Xem mẫu

  1. Stress mùa thi Bạn thấy mình phải vật lộn với đống bài học cho tới phút cuối cùng, trên bàn vẫn còn đầy nhóc những “bùa chú” lộn xộn, và cả nỗi ám ảnh cứ lởn vởn trong đầu: “đối thủ” của bạn cười hớn hở với điểm 10 trong tay, còn bạn thì bị ăn trứng vịt. Những triệu chứng trên sẽ dẫn tới kết quả thật tồi tệ. Và “stress mùa thi” có thể làm cho bạn bị bệnh thực sự. Bạn đi vào phòng thi với triệu chứng đau đầu, bụng đau thắt, mồ hôi nhễ nhại. Mắt bạn hoa lên khi thấy tờ giấy thi nhảy múa. Kĩ năng đọc hiểu tiếng Việt của bạn có vấn đề. Và đầu bạn “đình công” khi bạn đặt bút làm bài. 5 phút sau, bạn rời phòng thi với tờ làm bài trắng bóc. Thiệt thê thảm! Chống stress mùa thi thế nào? Bạn có thể không phải là nạn nhân của stress mùa thi bằng cách: tạo cho mình thói quen chuẩn bị bài vở để giúp bạn có một nền tảng vững chắc khi đến ngày thi. Bạn vẫn có thể có một chút lo lắng nhưng bạn sẽ không cảm thấy bất an và hoảng sợ như khi bạn chẳng chuẩn bị gì cả. Bạn sẽ thấy tự tin hơn hẳn vì bạn đã chuẩn bị “lâm chiến” rùi, đúng hông nè? Tự tin là liều thuốc bổ giúp bạn phòng chống căn bệnh stress mùa thi dễ dàng hơn nhiều đấy. Hãy làm theo những cách sau nhé: Học, học nữa, học mãi
  2. Nắm vững kiến thức sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng ngay cả khi bạn đang bị “xì trét”. Thay vì phải nhồi nhét bài vở trước ngày khi trong suốt buổi tối, bạn sẽ cảm thấy không ngán nếu như chịu học hành đàng hoàng trong suốt cả học kì. Học hiểu quả Nói không với bệnh lười, ngủ ngày. Đừng chần chờ học, khi học phải tập trung và nghỉ ngơi khi cần thiết. Chú trọng cách học hiểu, vì cách học vẹt sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian nhưng lại mau quên. Thư giãn Khi bạn bắt đầu cảm thấy “hết vô”, thì đấy là lúc bạn cần chút thư giản rùi đấy! Hít một hơi sâu, vươn vai, ngáp một hơi dài. Duỗi bàn tay và chân khoảng 5 giây, sau đó thả lòng bằng cách lắc tay lắc chân. Thử xem, hiệu quả lắm í! Đặt câu hỏi Bạn muốn tập trung hơn khi học đúng không, chỉ cần bạn tự đặt câu hỏi dựa trên sách giáo khoa và bài giảng. Viết ra một tờ giấy trắng và tập trả lời chúng thử xem. Đây cũng được xem là thi “nháp” và bạn có quyền “xé nháp”. Đánh dấu Sử dụng cây bút dạ quang để làm dấu những từ khóa, định nghĩa, những ví dụ trong sách giáo khoa và các ghi chú trong lớp. Bạn nên làm cách này ngay khi bạn vừa học xong một mục, trong khi trí nhớ của bạn vẫn còn
  3. nhiều khoảng trống. Bạn sẽ cảm thấy điều này thực sự có ích khi mùa thi đến gần. Lập trình bài học Lập biểu đồ, hình vẽ hay dàn ý để giúp bạn sắp xếp ý tưởng một cách có hệ thống. Viết Tóm tắt những mục quan trọng từ vở hay sách giáo khoa, và viết chúng lại trên một tờ giấy khác. Hãy viết chúng nhiều lần, cách học này sẽ giúp kiến thức đi vào đầu một cách dễ dàng hơn. Học nhóm Dành thời gian ôn tập với bạn bè. Thay phiên nhau giải thích hay lặp lại những điểm mấu chốt rất có thể có trong bài kiểm tra cho nhau nghe. Bạn bè của bạn có thể sửa lại cho bạn và giúp bạn nhanh chóng nắm được điểm mấu chốt trong bài
nguon tai.lieu . vn