Xem mẫu

  1. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỆ THỐNG CÂU HỎI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP CHUYÊN NGỮ VĂN Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 1
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lí do: 1.1Phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm là triết lí giáo dục hiện đại. Đổi mới phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng phổ thông thực chất là tích cực hóa hoạt động của học sinh, giải phóng tiềm năng sáng tạo của ngƣời học nhằm giúp từng cá nhân tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển nhân cách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. 1.2 Nói riêng bộ môn Ngữ văn, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng, năng lực đọc – hiểu tác phẩm. Mặt khác, hệ thống câu hỏi trong sách Ngữ văn Chuẩn và Nâng cao dành cho đại trà. Do yêu cầu chuyên sâu nên đối với lớp chuyên Ngữ văn, hệ thống câu hỏi cần đƣợc biên soạn cho phù hợp. Hơn nữa, đối với học sinh các lớp chuyên Ngữ văn, không chỉ yêu cầu đọc - hiểu những tác phẩm đƣợc học chính thức trong sách giáo khoa mà cả những tác phẩm ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn những tác phẩm minh hoạ cho một thời kì văn học . Để làm đƣợc điều đó cần phải có một hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc  hiểu tác phẩm tự sự. 2 Nhiệm vụ đề tài: Trên cơ sở câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn theo chƣơng trình Chuẩn và chƣơng trình Nâng cao, chúng tôi biên soạn hệ thống câu hỏi cho một số tác phẩm tự sự. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin giới hạn các tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). Sở dĩ chúng tôi chọn những tác phẩm này vì đây là những tác phẩm hiện đại, rất gần gũi với những tác phẩm tự sự trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 11 và lớp 12. Yêu cầu của hệ thống câu hỏi là phải bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống cũng nhƣ tính sƣ phạm, góp phần rèn luyện năng lực đọc  hiểu văn bản cho học sinh. 3 Phƣơng pháp tiến hành: Khảo sát câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong hai bộ sách Chuẩn và Nâng cao, từ đó biên soạn hệ thống câu hỏi đọc  hiểu cho học sinh các lớp chuyên Ngữ văn. Hƣớng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm tự sự theo hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc  hiểu, yêu cầu học sinh tự đọc hiểu một số tác phẩm đọc thêm có trong chƣơng trình, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị. 4 Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm biên soạn hệ thống câu hỏi đọc  hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh đƣợc vận dụng trong việc giảng dạy lớp chuyên Ngữ văn niên khóa 20062009 tại trƣờng THPT chuyên Lê Quý Đôn  Bình Định. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 2
  3. PHẦN II- KẾT QUẢ 1 Thực trạng của câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa 1.1 Dành cho học sinh theo chƣơng trình Chuẩn và Nâng cao đại trà, chƣa có câu hỏi dành cho học sinh các lớp chuyên 1.2 Một số câu hỏi chƣa hƣớng dẫn học sinh bóc tách từng lớp nội dung của tác phẩm để đi đến chủ đề, tƣ tƣởng. Nghĩa là chƣa đi từ dễ đến khó, vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận, đánh giá tác phẩm. Chẳng hạn câu hỏi hƣớng dẫn học bài Chiếc thuyền ngoài xa trong sách giáo khoa Nâng cao lớp 12: Câu hỏi 1: Truyện đƣợc tổ chức xung quanh một tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu trải qua. Hãy phân tích quá trình nhận thức của hai nhân vật này? Câu hỏi 2: Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài. Theo anh/ chị, tình trạng đó gây hậu quả thế nào đối với trẻ em? Câu hỏi 3: Thói vũ phu của ngƣời đàn ông hàng chài đƣợc tác giả đặt dƣới những sự phán xét rất khác nhau ( Đẩu, Phùng, Phác, ngƣời đàn bà). Theo anh/ chị, điều này có ý nghĩa gì? Câu hỏi 4: Hãy phân tích ấn tƣợng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn văn cuối tác phẩm: tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh[ …] hòa lẫn trong đám đông. Câu hỏi 5: Qua sự đối lập giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mà phóng viên Phùng vừa thu vào ống kính với hiện thực cuộc sống nhọc nhằn, cay cực của những ngƣời dân chài, anh/ chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn chƣơng nghệ thuật với cuộc đời? Nhan đề tác phẩm có phải là một gợi ý về điều đó không? Câu hỏi 6: Anh/ chị có nhận xét gì về giọng điệu trần thuật của tác phẩm? Đoạn văn ( hoặc câu văn) nào để lại cho anh/ chị ấn tƣợng sâu sắc nhất về vẻ đẹp văn xuôi Nguyễn Minh Châu? 1.3 Nhận xét, đánh giá 1.3.1 Đối chiếu với kết quả cần đạt, câu hỏi Hƣớng dẫn học bài của sách giáo khoa đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. 1.3.2 Đối chiếu với những nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi nhƣ tính khoa học và hệ thống; tính sáng tạo; tính sƣ phạm; tính nghệ thuật và các tiêu chí xây dựng hệ thống câu hỏi mà tiêu chí cơ bản nhất là phải hƣớng vào những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo thể hiện đƣợc những đặc trƣng cơ bản của tác phẩm văn học thì hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa mới chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu. Cụ thể:  Về nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi + Tính sƣ phạm của câu hỏi chƣa cao. Nguyên tắc là hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nhƣng ngoài câu hỏi số 2, các câu hỏi còn lại đều là những câu hỏi khó. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 3
  4. + Tính hệ thống chƣa cao, chƣa có mối quan hệ thật mật thiết với nhau, bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau. Câu hỏi 1 hỏi về nhận thức của Phùng và Đẩu. Câu hỏi 2 lại hỏi về nguyên nhân tình trạng bạo lực trong gia đình và hậu quả của nó. Câu hỏi 3 lại hỏi về sự phán xét của các nhân vật đối với hành động vũ phu của ngƣời đàn ông hàng chài. Câu hỏi 5 có thể hỏi đầu tiên cũng không ảnh hƣởng gì đến tính hệ thống.  Về tiêu chí xây dựng xây dựng hệ thống câu hỏi + Câu hỏi trong sách giáo khoa đã đi sâu vào những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của tác phẩm nhƣng hạn chế lớn nhất là chƣa hƣớng dẫn học sinh phân tích nhân vật ngƣời đàn bà hàng chài. Đây là một trong những nhân vật chính của truyện. Bỏ qua nhân vật này là không thể hiểu đầy đủ chủ đề, tƣ tƣởng của truyện cũng nhƣ tính cách của nhân vật ngƣời đàn ông và cả quá trình nhận thức, vỡ lẽ của Phùng và Đẩu. + Hơn nữa, về mặt phƣơng pháp giảng dạy tác phẩm theo đặc trƣng thể loại càng không thể không phân tích các nhân vật. Bởi ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống đƣợc phản ánh thông qua số phận con ngƣời cụ thể, cho nên truyện thƣờng có cốt truyện và nhân vật. + Câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa cũng chƣa chú ý đến các biểu tƣợng của tác phẩm. Mà xây dựng các hình ảnh biểu tƣợng là một nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Điều này học sinh đã đƣợc làm quen ở truyện ngắn Bến quê. Từ thực tế trên chúng tôi thấy cần biên soạn lại hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài để rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm cho học sinh. 2- Biên soạn hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh lớp chuyên Ngữ văn chúng tôi căn cứ vào những tiền đề lí luận sau: 2.1- Tƣ tƣởng lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. Tƣ tƣởng này đặc biệt đúng với môn Văn bởi tiếp nhận văn học đòi hỏi ngƣời đọc phải sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình. Nó đòi hỏi ngƣời đọc phải tích cực chủ động trong quá trình chiếm lĩnh những giá trị văn học. Nhƣng lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là tuyệt đối hoá vai trò của ngƣời học, phó mặc cho học sinh thả sức tƣởng tƣởng, diễn dịch tác phẩm; trái lại nó đòi hỏi ngƣời dạy phải vật chất hoá hoạt động tiếp nhận của học sinh bằng một hệ thống thao tác để giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh những giá trị cơ bản về nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự. 2.2- Lí thuyết đọc- hiểu và đọc- hiểu tác phẩm tự sự 2.2.1- Lí luận đọc –hiểu Trong chƣơng trình Ngữ văn bậc THPT hiện nay, đọc-hiểu đƣợc xem nhƣ một khâu đột phá trong nội dung và phƣơng pháp dạy văn. Khái niệm đọc – hiểu có nội hàm khoa học phong phú, gắn với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tác phẩm, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học… Nó đƣợc hiểu nhƣ là phƣơng thức đọc văn nhằm mục đích cảm thụ và hiểu biết chính xác, cặn kẽ tác phẩm văn chƣơng, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chƣơng. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 4
  5. Theo giáo sƣ Trần Đình Sử, Tổng Chủ biên của sách Ngữ văn Nâng cao thì đọc – hiểu có bốn cấp độ là: đọc thông văn bản; đọc kĩ văn bản; đọc sâu văn bản; đọc sáng tạo. Trên thực tế, nhiều học sinh THPT hiện nay chƣa làm đƣợc điều này. Đối với học sinh các lớp chuyên Ngữ văn, các em phải biết đọc sáng tạo tức là không chỉ để hiểu cái thông điệp thẩm mĩ mà văn bản gửi đến ngƣời đọc mà còn để cảm, để sống, để trải nghiệm, để tự nhận thức, tự thanh lọc và tự phát triển nhân cách. 2.2.2- Lí luận đọc – hiểu tác phẩm tự sự Một thuận lợi đối với học sinh các lớp chuyên Ngữ văn là đƣợc trang bị tƣơng đối có hệ thống những hiểu biết về tác phẩm tự sự. Học sinh nắm đƣợc một số đặc điểm thi pháp của các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm tự sự nhƣ : nhân vật tự sự; cốt truyện, tình huống, chi tiết; kết cấu; hình tƣợng ngƣời kể chuyện; điểm nhìn trần thuật; lời kể; đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Những hiểu biết trên là cơ sở để học sinh có thể đọc – hiểu tác phẩm tự sự dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. 3- Nguyên tắc biên soạn hệ thống câu hỏi 3.1- Hình thành và phát triển kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự. Tƣ tƣởng học là tự học, dạy học là dạy tự học là nguyên lí nền tảng, có tính chiến lƣợc trong giáo dục hiện đại. Bởi trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhƣ vũ bão hiện nay khối lƣợng tri thức tăng theo cấp số nhân mà thời gian ngồi trên ghế nhà trƣờng là hữu hạn, hơn nữa một số chân lí tiếp thu ngày hôm nay có thể sẽ trở nên lạc hậu, thậm chí vô dụng. Tự học là con đƣờng đồng hành cùng với tri thức của nhân loại. Dạy văn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Giáo viên phải dạy cho học sinh biết cách đọc đúng, hiểu đúng, rồi đọc kĩ, hiểu kĩ đến đọc sâu, hiểu sâu sau cùng là đọc hiểu sáng tạo để có thể tự mình đọc – hiểu văn bản. 3.2- Bảo đảm lôgíc của hoạt động tiếp nhận và cấu trúc nghệ thuật dặc thù của tác phẩm Tiếp nhận tác phẩm là một hoạt động có tính quy luật. Ngƣời đọc bị quy định bởi văn bản tác phẩm với mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hoá kết tinh trong đó. Tiếp nhận tác phẩm là một hoạt động trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn cảm thụ trực tiếp, cảm tính và giai đoạn phân tích, đánh giá có suy ngẫm. Trƣớc hết, ngƣời đọc phải hiểu câu chữ; nắm bắt cốt truyện; cảm nhận các sự kiện, tình tiết, chi tiết, tính cách, quan hệ trong sự toàn vẹn của hình tƣợng nghệ thuật. Thứ đến là thâm nhập vào thế giới hình tƣợng, phát hiện, khám phá thế giới nghệ thuật nhƣ là sự kết tinh sâu sắc tƣ tƣởng và tình cảm của tác giả. Tiếp theo là liên hệ hình tƣợng với văn cảnh đời sống và kinh nghiệm cá nhân để thể nghiệm, đánh giá ý nghĩa tác phẩm; đặt tác phẩm vào truyền thống văn học để xác định vị trí, ảnh hƣởng của nó. Sau cùng là sự tác động, ảnh hƣởng của nó đối với tƣ tƣởng, tình cảm, hiểu biết và nhân cách ngƣời đọc. 3.3- Bảo đảm quan điểm toàn diện trong việc tiếp cận, phân tích tác phẩm. Tiếp cận, phân tích tác phẩm theo quan điểm toàn diện trƣớc hết phải vận dụng những hiểu biết ngoài văn bản nhƣ hoàn cảnh lịch sử, thời đại, văn hoá,văn học, tiểu sử, con ngƣời, tƣ tƣởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn để hiểu đúng tác Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 5
  6. phẩm. Nhƣng trong tiếp cận, phân tích tác phẩm thì bản thân tác phẩm là căn cứ quan trọng nhất, nếu không nói là duy nhất. Phải tiếp cận cấu trúc tác phẩm, phát hiện các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật, nhất là phân tích sự thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm. 3.4- Hƣớng vào thi pháp thể loại, thi pháp cấu trúc tác phẩm, thi pháp tác giả Dạy đọc-hiểu theo thi pháp thể loại là một yêu cầu của công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học văn. Tuy nhiên, thi pháp thể loại là cái chung, khi vận dụng cần chú ý đến những nét riêng làm nên giá trị của mỗi tác phẩm vốn là một cấu trúc không bao giờ lặp lại của mỗi nghệ sĩ. Chú ý đến cái riêng ta sẽ thấy đƣợc cá tính sáng tạo độc đáo của ngƣời sáng tác và sẽ phát hiện cái hay, cái đẹp không lặp lại của mỗi tác phẩm. 4- Câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm tự sự HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) Câu hỏi 1- Tóm tắt cốt truyện Hai đứa trẻ và nêu nhận xét của anh/ chị . Câu hỏi 2- Truyện Hai đứa trẻ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn? Câu hỏi 3- Hãy phân tích bức tranh đời sống phố huyện? ( Gợi ý: Bức tranh đời sống phố huyện đƣợc miêu tả trong thời gian nào? Từ điểm nhìn của ai? Có đặc điểm gì nổi bật?). Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ lúc chiều xuống, đêm về. Câu hỏi 5- Phân tích diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với ngƣời đọc ? Câu hỏi 6- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tƣ tƣởng gì? Câu hỏi 7- Lời văn Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ có đặc điểm gì nổi bật?. Hãy chọn và phân tích một số trƣờng hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách tạo âm điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó. Câu hỏi 8- Qua truyện Hai đứa trẻ, anh/chị hãy nêu một vài nhận xét khái quát về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam (liên hệ với một vài truyện ngắn của các nhà văn cùng thời … để làm rõ nhận xét của mình?) VỢ NHẶT ( KIM LÂN) Câu hỏi 1-Anh/ chị hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện. Dựa vào mạch truyện, có thể chia truyện thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần. Câu hỏi 2- Bối cảnh diễn ra sự kiện nhặt vợ của Tràng? Thái độ của ngƣời dân xóm ngụ cƣ, của bà cụ Tứ và của chính Tràng trƣớc sự kiện này? Điều đó cho thấy tác giả đã sáng tạo đƣợc một tình huống truyện độc đáo nhƣ thế nào? Tình huống truyện nhƣ thế có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm? Câu hỏi 3- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng từ khi nhặt đƣợc vợ. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 6
  7. Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật thị. (đối chiếu làm rõ những đổi thay trong tâm lí trƣớc và sau khi trở thành vợ của Tràng, nhất là bữa sáng hôm sau). Câu hỏi 5-Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Câu hỏi 6- Từ sự phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật, anh/ chị hãy khái quát tƣ tƣởng của tác phẩm. Câu hỏi 7- Đoạn kết truyện có vai trò gì về mặt tƣ tƣởng và nghệ thuật? Thử so sánh kết thúc truyện Vợ nhặt của Kim Lân với kết thúc truyện Chí Phèo của Nam Cao, từ đó làm rõ tài nghệ và đặc sắc tƣ tƣởng của mỗi nhà văn. Câu hỏi 8- Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, dựng đối thoại. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU) Câu hỏi 1 : Tóm tắt cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa? Câu hỏi 2 : Tìm bố cục tác phẩm. Câu hỏi 3 : Có ngƣời cho rằng tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức nhƣng có ngƣời coi là tình huống nghịch lí, lại có ngƣời cho rằng nó bao gồm cả hai. Theo anh/chị, tình huống bao trùm thiên truyện là tình huống gì? Tác dụng của nó đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Câu hỏi 4: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng. Qua những phát hiện đó, nhà văn muốn nói điều gì? Câu hỏi 5: Phân tích quá trình nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu? Câu hỏi 6 : Vì sao nghệ sĩ Phùng có ấn tƣợng lạ lùng khi ngắm tấm ảnh chụp cảnh chiếc thuyền ngoài xa? Qua đó nhà văn muốn nhắn gửi điều gì? Câu hỏi 7: Phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật ngƣời đàn bà hàng chài. Câu hỏi 8 : Phân tích nhân vật ngƣời đàn ông, từ đó hãy giải thích nguyên nhân bạo lực trong gia đình hàng chài. Câu hỏi 9 : Tìm và phân tích ý nghĩa những hình ảnh biểu tƣợng của truyện ? Câu hỏi 10 : Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm ? Câu hỏi 11 : Giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của truyện ? Gợi ý trả lời câu hỏi truyện HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) Câu hỏi 1- Tóm tắt cốt truyện Hai đứa trẻ và nêu nhận xét của anh/ chị . a- Hai đứa trẻ thuộc kiểu truyện tâm tình – truyện mà dƣờng nhƣ không có cốt truyện. Cả truyện nhƣ một bài thơ trữ tình đƣợm buồn. Nhà văn kể về tâm trạng buồn chán của chị em Liên khi chiều xuống đêm về nơi một phố huyện nghèo miền trung du và tâm trạng thao thức đợi chờ chuyến tàu đêm của chúng. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 7
  8. b- Câu chuyện tƣởng nhƣ đơn giản, rất ít hành động, không có xung đột nhƣng Thạch Lam đã thể hiện khá chân thật khung cảnh nghèo nàn đơn điệu với nhịp sống ngƣng trệ, tù đọng của phố huyện và cuộc sống quẩn quanh bế tắc cũng nhƣ ƣớc mơ khát vọng của những kiếp ngƣời nhỏ bé. Câu hỏi 2- Truyện Hai đứa trẻ có thể chia làm mấy đoạn?. Nêu nội dung của mỗi đoạn? Có thể chia làm 3 đoạn - Đoạn một từ đầu ... nhỏ dần về phía làng : phố huyện lúc chiều muộn - Đoạn hai từ trời đã bắt đầu đêm ... mơ hồ không hiểu : phố huyền về đêm - Đoạn ba phần còn lại : phố huyện về khuya. Câu hỏi 3- Hãy phân tích bức tranh đời sống phố huyện? ( Gợi ý: Bức tranh đời sống phố huyện đƣợc miêu tả nhƣ thế nào? Ở những thời điểm nào? Có đặc điểm gì nổi bật?). a- Cách thể hiện - Nhà văn đã chọn không gian là một phố huyện nửa quê, nửa tỉnh, thời gian là lúc chiều xuống, đêm về và lúc có chuyến tàu đêm đi qua để lắng nghe cho rõ hơn cái nhịp sống thoi thóp, mỏi mòn của phố huyện nghèo. - Bức tranh đời sống phố huyện lại đƣợc cảm nhận qua nhân vật Liên, một cô gái không còn là trẻ con những cũng chƣa phải là ngƣời lớn. Vì thế, nó vừa chân thật lại vừa thấm đẫm chất trữ tình để lại một cảm giác buồn thƣơng day dứt. b- Trong con mắt Liên, bức tranh đời sống phố huyện có những gì? - Ở thời điểm chiều xuống + Đó là cảnh chợ tàn chỉ còn trơ lại xác chợ với đủ thứ rác rƣởi. Trên xác chợ tàn lại nổi lên những đứa trẻ con nhà nghèo sống bám vào xác chợ. Cứ chợ vãn chúng lại hiện ra, làm nên nét điển hình của bức tranh đời sống phố huyện. + Khi trời nhá nhem tối lại tiếp tục hiện ra những kiếp ngƣời nghèo khổ khác. nhƣ mẹ con chị Tí ; bà cụ Thi hơi điên; chị em Liên với cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, buôn bán những thứ lặt vặt nhƣ xà phòng, thuốc lào, thuốc lá, diêm quẹt. . . Tất cả đều là những kiếp sống nghèo khổ, lầm than. - Ở thời điểm đêm về: xuất hiện bác Siêu với hàng phở mà ở phố huyện là một thứ quà xa xỉ; là gia đình bác xẩm mà vợ chồng con cái thu lại trên một manh chiếu, tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. - Về khuya, cƣ dân phố huyện tập trung nơi chõng hàng nƣớc của chị Tí “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí tù mù nhạt nhoà cứ trở đi trở lại. Nó tƣợng trƣng cho những kiếp ngƣời mù tối, leo lét trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. - Lúc chuyến tàu đêm chạy qua: phố huyện có xôn xao một chút với thế giới khác mà con tàu mang đến – thế giới sáng rực, vui vẻ, huyên náo, sang trọng- để rồi sau đó lại trở về trạng thái sống lặng lẽ, tối tăm. c- Nhận xét chung: Bức tranh phố huyện gắn với một không gian và thời gian cụ thể nhƣng mang tính chất điển hình vì nó cứ lặp đi, lặp lại. Khắc hoạ cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân phố huyện, Thạch Lam đã làm nổi bật cái nhịp sống ngƣng trệ, tù đọng, thoi thóp, mỏi mòn của cuộc sống đói nghèo. Cái nhịp Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 8
  9. sống ấy đã tạo nên cái hồn riêng của phố huyện, của hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ lúc chiều xuống, đêm về. a- Ở thời khắc chiều xuống -Những âm thanh, sắc màu, hình ảnh buổi chiều tàn gợi ở Liên một nỗi buồn man mác. Nỗi buồn đậu xuống trong dáng ngồi yên lặng, bất động; dâng lên trong đôi mắt và xâm chiếm toàn bộ tâm hồn Liên. Nỗi buồn ấy là biểu hiện cụ thể của một trái tim nhạy cảm biết rung động với những đổi thay trong thiên nhiên lúc chiều xuống, đêm về - Những cảnh đời, những kiếp ngƣời ở phố huyện vào thời khắc chiều tàn càng khơi sâu nỗi buồn trong tâm hồn Liên. + Cảnh chợ vãn với những đứa trẻ con nhà nghèo sống bám vào xác chợ khơi dậy ở Liên một nỗi niềm thƣơng xót. + Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí lại đem chõng hàng nƣớc bày ra dƣới gốc cây bàng dù lời lãi chẳng có là bao; bà cụ Thi hơi điên lại ghé vào cửa hàng chị em Liên mua rƣợu uống rồi lảo đảo đi vào bóng tối. Chị em Liên đứng sững nhìn theo dáng đi lảo đảo của cụ với tâm trạng vừa run sợ lại vừa buồn bã, thƣơng xót. Những kiếp sống đói nghèo tàn tạ ấy để lại trong tâm hồn Liên một sự day dứt. b- Nỗi buồn man mác trong Liên càng rõ hơn khi sinh hoạt phố huyện chuyển dần về đêm. - Bao trùm phố huyện lúc này là bóng tối. Rất tự nhiên mọi chú ý của Liên hƣớng vào những điểm sáng: ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh trên bầu trời đêm, quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng nƣớc của chí Tí, chấm lửa nhỏ và vàng của gánh hàng phở bác Siêu từ phía huyện . . . - Riêng ánh lửa của bác Siêu gợi Liên nhớ về một thời kì hạnh phúc khi còn sống ở Hà Nội. Hà Nội sáng rực và lấp lánh trong kỉ niệm càng tƣơng phản với bóng tối của cuộc sống phố huyện để trong lòng Liên cứ nôn nao, thấp thỏm một niềm mong đợi mơ hồ. c- Về khuya: cƣ dân nghèo khổ của phố huyện tập trung nơi chõng hàng nƣớc của chị Tí. Thêm một gia đình bác xẩm trên manh chiếu rách với chiếc thau sắt trắng chỏng chơ, tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại đến bảy lần nhƣ một biểu tƣợng về những kiếp sống mù tối, lay lắt. d-Tiếp xúc với những kiếp ngƣời tàn tạ và bị bóng tối của cuộc sống bủa vây nên hai chị em Liên càng khao khát ánh sáng, khao khát đƣợc thoát khỏi cái quẩn quanh, tù túng của đời sống phố huyện. Niềm khao khát đó chúng gửi vào hình ảnh chuyến tàu đêm. Câu hỏi 5- Phân tích diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với ngƣời đọc ? a- Diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 9
  10. - Khi chuyến tàu xuất hiện từ xa, hai đứa trẻ đã nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của nó qua đèn ghi, qua ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi tàu kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, rồi tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. - Khi chuyến tàu rầm rộ đi tới, hai đứa trẻ nhƣ hút theo hình ảnh đoàn tàu. Hiện ra trong cái nhìn của chúng là những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường. - Khi chuyến tàu đi qua, hai đứa trẻ đã kịp nhận ra những đổi thay của nó. An nhận xét Tàu hôm nay không đông chị nhỉ . Nhƣng đó lại là con tàu từ Hà Nội về tức là từ một vùng kỉ niệm đầy hạnh phúc hiện ra. Vì thế, con tàu đã đi qua nhƣng hai đứa trẻ cứ đứng nhìn theo mãi cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, ngậm ngùi tiễn biệt nhƣ tiễn một ngƣời thân. - Khi chuyến tàu đã đi qua, sự tƣơng phản giữa hình ảnh đoàn tàu và cuộc sống phố huyện lắng lại trong dòng mơ tƣởng của Liên. + Cô nhớ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội vui vẻ, sáng rực và huyên náo của thời thơ ấu. Con tàu đã mang đến cho Liên một thế giới khác, một cuộc sống khác, không lặng buồn, le lói, hắt hiu nhƣ ngọn đèn con của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu. Nhƣ vậy, chờ tàu vừa là để sống lại cái thế giới tuổi thơ đã mất, vừa là để thoát ra khỏi cuộc sống tối tăm, vắng lặng, xơ xác, nhàm chán của phố huyện nghèo hƣớng đến một cuộc sống tƣơi đẹp hơn. + Thế giới mà Liên mơ tƣởng là một thế giới vừa đã qua lại vừa chƣa tới. Đã qua vì nó gợi nhớ đến tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc nhƣng chƣa tới vì nó gợi mở, nó hƣớng đến một cái gì vui đẹp hơn trong tƣơng lai. Nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét : « truyện Hai đứa trẻ có một hƣơng vị man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở tƣơng lai ». Vì thế, hết đêm này sang đêm khác, hai đứa trẻ cứ thao thức đợi chờ một chuyến tàu đêm đã trở nên quen thuộc- + Nhƣng cuộc thoát li dù chỉ bằng tƣởng tƣợng cũng chỉ hiện ra trong chốc lác. Con tàu đi qua, đêm tối và sự im lặng mênh mông lại bao bọc lấy tất cả. Nỗi buồn chán lại trở về cùng với hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí đi vào giấc ngủ của Liên. Ta hiểu vì sao hết đêm này đến đêm khác hai chị em lại thao thức chờ đợi một chuyến tàu quen thuộc. Chờ tàu trở thành một nhu cầu bức xúc về mặt tinh thần.. b- Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với ngƣời đọc ? - Thạch Lam đã phơi bày những kiếp sống mòn, những cuộc đời cơ cực, quẩn quanh tăm tối ; nói lên đƣợc niềm khát khao cuộc sống tƣơi sáng của hai đứa trẻ, bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc đối với những ƣớc mơ của những kiếp ngƣời nhỏ bé, vô danh trong xã hội. - Tƣ tƣởng nhân đạo ấy gắn với sự thức tỉnh về cái tôi cá nhân cá thể, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên cõi đời này. Xuân Diệu khao khát một « một phút huy hoàng » còn Nam Cao đã lên án xã hội đẩy con ngƣời vào cuộc sống « đời thừa ». Xét trên ý nghĩa đó, truyện còn góp phần thức tỉnh những con ngƣời đang sống lay lắt hãy vƣơn lên, tìm đến một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 10
  11. c- Đánh giá chung: Tình tiết đợi tàu là một điểm sáng thẩm mĩ độc đáo bởi nó kết tinh giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của tác phẩm. Về tƣ tƣởng, nó thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo có những nét mới mẻ của Thạch Lam. Về nghệ thuật, nó thể hiện khả năng phân tích tâm lí, đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh. Đợi tàu là một tình tiết độc đáo của tác phẩm thể hiện ngòi bút truyện ngắn tài hoa của nhà văn. Câu hỏi 6- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tƣ tƣởng gì? Miêu tả cuộc sống cƣ dân nghèo khổ phố huyện cũng nhƣ tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam biểu lộ tình thƣơng yêu chân thành đối những cuộc đời cơ cực, quẩn quanh, tăm tối đồng thời biểu lộ sự trân trọng ƣớc mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ. Không phải đợi đến Nam Cao, những kiếp sống mòn mới hiện ra. Trƣớc Nam Cao rất lâu, Thạch Lam đã phơi bày những kiếp sống mòn, những cuộc đời cơ cực, quẩn quanh tăm tối với niềm xót thƣơng chân thành. Đây là điều hiếm thấy ở các nhà văn lãng mạn cùng thời. Câu hỏi 7- Lời văn Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ có đặc điểm gì nổi bật? Hãy chọn và phân tích một số trƣờng hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách tạo âm điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó a- Đặc điểm nổi bật của lời văn Thạch Lam là tập trung miêu tả cảm giác, cảm tƣởng của nhân vật Liên, làm cho bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng nhƣ đƣợc dệt bằng cảm giác. - Chẳng hạn câu văn mở đầu tác phẩm: Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Xét ở góc độ thông tin câu văn chiều, chiều rồi thừa một chữ chiều. Nhƣng Thạch Lam đâu chỉ thông tin sự việc mà còn thông tin tâm trạng- mà vế sau mới là chủ yếu. Ong kể về một buổi chiều buồn, về tâm trạng buồn chán của Liên khi chiều xuống đêm về. Cho nên cái chữ chiều tƣởng nhƣ thừa ra ấy lại không thể thiếu đƣợc. Thiếu nó, không chỉ mất đi cái nhạc điệu êm ái của câu văn mà còn mất đi cái tâm trạng buồn man mác của Liên trƣớc cái giờ khắc của một buổi chiều nữa lại đến. - Hay đoạn văn tả tâm trạng mơ tƣởng của Liên khi chuyến tàu đêm đã chạy qua phố huyện. Hàng loạt hình ảnh nối tiếp nhau xuất hiện mà chức năng của nó là gợi hơn tả: Hà Nội xa xăm, một thế giới khác đi qua, vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu, đêm tối bao bọc xung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. Những hình ảnh trùng điệp đó nhƣ những lớp sóng lan toả khiến câu văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhiều dƣ vị, dƣ vang b- Nhìn rộng ra cả tác phẩm, ta thấy ngôn ngữ của Thạch Lam gợi nhiều hơn tả, thiên về cảm xúc, cảm giác. Thạch Lam ƣa sử dụng thanh bằng, hình ảnh mềm mại. Nhân vật rất ít hành động, nếu có thì những hành động đã đƣợc tiết chế đến mức tối đa. Sự cộng hƣởng của những đặc điểm ấy đã tạo nên nét riêng trong giọng văn của Thạch Lam – giọng văn của một con ngƣời có tâm hồn đôn hậu, tinh tế, rất nặng lòng với quê hƣơng, xứ sở. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 11
  12. Câu hỏi 8- Qua truyện Hai đứa trẻ, anh/chị hãy nêu một vài nhận xét khái quát về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam ( liên hệ với một vài truyện ngắn của các nhà văn cùng thời … để làm rõ nhận xét của mình?). a- Nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn các nhà văn Tự lực văn đoàn ta dễ dàng nhận thấy chất hiện thực nổi lên khá đậm trong các trang viết của ông. Còn nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn các nhà văn hiện thực thời kỳ 1930-1945 ta thấy có những nét nổi bật sau đây: - Thƣờng viết hay và xúc động về cuộc sống con ngƣời nơi phố huyện, ngoại ô. - Thƣờng không chú ý xây dựng cốt truyện mà chú ý đến việc phô diễn tâm trạng, khắc hoạ cảm giác - Văn Thạch Lam có vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng. b- Ở đây cần nhấn mạnh vai trò và sức gợi tả của cảm giác trong sáng tác của Thạch Lam. Thế giới nghệ thuật của Thạch Lam là thế giới của những cảm giác. Ở đó nhà văn thƣờng để cho nhân vật của mình cảm thấy tất cả; tâm hồn nhân vật luôn rộng mở, mài sắc các giác quan để thấy, cảm thấy thế giới theo cái cách của chính mình và qua đó mà lắng nghe tâm hồn mình khẽ rung lên … 5- Kết quả giảng dạy 5.1- Trên cơ sở tiếp thu hệ thống câu hỏi của sách Ngữ văn theo chƣơng trình Chuẩn và Nâng cao, chúng tôi đã biên soạn hệ thống câu hỏi thể nghiệm cho học sinh lớp chuyên Ngữ văn nhằm rèn luyện cho các em kĩ đọc - hiểu các tác phẩm tự sự. Thuận lợi của chúng tôi là: học sinh lớp chuyên Ngữ văn ham thích học môn Văn; có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, thời gian dành cho môn Văn là tƣơng đối nhiều so với các môn học khác ... Ngoài ra cần phải kể đến nguồn tài iệu tham khảo hết sức phong phú. Trên cơ sở những thuận lợi đó, trƣớc khi học tác phẩm, chúng tôi cho câu hỏi về nhà để các em chuẩn bị bài. Đối với những tác phẩm đọc thêm, những tác phẩm mới không in trong sách giáo khoa, chúng tôi nêu những yêu cầu cụ thể để các em tự đọc – hiểu tác phẩm. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 12
  13. 5.2- Kết quả giảng dạy lớp chuyên Ngữ văn niên khoá 2006-2009 Năm học Lớp Giải Giải Giải QG Điểm thi Điểm thi Olimpíc Tỉnh TN ĐH 2006-2007 10 02(B) 2007-2008 11 02(V),01(B) 10 01( Ba) 2008-2009 12 8 02(Ba),01(KK) 8,01 7,15 Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 13
  14. PHẦN III- KẾT LUẬN 1- Câu hỏi Hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn theo chƣơng trình Chuẩn và Nâng cao có tác dụng định hƣớng, giúp học sinh tìm hiểu những vấn đề cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên hạn chế của một số hệ thống câu hỏi là chƣa thật khoa học trong hƣớng dẫn học sinh bóc tách từng lớp nội dung của tác phẩm để đi đến chủ đề, tƣ tƣởng. Nghĩa là chƣa đi từ dễ đến khó, vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận, đánh giá tác phẩm. 2- Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh các lớp chuyên Ngữ văn chúng tôi đã biên soạn lại câu hỏi hƣớng dẫn tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở tiếp thu câu hỏi hƣớng dẫn học bài của sách giáo khoa. Hệ thống câu hỏi do chúng tôi biên soạn một mặt đƣợc xây dựng bám vào đặc trƣng thể loại của tác phẩm tự sƣ; tập trung phát hiện, phân tích các yếu tố thi pháp thể loại có chú ý đến nét riêng trong thi pháp của từng tác phẩm; mặt khác các câu hỏi đều đƣợc xây dựng thành một hệ thống có tính chất gợi dẫn học sinh từng bƣớc đi sâu vào tác phẩm, tự mình khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh tác phẩm; qua đó dần dần hình thành kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh. Hệ thống câu hỏi này cũng đƣợc tính toán giữa câu hỏi cảm thụ và câu hỏi hiểu biết, câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp, khái quát vấn đề; câu hỏi tái hiện và câu hỏi tìm tòi, sáng tạo; câu hỏi bộc lộ ấn tƣợng, cảm xúc và câu hỏi phân tích, khái quát … ; không chỉ rèn luyện kĩ năng mà còn trau dồi năng lực cảm thụ và thẩm bình, đánh giá tác phẩm cho học sinh. 3- Chúng tôi đã thể nghiệm hệ thống câu hỏi này cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà và giảng dạy lớp chuyên Ngữ văn, bƣớc đầu cho kết quả khả quan. Hạn chế là khó tránh khỏi bởi tiếp nhận văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó năng lực tiếp nhận của từng cá nhân là hết sức quan trọng. Chúng tôi cố gắng đƣa ra một hệ thống câu hỏi ngày càng có tính khoa học với hy vọng dần dần hình thành cho học sinh kĩ năng và năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn chƣơng. 4- Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã cho học sinh đọc – hiểu một số tác phẩm đọc thêm; thuyết trình về một số tác phẩm văn học hiện đại để làm rõ thêm đặc điểm của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tuy còn nhiều hạn chế khó tránh khỏi nhƣng bƣớc đầu các em đã thể hiện đƣợc kĩ năng, năng lực đọc văn rất đáng trân trọng, chứng tỏ đây là một cách làm có triển vọng. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 14
  15. PHẦN PHỤ LỤC Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 15
  16. ĐỌC THÊM: ĐẤT- ANH ĐỨC CÂU HỎI HƢỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU CỦA GIÁO VIÊN Câu hỏi 1- Nhận xét về cách dựng truyện của Anh Đức? Nêu tác dụng của cách dựng truyện nhƣ vậy? Câu hỏi 2- Truyện ngắn Đất đã dựng lên một tình huống truyện độc đáo. Anh/chị hãy nêu tình huống ấy và cho biết tác dụng của nó? Câu hỏi 3- Phân tích nhân vật ông Tám Xẻo Đƣớc. ( Gợi ý: ông Tám qua lời giới thiệu của tác giả; ông Tám và cuộc chiến đấu bảo vệ đất; cuộc chạm trán giữa ông Tám và tên đồn trƣởng Đởm). Từ sự phân tích, anh/chị hãy nhận xét, đánh giá về nhân vật. Câu hỏi 4- Vai trò những cảm nghĩ của tác giả ở đoạn kết tác phẩm. Câu hỏi 5- Nhận xét, đánh giá chung về giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của truyện. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 16
  17. BÀI TỰ ĐỌC – HIỂU CỦA HỌC SINH Phan Nguyễn Trà Giang ( Giải Ba kì thi học sinh giỏi cấp Quốc gia năm 2009) 1- Cách dựng truyện: a- Có hai câu chuyện lồng vào nhau. Câu chuyện của nhân vật tôi về thăm Xẻo Đƣớc và câu chuyện anh Hai Cần kể về cái chết quyết liệt, cứng cỏi của cha mình. b-Tác dụng - Đƣa ngƣời đọc vào không khí căng thẳng, nóng bỏng của những năm tháng kẻ thù quyết tâm dồn dân, lập ấp còn ngƣời dân NB kiên quyết bám đất, một tấc không đi, một li không rời. - Tạo điều kiện để tác giả bộc lộ những cảm nghĩ, những liên tƣởng về vẻ đẹp con ngƣời NB, về giá trị của cuộc sống hiện tại 2- Tình huống truyện: a- Kẻ thù đã nhiều lần đòi dồn dân lập ấp nhƣng ông Tám đầu xóm kiên quyết không đi. Noi gƣơng ông, cả xóm không hề lay chuyển. Chúng thay một tên đồn trƣởng mới chánh cống ác ôn. Cuộc đối chọi một mất một còn giữa ông Tám và tên đồn trƣởng diễn ra quyết liệt. b- Tác dụng: Khắc hoạ tính cách các nhân vật, bộc lộ chủ đề của tác phẩm. 3- Nhân vật ông Tám a- Qua lời giới thiệu của tác giả - Đó là một ông già trạc ngót 70 tuổi, có tài bẫy heo rừng và chồn cáo, đặc biệt chỉ cần ngửi nƣớc rạch buổi sáng cũng biết ngay là có heo rừng hay chồn đến uống nƣớc hồi đêm. Có tài năng đó bởi ông là ngƣời gắn bó đặc biệt sâu sắc với đất. Từ con ngƣời ông toát ra mùi vị của rừng nê địa, của cây đƣớc, dòng kênh biển, ngọn lửa không bao giờ tắt dƣới đất xốp mỡ màu. - Gia đình ông là cơ sở cách mạng và trong những ngày đen tối cũng quyết không rời bỏ cách mạng. Lúc anh Bảy đến mƣợn xuồng của ông thì ông đã chuẩn bị sẵn quà tết để vào cứ thăm anh em vì ông sợ tết nhất họ buồn Nhận xét: ông Tám là con ngƣời gắn bó máu thịt với đất đai và cách mạng. Sự gắn bó đó tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần , là cơ sở cho những hành động quyết liệt khi ông Tám phải đƣơng đầu với kẻ thù để bảo vệ đất đai và cách mạng b- Ong Tám và cuộc chiến đấu bảo vệ đất -Về phía kẻ thù: thực hiện chính sách tát nƣớc bắt cá, chúng ráo riết dồn dân, lập ấp chiến lƣợc - Về phía ông Tám + Ý thức rõ chỗ đứng của mình, ông quyết tâm bám đất, nêu gƣơng cho bà con lối xóm: Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gƣơng cho lối xóm + Hành động: nhiều lần ông tìm cách vƣợt qua đƣợc sự o ép của giặc. Ông ôn tồn khuyên bảo chúng nhƣng khi cần ông đem cây mác mài bén ngọt ra cắm phập giữa nền nhà, nói: chú nào leo lên rút một cọng lá tôi chém cho coi. Nhận xét: qua suy nghĩ và hành động của ông Tám, chúng ta bắt gặp một con ngƣời có tình cảm gắn bó sâu nặng với đất đai, kiên quyết bảo vệ lẽ phải, Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 17
  18. yêu tự do, trọng nghĩa khí, dám chống lại sự đè nén, áp bức … Đó cũng là tính cách chung của ngƣời nông dân Nam Bộ. Ong Hai ( Cửu Long cuộn sóng – Trần Hiếu Minh) cũng lao mũi mác xuống đất, nói: Tre này trồng từ đời ông, đời cha tao, nay đầu tao tóc đã bạc, đứa nào muốn dồn cứ bước ra đây. c- Cuộc chạm trán giữa ông Tám và tên đồn trƣởng Đởm, chánh cống ác ôn - Phía tên Đởm: hung hăng, quyết không lùi bƣớc. Vừa đặt chân đến XĐ, nó đã tuyên bố: Tôi không lùa được dân XĐ thì tôi chết sao? Về hôm trƣớc, hôm sau nó đã dắt lính vô. Chƣa vô tới sân nó đã nổ súng để uy hiếp tinh thần ông Tám - Phía ông Tám: xuất hiện khác với những lần trƣớc + Không khuyên giải thuyết phục mà lặng lẽ mặc áo một cách rất kỹ lƣỡng, đốt nhang đèn, quỳ trƣớc bàn thờ và lầm rầm khấn: Thưa ông bà cha mẹ … Ý nghĩa: thể hiện quyết tâm sống chết với đất đồng thời tạo ra một không khí linh thiêng, một uy lực có tính chất thần thánh để áp đảo kẻ thù. Ong tựa vào đất, tựa vào sức mạnh tinh thần của ông bà, cha mẹ, hƣơng hồn liệt sĩ để chiến đấu với kẻ thù. + Khấn xong ông chụp cây mác chĩa thẳng vào ngực tên đồn trƣởng, mũi mác cứ nhích dần làm cho tên đồn trƣởng xanh mặt. Hành động đó tuy không trực tiếp tiêu diệt kẻ thù nhƣng là tiền đề tạo ra cái chết của tên đồn trƣởng: nó hoảng sợ, rú lên, bỏ chạy sau khi đã nổ một phát súng vào ông Tám. Nhƣng lƣỡi búa của anh Hai Cần đã cắm phập vô gáy nó. + Ông Tám chết, anh Hai Cần đƣợc bọn lính thu xếp trốn thoát còn bà con noi gƣơng ông không ai chịu dời nhà. Kẻ thù đem dây thép gai đến rào thành ấp chiến lƣợc nhƣng rồi bị đánh bại phải bỏ chạy. XĐ vẫn là đất tự do, đất cách mạng d- Nhận xét, đánh giá về nhân vật. Nhân vật ông Tám điển hình cho những con ngƣời cƣơng trực, nghĩa khí, yêu tự do, quý cách mạng, không cam chịu áp bức đè nén, dám hy sinh cho niềm tin, lí tƣởng của mình… Sự hy sinh của ông không chỉ để bảo vệ một mái nhà, một mảnh đất mà sâu xa hơn là bảo vệ quyền sống, bảo vệ những giá trị vật chất và tinh thần mà các thế hệ đã tạo lập nên. Qua nhân vật ông Tám, tác giả con nêu lên sức mạnh thuyết phục của việc làm chính nghĩa. Cái chết của ông đã làm thức tỉnh lƣơng tâm của những ngƣời lính nguỵ. 4- Kết truyện là cảm nghĩ của tác giả. a- Tác giả vẫn còn nghe âm vang của cuộc chiến đấu, những lời khấn của ông Tám và cảm thấy đất dƣới chân nóng hâm hấp. b- Chi tiết này đã làm nổi bật tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm: mảnh đất mà chúng ta đang sống, mảnh đất vừa giành lại được từ trong tay kẻ thù có một cái mạch ngầm nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa cha ông xưa và con cháu hôm nay, giữa truyền thống và cách mạng, giữa dân tộc và hiện đại mà những người đang sống không được phép lãng quên. 5- Nêu chủ đề của truyện Tình thế đấu tranh quyết liệt một mất một còn giữa ta và địch trong cuộc chiến chống lại quốc sách ấp chiến lƣợc của kẻ thù. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 18
  19. 6- Nhận xét, đánh giá chung về nghệ thuật. Tác phẩm thành công ở cách dựng truyện, dẫn truyện; tạo dựng tình huống; khắc hoạ tính cách. Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 19
  20. ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ Ma Văn Kháng I.TÓM TẮT NỘI DUNG: Tiểu thuyết Đám cƣới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng đƣợc hoàn thành vào năm 1989, gồm 18 chƣơng. Tác phẩm kể về cuộc đời của thầy giáo Tự. Tự là một thầy giáo dạy văn có tài, thông minh nhƣng gia đình nghèo khổ. Tự vào đời với những cảnh ngộ thật éo le. Tự yêu Phƣợng, với Tự đó là niềm hạnh phúc đắm say nhất trong cả cuộc đời anh, nhƣng mối tình ấy không thành vì Tự đã nghi ngờ Phƣợng phản bội mình. Tự gặp Xuyến làm thủ thƣ một thƣ viện, văn hóa vừa hết lớp bảy. Hai ngƣời quen nhau và trở thành vợ chồng. Căn nhà của Tự có một cái gác xép, là báu vật đối với Tự. Ơ đó, Tự xa lánh cái phồn tạp, trần ai, Tự giành hết tâm lực cho nghề nghiệp, cho sở thích văn chƣơng của mình. Gặp hoàn cảnh khó khăn, Tự phải bán dần số sách của cha mình để lấy tiền sinh sống hàng ngày. Xuyến không thông cảm đƣợc cảnh sống ấy, cô bỏ việc đi buôn và đi ngoại tình. Trong cuộc đời làm giáo viên, có một lần Tự đã nóng nảy tát một học sinh hỗn. Cậu học sinh ấy lại là con của Bí thƣ thị ủy. Để trả thù, hai cha con tìm mọi cách để hại Tự, khiến sau này Tự gặp phải nhiều thành kiến của mọi ngƣời. Là nạn nhân trong âm mƣu trả thù của kẻ có chức quyền, Tự bị bắt đi nghĩa vụ quân sự dù sức khỏe chỉ xếp loại B2. Sau tám năm làm lính, có lần bị thƣơng, Tự đƣợc trở về nghề cũ, giáo viên dạy văn. Cuộc sống của anh vẫn nghèo khổ và hẩm hiu. Anh tìm cách làm thêm để kiếm tiền, có ngƣời mách cho anh dạy hai cô con gái gia đình nọ, không ngờ đó là gia đình anh ruột Tự. Còn về Phƣợng, cô nghe tin Tự đi bộ đội ở Trƣờng Sơn, cô cũng gia nhập bộ đội với mong muốn gặp đƣợc Tự, cuối cùng cô về ở bãi biển Thịnh Long. Thuật, một ngƣời đồng nghiệp của Tự, có tài năng thật sự trên nhiều lĩnh vực, nhƣng Thuật luôn có tâm lí bất mãn, khó chịu. Thuật hai lần thi nghiên cứu sinh đều rớt chỉ vì bị hiệu trƣởng Cẩm và bí thƣ Dƣơng phê xấu vào lí lịch, điều này gây nên sự phẫn uất trong Thuật, cuối cùng Thuật phải vào nhà thƣơng. Hiệu trƣởng Cẩm, bí thƣ chi bộ Dƣơng là những kẻ cơ hội, ích kỉ...Hiệu trƣởng Cẩm dốt nát, ham mê quyền lực, đã từng ghen ghét tài năng của Tự, khiến Tự bị tƣớc đoạt mọi thứ. Vì chạy theo thành tích, Cẩm đã lén sửa điểm thi tốt nghiệp cho học sinh, nhƣng không may bị ông Thống, ngƣời thủ trống và Tự phát hiện. Cẩm lấn át Thống để thoát tội. Ong Thống bị xuất huyết não, điều này khiến Cẩm rất vui vì hắn sẽ không bị tố cáo. Vì kiệt sức khi phải vừa dồn hết sức dạy học cho kì thi tốt ngiệp, vừa chăm sóc ông Thống, Tự đã xỉu trong cuộc họp tổng kết. Sau khi ra viện, biết tin tức về Phƣợng, Tự đã quyết định cùng ngƣời bạn thân của mình nghỉ hè ở bãi biển Thịnh Long. II.GIÁ TRỊ NỘI DUNG: 1.Đám cưới không có giấy giá thú là tác phẩm tiểu thuyết luận đề. Nội dung tác phẩm phê phán những sai sót về công tác giáo dục. Ngành giáo dục đã xuống cấp đến nỗi: thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò. Nội dung ấy đƣợc thể hiện, thứ Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 20
nguon tai.lieu . vn