Xem mẫu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 11 CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN Ngƣời thực hiện: HÀ VĂN HẢI Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phƣơng pháp dạy học bộ môn: Vật Lý....... - Lĩnh vực khác: .............................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 – 2015 1 SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: 2. Ngày tháng năm sinh: 3. Nam, nữ: HÀ VĂN HẢI 30 Tháng 5 Năm 1978. Nam. 4. Địa chỉ: 27/A Tổ - Khu phố 1 – Phƣờng Tân Hiệp. 5. Điện thoại:0905 525 978 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0613 896 662 6. Fax: E-mail: havanhaidtnt@gmail.com 7. Chức vụ: Tổ Trƣởng chuyên môn. 8. Nhiệm vụ đƣợc giao: Giảng dạy môn Vật Lý. 9. Đơn vị công tác: Trƣờng PTDT Nội Trú Tỉnh. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sĩ - -lƣợng cao. Năm nhận bằng: Chuyên ngành đào tạo: 2010 Vật Lý Hạt nhân Nguyên tử và Năng III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Vật Lý. Số năm có kinh nghiệm: 13 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Ứng dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học Vật Lý 12 chƣơng trình cơ bản. 2. Ứng dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học Vật Lý 10 chƣơng trình cơ bản. 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Để học tốt môn Vật lý học sinh cần có thói quen học tập sao cho khoa học, hợp lý, cụ thể là phải chủ động đọc và soạn bài kỹ trƣớc khi lên lớp, làm các bài tập về nhà. Các em cần xây dựng cho chính mình lòng yêu thích môn học. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Có nhiều lý do để yêu thích môn học, nhƣng cơ bản học sinh phải thấy môn học dễ học, dễ nhớ thì sẽ yêu thích. Để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa các em học sinh cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo, đồng thời, nên làm nhiều bài tập bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp các em rèn luyện tƣ duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách, chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa. Thảo luận, trao đổi học nhóm: khi có điều kiện, các em nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh để học chung, vì nhƣ thế rất giúp ích cho việc gỡ rối những vƣớng mắc thông qua thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên với nhau. Thực trạng của việc học môn Vật lý ở học sinh khối 10 mới vào trƣờng năm học 2013 – 2014 qua kết quả điều tra thu đƣợc 25 % học sinh không bao giờ làm bài tập về nhà, 90 % học sinh không bao giờ tìm đọc các tài liệu Vật Lý, 80 % học sinh tự học môn Vật Lý, 70% học sinh không bao giờ giơ tay phát biểu và 45 % học sinh cho rằng việc học tập và nghiên cứu môn Vật Lý ở phổ thông là không cần thiết. Đây là tình trạng đáng báo động, đòi hỏi tổ bộ môn và các giáo viên giảng dạy có biện pháp giáo dục, rèn luyện và thúc đẩy để hƣớng các em tới một thái độ học tập tốt hơn. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Ứng dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học Vật Lý 10 chƣơng trình cơ bản” cho đối tƣợng này tôi thấy phát huy nhiều hiệu quả. Vậy nên không thể đánh mất thói quen soạn bài một cách khoa học trƣớc khi lên lớp của học sinh và duy trì sự yêu thích môn học của học sinh. Hơn nữa trong quá trình dạy học cho học sinh khối 12 năm học 2012 – 2013 tôi cũng đã nghiên cứu đề tài “Ứng dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học Vật Lý 12 chƣơng trình cơ bản” và đạt đƣợc kế quả tốt. Đây là lý do Tôi tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề tài “Ứng dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học Vật Lý 11 chƣơng trình cơ bản”. Để hoàn thiện bộ tài liệu Ứng dụng bản đồ tƣ duy cho ba khối lớp trong trƣờng PTDT Nội trú tỉnh. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Tổng quan về bản đồ tƣ duy. Bản đồ tƣ duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tƣởng. Bản đồ tƣ duy là một công cụ tổ chức tƣ duy nền tảng, có 1 thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con ngƣời khai thác tiềm năng vô tận của não. Bản đồ tƣ duy giúp học sinh có đƣợc phƣơng pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhƣng vẫn học kém, các em thƣờng học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trƣớc và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trƣớc đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lƣu thông tin, lƣu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo bản đồ tƣ duy trong dạy và học sẽ gúp học sinh có đƣợc phƣơng pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy. Bản đồ tƣ duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con ngƣời sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tƣ duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. [3] 2. Bản chất phƣơng pháp dạy học bằng Bản đồ tƣ duy. a. Bản đồ tƣ duy tận dụng đƣợc các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng: - Sự hình dung: Bản đồ tƣ duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng. Đối với não bộ, bản đồ tƣ duy giống nhƣ một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. - Sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng: Bản đồ tƣ duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tƣởng một cách rất rõ ràng. - Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, bản đồ tƣ duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tƣởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc bản đồ tƣ duy dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tƣởng tƣợng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhƣng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thƣờng, bản đồ tƣ duy giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì đƣợc học. b. Bản đồ tƣ duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: Bản đồ tƣ duy thật sự giúp tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng đƣợc sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong học sinh, đƣa các em lên một đẳng cấp mới. [3] 2 3. Các cách thƣờng sử dụng và những hạn chế. a. Dùng bản đồ tƣ duy để dạy bài mới. Qua thực tế sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học tôi nhận thấy phƣơng pháp này thực sự phát huy tác dụng đối với những học sinh có tố chất, tiếp thu nhanh có khả năng liên tƣởng các vấn đề, nhạy bén phán đoán tình huống. Nhƣng trƣớc học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số đa số các em tƣ duy còn chậm, nên khi dạy ngay một bài bằng bản đồ tƣ duy thì học sinh dễ hoang mang, không nắm đƣợc bản chất của vấn đề, khó phát hiện ra sự liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài với nhau và giữa bài này với bài khác. b. Giảng dạy nhƣ thông thƣờng rồi yêu cầu học sinh trình bày lại bằng bản đồ tƣ duy: Phƣơng pháp này cũng có rất nhiều tác dụng giúp học sinh củng cố nắm chắc bài đã học nhận thấy đƣợc mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài dễ dàng và cũng dễ thấy đƣợc mối liên hệ giữa các kiến thức trong một chƣơng. Nhƣng phƣơng pháp này cũng có những hạn chế nhất định đó là: không phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Đôi khi còn gò ép, học sinh thƣờng cố gắng nhớ lại kiến thức đã đƣợc nghe giảng để tìm mối liên hệ giữa chúng, nhiều khi cũng gặp nhiều sai sót khi đƣa ra những mối liên hệ, những kết luận không đúng chỗ. 4. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Trong quá trình giảng dạy tôi đã xây dựng bản đồ tƣ duy dƣới dạng câu hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp bằng việc trả lời câu hỏi trong bản đồ tƣ duy đã có những giải pháp: Đã giúp học sinh đam mê soạn bài ở nhà một các dễ dàng, nhanh chóng, rèn luyện phƣơng pháp học tập khoa học. không làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể chia nhỏ và chia thêm nhiều nhánh kiến thức, tìm mối liên hệ gữa các kiến thức và thể hiện trên bản đồ tƣ duy của mình. Sau khi nghe giảng học sinh sửa chữa, hoàn thiện lại bản đồ tƣ duy cho bài học của mình. Trong việc ôn tập chƣơng không có bản đồ tƣ duy dƣới dạng câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh có thể tự lập bản đồ tƣ duy sau khi học xong mỗi chƣơng dựa trên thói quen. Sau khi trao đổi nhóm, hoặc phát hiện kiến thức liên quan trong bài tập, hay trong thực tế cuộc sống học sinh vẽ thêm các nhánh kiến thức nhằm hiểu sâu hơn kiến thức bài học. III. TỔ CHỨC THƢC HIỆN 1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ tƣ duy dƣới dạng câu hỏi gợi mở. Trong quá trình giảng dạy tôi đã xây dựng bản đồ tƣ duy dƣới dạng câu hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp bằng việc trả lời câu hỏi trong bản đồ tƣ duy dựa trên nguyên tắc: 3 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn