Xem mẫu

Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp – Ngô Thị Lan - THPT số 4 Văn Bàn Mục lục Trang Phần mở đầu 2 I/ Lí do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu. 2 II/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3 Phần nội dung 4 I/ Tình trạng vấn đề hiện tại. 4 II/ Nội dung của giải pháp. 4 1. Cơ sở lý luận 2. Phân dạng bài, phương pháp giải và bài tập vận dụng. 5-14 * Loại 1. Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số 5-6 * Loại 2. Bài toán về tính đơn điệu của hàm số 7 * Loại 3. Bài toán về cực trị của hàm số 8-9 * Loại 4. Bài toán về sự tương giao giữa hai đồ thị hàm số 10 * Loại 5. Bài toán về ứng dụng của tích phân 11 * Loại 6. Giải phương trình, bất phương trình, chứng minh đẳng thức liên quan đến đạo hàm 12 * Loại 7. Bài toán tìm GTLN-GTNN của hàm số trên [a;b] 13-14 III/ Kiểm nghiệm 14 Phần kết luận 14 Danh mục tài liệu tham khảo 15 1 Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp – Ngô Thị Lan - THPT số 4 Văn Bàn PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài- Mục đích nghiên cứu 1. Lí do chọn đề tài Trường THPT số 4 Văn Bàn được thành lập vào năm 2007, trường đang bước sang tuổi thứ 4, hiện đang được đóng nhờ trên địa bàn của trường THCS khánh hạ với một không gian hết sức khiêm tốn với 13 lớp trong đó có 4 lớp 12, với đội ngũ giáo viên rất trẻ. Năm 2009-2010 là năm đầu tiên trường có học sinh khối 12 tham gia thi tốt nghiệp, điều đó đồng nghĩa với việc đội ngũ giáo viên của trường nói chung, của nhóm toán nói riêng lần đầu tiên được tiếp cận ôn thi tốt nghiệp. Với kết quả thi tốt nghiệp môn toán rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh (38,01%) điều đó đã làm cho bản thân tôi trăn trở: Làm thế nào để môn toán sẽ đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay và trong các năm khác? Điều đầu tiên mà tôi băn khoăn nhất là bản thân tôi và các thầy cô trong nhóm toán của trường đã xây dựng cho học sinh của mình một đề cương như vậy đã hợp lý chưa, có dễ học không….? Trước một thực trạng như vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ``Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp``. Tôi hy vọng qua đề tài này sẽ giúp cho các em học sinh khối 12 nắm được các dạng bài cơ bản về hàm số và biết vận dụng phương pháp giải tốt nhất để lấy được điểm . Mặt khác tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều sự góp ý quý báu từ những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm để bản thân tôi và nhóm toán của nhà trường có một hướng đi đúng đắn cho những năm tiếp theo. 2. Mục đích nghiên cứu. Xuất phát từ tình hình thực tế tại nhà trường, do điều kiện thời gian không cho phép, do khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này chỉ nhằm tới hai mục đích cơ bản: + Giúp cho học sinh 12 ôn thi tốt nghiệp nắm được các dạng bài cơ bản về hàm số 2 Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp – Ngô Thị Lan - THPT số 4 Văn Bàn + Giúp học sinh nắm được các phương pháp giải dễ nhất để lấy được điểm. II/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Xuất phát từ lý do và mục đích nghiên cứu trên, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này hướng tới những đối tượng nghiên cứu sau: - Thực trạng chất lượng học sinh thời gian trước khi thực hiện đề tài. - Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao kết quả học tập, thi cử của học sinh. - Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài. 2. Phạm vi nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này tự giới hạn trong phạm vi nghiên cứu: Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp. Chuyên đề gồm những nội dung chính sau: Phần mở đầu I/ Lí do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu. II/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phần nội dung I/ Thực trạng chung II/ Nội dung của giải pháp. 1. Cơ sở lý luận 2. Phân dạng bài, phương pháp giải và bài tập vận dụng. * Loại 1. Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số * Loại 2. Bài toán về tính đơn điệu của hàm số * Loại 3. Bài toán về cực trị của hàm số * Loại 4. Bài toán về sự tương giao giữa hai đồ thị hàm số * Loại 5. Bài toán về ứng dụng của tích phân 3 Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp – Ngô Thị Lan - THPT số 4 Văn Bàn * Loại 6. Giải phương trình, bất phương trình, chứng minh đẳng thức liên quan đến đạo hàm * Loại 7. Bài toán tìm GTLN-GTNN của hàm số trên [a;b] III/ Kiểm nghiệm VI/ Bài học kinh nghiệm PHẦN NỘI DUNG I/ Tình trạng vấn đề hiện tại Trường THPT số 4 huyện Văn Bàn thành lập ngày 12/7/2007 theo quyết định số 1604/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai. Trường đóng tại trung tâm xã Khánh Yên Hạ, phục vụ nhu cầu học tập cho con em nhân dân 5 xã phía đông nam huyện Văn Bàn. Tuy nhiên, đến ngày 4/9/2007, trường mới chính thức được công bố thành lập. Đây là một trong những đơn vị trường học non trẻ. Trong 5 xã thuộc vùng tuyển của nhà trường thì có 4 xã thuộc dự án 135. Đó là những xã đặc biệt khó khăn, mức sống và thu nhập của nhân dân rất thấp, có nhiều hộ thuộc diện đói nghèo, thường xuyên cần đến sự cứu trợ của nhà nước. Trường có 13 lớp học. Tất cả đều là nhà tạm (Nhà gỗ, lợp prô ximăng) giá lạnh về mùa đông, nóng bức về mùa hè. Tập thể sư phạm giáo viên còn quá trẻ, nhiệt tình song lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy và quản lí, giáo dục học sinh. Đa số các em học sinh đều có ý thức học tập song ý chí vượt khó, khắc phục khó khăn trở ngại trong học tập chưa cao, dễ bị hoàn cảnh khách quan tác động. Nhiều học sinh bị rỗng kiến thức từ những lớp dưới, thiếu hiểu biết về xã hội . II/ Nội dung của giải pháp 1. Cơ sở lý luận 4 Phân dạng một số bài toán về hàm số để ôn thi tốt nghiệp – Ngô Thị Lan - THPT số 4 Văn Bàn Xuất phát từ thực trạng tại địa phương: Hoàn cảnh mới thành lập của nhà trường, mức sống và trình độ nhận thức của nhân dân, thực trạng ý thức, học lực của học sinh trong thời điểm hiện tại. Từ thực trạng của nhà trường: Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, thừa nhiệt tình song lại thiếu kinh nghiệm trong ôn luyện cho học sinh thi tốt nghiệp. Tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ bộ môn trong kỳ thi tốt nghiệp. 2. Phân dạng bài, phương pháp giải và bài tập vận dụng. */ Loại 1: Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số a. Kiến thức liên quan Phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C) của hàm số y= f(x) tại M(x0;y0): Y =f’(x0)(x-x0)+y0 (1)với y0=f(x0) M(x0;y0) ∈(C): Tọa độ tiếp điểm f `(xo): Hệ số góc của tiếp tuyến xo: Hoành độ tiếp điểm yo: Tung độ tiếp điểm. b. Dạng bài 1.1. Dạng 1: Lập phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C) của hàm số y=f(x) tại : Điểm M(xo;y0) Điểm M có hoành độ xo Điểm M có tung độ yo PP: + Tính y` ⇒Hệ số góc f`(xo) + Thay xo, yo, f`(xo) vào PTTT (1) PP: + Xác định yo (hoặc xo) từ phương trình: yo=f(xo). + Tính y` ⇒Hệ số góc f`(xo) + Thay xo, yo, f`(xo) vào PTTT (1) 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn