỏ vụ kiện TQ của PLP lên PCA; (+) Thông qua các cơ quan ngoại giao, viết nhiều bài báo khẳng định “chủ quyền” của TQ ở BĐ. Bên lề Đối thoại Shang-ri La, TQ đã phát cho đại biểu tham dự tài liệu “Tổng quan tình hình BĐ”; (+) Vận động, răn đe các nước, yêu cầu các nước không ủng hộ phán quyết của PCA, yêu cầu ASEAN không ra Tuyên bố chung về phán quyết PCA; (+) Phản ứng quyết liệt trước việc Mỹ, Nhật Bản gia tăng can dự vào BĐ, đưa vấn đề BĐ vào Tuyên bố chung Hội nghị Ngoại trưởng và Hội nghị Thượng đỉnh G-7; (5) Thực hiện đối sách “1+” (khi đối phương đi 1 bước, TQ sẽ thực hiện “hơn 1 bước”) nhằm bảo vệ các tuyên bố “chủ quyền” của mình trên BĐ. Đặc biệt, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nước trước thời điểm PCA ra phán quyết về vụ kiện TQ của Phi-líp-pin, TQ đã đẩy mạnh ngoại giao con thoi trong và ngoài khu vực nhằm vận động các nước ủng hộ việc giải quyết vấn đề BĐ theo quan điểm của mình. Theo tuyên bố của TQ, có khoảng 60 quốc gia ủng hộ quan điểm của TQ về việc giải quyết tranh chấp vấn đề BĐ thông qua đàm phán giữa các bên tranh chấp (thực chất chỉ có 8 nước ủng hộ). Đáng chú ý, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 14 giữa Nga , Ấn Độ và TQ tại Mát-xcơ-va đã ra tuyên bố chung trong đó khẳng định tất cả các tranh chấp chủ quyền tại BĐ cần được giải quyết thông qua thương lượng và thỏa thuận giữa các bên liên quan; TQ tuyên bố đã đạt được thoả thuận 4 điểm với Lào, CPC và Bru-nây về việc ủng hộ giải quyết vấn đề BĐ thông qua đàm phán giữa TQ với các bên tranh chấp và tranh chấp tại BĐ không phải là vấn đề giữa TQ với ASEAN; Tổng thống mới đắc cử của Phi-líp-pin (PLP) ông Đu-tơ-te cũng tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với TQ về vấn đề BĐ. - Mỹ và các nước lớn gia tăng can dự, làm nóng tình hình “trong tầm kiểm soát” nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của từng nước: 20
nguon tai.lieu . vn