Xem mẫu

  1. 1                NỘI DUNG TRANG 1. Lời giới thiệu. 1 ­ 2 2. Tên sáng kiến. 3 3. Tác giả sáng kiến. 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến . 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3 7.1.  Về nội dung của sáng kiến. 3 7.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện,  3 ­ 5 tạo hứng thú học tập cho học sinh  7.1.2.  Biện pháp 2: Lập kế  hoạch dạy học phù hợp đảm bảo  5 ­ 6 đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp của Đan Mạch. 7.1.3.  Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc sử  6 ­ 8 dụng đồ dùng dạy học phong phú, linh hoạt hợp lý.
  2. 2 7.1.4.  Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc  ứng  8 ­ 9 dụng   công   nghệ   thông   tin   vào   giảng   dạy   theo   phương   pháp  mới: 7.1.5. Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động trưng bày, nhận xét và  9 ­ 11 giới                         thiệu sản phẩm: 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 11 8. Những thông tin cần bảo mật (nếu có) 11 11 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 12 10. Đánh giá lợi ích thu được khi ấp dụng sáng kiến.. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do  12 áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được  13 do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân: 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng giải  15 pháp lần đầu.
  3. 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP 1. Lời giới thiệu Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội  nhập quốc tế, Bộ  Giáo dục và Đào tạo được sự  hỗ  trợ  của chính phủ  Đan   Mạch đã triển khai Dự án Hỗ  trợ  giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học (SEAPS).   Sau thời gian thử nghiệm  ở một số trường Tiểu học trên các tỉnh thành trong  cả nước, dự án đã chứng minh được tính ưu việt và phù hợp với nhu cầu đổi  mới về  phương  pháp dạy ­ học cấp Tiểu học  ở Việt Nam. Mĩ thuật là một   môn học quan trọng không thể  thiếu trong hệ  thống giáo dục để  nhằm mục  tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện.  Từ  năm học 2014­2015, Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã chỉ  đạọ  triển khai  dạy ­ học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch trên các tỉnh thành  trong cả nước. Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới này là tích  cực: Học sinh được tư  duy sáng tạo, kích thích sự  say mê, hứng thú, bồi   dưỡng phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực tư  duy và trí tưởng tượng. Học  
  4. 4 Mĩ thuật trong nhà trường giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển  năng lực thẩm mĩ thông qua các hoạt động trải nghiệm, biết thể  hiện cảm  xúc và trí tưởng tượng về  thế  giới xung quanh. Ngày nay, cuộc sống ngày  càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp không ngừng được nâng cao.  Cảm thụ cái đẹp để  sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy cái đẹp để  giáo  dục con người. Bản thân tôi đã được tiếp cận với phương pháp dạy học mới này ngay  từ  những ngày đầu Bộ  Giáo dục triển khai nên tôi khá tâm huyết với dự  án  này và dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu phương pháp  giảng dạy sao cho tiết học hiệu quả nhất. Tôi và các đồng nghiệp đã được dự  những lớp tập huấn do các giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn, được tham   khảo nhiều tài liệu bổ ích.  Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những học sinh yêu thích và hứng thú  với phương pháp dạy học mới của Đan Mạch thì còn một số em đã quen với   cách học Mĩ thuật truyền thống nên việc tiếp nhận, học theo phương pháp   mới còn chậm dẫn tới chưa hứng thú trong việc học và thực hành. Vì vậy tôi  đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra: “Một số biện pháp giúp học sinh khối 4­ 5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch”. 2. Tên biện pháp
  5. 5 “Một số  biện pháp giúp học sinh khối 4­5 hứng thú học môn Mĩ   thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch”. 3. Lĩnh vực áp dụng Áp dụng giảng dạy môn Mĩ thuật khối 4­5, nhằm giúp học sinh hứng   thú học tập môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. 4. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Biện pháp bắt đầu được áp dụng từ tháng 9 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của biện pháp Sau khi đưa phương pháp mới của Đan Mạch vào dạy môn Mĩ thuật,  tôi   luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều điện khuyến   khích để  tôi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy một cách có hiệu quả  nhất. Trường có phòng học bộ môn riêng nên thuận lợi cho việc tổ chức các   hoạt động Mĩ thuật như: Hoạt động nhóm, tổ  chức trưng bày, lưu trữ  sản   phẩm, dạy học sinh bằng giá vẽ,…; đồ  dùng dạy học được cấp về  nhiều  hơn. Bản thân tôi được đào tạo chính quy trong trường Sư  phạm, đáp  ứng  được trình độ  chuẩn để  giảng dạy bộ  môn Mĩ thuật trong nhà trường. Tôi  luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn học hỏi đồng nghiệp để  nâng cao  trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm  
  6. 6 và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp; biết cách lập kế hoạch dạy học và  sử  dụng phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của lớp và điều kiện  của địa phương. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì việc triển khai dạy và  học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch cũng gặp một số khó   khăn. Chương trình dạy Mĩ  thuật theo phương pháp mới  Đan Mạch gồm  nhiều chủ đề, mỗi chủ  đề  thường kéo dài từ  2 đến 4 tiết nên các hoạt động  của học sinh không liền mạch; học sinh chưa nắm chắc được 7 quy trình; các  em chưa biết cách hợp tác, chia sẻ trong các hoạt động học, thường là em nào  có em đấy làm nên bầu không khí lớp học chưa thân thiện; đồ  dùng học tập  tuy được cấp nhưng chưa phong phú, đa dạng và trực quan; kỹ  năng thuyết  trình của các em còn yếu,... Từ các khó khăn trên dẫn đến các em chưa hứng  thú trong giờ học Mĩ thuật. Chính vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp sau: 5.1. Lập kế  hoạch dạy học phù hợp đảm bảo đúng tinh thần đổi  mới theo phương pháp của Đan Mạch. Việc lập kế hoạch dạy học chi tiết từng hoạt động giúp giáo viên chủ  động trong bài dạy của mình, kịp thời xử  lí các tình huống sư  phạm có thể  xảy ra. Khi lập kế hoạch, giáo viên cần dựa vào tình hình thực tế của lớp để  có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Để thực hiện việc lập kế hoạch dạy  
  7. 7 học khoa học, chi tiết đúng theo hướng đổi mới theo phương pháp của Đan   Mạch, tôi tiến hành như sau: *Dự kiến các hoạt động trong một chủ đề: Tôi xác định xem chủ đề  đó có bao nhiêu tiết, nội dung của từng tiết là gì để  chia tiết học với thời   lượng hợp lý... Mỗi chủ  đề  thường có từ  2 đến 4 tiết học nên giáo viên cần   phải xây dựng kế hoạch dạy học một cách chặt chẽ thì việc dạy học này mới  đạt hiệu quả. Ví dụ 1: Chủ đề 6: Chú bộ đội của chúng em ­ Lớp 5 gồm 2 tiết, giáo  viên cần xây dựng như sau: Tiết 1: Nắm được phần tìm hiểu, cách thực hiên, tạo ngân hàng hình  ảnh (Có thể  đạt trên 50% học sinh, không cần vẽ  màu, tạo được hình dáng,  trang phục là đạt). Tiết 2: Tiếp tục thực hành, hoàn thành sản phẩm, trưng bày, giới thiệu  sản phẩm, nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ví dụ 2: Chủ  đề  "Trường em" ­ Lớp 5, gồm 4 tiết giáo viên cần xây  dựng như sau: Tiết 1: Tạo ngân hàng hình  ảnh: Vận dụng quy trình vẽ  cùng nhau và  sáng tác câu chuyện.
  8. 8 Tiết 2, 3: Thực hành: Vận dung quy trình xây dựng cốt truyện và tạo hình   3D. Tiết 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm. *Xác định mục tiêu học sinh cần đạt:  Đây là khâu rất quan trọng  trong quá trình lập kế  hoạch dạy học, người giáo viên phải xác định được  mục tiêu của tiết  học, mục tiêu của từng hoạt  động, từ   đó  có nội dung,   phương pháp phù hợp với từng bài học, từng hoạt động cụ thể. Ví dụ: Chủ đề 4: Sáng tạo với những chiếc lá (Mĩ thuật lớp 5)  Mục tiêu là: Giúp học sinh nhận ra đặc điểm về  hình dáng, màu sắc  của một số  loài cây; biết sử  dụng lá cây để  tạo ra sản phẩm đồ  vật, con   vật,....; giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về  sản phẩm của mình,   của bạn; giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước và bảo vệ  môi  trường. *Dự   kiến   phương   pháp   và   hình   thức   tổ   chức:  Dựa   trên   sự   trải  nghiệm, sự khám phá kiến thức, kĩ năng sáng tạo linh hoạt của học sinh trong   từng bài học để có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Nếu lựa chọn   đúng phương pháp và hình thức tổ chức sẽ tạo cơ hội cho học sinh phát huy  được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học. Mỗi quy trình dạy 
  9. 9 học theo phương pháp Đan Mạch đều có mục tiêu giáo dục khác nhau để giúp  học sinh có thể phát triển khả năng tự  học. Khi lựa chọn quy trình, tôi chú ý  sắp xếp trình tự  các bước sao cho có sự  kết hợp hài hòa giữa phương pháp,   nội dung và hình thức tổ chức lớp học. Vì nếu lựa chọn quy trình không phù   hợp sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học tập chán nản, thiếu ý tưởng sáng tạo. Ví dụ: Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị ­ Lớp 4 ­ Khi dạy tôi sử dụng phương pháp kết hợp linh hoạt các quy trình: Vẽ  cùng nhau, Vẽ  theo nhạc, Vẽ  biểu cảm. Hình thức tổ  chức: Hoạt động cá  nhân, hoạt động nhóm. *Dự kiến đồ dùng (của giáo viên và học sinh): Đối với môn Mĩ thuật,  việc chuẩn bị đồ dùng là vô cùng cần thiết, quyết định sự thành công của tiết  học.Tôi thường căn cứ vào từng chủ đề  và tình hình thực tế để  linh hoạt lựa   chọn vật liệu và quy trình phù hợp. Ngoài các vật liệu như màu vẽ, giấy vẽ,   vật liệu tôi chọn thường là đa dạng, dễ tìm kiếm ở địa phương như: Vỏ hộp,  bìa, giấy báo, sợi len, vải vụn, lá cây rụng... *Dự kiến cách giới thiệu bài: Nhiều giáo viên quan niệm giới thiệu bài chỉ  cần ngắn gọn, nêu ngay   tên bài là xong mà không chú ý đến tác dụng xem đã lôi cuốn học sinh chưa.   Nếu làm phép thử sẽ thấy rõ ngay hiệu quả như thế nào. 
  10. 10 Ví dụ: Khi giới thiệu chủ đề 5: Trường em – Lớp 5 + Cách 1: Giới thiệu trực tiếp: Cô giáo mời cả lớp mở Sách giáo khoa.   Hôm nay lớp ta sẽ học chủ đề 5: Trường em Hiệu quả: Học sinh chỉ  nắm được tên bài, không khí lớp học không  thay đổi, học sinh chăm chú lắng nghe nhưng không nắm được kiến thức khác  liên quan đến bài. + Cách 2: Giới thiệu gián tiếp: ­ Cho cả  lớp hát  những bài hát về  mái trường như: Bụi phấn, mái  trường mến yêu... ­ Giáo viên nêu một số câu hỏi về hình ảnh mái trường có trong lời bài  hát. ­ Giáo viên dẫn dắt học sinh vào chủ đề. Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài, liên kết được với nội dung bài  học Không khí lớp học vui vẻ và lôi cuốn ngay được học sinh vào chủ đề. Sau khi áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh  của tôi đã học tập sôi nổi hơn, mặc dù các hoạt động bị gián đoạn nhưng các  em vẫn hào hứng chờ đợi những tiết học tiếp theo.
  11. 11 5.2. Giúp học sinh nắm chắc 7 quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới  của Đan Mạch.   Phương pháp dạy học mới gồm 7 quy trình mĩ thuật. Đó là:  *Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. *Quy trình 2:Vẽ biểu cảm. *Quy trình 3: Vẽ theo âm nhạc. *Quy trình 4: Phương pháp xây dựng cốt truyện. *Quy trình 5: Phương pháp tạo hình ba chiều ­ Tiếp cận theo chủ đề. *Quy trình 6: Điêu khắc ­ Nghệ thuật tạo hình không gian. *Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.  Để  vận dụng thực hành tốt vào bài, giáo viên cần phải giúp học sinh  nắm chắc cách thức thực hiện các quy trình này. Tuy nhiên một số  học sinh  còn lúng túng vì đã quen với cách làm của phương pháp học truyền thống. Trên thực tế  7 quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc  chung: ­ Thảo luận và làm quen, tìm hiểu chủ đề.
  12. 12 ­ Các quy trình được mô tả  chi tiết thông qua thực tế  các bước khác  nhau, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn các quy trình nói trên để đảm bảo hiệu  quả cao nhất trong việc giáo dục thẩm mĩ. ­ Tùy vào  điều kiện thực tế  của lớp, trường và địa phương mà có  những thay đổi linh hoạt cho phù hợp. Để phát huy tính tích cực của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học   sinh thông qua việc thực hiện 7 quy trình Mĩ thuật, giáo viên cần giúp học   sinh nắm vững 7 quy trình Mĩ thuật bằng cách: ­ Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học   sinh được tự làm và thích làm. Giáo viên để học sinh chủ động trong quá trình  học tập. Giáo viên là người đưa ra vấn đề  và hướng học sinh là người chủ  động giải quyết vấn đề. ­ Giáo viên hỗ  trợ  học sinh trong nhóm, trong lớp bằng những câu hỏi  gợi mở như: Ví dụ: Quy trình vẽ biểu cảm: ­ Em đang quan sát đường nét của bộ phận nào? Miệng hay mắt, mũi... ­ Đường nét của cổ gặp đường nét của khuôn mặt ở chỗ nào? ­ Em có nhận thấy đường nét quanh cổ và vai không?
  13. 13 Thông qua các câu hỏi mở các em sẽ có hướng đi đúng cho bài thực  hành của mình và chia sẻ với thầy cô về những kinh nghiệm sẵn có của mình. ­ Khuyến khích học sinh đưa ra ý tưởng rồi tìm cách thực hiện ý tưởng  trên những chất liệu, hình thức và phương tiện khác nhau. ­ Kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống  như gợi mở, vấn đáp, trực quan phối hợp trong các quy trình mĩ thuật mới. Để học sinh dễ vận dụng các quy trình Mĩ thuật, giáo viên phải lập kế  hoạch cho từng hoạt động, cũng có thể  tích hợp và vận dụng linh hoạt các  quy trình Mĩ thuật. Những quy trình này không phải là công thức cố  định mà  chỉ  tạo cảm hứng cho giáo viên và có thể  điều chỉnh cho phù hợp với đối  tượng học sinh, điều kiện thực tế địa phương. Giáo viên có thể phát triển các  năng lực trải nghiệm, sáng tạo biểu đạt, giao tiếp và đánh giá của học sinh ở  các mức độ khác nhau trong các quy trình mĩ thuật. Khi học sinh đã hiểu và nắm chắc cách thực hiện các quy trình Mĩ thuật   thì chất lượng giờ  học sẽ  được nâng cao, từ  đó sản phẩm của các em sẽ  phong phú và đa dạng. Các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều mỗi khi học môn Mĩ  thuật.
  14. 14
  15. 15 5.3.  Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú học  tập cho học sinh. Môi trường học tập là môi trường có các hoạt động học với những nội   dung phù hợp, thân thiện, có ý nghĩa với học sinh. Theo tôi, nếu muốn các em   yêu thích môn học nào thì giáo viên cần bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích   môn học đó cho các em để  các em hứng thú tham gia hết mình trong hoạt   động học. Chính vì vậy, tôi đã tuyên truyền, giúp học sinh thấy rõ được vai  trò của môn học. Thực chất, giáo dục thẩm mĩ giúp các em giảm bớt sự căng  thẳng mệt mỏi trong học tập. Nó có sự  kết hợp hài hòa và thống nhất cũng  như  bổ trợ  lẫn nhau giữa các môn học. Khi hiểu được vấn đề  này, học sinh  sẽ có động cơ học tập và sự hưng phấn, hứng thú đối với môn học.  Để  tạo hứng thú học tập cho học sinh, đan xen giữa các giờ  học, tôi   thường kể cho các em nghe về lịch sử  mĩ thuật thế giới cũng như  lịch sử  mĩ  thuật Việt Nam, những câu chuyện về cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ 
  16. 16 thuật của các họa sĩ tài năng của Việt Nam như: Họa sĩ Trần Văn Cẩn, họa sĩ  Tô Ngọc Vân, họa sĩ Bùi Xuân Phái... Có thể tạo không khí thi đua bằng hình thức dạy học theo nhóm. Việc  chia nhóm giúp các em có tinh thần tập thể, biết trao đổi ý kiến, thảo luận để  thống nhất quan điểm và hợp tác tạo nên một sản phẩm chung. Trong giờ mĩ  thuật, tôi thường cho các em thi đua với nhau xem em nào vẽ  nhanh và đẹp  nhất để  tạo động lực. Tôi cũng tổ  chức thi đua giữa học sinh với học sinh,   giữa các nhóm, các tổ với nhau,... Tùy vào từng chủ đề và tình hình thực tế có thể cho các em vẽ ở trong   lớp học tuy nhiên cũng có thể  cho các em trải nghiệm ngoài khuôn viên nhà  trường để quan sát và thực hành. Việc này sẽ giúp cho học sinh có những tìm  tòi, khám phá thế  giới tự  nhiên tạo hứng thú cho học sinh và mang tính giáo  dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
  17. 17
  18. 18 Ngoài ra, tôi thường tổ  chức một số  trò chơi trong giờ  mĩ thuật như:  “Trang trí hình”, “Ghép tranh tiếp sức”; “Ai nhanh hơn”; “Thử  làm họa sĩ”;   “Tìm thành ngữ qua tranh”;... Đối với học sinh, trò chơi trong giờ giờ mĩ thuật  giúp các em giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, rèn luyện khả  năng quan sát, óc   phán đoán, tăng cường tư duy phản xạ và tinh thần đoàn kết.  Ví dụ: Chủ đề 6 Ngày tết, lễ hội và mùa xuân­Mĩ thuật lớp 4. Tôi cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: ­ Mục đích: Rèn cho học sinh ghi nhớ nhanh về một sự việc nào đó mà  nội dung bài yêu cầu. ­ Thời gian: 3 phút. ­ Luật chơi: Học sinh đại diện mỗi đội 3 bạn lên chơi, giáo viên ra đề  tài về nội dung bài, đội nào ra nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng.
  19. 19
  20. 20 Thông qua các trò chơi, học sinh vừa được chơi lại vừa được học, các   em sẽ  hứng thú với giờ  học mĩ thuật, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau  những bài toán, bài văn khó, tạo không khí thoải mái thân thiện và vui vẻ. Đặc  biệt với những học sinh nhút nhát, cần nhiều sự hỗ trợ của giáo viên và bạn   bè thì các em đã mạnh dạn và tự tin hơn. Tôi thường tổ chức các trò chơi vào  đầu giờ để khởi động tạo cho học sinh có tinh thần hứng thú vào giờ  học và   liên kết được vào nội dung của chủ đề một cách ngắn gọn, không mất nhiều   thời gian. Ngoài ra trò chơi cũng được đưa vào cuối mỗi giờ học để  củng cố  bài học. Sau khi tôi xây dựng được môi trường học tập thân thiện thì hứng thú  học tập của học sinh đã tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, các em yêu thích   môn học và thấy được vai trò của môn học. 5.4. Sưu tầm, tự  làm đồ  dùng dạy học và khai thác triệt để   ứng   dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
nguon tai.lieu . vn