Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUAN TÂM GIÚP ĐỠ NHỮNG HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TIẾN BỘ
  2. Tên đề tài: KÝ HIỆU QUAN TÂM GIÚP ĐỠ NHỮNG HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TIẾN BỘ Loại đề tài: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tác giả : LÊ THỊ MINH TÂM Chức vụ : Giáo viên phụ trách lớp 1/2 Đơn vị : Trường Tiểu học Hải Vân - Quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỘI ĐỒNG XÉT CHỌN SKKN TRƯỜNG TỔ CHUYÊN MÔN …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… …………………………………………. ……………………………………… Xếp loại: ………………………………. ……………………………………… Hòa Hiệp Bắc, ngày …. / ... / 2009. ……………………………………… Hiệu trưởng ……………………………………… ……………………………………… Xếploại: …………………………… Nguyễn Thanh Tuấn Hòa Hiệp Bắc, ngày …. / ... / 2009. NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SKKN CỦA Tổ trưởng chuyên môn PHÒNG GD&ĐT LIÊN CHIỂU …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Lê Thị Ánh Tuyết …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Xếp loại: ………………………………. Hòa Hiệp Bắc, ngày …. / ... / 2009. Trưởng phòng
  3. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt xã hội. Xã hội ngày càng đổi mới với những mặt tích cực, đời sống dân trí được nâng cao. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo biết bao sự tiêu cực, mặt trái của xã hội bị phơi bày. Một trong những mặt tiêu cực đó là trong xã hội đã có sự băng hoại về giá trị đạo đức của con người, tình cảm gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái, anh em… không còn nề nếp gia phong, nhân cách con người bị xuống cấp. Để góp phần giáo dục con người, chúng ta phải giáo dục trẻ em ngay từ trong nhà trường, nhất là những trẻ em chậm tiến mà nguyên nhân phần lớn số trẻ em này rơi vào những trường hợp gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Trong những gia đình kiểu này, một số không nhỏ trẻ em phát triển nhân cách không bình thường, tính tình các em rất thất thường, các em trở thành những trung tâm quậy phá, lười học hoặc những “cậu ấm, cô chiêu”… làm đau đầu các bậc phụ huynh và nhất là những người làm công tác giáo dục và quản lý xã hội, đồng thời làm cho trật tự xã hội bị đảo lộn. Trước tình hình đó, tôi suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để giáo dục các em thành những trẻ em có nhân cách, những con người sau này có ích cho xã hội. Bởi vì các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ góp phần tạo dựng nên một xã hội công bằng, văn minh, thịnh vượng… Hiện nay, đời sống xã hội đang phát triển nhưng ở khu vực Kim Liên, đa số học sinh chưa đủ điều kiện tốt để học tập. Số ít học sinh được cha mẹ quan tâm chăm sóc để phát triển toàn diện. Phần lớn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc đặc biệt gây trở ngại không nhỏ trong việc học tập, hình thành và phát triển lên nhân cách của các em. Lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Hằng ngày tiếp xúc và giáo dục các em,
  4. tôi nhận biết có nhiều học sinh do hoàn cảnh gia đình không thuận lợi đã ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và sinh hoạt của các em. Đề tài này của tôi muốn nói đến sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô giáo chủ nhiệm đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Khái niệm “đặc biệt” mà tôi dùng ở đây bao gồm học sinh không ở cùng cha mẹ hay mồ côi cha hoặc mẹ, học sinh khuyết tật trí tuệ. Gia đình không được sống vui vầy như những gia đình khác. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I. THỰC TRẠNG: Năm học 2009 - 2010, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp1/2. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy vẫn còn một số tồn tại: - Có 1 số em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. - Còn có một số em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Những em học sinh này thường rất mặc cảm với bạn bè, các em chưa tự tin trong học tập, chưa tham gia tốt các hoạt động học tập ở lớp. * Như ta biết, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đa số những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt thường có những biểu hiện tâm lý khác thường. Người giáo viên hàng ngày tiếp xúc với các em, ngoài công việc giảng dạy những kiến thức trong chương trình còn cần biết yêu thương, san sẻ, động viên đúng lúc để các em vững vàng hơn về tâm lý, có thể học tốt và thoát khỏi mặc cảm về hoàn cảnh gia đình. * Phân loại học sinh: Căn cứ vào các yếu tố: · Hoàn cảnh kinh tế gia đình (3 mức): Khá, Trung bình, Nghèo. · Gia đình thực hiện nếp sống văn minh. - Gia đình hoà thuận.
  5. - Gia đình lục đục (do kinh tế nghèo, do bất hoà giữa bố mẹ). - Gia đình có bố mẹ ly hôn hoặc bố (mẹ) mất. - Gia đình đông con, bố mẹ, anh em hay cãi nhau. - Gia đình khá giả nhưng nuông chiều con. · Dựa vào học lực và đạo đức học sinh: - Học sinh khá, giỏi - hạnh kiểm tốt. - Học sinh khá - hạnh kiểm khá. - Học sinh yếu, kém - hạnh kiểm khá. Từ thực trạng trên, tôi đã đưa ra cách giải quyết như sau: II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Để làm tăng vai trò và lương tâm của người giáo viên chủ nhiệm với tất cả học sinh nói chung và học sinh thuộc diện khó khăn này nói riêng, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, tôi tiến hành những công việc sau: I. Cho học sinh viết tờ khai lý lịch và trình bày nguyện vọng của mình: Tờ khai lý lịch học sinh viết thông thường có những điều hiểu biết chung về học sinh như: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; tên cha, mẹ; nghề nghiệp của cha, mẹ; địa chỉ liên lạc. Riêng trong tờ khai lý lịch của học sinh lớp chủ nhiệm của mình, tôi thường ghi thêm: Hiện đang ở cùng ai? Nguyện vọng của các em là gì? Trong hai tuần đầu của năm học, tôi tự cho mình có bổn phận phải thuộc tên, nhớ mặt tất cả học sinh trong lớp. Những học sinh có tờ khai lý lịch đặc biệt tôi đánh dấu hoa thị bằng mực đỏ vào mục ghi chú ở sổ chủ nhiệm. Tôi dành thời gian tiếp xúc với các em, tìm hiểu kỹ hơn hoàn cảnh của từng em. Tất nhiên đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình bình thường tôi cũng rất quan tâm.
  6. Nhưng với các em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, tôi dành sự quan tâm nhiều hơn. II. Tiếp xúc với cha hoặc mẹ của học sinh hay người thân mà học sinh sống cùng: Trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn, con cái được ở với một trong hai người, sống với ông bà, hoặc người thân ( cô, dì, chú, bác, ... ). Đời sống tâm lý của trẻ có bị xáo trộn hay không phụ thuộc vào sự dàn xếp gia đình của họ và phụ thuộc vào tính cách của người mà các em đang sống cùng. Vì thế ngoài việc quan tâm giáo dục kiến thức, tâm lý các em, giáo viên còn tiếp xúc với gia đình cụ thể là cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của các em để tìm hiểu tác động của người này đối với các em. Nếu người này chưa quan tâm đúng mức đến các em, giáo viên chủ nhiệm tự cho mình có bổn phận giúp phụ huynh hiểu được nhữmg tác động của cuộc sống đối với học sinh, yêu cầu họ giúp mình kiểm tra việc học ở nhà, động viên các em, tạo tâm thế lấy lại sự cân bằng tâm lý để các em vui vẻ hơn trong cuộc sống gia đình và tiếp xúc ngoài xã hội. III. Đối với cá nhân học sinh: Thường đối với những học sinh ở trong hoàn cảnh gia đình cha mẹ ly hôn, mồ côi, bị bỏ rơi, học sinh khuyết tật, … các em luôn mang sẵn trong lòng những vết thương. Mỗi em một hoàn cảnh, giáo viên chủ nhiệm phải là người san sẻ, yêu thương và giúp đỡ các em thật nhiều. Thầy cô giáo chủ nhiệm phải là người nhìn thấy trước tiên những biểu hiện tâm lý của các em và phải chịu khó suy nghĩ, phân tích những biểu hiện ấy để có sự giúp đỡ kịp thời các em. Nhiều em cảm thấy chán nản, lười biếng và đâm ra cáu kỉnh với tất cả mọi người. Những biến động về tâm lý khiến các em học hành sa sút. Đó là kết quả, nhưng chỉ nhìn thấy kết quả mà không giúp đỡ được các em là điều đáng trách của người giảng dạy.
  7. Hằng ngày, tôi tự vạch ra cho mình những việc làm cụ thể trong khâu giao tiếp với học sinh: 1. Dành thời gian tâm sự với học sinh trong lớp 10 phút trong ngày. 2. Mỗi tuần tranh thủ thời gian tiếp xúc một lần với những em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. 3. Quan tâm hướng dẫn giải bài tập, uốn nắn chữ viết, săn sóc áo quần, hình thức bề ngoài cho các em. 4. Mỗi tháng, gặp gỡ và trao đổi về học tập và sinh hoạt, những biểu hiện tâm lý của học sinh với phụ huynh, có thể bằng nhiều hình thức liên lạc. 5. Không tỏ ra nóng nảy, kết luận vội vàng những biểu hiện về hành vi của các em. Tự mình hiểu những tác động của hoàn cảnh đối với các em. 6. Khen thưởng, động viên những cố gắng của các em trong học tập và sinh hoạt. IV. Đối với học sinh toàn lớp: Tôi tranh thủ những thời gian thuận lợi trong giờ sinh hoạt tập thể để học sinh cả lớp tạo không khí thân mật, sinh hoạt vui vẻ, giáo dục học sinh có lòng yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ hằng ngày. Tôi dành thời gian đọc những đoạn văn có nội dung ca ngợi sự nổ lực bản thân của những em có hoàn cảnh khó khăn, để các em thấy ngoài những điều kiện quá khắt khe, con người đều có thể vươn lên tự làm được điều tốt, giáo dục các em lòng vị tha, yêu thương mọi người qua các mẫu chuyện trên báo đài. Từ những chuyện nhỏ hằng ngày, tôi cố gắng hết sức làm cho các em tin tưởng, yêu thương lẫn nhau để bù đắp một phần sự thiếu hụt trong tình cảm gia đình. V. Quan tâm phát hiện và phát triển năng khiếu của học sinh có hoàn cảnh dặc biệt:
  8. Phát huy phát triển năng khiếu của học sinh nói chung là điều đáng làm nhưng phát hiện và phát triển năng khiếu của những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt là một điều rất đáng làm và có ý nghĩa lớn giúp các em tự tin, hoà đồng hơn với tập thể, giúp các em có niềm vui trong cuộc sống, gạt bỏ được những mặc cảm về gia đình, bản thân và phần nào góp phần làm cho các em hăng hái hơn trong học tập và sinh hoạt. VI. Sắp xếp các em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt vào những tổ có nhiều họ sinh giỏi, có năng lực hoạt động ngoài giờ và nhân hậu, biết quan tâm giúp bạn: Trong khâu này tôi phân đều số lượng những em có hoàn cảnh gia đình như đã nêu trong bài viết này vào các tổ. Trong biên chế tổ, tôi chú ý chọn những em có khả năng hướng dẫn tập thể hoạt động, học giỏi và có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đến bạn, mục đích của việc lựa chọn này là giúp các em học sinh trong tổ gắn bó với bạn mình. Em tổ trưởng được giáo viên lưu ý sẽ biết vận động học sinh trong tổ giúp bạn những lúc cần thiết về vật chất lẫn tinh thần. Việc sắp xếp như vậy không những có tác dụng giúp đỡ một cá nhân mà còn giáo dục các em lòng yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác. C. KẾT QUẢ: Qua những việc làm quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt từ những lớp đã chủ nhiệm của mình, tôi nhận thấy có những kết quả như sau: - Tập thể học sinh có những thành tích học tập và sinh hoạt, phong trào tập thể cao. - Những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt được sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và bạn bè đều có kết quả học tập tốt, xếp loại hạnh kiểm đạt và dần dần các em vui vẻ, hoà đồng với bạn bè. ( Anh Huy, Thu Hồng, Thanh Vân )
  9. - Từ những công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để giảng dạy và thực hiện vai trò của một giáo viên chủ nhiệm tốt hơn. D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Trước hết để thực hiện sự quan tâm với học sinh, người giáo viên cần có lòng yêu thương, tôn trọng các em như với con em mình. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Hãy yêu thương trẻ trước khi giáo dục chúng”. Đó là phương châm mà tôi luôn tâm niệm. - Khi thể hiện sự quan tâm với các em, giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, không nên tự cho mình có quyền đề cập công khai đến những mất mác về tình cảm của các em. - Giáo viên chủ nhiệm cần tâm niệm một điều rằng: Không có thương tật thể xác nào sánh bằng sự thương tật tâm hồn. Ý thức được điều này giáo viên chủ nhiệm sẽ quan tâm xoa dịu những vết thương lòng của các em, giúp các em phát triển kiến thức, tiếp xúc với tác phẩm văn học, âm nhạc, hội hoạ có trong chương trình để các em có đời sống tâm hồn ngày càng phong phú. Theo tôi nghĩ đó chính là sự đóng góp của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đức, trí, mĩ cho các em. Những kiến thức đó sẽ giúp các em có những nhận định đúng đắn về những điều đang xảy ra xung quanh các em. * Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tôi trong công tác chủ nhiệm về vấn đề quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt tiến bộ. Tuy thời gian trải nghiệm chưa là bao, tôi cũng xin trao đổi cùng đồng nghiệp và xin được góp ý giúp đỡ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để đọc bài viết này của tôi. Hoà Hiệp Bắc, ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  10. Người viết Lê Thị Minh Tâm
nguon tai.lieu . vn