Xem mẫu

  1. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 II. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài................................................................................2 III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.........................................................................2 IV. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................3 V. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................3 VI. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................3 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:.......................................................................3 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:....................................................................4 6.2.1. Điều tra xã hội bằng phiếu khảo sát, ý kiến của giáo viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện...............................................................................4 6.2.2. Phương pháp quan sát, tự quan sát..................................................................4 6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong quá trình giảng dạy.........4 6.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.........................................4 6.2.5. Phương pháp phỏng vấn..................................................................................4 6.2.6. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia................................................................4 6.2.7. Phương pháp thống kê toán học......................................................................4 6.2.8. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................4 6.2.9. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm..........................................................5 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................6 1. Tên đề tài:..............................................................................................................6 2. Cơ sở lý luận..........................................................................................................6 2.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực..........................................................6 3. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................8 4. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài...............................................................................9 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC........................................................................................................................11 1. Một số vấn đề về PPDH tích cực.........................................................................11 2. Đặc điểm của dạy học tích cực............................................................................11
  2. 3. Phân loại..............................................................................................................11 4. Xác định vai trò nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực.....11 5. Tiêu chuẩn thành công theo phương pháp dạy học tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh............................................................................................11 6. Quy trình triển khai phương pháp dạy tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh..............................................................................................................11 7. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh.....................................................................................................11 CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG BÀI 5: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI..............12 1. Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai (T1).............12 2. Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loai bom đạn và thiên tai (t2)..............21 IV. Đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu........................................................31 C. KẾT LUẬN........................................................................................................32 1. Kết luận...............................................................................................................32 2. Ý kiến đề xuất....................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................33 PHIẾU KHẢO SÁT..............................................................................................34
  3. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QD-TTG ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực của người học”. Để đảm bảo được điều đó, Giáo viên phải nhận thức được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ 1 chiều sang dạy “lấy học sinh làm trung tâm”, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học. Nghĩa là giáo viên không chỉ phải đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh, kích thích khả năng sáng tạo và trí tuệ của học sinh mà còn phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh trong từng bài học, từng chương và cả chương trình với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh ở các môn nói chung, môn Giáo dục quốc phòng_An ninh nói riêng, đặc biệt là dạy học lý thuyết, thuộc trường trung học phổ thông chưa thực sự mang lại hiểu quả cao. Đặc biệt là bộ môn giáo dục quốc phòng_An ninh, do đặc thù nội dung lý thuyết xen kẽ với nội dung thực hành. Và phải chuyển mình từ phương pháp giảng dạy truyền thống một chiều của sĩ quan Quân đội để phù hợp với chương trình phát triển giáo dục hiện đại, một yếu tố nữa cũng cần phải nhắc tới đó là công tác tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với bộ môn chúng ta chưa được quan tâm, đa phần là giáo viên phải tự học hỏi. Mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kỹ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, chưa liên hệ với công tác chuẩn bị ở nhà để hỗ trợ cho bài học tiếp theo trên lớp Ngoài việc bản thân không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy, và nâng cao vị thế của bộ môn so với những bộ môn khác. Thì trong năm 2020 chúng ta phải chứng kiến nhiều thảm họa khủng khiếp từ thiên tai, dịch bệnh...gây tổn thất rất lớn về con người và tài sản của nhân dân. Và chắc chắn rằng những hiện tượng như thế này sẽ còn xảy ra, với đạo đức của một nhà giáo, và tính 1
  4. chất của bộ môn Giáo dục quốc phòng_An ninh tôi giác ngộ được vai trò công tác tuyên truyền, công tác giáo dục của mình, làm sao gây sự chú ý quan tâm của học sinh, để cho học sinh hiểu và có kỹ năng phòng tránh cơ bản để hạn chế mức thiệt hại ở mức thấp nhất. Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời hình thành cho học sinh những kỷ năng cơ bản nhất để giải quyết các tình huống thực tiễn và phòng tránh các tai nạn thông thường. Trong những năm gần đây giáo viên bộ môn giáo dục quốc phòng-An ninh cũng rất tích cực đầu tư viết sáng kiến kinh nghiệm, nhưng đa phần là tập trung viết về nội dung thực hành, và kỹ thuật giảng dạy… còn nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy học theo định hướng phát triển năng lực đối với các bài lý thuyết vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là theo khung kế hoạch bài dạy Công văn 5512BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 Với những lý do trên và mục đích hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập và kiểm tra đánh giá khi dạy môn Giáo dục quốc phòng_An ninh tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai” 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, đồng thời tìm biện pháp cho vấn đề. Đề tài tức là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh ngay trong tiết. Mục đích của đề tài là nâng cao hiệu quả của tiết dạy, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, qua đó sẽ hình thành cho học sinh những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Giáo dục quốc phòng (Năng lực cảnh báo, năng lực phán đoán và xây dựng phương pháp phòng tránh; Năng lực làm việc nhóm; Năng lực thực hành bộ môn; Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện; Năng lực so sánh, phân tích, năng lực tự chủ...). Mặt khác, thông qua kiểm tra, đánh giá giáo viên sẽ rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; khắc phục kịp thời những hạn chế của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đề tài thực hiện với học sinh khối 10 2
  5. Vận dụng vào bài 5 sách giáo khoa lớp 10: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai 4. Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành khảo sát và áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện. 5. Kế hoạch nghiên cứu. STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Từ 1/8 đến 1/9/2019 - Tham khảo ý kiến của các - Tuyển tập các giáo viên, tìm hiểu Công văn dạng tài liệu. 1 liên quan đến phát triển năng lực học sinh. - Ghi chép phần - Ghi chép sổ tay thực trạng Từ 01/9/2019 đến - Trao đổi với đồng nghiệp - Tham khảo ý 28/10/2019 về đề tài của mình. kiến các đồng 2 nghiệp - Đọc Moduel 17,18,20, 23 - Tháng 10/2019, - Thực nghiệm tại lớp 10a1, - Viết đề cương tháng 4/2020 10a2, 10a4, 10a7 của trường của SKKN (Năm học 2019-2020) THPT Thái Lão - Hoạt động cụ thể - Thực nghiệm tại lớp 10a2, - Viết đề tài 3 10a3, 10a4, 10a6 của trường - Tháng 10/2020, THPT Lê Hồng Phong tháng 3/ 2021 - Thực nghiệm tại lớp 10a1, (Năm học 2020-2021) 10a3, 10a2, 10a6 của trường THPT Phạm Hồng Thái Từ 11/2020 đến - Khảo sát thực tiễn và kết - Hoàn thiện đề tài 4 2/03/2021 quả thực nghiệm 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm: - Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến dạy học phát triển năng lực, đổi mới phương pháp dạy học, cách thức biên soạn câu hỏi và bài tập, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh, module 17,18, 20, 23... với quy trình : đọc và nghiên cứu sau đó rút ra những đặc điểm chính, ứng dụng vào đề tài. 3
  6. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6.2.1. Điều tra xã hội bằng phiếu khảo sát, ý kiến của giáo viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện 6.2.2. Phương pháp quan sát, tự quan sát Thu thập thông tin mạng có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội. Thu thập thông tin và quan sát thái độ, hành động của giáo viên, học sinh trường các trường THPT trên địa bàn huyện về các thông tin mạng có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội Thu thập thông tin và quan sát vấn đề phòng chống thông tin mạng có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội. Thu thập thông tin mạng và quan sát thái độ hành động của giáo viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện về vấn đề phòng chống thông tin mạng có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội. 6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong quá trình giảng dạy Năm học qua, tôi đã cố gắng không chỉ hoàn thành công tác chuyên môn mà còn gần gũi, tìm hiểu ở học sinh mọi phương diện trong đó có vấn đề thông tin mạng. 6.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Vấn đề tôi nghiên cứu thuộc lĩnh vực mới, thậm chí hiện là một vấn đề nóng của xã hội. Tôi không ngừng nghiên cứu các sản phẩm nghiên cứu đi trước với hi vọng có thể góp phần hoàn đề tài nghiên cứu của bản thân. 6.2.5. Phương pháp phỏng vấn Được thực hiện trong nhiều hoàn cảnh cụ thể như: giờ ra chơi... qua cách nói chuyện trực tiếp , qua nói chuyện bằng điện thoại, mạng xã hội, tôi đã phỏng vấn thêm được nhiều giáo viên, học sinh ở trường khác hay một số phụ huynh quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. 6.2.6. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 6.2.7. Phương pháp thống kê toán học Tôi đã sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả khảo sát ở học sinh 6.2.8. Phương pháp phân tích số liệu Sau khi số liệu thu thập từ kết quả thống kê, tôi đã phân tích để thấy được ý kiến của giáo viên, học sinh về thực trạng, hậu quả, nguyên nhân của vấn đề phòng chống thông tin mạng, từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 4
  7. 6.2.9. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm Sau khi đề ra các giải pháp cho vấn đề phòng chống thông tin mạng ở giáo viên, hoc sinh các trường THPT trên địa bàn huyện tôi đã cho thử nghiệm ngay ở phạm vi trường và hai trường lân cận. Từ đó tìm ra, giữ lại các biện pháp, có tính khả thi nhất nhằm hi vọng đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất. 5
  8. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Tên đề tài Vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực Dạy học định hướng phát triển năng lực hiện nay đang là xu thế giáo dục quốc tế. Đối với phần lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng_An ninh, do đặc thù riêng của bộ môn, dạy học phát triển năng lực đóng vai trò chính trong việc giúp học sinh ghi nhớ, tái tạo bức tranh quá khứ và nhận thức được bản chất của sự kiện, hiện tượng, đồng thời hình thành cho học sinh những phương pháp và những kỹ năng cơ bản nhất để giải quyết tình huống thực tế Dạy học định hướng phát triển năng lực là cách dạy học có khả năng khơi gợi hứng thú cho học sinh. Giáo viên quốc phòng muốn hướng dẫn dẫn học sinh tìm hiểu, nắm bắt kiến thức trước hết họ phải biết tạo ra hứng thú môn học. K.Henvêtuyt từng nói: “có việc gì ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú”. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức thông qua chuỗi các nhiệm vụ, bài tập mà giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Dạy học định hướng phát triển năng lực muốn thực hiện hiệu quả cần kết hợp đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. “Tính tích cực của học sinh trong học tập là hiện tượng sư phạm biểu hiện cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ em”. Trong quá trình học, người học sẽ tập trung cao độ, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức để giải quyết những vấn đề phù hợp với khả năng; người dạy sẽ linh hoạt, mềm dẻo, tạo cơ hội để người học có thể tham gia và làm chủ kiến thức. Người học trở thành trung tâm người dạy chỉ đóng vai trò định hướng, tổ chức quá trình nhận thức. 6
  9. Dạy học phát triển năng lực gồm có những đặc trưng sau: - Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh, theo đó giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Qua đó, lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QD-TTG ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực của người học”. Để đảm bảo được điều đó, Giáo viên phải nhận thức được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ 1 chiều sang dạy “lấy học sinh làm trung tâm”, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học. Nghĩa là giáo viên không chỉ phải đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh, kích thích khả năng sáng tạo và trí tuệ của học sinh. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Theo chương trình hành động được phát động trong ngày thế giới phòng chống thiên tai năm 2010, thì nhiệm vụ giáo dục về thiên tai rất lớn, đó là “phòng chống thiên tai từ trường học”. Cả thế giới quan tâm và tích cực thực hiện chương trình này bằng rất nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Còn ở Việt Nam, vấn đề này đã thực hiện như thế nào và hiệu quả đến đâu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ? 7
  10. 3. Cơ sở thực tiễn Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng_An ninh - Thực tế việc tiếp cận và tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo duc quốc phòng còn nhiều khó khăn và chưa được chú trọng. Đa phần giáo viên phải tự tìm tòi nghiên cứu, học hỏi từ đồng nghiệp, mà trong hoạt động giáo dục thì bộ môn Giáo dục quốc phòng_An ninh cũng phải tuân thủ thực hiện việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy như các bộ môn khác. Ví dụ như đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dạy học theo định hướng phát triễn năng lực, dạy học theo chủ đề, tích hợp, gắn với hoạt động địa phương… Và cũng phải kể đến nhiều giáo viên giảng dạy chủ yếu quan tâm, đầu tư về nội dung thực hành, còn nội dung lý thuyết chưa thực sự quan tâm và đầu tư nhiều, ngại đổi mới, nên trong quá trình giảng dạy lý thuyết phụ thuộc vào phương pháp dạy học truyền thống như: Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, hoặc nếu có đổi mới thì chỉ sơ sài giao cho học sinh làm việc nhóm và báo cáo kết quả. Qua khảo sát học sinh THPT trên địa bàn huyện đối với giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng_An ninh thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận được kết quả như sau: ( Bảng 1: Khảo sát 90 học sinh lớp 10 ở THPT Thái Lão; 87 em học sinh lớp 10 THPT Lê Hồng Phong và 88 em học sinh lớp 10 THPT Phạm Hồng Thái) Đa dạng phương pháp Phương pháp thuyết (trò chơi ô chữ, diễn Số học trình, vấn đáp kịch, sơ đồ tư duy, Trường sinh hoạt động nhóm… ) SL % SL % Trường THPT Thái 90 58 64 32 36 Lão Trường THPT Lê 87 61 70 26 30 Hồng Phong Trường THPT Phạm 88 72 82 16 18 Hồng Thái Qua khảo sát cho thấy trong các bài dạy lý thuyết đa phần giáo viên ít thay đổi và đa dạng phương pháp dạy học, hay nói cách khác giáo viên chưa thực sự đầu tư vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy. 8
  11. Về phía học sinh: Phần đông các em chưa hứng thú, say mê đối với môn học, kết hợp với tâm lý chỉ xem trọng các môn thi Đại học. Cho nên đa số còn học đối phó, qua loa, vì thế hiệu quả học tập không có. Mức độ hứng thú của học sinh khi học lý thuyết bộ môn Giáo dục quốc phòng_An ninh. ( Phiếu khảo sát – bảng phụ lục ) ( Bảng 2: Khảo sát 76 học sinh lớp 10 ở THPT Thái Lão; 80 em học sinh lớp 10 THPT Lê Hồng Phong và 50 em học sinh THPT Phạm Hồng Thái ) Không hứng thú học lý Số học Hứng thú học lý thuyết Trường thuyết sinh SL % SL % THPT Thái 76 24 31,6 52 68,4 Lão THPT Lê 80 22 27,5 58 72,5 Hồng Phong THPT Phạm 50 11 22 39 78 Hồng Thái - Đặc biệt tháng 10 năm 2020 tất cả chúng ta đều nhận thấy Thiên tai: Lũ lụt, sạt lở… gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với người dân miền trung. Một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả đó là công tác ứng phó của người dân còn chậm. - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn là một giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh tôi luôn có ý thức phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, đầu tư nội dung và đồng thời mạnh dạn đề xuất phương pháp dạy học tích cực. 4. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu: Sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong bài 5: “Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, tạo hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo và trí tuệ của học sinh. Làm cơ sở cho học sinh chủ động tiếp cận tri thức và hình thành những kỷ năng cơ bản để phòng tránh và giảm nhẹ bom, đạn và thiên tai. b. Đối tượng nghiên cứu Cho học sinh khối 10 đối với các trường THPT trong huyện Hưng Nguyên c. Phạm vi nghiên cứu: 9
  12. Nghiên cứu tìm hiểu về bản chất, và thực trạng giáo viên bộ môn giáo dục quốc phòng sử dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh Ứng dụng phương pháp dạy học dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực học sinh đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện d. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra xã hội bằng phiếu khảo sát, ý kiến của giáo viên, học sinh trường THPT Thái lão, Lê Hồng Phong... e. Kế hoạch nghiên cứu - Từ 8/2019 - 6/2020: đọc tài liệu, khảo sát thực trạng, tham khảo ý kiến đồng nghiệp và ứng dụng sáng kiến lần 1 - Từ 8/2020 - 2/2021: tiếp tục tham khảo ý kiến đồng nghiệp, ứng dụng sáng kiến lần 2, hoàn thiện sáng kiến 10
  13. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 1. Một số vấn đề về PPDH tích cực - Khái quát về PPDH - Sự cần thiết phải đổi mới các PPDH ở trường THPT 2. Đặc điểm của dạy học tích cực - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh - Coi trọng năng lực tự học của học sinh - Giúp học sinh tăng cường các hoạt động cá nhân và tập thể, hợp tác với nhau trong học tập - Kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh - Tính hứng thú, tính Định hướng 3. Phân loại - Phân loại theo chuyên môn - Phân loại theo sự tham gia của người học - Phân loại theo quỹ thời gian - Phân loại theo nhiệm vụ 4. Xác định vai trò nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực 5. Tiêu chuẩn thành công theo phương pháp dạy học tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh 6. Quy trình triển khai phương pháp dạy tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh 7. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh. 11
  14. CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG BÀI 5: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI 1. Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (T1) TRƯỜNG THPT THÁI LÃO Họ và tên giáo viên: TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI BÀI 5 THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOAI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI (T1) Môn: Giáo dục quốc phòng_An ninh Thời gian thực hiện: tháng 2 năm 2021 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Cho học sinh biết và hiểu: - Đặc điểm và biện pháp phòng tránh đối với một số loại bom đạn thông thường - Biết tham gia tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách phòng chống bom, đạn phù hợp với khả năng thực tế của mình 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực của học sinh như sau: - Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa quan sát hình ảnh video để tìm hiểu về đặc điểm và tác hại của một số loại hình thiên tai - Năng lực giao tiếp và hợp tác: để giải quyết vấn đề một số biện pháp phòng tránh thông thường, và luyện tập - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân b. Năng lực đặc thù: - Khái thác và sử dụng được tư liệu SGK, tranh ảnh, mạng internet trong quá trình tìm hiểu một số loại hình tên lửa, bom, đạn chủ yếu - Năng lực nhận diện một số loại bom, đạn 12
  15. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo đó là báo cáo kết quả hoạt động nhóm, đồng thời sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc báo cáo - Trình bày được và tổ chức tuyên truyền phòng tránh bom, đạn cho bạn bè, người thân, xã hội - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để rút ra bài học kinh nghiệm 3. Về phẩm chất - Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực - Nghiêm túc, chăm chỉ trong nghiên cứu và trong học tập - Tinh thần trách nhiệm cao trong việc hoạt động nhóm, phát huy khả năng để đưa hoạt động nhóm đạt kết quả cao nhất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU a. Giáo viên: Phiếu học tập, máy tính, tài liệu liên quan đến bài giảng b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị đạo cụ, tư liệu phục vụ hoạt động thảo luận nhóm HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HỌC TẬP Thời gian: 5 phút 1. Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, đồng thời xác định nhiệm vụ học tập và kiến thức cần tiếp cận của mình trong tiết này Giúp học sinh xác định được vấn đề trong bài học là tìm hiểu đặc điểm của một số loại bom đạn và hình thành một số biện pháp phòng tránh thông thường, xác định được tầm trọng của công tác phòng tránh bom đạn 2. Nội dung: - Học sinh quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu và thảo luận một số vấn đề sau: - Ưu điểm của một số loại vũ khí phương tiện trên khi được sử dụng trong chiến tranh ? Phát triển về vũ khí công nghệ cao có phải là sự chọn tối ưu nhất của các quốc gia chủ động chiến tranh và bảo vệ lãnh thổ ? 3. Sản phẩm + Tầm bắn xa, độ chính xác cao + Sức công phá mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng cho đối phương + Tạo ra sự bị động, bất ngờ cho công tác phòng tránh, đánh trả 13
  16. + Hạn chế được thương vong về lực lượng cho bên chủ động chiến tranh + Rút ngắn thời gian chiến tranh, gây ép về chính trị và tinh thần cho đối phương - Phát triển về vũ khí công nghệ cao luôn là sự chọn tối ưu, tiên quyết nhất của các quốc gia chủ động chiến tranh và bảo vệ lãnh thổ  4. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại như: Tàu sân bay, tên lửa, máy bay, bom có điều khiển... - Yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả sản phẩm của học sinh - Dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức mới gồm các phần: + Đặc điểm của một số loại bom đạn + Một số biện pháp phòng tránh bom đạn thông thường HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Thời gian: 32 phút Hoạt động 2.1 Đặc điểm tác hại của một số loại bom, đạn ( 10 phút ) 1. Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm và nhận diện được tên lửa hành trình Tomahawk, và một số bom có điều khiển 2. Nội dung: - HS đọc thông tin mục 1a, 1b của phần I từ trang 66-67 trong SGK, trao đổi nhóm và tham gia giải trò chơi ô chữ bí mật ( dựa vào các câu gợi ý để mở từ khóa trong ô chữ ) - Ô chữ bí mật gồm 8 hàng ngang tương ứng với 8 từ khóa học sinh cần phải tìm - Gợi ý hàng ngang thứ nhất: Là loại bom dùng để đánh phá các thiết bị điện tử, truyền hình - Gợi ý hàng ngang thứ hai: Là loại bom dùng để đánh vào hệ thống lưới điện của đối phương, không sát thương sinh lực địch - Gợi ý hàng ngang thứ ba: Là loại bom chùm, chứa 200 bom con khi nổ tạo ra hình phểu đường kính rộng 2-3m sâu 0.2m - Gợi ý hàng ngang thứ tư: Là loại bom tiến công vào các mục tiêu cố định như cầu, cống, sân bay, các công trình kiên cố 14
  17. - Gợi ý hàng ngang thứ năm: Là loại bom dạng bom chùm, khi nổ văng oxit etylen tạo thành các đám mây dùng để phát quang cây cối - Gợi ý hàng ngang thứ sáu: Là loại bom chứa các loại khí độc, chủ yếu sát thương sinh lực của đối phương - Gợi ý hàng ngang thứ bảy: Là loại bom chứa các thành phần hỗn hợp như nhôm, phốt pho, na pan, dầu hỏa, benzen… - Gợi ý hàng ngang thứ tám: Là loại bom khi các phương tiện giao thông đi qua có thể cảm nhận tín hiệu và gây nổ 3. Sản phẩm: a. Tên lửa hành trình Tomahawk là loại được phóng đi từ trên đất liền, trên tàu nổi, tàu ngầm, hoặc trên máy bay được điểu khiển theo một quỹ đạo bay nhất định để tìm và tiêu diệt mục tiêu b. Bom điều khiển - Ô chữ thứ nhất: Bom điện từ - Ô chữ thứ hai: Bom mềm - Ô chữ thứ ba: Bom CBU-24 - Ô chữ thứ tư: Bom GBU - Ô chữ thứ năm: Bom CBU-55 - Ô chữ thứ sáu: Bom hóa học - Ô chữ thứ bảy: Bom cháy - Ô chữ thứ tám: Bom từ trường 4. Tổ chức hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ : - Giáo viên trình chiếu hình ảnh và giới - Học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát thiệu qua về đặc điểm tên lửa lựa chọn câu hỏi và trả lời nhanh ô chữ Tomahawk hàng ngang - Giáo viên triển khai và thông báo thể Báo cáo nhiệm vụ: lệ trò chơi ô chữ bí mật, và tổ chức cho - Lần lượt mỗi học sinh chọn một hàng học sinh tham gia trò chơi ngang và xem gợi ý, sau đó trả lời từ Giáo viên nhận xét khóa - Nhận xét về đáp án của từ khóa, và yêu cầu bổ sung nếu cần 15
  18. Hoạt động 2.2 Một số biện pháp phòng tránh thông thường (22 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh biết được một số biện pháp phòng tránh bom đạn thông thường, và tuyên truyền, phổ biến các quy định phòng tránh 2. Nội dung: - Học sinh đọc thông tin mục 2: Một số biện pháp phòng tránh thông thường và vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà để làm việc nhóm theo nhiệm vụ giáo viên đã phân công + Nhóm 1: Báo cáo về nội dung tổ chức trinh sát thông báo, báo động, ngụy trang giữ bí mật chống trinh sát của địch + Nhóm 2: Báo cáo về nội dung làm hầm hố phòng tránh, sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu vực công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ họp đông người + Nhóm 3: Báo cáo về nội dung đánh trả và khắc phục hậu quả 3. Sản phẩm: Nhóm 1: Diễn một tiểu phẩm ngắn thể hiện: - Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động - Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch Nhóm 2: Báo cáo kế hoạch sơ tán và bố trí đào hầm hố cho dân cư tổ chức phòng tránh: - Làm hầm hố phòng tránh - Sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ tập đông người + Phân tích đánh giá mức độ nguy hiểm + Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân + Tăng cường cập nhật thông tin và tuân thủ theo chủ trương của ban chỉ huy quân sự các cấp + Chuẩn bị phương tiện, lương thực, nhu yếu phẩm + Đảm bảo bí mật, nhanh chóng di chuyển đến vùng an toàn + Ổn định đời sống + Sơ tán khi ổn định mới quay trở lại, thực hiện giãn dân, tài sản ở các vùng trọng điểm bị bắn phá, sơ tán trong tình huống khẩn cấp + Nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất vì vậy mọi người phải tích cực tự giác, tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hành sơ tán theo quy định 16
  19. Nhóm 3: Báo cáo nội dung và làm mẫu một số kỹ năng cấp cứu người bị thương thể hiện nội dung - Các lực lượng chuyên tránh phối hợp với lực lượng tại chỗ có tránh nhiệm đánh trả tiêu diệt địch, hạn chế sức công phá của địch - Khắc phục hậu quả + Tổ chức cứu thương + Chôn cất người chết + Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường 4. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập - Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn - Học sinh nghiên cứu tài liệu thành các yêu cầu trong phiếu học tập - Phân công nhiệm vụ cho từng thành - Chọn sản phẩm của một nhóm trình viên, tiến hành trả lời các câu hỏi, quan chiếu sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào Kết luận, nhận định phiếu học tập - Nhận xét, đánh giá về thái độ Báo cáo nhiệm vụ - Công tác chuẩn bị đạo cụ ở nhà - Nhóm 1: Với công tác chuẩn bị vật liệu ở nhà như: Cỏ khô, cành lá ngụy - Quá trình làm việc trang, mục đích là trang trí bản thân - Kết quả hoạt động và chốt kiến thức phù hợp vời điều kiện môi trường, đồng thời bố trí âm thanh của tiếng máy bay, tiếng bom đạn nổ, tiếng còi hú, tiếng kẻng. Sau đó trình bày một tiểu phẩm ngắn thể hiện nội dung phòng tránh bom đạn - Nhóm 2: Với cương vị là một chỉ huy trưởng trình bày kế hoạnh tổ chức phòng tránh cho dân cư của một xã tập trung hai nội dung chính đó là bố trí đào hầm hố, và tổ chức sơ tán: - Nhóm 3: Báo cáo nội dung mục 2e, 2g và giới thiệu một số kỹ năng cơ bản như: Biện pháp dập lửa, phòng chống khí độc, xử lý vết thương bị bỏng… - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, góp ý bổ sung, phản biện 17
  20. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 5 phút 1. Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức mới, vận dụng kiến thức cho học sinh 2. Nội dung: - HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi Câu 1: Thiệt hại nào sau đây không phải do bom đạn gây ra ? a. Lũ lụt lớn, sạt lở núi và lũ quét đã phá hủy đường giao thông b. Chất cháy Na pan làm cháy rừng trên một diện tích rộng lớn c. Chất độc hóa học đã hủy diệt môi trường sống của con người d. Vũ khí chính xác gây nhiều thiệt hại về người và của cho đối phương Câu 2: Muốn ngụy trang, giữ bí mật tốt để chống trinh sát của địch phải làm gì? a. Giữ vững bí mật mục tiêu b. Phải cố gắng giữ mục tiêu khi địch trinh sát c. Không sử dụng vũ khí khi địch tiến công d. Đấu tranh với địch phải giữ bí mật Câu 3: Trong chiến tranh, địch thường dùng loại bom, đạn nào để phá hủy hệ thống điện của ta? a. Thủy lôi từ trường b. Tên lửa hành trình c. Bom điện từ d. Bom từ trường Câu 4: Dùng tay che dưới ngực, miệng hơi há ra khi nghe tiếng rít của bom có tác dụng gì? a. Giảm tối đa diện tích của cơ thể, hạn chế thương vong b. Để giảm sức ép của bom, đạn c. Tăng cường hô hấp nhằm chống ngạt thở d. Để bảo vệ nơi quan trọng nhất của cơ thể Câu 5: Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra cần lưu ý gì ? 18
nguon tai.lieu . vn