Xem mẫu

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT THUẬN AN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10 NHÓM BỘ MÔN: GDCD. TỔ LỊCH SỬ­ GDCD Đổi mới sinh hoạt chuyên môn với “ Xây dựng chuyên đề dạy học” I. Mục đích của đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn ­ Đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn là một trong những yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng khóa 8 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động giáo dục và đào tạo”. Muốn đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh thì cần phải đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Hình thức sinh hoạt thường xuyên thông qua trao đổi, đóng góp ý kiên trên “ trường học kết nối”; hoặc qua “ Facebook”; gửi tài liệu qua mail của Tổ giáo viên có thể tham gia đóng góp ý kiến, phản hồi. Thông qua đó nhóm trưởng, tổ trưởng hoặc người báo cáo chuyên đề có thể giải đáp những thắc mắc của người tham góp ý kiến, từ đó hoàn thiện chuyên đề và ứng dụng trong thực tiễn dạy học và giáo dục. ­ Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào việc báo cáo các chuyên đề dạy học, xoáy sâu vào từng bài, từng chủ đề cụ thể. Giáo viên xây dựng chuyên đề dạy học và đăng tải lên các địa chỉ Internet do Tổ chuyên môn thành lập nên với sự tham gia của các thành viên trong Tổ. Tổ trưởng yêu cầu các thành viên trong tổ hoặc nhóm bộ môn tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong một thời gian nhất định. Sau đó tổ trưởng hoặc nhóm trưởng sẽ tổng hợp ý kiến, hoàn thiện chuyên đề và trở thành Nghị quyết tổ chuyên môn. II. Cách tiến hành: Trên cơ sở nghiên cứu chương trình, tài liệu tập huấn và tham khảo một số kinh nghiêm của đồng nghiệp tôi xin chia sẻ quy trình xây dựng “ chuyên đề dạy học” như sau: 1. Xây dựng chuyên đề dạy học Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả, để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. 3. Thiết kế tiến trình dạy học Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 4. Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: ­ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú, nhận thức của học sinh; bảo đảm cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. ­Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị “bỏ quên”. ­ Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. ­ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. BÀI SOẠN THAM KHẢO Chuyên đề: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ Giáo viên xác định mục tiêu bài; lựa chọn phương pháp phù hợp để phát huy các năng lực của học sinh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức. ­ Học sinh nêu được KN, ND, ý nghĩa của một số quyền dân chủ cơ bản của công dân. ­ Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ cơ bản của công dân. 2. Về kĩ năng. ­ Biết thực hiện các quyền dân chủ của công dân ­ Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền dân chủ cơ bản của công dân. 3. Về thái độ. ­ Có ý thức bảo vệ quyền dân chủ cơ bản của mình và tôn trọng quyền dân chủ cơ bản của người khác. ­ Biết phê phán hành vi vi phạm quyền dân chủ cơ bản của công dân. Giáo viên xác định các năng lực có thể hình thành và hướng tới trong bài III. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH Năng lực tự nhận thức các vấn đề pháp luật, LN tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Giáo viên mô tả, xác định các mức độ cần đạt được cho mỗi chủ đề MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CHO MỖI CHỦ ĐỀ Nội dung 1. Quyền bầu cử, ứng cử vao các cơ quan đại biểu của nhân dân. 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công. Nhận biết (Mô tả ) Nêu được khái niệm và nội dung, ý nghĩa của quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. Trình bày được khái niệm và nội dung, ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội Trình bày được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền khiếu nại, Thông hiểu (Mô tả ) Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai trong khi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. Phân biệt được các mức độ sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố Vận dụng thấp (Mô tả ) Biết phê phán các hành vi xâm phạm, hoặc không thực hiện tố quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. Vận dụng cao (Mô tả ) Ý thức được việc thưc hiện quyền này khi đủ điều kiện theo quy định để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh Ý thức được việc sử dụng quyền này trong đời sống hàng ngày Biết vận dụng quyền này trong đời sống thực tế. Trách niệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân quyền tố cáo của cáo. công dân Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ. Biên soạn hệ thống câu hỏi : Tiết 1. Tìm hiểu quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân ? 1. Thông qua các hình ảnh về bầu cử hãy cho biết người dân có thể bầu ra cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ? 2. Thế nào là quyền bầu cử, ửng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân ? 3. Theo em trên thực tế có phải tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi đều có thể thực hiện quyền bầu cử không ? Những đối tượng nào không thể thực hiện quyền bầu cử ? 4. Tại sao Luật Bầu cử lại quy định những trường hợp trên không thể thực hiện quyền bầu cử ? 5. Giải quyết tình huống : Tại địa điểm Bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, có một người dân không biết không có thẻ cử tri để đi bầu cử nên đến để hỏi lí do tại sao mình không thể tham gia bầu cử. Cán bộ làm công tác bầu cử giải thích : « Do anh đã từng có tiền án và đã từng vi phạm pháp luật nên không thể thực hiện quyền bầu cử » Theo em ,lí do mà cán bộ bầu cử đưa ra để giải thích thắc mắc của người dân trong tình huống trên là đúng hay sai ? Vì sao ? 6. Tìm hiểu về cách thức bầu cử : Gv : Cho học sinh đóng vai để tiến hành hoạt động bầu cử, thông qua tình huống đó học sinh sẽ rút ra được cách thức tiến hành Bầu cử Thông qua tình huống trên hãy cho biết quy trình tiến hành bầu cử ? Cách thức bầu cử đại biểu đại diện cho nhân dân được tiến hành dựa trên nguyên tắc nào ? ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn