Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn giáo dục Quốc phòng - An ninh ở bài 1 và bài 2 lớp 10 - THPT MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH TÁC GIẢ: ĐẶNG ĐỨC THUẦN CHU VĂN TRẦM TỔ: XÃ HỘI NĂM: 2020 SĐT: 0982296622 NĂM HỌC: 2020 - 2021 1
  2. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục quốc phòng – an ninh có một vài trò quan trọng trong đời sống xã hội, chính trị của đất nước, nó tác động đến con người không chỉ là trí tuệ, mà cả về tư tưởng, lập trường, tình cảm. Các môn học cả tự nhiên và xã hội ngoài việc trang bị cung cấp vốn kiến thức cơ bản còn góp phần giáo dục xây dựng con người phát triển hoàn thiện về đức - trí - thể - mỹ ở những mức độ khác nhau. Nếu như học văn giúp các em thấy được cái hay cái đẹp trong thơ ca, học địa lý thấy được sự giàu đẹp của quê hương đất n ước càng yêu quí hơn con người, quê hương đất nước Việt Nam, học lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của dân tộc mà rộng hơn là của xã hội loài người nói chung, cũng như quá trình hình thành ra đời và phát triển của quân đội nhân dân - công an nhân dân Việt Nam nói riêng, đồng thời nó còn góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan cho học sinh. Như vậy, so với các môn khác thì giáo dục quốc phòng - an ninh có nhiều ưu thế hơn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, lòng tự hào tự tôn dân tộc, lịch sử, truyền thống hào hùng đánh giặc dự nước của ông cha ta, của lực lượng quân đội - công an đối với thế hệ trẻ, những kiến thức môn quốc phòng - an ninh không chỉ đơn thuần rèn luyện xây dựng nếp sống học tập, sinh hoạt phù hợp với tình hình thời chiến, các quan điểm của Đảng về quân sự và an ninh … mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử, thái độ, lập trường, thái độ đối với tổ quốc, cũng như cách ứng xử và tác phong kỷ luật trong cuộc sống nằm trong quan hệ liên quan chặt chẽ của bộ môn với các môn học khác. Trong hệ thống giáo dục thì môn học quốc phòng - an ninh là môn học mang đầy đủ tính đặc thù của khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên từ đó hình thành nhân cách, tư tưởng, tinh cảm, thái độ, tác phong kỷ luật của mỗi con người. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục quốc phòng - an ninh “là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh là quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân … ”. Mặc dù có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay thực tế vẫn còn tình trạng học sinh chưa ham muốn yêu thích học bộ môn, có thể nói rằng sự phát triển của kinh tế thị trường, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng hiểu biết của một số học sinh về giáo dục quốc phòng – an ninh chưa rõ và đang còn mơ hồ. Việc tiếp thu kiến thức của các em chưa mang tính tự giác, đón nhận tích cực còn hời hợt, độ chuẩn xác chưa cao. Một số học sinh có tâm lý học quốc phòng – an ninh khô khan, khó nắm bắt, phức tạp và các em có quan niệm môn học quốc phòng – an ninh không phải là môn công cụ cho định hướng tương lai cuộc sống sau này. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng môn học chưa cao. 2
  3. Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học tập môn giáo dục quốc phòng – an ninh, phát huy tính tích cực trong xây dựng bài, khám phá kiến thức mà trong đó học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh. Chính vì vậy ở đề tài này tôi đề cập đến vấn đề: “ Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy quốc phòng – an ninh ở bài 1, bài 2lớp 10 THPT ”. II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học đối với môn GDQP – AN. - Phát huy được sự hứng thú của học sinh đối với bộ môn. - Đề tài của tôi sử dụng nhiều môn liên quan đến kiến thức quốc phòng – an ninh lớp 10 như Địa lý, Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân... để kích thích hứng thú học tập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức quốc phòng – an ninh lớp 10. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN. - Cách thiết kế hoạt động liên môn trong dạy học. - Thiết kế hoạt liên môn một số bài học cụ thể. - Nghiên cứu lý luận về dạy học liên môn, “lấy học sinh làm trung tâm”. - Đưa ra các giải pháp hiệu quả việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn quốc phòng – an ninh ở trường THPT. - Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực thực tế giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. IV. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng - Học sinh lớp 10 THPTvà Giáo viên giảng dạy môn GDQP - AN THPT Quỳnh Lưu 1. 2. Phạm vi - SGK, SGV GDQP – AN 10 và các tài liệu về lí luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, dạy học liên môn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp phân tích, tổng hợp xử lí số liệu, tổng hợp tài liệu, thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học quốc phòng – an ninh, sách giáo khoa, sách giáo viên, quá trình thực tế dạy học. - Phương pháp quan sát sư phạm qua việc tổ chức hướng dẫn học sinh trên lớp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm thông qua thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm. 3
  4. - Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, qua phỏng vấn học sinh. - Nghiên cứu nội dung các bài học GDQP - AN và đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. - Nghiên cứu các hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế hoạt động liên môn trong dạy học. - Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy. - Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài. - Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. VI. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN. Cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học liên môn góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục mà vai trò của người giáo viên đóng một vai trò quyết định. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã thấy được ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học của bộ môn quốc phòng – an ninh. Nhưng để đổi mới từ đâu, vận dụng như thế nào, thậm chí còn ái ngại, vì vậy cần một sự quyết tâm. Sự chuyển biến về hoạt động trong lớp học có thể thể hiện qua sơ đồ sau: 4
  5. Hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học cũng như dạy học liên môn được thể hiện qua sơ đồ sau: Nhưng để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, thiết nghĩ giáo viên dạy học môn quốc phòng - an ninh cần lưu ý một số điểm sau đây: Giáo viên phải nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy học quốc phòng - an ninh là phải cung cấp cho học sinh một số hệ thống kiến thức cơ bản về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, của quân đội, của công an, nghệ thuật đánh giặc, hiểu biết về quốc phòng - an ninh …, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, kỷ luật truyền thống cho học sinh. Các kiến thức của môn học gắn liền kiến thức của môn học khác nhau và nó gắn bó mật thiết với nhau. Qua giảng dạy kiến thức bộ môn giúp cho các em nắm được kiến thức môn học cũng như vận dụng kiến thức các bộ môn khác vào bài học tiết học nắm vững và sâu hơn bộ môn quốc phòng - an ninh. Từ đó thấy được tầm quan trọng của bộ môn. Mỗi bài học, tiết học có nội dung kiến thức riêng. Vì vậy tùy theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn vận dụng kiến thức liên môn cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh. Để phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập thì việc vận dụng kiến thức liên môn tỏ ra rất hiệu quả. Học Sinh được tham gia trực tiếp vào việc giải quyết những yêu cầu, huy động vốn kiến thức của các môn học khác vào giải quyết nội dung của bài học, vừa có tác dụng phát triển tính tư duy, vừa gây hứng thú học tập. 5
  6. PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1. Quan điểm của dạy học liên môn Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáo viên hiện nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó là đạt tới mục đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Và nhất là để đáp ứng chương trình thay sách giáo khoa mới sẽ thực hiện vào năm 2021 bắt đầu ở lớp 10 đối với cấp THPT. Với trọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới phương pháp, phát triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức … Và việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của một giờ dạy. Định hướng chung về đổi mới phương pháp giáo dục đã được qui định trong luật giáo dục và được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa THPT. Đó là “Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác trong học tập và thực tiễn”. Là giáo viên dạy học trong trường THPT vấn đề bổ ích về lý luận cũng như thực tiễn, nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi đối tượng là học sinh THPT thì nhận thức, khả năng tư duy của các em rất tốt. Học sinh là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, là trung tâm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, nâng cao khả năng tư duy, giải quyết tình huống. Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp, mà dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc trong dạy học nói chung và dạy học quốc phòng – an ninh nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ môn quốc phòng – an ninh ở trường THPT cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của hoạt động xã hội, lịch sử truyền thống cách mạng của dân tộc, lịch sử truyền thống của quân đội và công an … Vì vậy quốc phòng - an ninh liên quan đến cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Cho nên trong quá trình dạy học của bộ môn cần phải liên môn kiến thức với các môn học khác, bởi các môn học có quan hệ với nhau, khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được liên hệ giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức quốc phòng – an ninh sẽ giúp cho các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật của vấn đề. 2. Những vấn đề chung về dạy học liên môn 2.1. Khái niệm Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của 6
  7. hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. 2.2. Tầm quan trọng của hoạt động dạy học liên môn. Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có 7
  8. tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. + Thuận lợi: - Về phía giáo viên: Trường THPT Quỳnh Lưu 1 có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giàu kinh nghiệm, tận tâm trong giảng dạy, ham học hỏi. - Trang thiết bị của trường đảm bảo cho dạy học bộ môn hiện nay tương đối tốt, đảm bảo trang thiết bị, mô hình học vụ … - Về phía học sinh: Phần lớn học sinh chăm ngoan, chất lượng của học sinh khá đồng đều ở bộ môn. + Khó khăn: Việc dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các môn được giảng dạy ở trường phổ thông trước hết là văn học, địa lý, lịch sử, giáo dục công dân ... đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng, phải đầu tư tìm tòi, nghiên cứu tài liệu mất nhiều thời gian, phải có sự chuẩn bị chu đáo cho mọi khâu của tiết học, phải vận dụng khéo léo, linh hoạt nếu không sẽ không mang lại tác dụng như mong muốn. 2. Khảo sát hứng thú của học sinh trong học tập môn GDQP - AN - Đối với các lớp không được sử dụng hoạt động dạy học liên môn. Học sinh xem môn học này là môn phụ nên dẫn tới kết quả học tập chưa cao như: không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không tập trung chú ý, chán học, …v.v. Một số học sinh không có sách giáo khoa nên việc tiếp thu kiến thức mới còn hạn chế vì nội dung lý thuyết một số bài rất nhiều. Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Số đông học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung vào các môn học chính để thi vào các trường đại học. 8
  9. Hình ảnh: phiếu khảo sát 9
  10. Hình ảnh phiếu khảo sát 10
  11. - Đối với các lớp được sử dụng hoạt động dạy học liên môn Các em hào hứng, hứng thú hơn trong giờ học, việc nắm bài cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo hơn nên chất lượng dạy và học đạt kết quả cao. Các em chăm chú sôi nổi trong các giờ học, huy động vốn kiến thức của các môn khác vào xây dựng bài, trả lời câu hỏi của giáo viên. Hứng thú của học sinh đối với môn học còn ít, qua thực tế khảo sát ở một số lớp trong trường THPT Quỳnh lưu 1, được thể hiện qua bảng dưới số liệu dưới đây. Thích Không thích Lớp Sĩ số Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) 10A3 45 19 42,2% 26 57,8% 10D4 45 18 40% 27 60% 10D5 45 16 95,6% 29 3,6% 10D1 45 42 93,3% 3 6,7% 10D2 45 42 93,3% 3 6,7% 10D3 42 38 90,5% 4 9,5% Bảng số liệu khảo sát học sinh Như vậy, nhìn vào bảng thống kê và phiếu khảo sát ta thấy ở những lớp được tổ chức hoạt động dạy học liên môn trong giờ học, học sinh có hứng thú, sôi nổi hơn và chủ động tiếp thu bài tốt hơn. Còn những lớp không áp dụng hoạt động dạy học liên môn các em thờ ơ với môn học hoặc là học một cách đối phó. Trong dạy học môn quốc giáo dục phòng – an ninh ở cấp THPT nói chung và dạy Bài 1 và 2 (SGK) lớp 10 nói riêng, có nhiều kiến thức liên quan đến môn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng trong đề tài này, bản thân chỉ khai thác kiến thức liên môn của một số môn học. 11
  12. III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Trong dạy học quốc phòng – an ninh người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử, truyền thống hào hùng đánh giặc dự nước của dân tộc, của quân đội và công an nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa để truyền thụ cho học sinh thì khó có thể tạo dựng lại quá khứ của dân tộc. Vì vậy, để thu hút học sinh đi sâu vào tìm hiểu, khám phá và có xúc cảm thực sự đối với kiến thức bộ môn quốc phòng – an ninh thì việc vận dụng kiến thức các bộ môn khác là vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và nâng cao hứng thú học tập của các em. 1. Quốc phòng – an ninh tích hợp với địa lý. Sự kiện Quốc phòng – an ninh gắn liền với vị trí, không gian, thời gian, nhân vật lịch sử trên một nền địa lý nhất định của một thời điểm nhất định của lịch sử. Do vậy kiến thức địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học quốc phòng – an ninh. Bài học quốc phòng – an ninh gắn với bản đồ và kiến thức địa lý, luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lý giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lý. Các chiến thắng lớn và mang tính quyết định của quân, dân ta trên mặt trận quân sự trong lịch sử cũng như qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đều diễn ra trên địa bàn sông suối và rừng núi như: Bạch Đằng 938, Chi Lăng – Xương Giang 1427, chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, diễn ra ở rừng núi Tây Bắc nước ta, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng kiến thức địa lý để chỉ trên lược đồ. Từ đó rèn luyện khả năng thực hành cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy Bài 1 “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” khi dãy đến phần 2 Cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ thế kỷ I đến X) diễn ra nhiều thắng lợi khi nói đến chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng Năm 938; Phần 3 Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) trận thắng lợi Chi Lăng – Xương Giang năm 1427. Giáo Viên Dùng bản đồ địa lí Việt Nam chỉ cho học sinh biết được trận Bạch Đằng diễn ra ở sông Bạch Đằng – Huyện Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh và Thủy Nguyên – Hải Phòng hiện nay cũng như Trận Chi Lăng – Xương Giang nay thuộc Đông Bắc Thành phố Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang. Từ việc quan sát bản đồ địa lí học sẽ biết được trận đánh ở đâu, tỉnh nào hiện nay, và nằm ở vị trí nào của đất nước. 12
  13. Bản đồ địa lí Việt Nam - Tương tự khi dạy Bài 1(SGK 10 GDQP-AN) phần 5 nhỏ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) dạy đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và Bài 2(SGK 10 GDQP-AN) Phần I: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam mục 1 nhỏ Thời kì hình thành giáo viên cho học sinh xem bản đồ địa lý Việt Nam, hình ảnh trận chiến Điện Biên Phủ, hình ảnh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Và bản đồ, hình ảnh địa danh, địa chỉ hiện tại giúp cho học sinh xâu chuỗi liên kết được các hình ảnh lại với nhau, hình dung và biết được vị trí địa lý các sự kiện. 13
  14. Hình ảnh trận chiến Điện Biên Phủ Bản đồ Điện Biên hiện nay 14
  15. Hình ảnh nơi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Hình Huyện Nguyên Bình – Tỉnh Cao Bằng nơi thành lập Quân Đội ta Hình ảnh bản đồ Tỉnh Cao Bằnghiện nay 15
  16. 2. Quốc phòng – an ninh tích hợp với Lịch sử Từ kiến thức của môn quốc phòng – an ninh kết hợp với kiến thức môn học lịch sử giúp các em tái hiện lại kiến thức, đánh giá phân tích được sự kiện lịch sử, vận dụng năng lực tư duy để đánh giá, nhận xét, bình luận … những sự kiện lịch sử thông qua các câu hỏi và nghe giảng của Giáo viên các em sẽ thấy được sự hào hùng của quân đội ta. Ví dụ: Khi dạy Bài 2 (SGK Lớp 10 GDQP-AN) mục 2a trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) giáo viên nói về“Chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950” Đại đoàn 308, Trung đoàn 174, 209 cùng nhiều lực lượng khác đã giành chiến thắng thì kết hợp với lược đồ lịch sử trình bày vắn tắt diễn biến của trận đánh cũng kết quả chiến thắng. 16
  17. Tiếp đó, giáo viên tiếp tục sử dụng bản đồ thông báo tình hình chiến sự ở các chiến trường khác. Cuộc tấn công lên Thái Nguyên của địch bị đập tan, ở các chiến trường khác quân dân ta đều ra sức thi đua giết giặc lập công, kìm chế địch không cho chúng tiếp viện lên mặt trận Cao - Bắc - Lạng . Việc sử dụng bản đồ kết hợp với kiến thức lịch sử giảng dạy chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950 đã mang lại kết quả khả quan, chúng ta cần sử dụng phương pháp này phổ biến để tạo nên sự hứng thú say mê của học sinh trong quá trình học môn quốc phòng – an ninh. 3. Quốc phòng – an ninh kết hợp với Văn học. Đặc trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng không hoàn toàn như cũ. Trong Địa lý thì thấy được đặc điểm tự nhiên, địa hình và tài nguyên. Chính vì vậy trong học tập quốc phòng - an ninh do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra ở địa hình nào, như thế nào, nên việc lĩnh hội tri thức rất khó khăn. Để tạo ra những biểu tượng về những trận đánh truyền thống cha ông diễn ra ở đâu, diễn ra như thế nào một cách sinh động, chính xác trong dạy học quốc phòng - an ninh cần sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó tài liệu văn học là một trong những nguồn tại liệu phong phú có nhiều ưu điểm. Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh hào hùng của dân tộc, của Cha Ông, của quân đội và công an một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Chính vì vậy giữa văn học và quốc phòng - an ninh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc sử dụng tài liệu văn học sẽ giúp được học sinh tránh được tình trạng “Hiện đại hoá lịch sử” giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức quốc phòng - an ninh, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập, do đó chất lượng dạy học quốc phòng - an ninh được nâng lên. Khi dạy bài 1 truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, khí thế đấu tranh sôi sục ở Nghệ Tĩnh được cụ thể hoá qua tài liệu văn thơ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trên gió cả cờ đào phất thẳng Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Giữa thành một trận xông pha Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng Hơi nghĩa khí dồn vang bốn mặt Dải đồng tâm thắt chặt muôn người Lợi quyền ta cố ta đòi Dần xương đế quốc, xẻo môi quan trường. 17
  18. Khi dạy đến phần phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) với chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng” được sinh động hoá trong bài “Lá thư Bến Tre” của nhà thơ Tố Hữu: Biết không anh, Giồng Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à lũ ác ôn Giết cả trăm người trong một sáng. Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn. Anh biết không, Long Mỹ, Hiệp Hưng Nó giết thanh niên ác quá chừng Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng Có những ông già nó khảo tra Không khai nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh không chịu nhục Lấy vồ nó đập vọt thai ra... Khi dạy chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 sau khi khái quát về chiến dịch tôi đã trích dẫn thơ của Tố Hữu: (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên) Năm sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão... Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy Trên đầu bay thác lửa hờn căm Trông bốn mặt luỹ hầm sụp đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hào Trông chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực đỏ trời đất Điện Biên toàn thắng. Không những chỉ mô tả khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Học sinh rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được, điều này có ý 18
  19. nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, sự cảm phục đối với sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em. Tài liệu văn học trong nhiều trường hợp là nguồn cung cấp đáng tin cậy khắc hoạ một sự kiện hay khái quát một thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn khi giảng bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc” khi trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng, giáo viên cần phân tích tình hình xã hội Việt Nam trước khi có Đảng và dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi chưa có Đảng tình hình đất nước đen tối như không có đường ra” đặc biệt nhà thơ Chế Lan Viên đã khái quát sâu sắc thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng trước khi có Đảng: Ông cha xưa đấm nát tay trước cửa cuộc đời. Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi. Đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra bước ngoặt lịch sử chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài về đường lối lãnh đạo cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Lần đêm bước đến khi hửng sáng Mặt trời kia cờ Đảng dâng cao Đảng ta con của dân tộc Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cần Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ Không quê hương sương gió tơi bời 4. Quốc phòng – an ninh tích hợp với môn giáo dục công dân. Với yêu cầu đặc trưng của bộ môn là giúp học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống của dân tộc, của quân đội và công an, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của ông cha, sự hi sinh của thế hệ đi trước. Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang và xác định cho mình một thái độ trong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc cũng như xây dựng quân đội và công an từng thời kỳ phát triển của xã hội để có nhận thức đúng đắn, bộ môn quốc phòng – an ninh có thể tích hợp nhiểu nội dung, chủ đề giáo dục của môn giáo dục công dân. Ví dụ: Thông qua giảng dạy quốc phòng an ninh bài 1 và 2 (SGK GDQP-AN lớp 10) thấy được sự hi sinh của cha ông ta, đặc biệt gần nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ với những tấm gương hi sinh như: La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Phan 19
  20. Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám … góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh cho độc lập của dân tộc, từ đó hình thành và bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc quyết tâm học tập để xây dựng đất nước càng giàu đẹp hơn, quân đội và công an nhân dân, nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh. 5. Quốc phòng kết hợp với âm nhạc. Các tác phẩm âm nhạc có tác dụng minh cổ vũ tinh thần, sức chiến đấu cho quân ta bởi nhiều tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh trận mạc lịch sử cụ thể của dân tộc. Nhạc sỹ Hoàng Vân với bài Hò kéo pháo - 1954. Thể hiện lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, sự hy sinh anh dũng của bộ đội ta, khi dạy Bài 1, phần I mục 5: Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Bài 2, Phần I, mục 2a Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi Vực sâu thăm thẳm vực sâu nào bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đầy vùi xác quân thù Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi Gà rừng gáy trên nương dấu bước ta đi lên nào ... Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi Tới đích rồi đồng chí pháo binh ơi, vinh quang thay sức người lao động ... Như vậy âm nhạc cũng trở thành vũ khí chiến đấu của nhân dân Việt Nam, với giai điệu hùng tráng đã tác động mạnh đến nhận thức của các em, bồi dưỡng lòng yêu nước mạnh mẽ trong các thế hệ học sinh. Để minh chứng rõ hơn bản thân xin đưa ra bài dạy thử nghiệm cho việc dạy học liên môn Tiết 1 – Bài 2: Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam (Chương trình SGK cơ bản lớp 10) 20
nguon tai.lieu . vn