Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI -----  ----- TÊN ĐÊ TÀI VẬN DỤNG CÁC DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN KỲ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ THPT. Thuộc môn: Địa lý Tác giả: Trần Bá Hộ Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Năm thực hiện: 2020 – 2021 Số điện thoại: 0916404106 Email: bahosp@gmail.com 1
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 5 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 6 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7 1.6 Tính mới của đề tài ................................................................................. 8 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 9 2.1.1. Di sản ................................................................................................... 9 2.1.2 Dạy học tích cực ................................................................................. 11 2.1.3.Các hình thức tổ chức dạy học với di sản ......................................... 12 2.1.4 Ý nghĩa của dạy học địa lý với di sản................................................ 13 2.2 Thực trạng việc đưa các di sản văn hóa tại địa bàn huyện Tân Kỳ vào dạy học môn địa lý THPT .......................................................................... 14 2.2.1 Ưu điểm .............................................................................................. 15 2.2.1.1 Về phía giáo viên ............................................................................. 15 2.2.1.2 Về phía học sinh .............................................................................. 15 2.2.2 Nhược điểm ........................................................................................ 15 2.2.2.1. Về phía giáo viên ........................................................................... 15 2.2.2.2. Về phía học sinh ............................................................................. 16 2.3 Khái quát về một số di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ. ................. 16 2.3.1 Khái quát về lịch sử Tân Kỳ ............................................................. 16 2.3.2 Một số di tích lịch sử trên địa bàn Tân Kỳ ....................................... 18 2.4 Các hình thức vận dụng các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ vào giảng dạy địa lý THPT .................................................................. 22 2.4.1 Lồng ghép. .......................................................................................... 22 2.4.2 Tham quan, trải nghiệm .................................................................... 24 2.4.2.1 Hoạt động tham quan trải nghiệm ................................................. 25 2.4.2.2 Chuẩn bị cho hoạt động tham quan ............................................... 27 2.4.2.3 Tiến trình tổ chức hoạt động tham quan nhằm giáo dục ý thức bảo vệ và phát huy tài nguyên du lịch. ............................................................. 28 2
  3. 2.4.3 Ngoại khóa ......................................................................................... 30 2.4.5 Dạy học địa lý địa phương ................................................................. 33 2.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận dụng các di sản văn hóa vào giảng dạy địa lý THPT trong địa bàn huyện Tân Kỳ. ................ 42 2.5.1 Về nội dung ........................................................................................ 42 2.5.2 Về hình thức: ..................................................................................... 42 2.5.2. Về phương pháp: .............................................................................. 43 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận ................................................................................................ 45 3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài ............................................................ 45 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 45 3.1.3 Khả năng nhân rộng .......................................................................... 47 3.2 Kiến nghị ............................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
  4. CÁC DANH MỤC, TỪ NGỮ VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh PPDH: Phương pháp dạy học THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông 4
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Di sản văn hóa là tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau và có vai trò thực sự to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Di sản văn hóa Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lâu bền về lịch sử, khoa học và được lưu truyền vĩnh cửu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể coi di sản văn hóa là một thứ của cải vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại cho con cháu muôn đời sau. Không phải người Việt Nam nào cũng hiểu hết giá trị lớn lao của những báu vật linh thiêng của di sản văn hóa, nhất là trong xu thế bang giao hội nhập hiện nay. Không ít người, trong đó có cả giới trẻ chỉ biết nhìn ra thế giới bên ngoài mà thờ ơ và quên đi một cách vô tình những thứ của cải mà mình sẵn có trong tay. Chính vì thế sử dụng di sản trong quá trình dạy học bộ môn địa lý chưa bao giờ lại có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa giáo dục như lúc này. Sử dụng di sản trong dạy học sẽ giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản của người xưa để lại. Việc sử dụng di sản trong giảng dạy các bộ môn, trong đó có môn địa lý có tác dụng lớn để phát huy khả năng sáng tạo và gây sự hứng thú cho các em học sinh. Người giáo viên có vai trò lớn và quyết định trong việc định hướng, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của học sinh thông qua tiết dạy có sử dụng di sản văn hóa dân tộc. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở Trường phổ thông, nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Tân Kỳ được coi là địa bàn chiến lược về quốc phòng, trong lịch sử dựng nước và giữ nước vùng đất và con người nơi đây đó cựng với nhân dân cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống kẻ thù cướp nước và bán nước. Hiện nay di tích, dấu tích lịch sử còn để lại như Bãi Lơi Lơi ( đọc chệch từ từ Lê Lợi ), bãi Tập Mã, bãi Quyền, đồng Voi, núi Đòn, thành Lê Lợi ở Tiên Kỳ, Khe Mài, Làng Tiên Kỳ ( lá cờ đầu - danh hiệu do Lê Lợi tặng cho nhân dân Tiên Kỳ ), căn cứ của khởi nghĩa Lê Duy Mật, là nơi đóng quân của quân khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn, nơi Pháp xây dựng các đồn điền như vùng Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp, Tân Phú, Nghĩa Hoàn, nơi có cơ sở Đảng sớm như Bến Hới, Đồng Cốc , Ba Lạch, “ Tân Kỳ đã thay mặt quê hương Xô Viết tiếp đón nhân dân Lũy Thép”. Km0 - Nơi mở đầu cho con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh lịch sử. 5
  6. Hiện nay vấn đề giáo dục lũng yêu nước, tình yêu tổ quốc cho thế hệ trẻ cấp thiết hơn bao giờ hết. Tình cảm yêu nước của mỗi con người xuất phát từ tình yêu cha mẹ, bạn bố, làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn rồi lớn lên thành tình yêu tổ quốc. Do đó giúp học sinh hiểu được lịch sử nơi mình sinh ra và lớn lên cùng với những nét văn hóa của quê hương là hết sức quan trọng. Chính vì thế, việc sử dụng di sản văn hoá đặc biệt là các di sản trên địa bàn của học sinh trong dạy học địa lý là hết sức cần thiết, hiểu biết sâu sắc truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương giúp học sinh biết nâng niu, trân trọng, tự hào và biết ơn về những đóng góp của các thế hệ cha ông đi trước, giáo dục niềm tin, tình yêu quê hương đất nước, từ đó hình thành tình yêu tổ quốc nơi sâu thẳm trái tim của các em. Đồng thời, qua các tiết học giúp học sinh nhận ra những mặt tốt, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp cho việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, loại trừ những phong tục lạc hậu, những ảnh hưởng không tốt góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa quê hương. Mặt khác các di sản là các minh họa sống động, giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn các nội dung của bài học cung cấp thêm các thông tin lịch sử địa phương cho các em. Nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học địa lý và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh tôi cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về: “Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xác định các địa chỉ, bài học có thể lồng ghép các nội dung giáo dục di sản vào dạy học trong các bài học địa lý THPT. Tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh trên địa bàn có di sản, nhằm tăng tính trải nghiệm và bảo vệ các di sản tại địa phương của các em. Trong chương trình dạy học THPT có phần dạy học địa lý địa phương, đây cũng là 1 nội dung có thể lồng ghép giáo dục di sản, cũng như giới thiệu các di sản tại huyện Tân Kỳ cho các em học sinh THPT. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm tại Trường THPT Tân Kỳ 3, có liên hệ với trường THPT Lê Lợi và THPT Tân Kỳ, trong lĩnh vực môn Địa lí. Đối tượng áp dụng: Lồng ghép về các di sản trong chương trình khối 10, tham quan tại một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội của huyện Tân Kỳ đặc biệt là trên địa bàn các xã thuộc địa phận của các trường đóng và có học sinh đang theo học tại trường. 6
  7. Đề tài thực hiện từ năm học 2018 – 2019 nhưng đến năm học 2019-2020, 2020- 2021 tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên việc tổ chức các hoạt động dạy học phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch hiệu quả cho nên các hoạt động tham quan, trải nghiệm phải đảm bảo an toàn Covid. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau: - Tìm hiểu các di tích, danh thắng, lễ hội ở địa phương có liên quan đến chương trình địa lí THPT. - Lồng ghép một số di tích lịch sử, các danh thắng, lễ hội vào bài học để giới thiệu về các di sản của địa phương, vừa minh họa bài học. - Tổ chức cho các em học sinh các buổi ngoại khóa, tham quan trải nghiệm các di sản, lễ hội có tại địa phương, từ đó làm phong phú hơn các tư liệu dạy và học. - Nghiên cứu và đề xuất một số định hướng giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các di sản thông qua các bài học, các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội trên địa bàn huyện Tân Kỳ. 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp, quy nạp: Trên cơ sở phân tích cụ thể tình hình thực tiễn của địa phương mục đích, nội dung các bài học, điều kiện cụ thể của từng đối tượng học sinh ở địa phương, người viết lựa chọn những địa chỉ tích hợp, những phương pháp nổi bật, tối ưu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tâm lí của các em. - Khảo sát, thống kê, phân loại: Tìm hiểu, thu thập các tài liệu, tư liệu liên quan đến các di sản, thắng cảnh, lễ hội, thống kê các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn địa lí nói riêng để có phương hưởng tổ chức các hoạt động gắn với di sản phù hợp. - Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức song song các hoạt động tích hợp, lồng ghép, ngoại khóa địa lý nhằm tăng tính thu hút đối với học sinh cần tổ chức hoạt động dạy học gắn với trải nghiệm thực tế tại số di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội trên địa bàn huyện Tân Kỳ cho học sinh tại trường chúng tôi năm học 2019 – 2020. Khi đã thu nhận được những kết quả ban đầu, đến năm học 2020 – 2021, chúng tôi tiếp tục tiến hành các hoạt động giáo dục tại trường đồng thời nhờ các đồng nghiệp nhân rộng mô 7
  8. hình tại các trường THPT khác trong huyện. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này. 1.6 Tính mới của đề tài Đề tài được chọn lọc, xây dựng trên các di sản, di tích lịch sử, các lễ hội tại địa bàn huyện Tân Kỳ như: Lèn Rỏi thuộc địa bàn xã Kỳ Tân, KM0 thuộc thị trấn Tân Kỳ, Hang Mó, Lễ Hội Bươn Xao, Đền Thờ nghĩa quân Lê Lợi tại địa bàn xã Tiên Kỳ. Các nội dung tích hợp, ngoại khóa, tham quan thực tế đều xuất phát và gắn liền với không gian sống của các em. Ở mỗi khu vực trường đều có những di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng tiêu biểu. Những địa chỉ mà các em trải nghiệm là những địa chỉ chưa được khai thác hoặc chỉ mới khai thác ở mức độ cầm chừng. Và với những địa chỉ này, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưa hề có và nguồn tài liệu tham khảo cũng không có nhiều. Nội dung dạy học trên lớp và nội dung tiến hành trải nghiệm được diễn ra trong cùng một khoảng thời gian. Từ đó đảm bảo tính liền mạch giữa kiến thức địa lí trong sách giáo khoa với kiến thức địa lí địa phương và tính liên hệ thực tiễn. Từ đó toát lên đặc điểm nổi bật của địa lí vùng miền, nhằm nâng cao tính giáo dục trong dạy học địa lí. Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào. Lễ hội Bươn Xao của đồng bào Thái ở Tiên Kỳ - Tân Kỳ. 8
  9. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Di sản Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học). Theo luật số 10/2013/VBHN-VPQH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 1 Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 4 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. 2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. 5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 9
  10. 6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. 7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. 8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác. 9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội. 10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ. 11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. 13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó. Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể được hiểu như sau: + Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. + Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi có quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau: - Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: + Tiếng nói, chữ viết; 10
  11. + Ngữ văn dân gian; + Nghệ thuật trình diễn dân gian; + Tập quán xã hội và tín ngưỡng; + Lễ hội truyền thống; + Nghề thủ công truyền thống; + Tri thức dân gian. - Di sản văn hóa vật thể bao gồm: + Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích); + Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 2.1.2 Dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là hướng tới hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học tập, học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Phương pháp dạy học tích cực sẽ chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động". 11
  12. Dưới đây là một số phương pháp dỵ học tích cực thường hay sử dụng trong dạy học ở trường THPT: - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp đóng vai - Phương pháp động não - Kĩ thuật “khăn trải bàn” 2.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học với di sản Để tiến hành dạy học lồng ghép nội dung giáo dục di sản trong chương trình trung học phổ thông nói chung và môn Địa Lí nói riêng có rất nhiều hình thức tổ chức khác nhau, trong đó một số hình thức thường được sử dụng như: - Lồng ghép vào nội dung một bài học trên lớp: Đây là hình thức khá phổ biến, nội dung về di sản sẽ được giáo viên đưa vào bài học một cách tự nhiên nhằm góp phần tăng sự hứng thú trong học tập của học sinh đồng thời giúp khắc sâu hơn nội dung bài học. - Lồng ghép dạy học theo chủ đề Địa Lí địa phương: Nội dung sách giáo khoa Địa lí 12 có 2 tiết cuối cùng dành cho phần Địa Lí địa phương, đồng thời trong chương trình dạy học Địa lí địa phương, Sở Giáo Dục cũng đã hướng dẫn các trường xây dựng phân phối chương trình có lồng ghép các tiết dạy Địa Lí địa phương tỉnh Nghệ An theo các chủ đề trong chương trình Địa Lí 12. Đây là thuận lợi lớn cho việc xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy hướng về di sản của địa phương. - Dạy học ngoài thực địa: Có thể tiến hành bài học ngoại khóa cho học sinh về di sản của địa phương bằng cách cho học sinh trải nghiệm thực tế ngay tại nơi có di sản. Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh về cả mặt kiến thức ­ kĩ năng và thái độ, bởi vì ngoài thực địa, nơi có di sản là những dấu vết của quá khứ còn sót lại để bổ sung, cụ thể hóa những kiến thức mà các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến hành dạy học ngoài thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống, có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa ­ giáo dục, lòng yêu quê hương đất nước. - Tổ chức dạy học theo dự án. Hình thức này giúp rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, năng lực làm việc theo nhóm. Giáo viên rà soát nội dung chương trình, lựa chọn nội dung tích hợp di sản cho phù hợp rồi tiến hành xây dựng kế hoạch dự án dạy học, đặc biệt cần lưu ý liên hệ với thực tế đời sống, xã hội để lựa chọn chủ 12
  13. đề tích hợp cho hợp lí - Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác: Giáo viên có thể khai thác các nội dung tích hợp di sản thông qua các hoạt động ngoại khóa của học sinh như thi kể chuyện về di sản, thi tìm hiểu về di sản, làm tập san… - Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện: Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học trực quan trong quá trình sử dụng di sản trong dạy học như: Tranh ảnh, mô hình, video… để tăng hứng thú học tập của học sinh, đồng thời giúp học sinh dễ tiếp cận, tiếp thu các kiến thức bài học 2.1.4. Ý nghĩa của dạy học địa lý với di sản - Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Di sản, đặc biệt là di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Di sản văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. - Trong điều kiện dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản. - Gần đây trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di sản mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa phương như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục nhưng rất ít được quan tâm. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những di sản đa dạng ở địa phương còn ít được biết đến. Việc lồng ghép các nội dung giáo dục di sản vào trong dạy học có rất nhiều ý nghĩa: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh: Các di sản văn hóa khi được sử dụng trong dạy học sẽ góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên qua đến bài học tồn tại trong di sản. Tiếp cận với di sản, học sinh sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt - nhìn, tai - nghe, tay - sờ..) để thấy được, nghe được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu những kiến thức cần thiết từ di sản. - Phát triển trí tuệ học sinh: Trong quá trình học tập, trí tuệ học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lý (tri giác, biểu tượng, trí nhớ..). Cho học sinh tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với 13
  14. những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em. - Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng và sống động nhất, ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong di sản, chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được các giá trị đó, giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành được một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản. - Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh: Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Dạy học với di sản sẽ tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng như: + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác, tư duy phê phán. + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, làm chủ bản thân, đạt mục tiêu. + Kĩ năng quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lý thông tin. - Dạy học với di sản sẽ tạo điều kiện tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lí: Khi làm việc tại nơi có di sản, giáo viên và học sinh phải gia tăng cường độ làm việc. Giáo viên không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cần hướng dẫn học sinh tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về di sản để trình bày cáchiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Môi trường làm việc thay đổi, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể học sinh được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản, đòi hỏi từng học sinh phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.2 Thực trạng việc đưa các di sản văn hóa tại địa bàn huyện Tân Kỳ vào dạy học môn địa lý THPT 14
  15. 2.2.1 Ưu điểm 2.2.1.1 Về phía giáo viên Thông qua việc áp dụng thí điểm, năng lực của nhiều giáo viên đã được nâng cao thể hiện ở khả năng thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy, bổ sung tư liệu dạy học của mình theo hướng phát huy tính tích cực cuả học sinh thông qua việc sử dụng các di tích lịch sử văn hoá, các di sản, các lễ hội... Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, phim vidéo, phim đèn chiếu...về các di sản văn hoá của địa phương. 2.2.1.2 Về phía học sinh Đối với học sinh, việc sử dụng di sản trong dạy học tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh. Các em được tham gia vào nhiều hoạt động học tập như sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu, hiện vật có liên quan đến bài học. Do các di sản, các lễ hội, các di tích lịch sử là của địa phương, gần gũi với các em, nên sẽ gây hứng thú học tập cho các em, tạo nên một tiết học gần gũi, nhẹ nhàng, nhưng hiệu quả đối với các em. Các em học sinh yếu kém đã có nhiều cố gắng nắm bắt các kiến thức trong bài học. Thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa, tìm hiểu về di tích... các em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. Ý thức trân trọng lịch sử, gìn giữ di sản và tự hào về quê hương trong mỗi học sinh ngày càng được vun đắp. 2.2.2 Nhược điểm 2.2.2.1. Về phía giáo viên Một số giáo viên chưa vận dụng thành thục tiến trình sư phạm của bài giảng sử dụng di sản trong dạy học dẫn đến việc áp dụng khiên cưỡng, thiếu hiệu quả. Một số giáo viên còn thụ động trong việc nghiên cứu, thiết kế nội dung và tiến trình sử dụng di sản trong dạy học, chưa thật chủ động trong việc sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về di sản để sử dụng trong dạy học. Việc xây dựng nguồn tài liệu giới thiệu 15
  16. về các di sản còn thiếu do đó giáo viên gặp khó khăn về nội dung các di sản có liên quan đến bài học. Một số giáo viên đặt ra câu hỏi hơi khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có quá trình cho học sinh chuẩn bị trước thông tin về di sản, hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi giáo viên phải trả lời thay cho học sinh. 2.2.2.2. Về phía học sinh Hiện nay sự quan tâm của học sinh đến các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội còn nhiều hạn chế. Các em bàng quang với lịch sử và các di tích tại địa phương. Đa số học sinh học thuộc máy móc, thiếu sự hiểu biết sâu sắc, không biết cách liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau. Đặc biệt là liên hệ thực tiễn tại địa phương trên địa bàn huyện. 2.3 Khái quát về một số di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ. 2.3.1 Khái quát về lịch sử Tân Kỳ Tân Kỳ là một trong những huyện ra đời muộn, so với các huyện thành trong tỉnh Nghệ An. Nhưng trên mảnh đất Tân Kỳ từ buổi bình minh của lịch sử đã có con người sinh sống, nhiều thời kỳ lịch sử đã đi qua và để lại dấu vết tại vùng đất này. Bên cạnh người Kinh còn có người Thổ, người Thái cư trú. Ngày xưa thuộc đất Hàm Hoan, đầu thời Đường thuộc Hoan Châu, sau đó thuộc Diễn Châu, từ triều đại nhà Ngô đến nhà Hồ vùng đất này là một phần của huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành và Nghĩa Đàn. Từ Lê Sơ, Nguyễn và trước cách mạng tháng Tám thuộc Quỳnh Lưu, Diễn Châu rồi Nghĩa Đàn. Tân Kỳ nói riêng và Nghệ An nói chung luôn được coi là địa bàn chiến lược về quốc phòng. Dưới thời phong kiến đây là vùng căn cứ tích trữ lương thực, căn cứ quân sự cho quân đội cho các triều đại phong kiến. Thời Trần vùng Hoan Diễn ( gồm cả Tân Kỳ) là nơi đóng quân lên đến hàng chục vạn người. Sang thế kỷ XV nghĩa quân Lam Sơn đã từ Thanh Hóa vào Nghệ An đóng quân ở các xã Nghĩa Phúc, Nghĩa Hành, Tiên kỳ… Nhân nhân Tân Kỳ đã giúp nghĩa quân đánh giặc tạo nên chiến thắng quân Minh vang dội . Hiện nay di tích còn để lại như Bãi Lơi Lơi ( đọc chệch từ từ Lê Lợi ), bãi Tập Mã, bãi Quyền, đồng Voi, núi Đòn, thành Lê Lợi ở Tiên Kỳ, Khe Mài, Làng Tiên Kỳ ( lá cờ đầu - danh hiệu do Lê Lợi tặng cho nhân dân Tiên Kỳ ) ... Sang Thế Kỷ XVIII, Tân Kỳ là căn cứ của khởi nghĩa Lê Duy Mật nổi lên chống ách áp bức của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Thời chống Pháp nhân dân Tân Kỳ đã nổi lên hưởng ứng 16
  17. phong trào Cần Vương . Tân Kỳ là nơi đóng quân của quân khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn. Sau khi cả nước trở thành thuộc địa của Pháp vùng đất Tân Kỳ trở thành nơi Pháp xây dựng các đồn điền như vùng Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp, Tân Phú, Nghĩa Hoàn…Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, một số nơi như Bến Hới, Đồng Cốc , Ba Lạch đã có các chi bộ thuộc Đông Dương Cộng Sản Đảng. Trong những năm 1930 - 1931 hoà chung phong trào cách mạng cả nước, Nghĩa Đàn ( trong đó có Tân Kỳ) cũng vùng lên đấu tranh, các chi bộ đảng lần lượt ra đời. Sau khi có Đảng lãnh đạo nhân dân Tân Kỳ ( lúc đó thuộc huyện Nghĩa Đàn ) đã vùng lên giành chính quyền .Trong cách mạng tháng Tám, Tân Kỳ giành chính quyền trong vòng 1 tuần lễ ( từ 16/8 đến 24 /8 ).Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), nhân dân Tân Kỳ đã có những cống hiến hi sinh to lớn . Chỉ tính riêng hai năm 1949 - 1950, toàn huyện ( Nghĩa Đàn - Tân Kỳ ) đã có 3650 thanh niên tòng quân. Đợt đầu năm 1954 đã có 180 TNXP. Trong kháng chiến Tân Kỳ còn là nơi đóng quân, xây dựng cơ sở hậu phương cho lực lượng cách mạng của nước bạn Lào. Sau khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, nhân dân Tân Kỳ chưa được hưởng hòa bình bao lâu thì phải bước vào công cuộc vừa xây dựng kinh tế vừa chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược . Trong cuộc kháng chiến lâu dài và ác liệt đó, nhân dân Tân Kỳ đã cùng với nhân dân cả nước làm hết sức mình vì nền độc lập dân tộc. Tân Kỳ là địa bàn chiến lược rất quan trọng , là nơi tập kết lương thực, vũ khí, lực lượng trước khi ra tiền tuyến, là địa bàn huyết mạch giao thông, đầu mối của đường mòn Hồ Chí Minh . Tân Kỳ là địa phương tiếp nhận và đùm bọc nhân dân tỉnh Quảng Trị sơ tán với tổng số lên đến hơn 25 vạn người - “ Tân Kỳ đã thay mặt quê hương Xô Viết tiếp đón nhân dân Lũy Thép” ( Lời của một UV thường vụ tỉnh Nghệ An). Khi chiến tranh kết thúc, với những thành tích xuất sắc, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tân Kỳ được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 19/4/1963, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định số 52/CP phê chuẩn việc chia lại địa giới huyện Quỳ Châu, Anh Sơn, Nghĩa Đàn thành 7 huyện trong đó có huyện Tân Kỳ. Tên gọi huyện Tân Kỳ có từ đó. Lúc mới thành lập Tân Kỳ gồm 13 xã ( trong đú 10 xã thuộc Nghĩa Đàn, một xã của Yên Thành, 2 xã thuộc Anh Sơn ) sau nhiều lần chia tách, sáp nhập nay Tân Kỳ có 21 xã, 1 thị trấn. Sau chiến tranh Tân Kỳ cũng như cả nước còn rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Tân Kỳ đã đạt được một số thành tích nhất định. Kinh tế nông - Lâm - Ngư tăng bình quân 7,1% trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng sản lượng lương thực đạt 62.525 tấn, cơ sở hạ tầng có chuyển biến mạnh mẽ. Đời sống văn hóa mới có nhiều bước tiến đáng kể, số lượng, chất lượng giáo dục 17
  18. được nâng lên hằng năm. Công tác khám chữa bệnh đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân, có hệ thống y bác sỹ tận các xóm, bản. Các chế độ phúc lợi xã hội được thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời.Tỉ lệ đói nghèo giảm từ 19 % năm 2000 xuống còn 11% năm 2005. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được còn tồn tại một số hạn chế đó là so với mặt bằng chung của tỉnh, Tân Kỳ đang là một huyện nghèo. Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Tỷ trọng ngành công nghiệp chưa cao, việc khai thác các tiềm năng sẵn có chưa tốt, đặc biệt là về du lịch, dịch vụ. 2.3.2 Một số di tích lịch sử trên địa bàn Tân Kỳ Tên huyện Tân Kỳ thì mới có sau này nhưng vùng đất và con người sống trên vùng đất đó thì đã có từ lâu. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Tân Kỳ được xem là địa bàn chiến lược về quốc phòng nên thời phong kiến nghĩa quân Lê Lợi, Lê Duy Mật, Nguyễn Xuân Ôn chọn làm căn cứ và nơi tích trữ lương thực. Từ 1930 các chi bộ Đảng lần lượt ra đời, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ các căn cứ quân sự cũng được xây dựng ở đây. Do vậy hiện nay ở Tân Kỳ còn để lại nhiều di tích lịch sử như bãi Lê Lợi, bãi Tập Mã, bãi Quyền, Đầu Voi, núi Đòn, thành Lê Lợi, khe Mài, làng Tiên Kì, lèn Rỏi, dãy Bồ Bồ, Bù Loi, thành Trùng Quang, núi Vình, bến Hới, Đồng Cốc, Ba Lạch, Vĩnh Linh,... đặc biệt là cột mốc số 0. a. Các di tích thời nguyên thuỷ. Hang Lèn Rỏi (nay thuộc xóm Hùng Cường xã Kỳ Sơn) các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di chỉ như vỏ ốc, công cụ sản xuất bằng đá,... cho thấy trên mảnh đất này thời nguyên thuỷ đã có con người sinh sống. Hang Lèn Rỏi b. Các di tích, dấu tích thời phong kiến 18
  19. - Bãi Tập Mã (nay ở xóm Tập Mã, xã Nghĩa Phúc) là nơi có địa hình bán sơn địa được nghĩa quân Lê Lợi lấy làm nơi luyện tập binh Mã. Tập Mã được chính quyền địa phương lấy đặt tên xóm, tên trường học. Trường học mang tên Tập Mã - Bãi Quyền (nay ở xóm Nghĩa Liên xã Nghĩa Phúc) là nơi chân núi nghĩa quân thường xuyên luyện tập võ nghệ, xây dựng lực lượng. - Bãi Lê Lợi (nay ở xóm 6 xã Nghĩa Hành) nơi đây địa hình bằng phẳng nằm ở ven Sông Con được nghĩa quân chọn làm nơi tập đánh các trận địa thuỷ. - Làng Tiên Kỳ (nay là xã Tiên Kỳ) là điểm cuối cùng của huyện Tân Kỳ có núi non che chở, từ đây có hai con đường thuỷ, bộ có thể đi sang các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, … cư dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số mà chủ yếu là người Thái, được Lê Lợi chọn nơi làm đại bản doanh. Từ nơi đây nghĩa quân Lê Lợi làm nên chiến thắng “Bồ Đằng”, “Trà Lân”, tiến quân xuống miền xuôi tiêu diệt quân địch ở núi “Lam Thành”, tiến ra Thăng Long quét sạch quân thù giải phóng đất nước. Sau khi lên làm Vua Lê Lợi đã đặt tên cho vùng đất và con người nơi đây là Tiên Kỳ (lá cờ đầu). - Lèn Rỏi, Diếng Tiên (nay thuộc xóm Hùng Cường xã Kỳ Sơn) nơi nghĩa quân đồn trú, lấy nước nuôi quân. Diếng Tiên 19
  20. - Đền thờ đại tướng quân Lê Mạnh (nay thuộc xóm Nam Sơn xã Nghĩa Phúc) một trong những bộ tướng tài ba của Lê Lợi được nhân dân yêu quý lập đền thờ sau khi ông qua đời. Đền thờ tướng quân Lê Mạnh c. Các di tích thời chống Pháp. - Đình sen (nay thuộc Làng Sen, xã Nghĩa Đồng) được xây dựng năm 1926, tôn tạo lại năm Đinh Hợi. Nơi đây được các chiến sỹ tiền khởi nghĩa chọn làm nơi hội họp, tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Ngày 30/7/1931 thực dân Pháp đã bắn 3 chiến sỹ cộng sản đó là ông Nguyễn Lin, Lê Thạch, và ông Nguyệt. Đình Sen Tháng 9 năm 2003 Đình Sen được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. 20
nguon tai.lieu . vn