Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ ----------***---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC” – ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ TÁC GIẢ: LÊ THỊ HUYỀN TỔ: XÃ HỘI SỐ ĐIỆN THOẠI: 0904322855 NGHỆ AN, THÁNG 3/2021
  2. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 5 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 6 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 6 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 7 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH ..................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 8 1.1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................ 8 1.1.2. Dạy học chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực ....................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 10 1.2.1. Đối với giáo viên ........................................................................................... 10 1.2.2. Đối với học sinh ............................................................................................ 13 1.3. Giải pháp .......................................................................................................... 14 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC” – ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH.................................. 15 2.1. Xác định mục tiêu của chủ đề .......................................................................... 15 2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.................................................................. 16 2.3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức, năng lực, phẩm chất được hình thành ..... 16 2.4. Biên soạn câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.................................................................................................................... 18 2.5. Kế hoạch thực hiện chủ đề ............................................................................... 22 2.6. Tổ chức dạy học chủ đề.................................................................................... 23 2.6.1. Hoạt động khởi động ..................................................................................... 23 2
  3. 2.6.2. Hoạt động hình thành kiến thức .................................................................... 24 2.6.3. Hoạt động luyện tập ...................................................................................... 34 2.6.4. Hoạt động vận dụng – mở rộng..................................................................... 36 2.6.5. Hoạt động nối tiếp ......................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 41 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 41 3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................. 41 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................... 41 3.3.1. Nội dung thực nghiệm: .................................................................................. 41 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 41 3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 41 PHẦN 3: KẾT LUẬN ........................................................................................... 43 1. Kết luận ............................................................................................................... 43 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 45 3
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - PPDH: Phương pháp dạy học - SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm - GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo - SGK: Sách giáo khoa - GV: Giáo viên - HS: Học sinh - THPT: Trung học phổ thông - PTPC, NL: Phát triển phẩm chất, năng lực - PPT: Power point - CNTT và TT: Công nghệ thông tin và truyền thông - TN: Thực nghiệm - ĐC: Đối chứng - PP: Phương pháp 4
  5. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông của nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học. Đây là một xu hướng tất yếu mà Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta hiện nay là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Muốn thực hiện được mục tiêu ấy cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhất là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Giáo dục nước ta đang chuyển dần từ Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 sang Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xác định sẽ dạy theo chủ đề và chuyên đề. Hiện nay, dạy học chủ đề được thực hiện hàng năm ở tất cả các trường phổ thông nhằm đón đầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên mỗi môn học thường chỉ thực hiện 2 chủ đề trong 1 năm học. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề tuy không xa lạ nhưng để thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh còn rất khó đối với nhiều giáo viên. Địa lí là một môn học vừa cung cấp cho học sinh kiến thức về tự nhiên vừa cung cấp kiến thức về kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Thông qua môn Địa lí, học sinh sẽ hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan, phát triển được năng lực và phẩm chất của một công dân trong thời đại mới. Chương trình Địa lí lớp 11 được biên soạn rất phù hợp cho giáo viên sắp xếp dạy học theo chủ đề với những nội dung cơ bản như: Khái quát nền kinh tế thế giới; Một số vấn đề về châu lục và khu vực; Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; Liên Minh châu Âu; Liên Bang Nga; Nhật Bản; Trung Quốc; Các nước khu vực Đông Nam Á; Ôxtrâylia. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí đều hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề là cần thiết, góp phần đổi mới đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Thông qua dạy học chủ đề, học sinh được tìm hiểu kiến thức thông qua các hoạt động chủ động, từ đó các năng lực và phẩm chất cần thiết dần được hình thành và trở thành kỹ năng trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của dạy học chủ đề đối với phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 11, ngoài những chủ đề bắt buộc của nhóm chuyên môn bản thân tôi đã tự sắp xếp các bài học thành các chủ đề nhằm tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh phát huy phẩm chất 5
  6. và năng lực của mình, giúp học sinh có cái nhìn và tầm hiểu biết rộng hơn về thế giới. Qua thực tiễn đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THPT Cửa lò, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” – Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình. Hy vọng công trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí, tạo hứng thú học tập từ đó phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học chủ đề theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. - Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực”- Địa lí lớp 11. 3. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề cốt lõi trong dạy học chủ đề theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. - Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực”- Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu của đề tài xác định: + Các phẩm chất và năng lực được hình thành cho học sinh trong chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực”- Địa lí lớp 11. + Các hoạt động học tập để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh trong chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực”- Địa lí lớp 11. - Đề tài được tổ chức thực nghiệm ở trường THPT Cửa Lò. - Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp lý luận. Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến lý luận dạy học theo hướng PTNL và dạy học chủ đề. * Nhóm phương pháp thực tiễn. Điều tra, thực nghiệm, trao đổi, đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm. Trong đó tổng kết kinh nghiệm là phương pháp chính. * Nhóm phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan: 6
  7. Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, video... * Nhóm phương pháp toán học Thống kê, toán học, biểu bảng... 6. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn Địa lí ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” – Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. - Đề tài được tôi và đồng nghiệp vận dụng trong quá trình dạy học thực tiễn, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS, GV trong quá trình dạy và học môn Địa lí 11. 7
  8. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan tâm hàng đầu. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề đổi mới PPDH cho học sinh như dạy học chủ đề, dạy học dự án hay dạy học stem, dạy học trải nghiệm… Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tìm được, ngoài đề tài “ Dạy học chủ đề “Một số vấn đề về tự nhiên” – Địa lí lớp 12 theo hướng phát triển năng lực” của tôi còn lại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài Sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy học Địa lí trong trường THPT hiện nay. 1.1.2. Dạy học chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực Dạy học theo chủ đề là một xu hướng dạy học có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp học sinh có đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Nhận thức rõ điều này ở nước ta, Bộ GD&ĐT đã tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng các chủ đề vào quá trình giảng dạy. Cụ thể: - Ngày 25/6/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 791/HD-BGDĐT về việc Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Việc xây dựng các chủ đề liên môn là một trong số các hoạt động theo yêu cầu của công văn. - Ngày 8/10/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. - Ngày 03/10/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018. 8
  9. - Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Ngày 20/03/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 1106/BGDĐT_GDTrH. Công văn quy định rõ: căn cứ vào đặc điểm từng vùng miền, các địa phương nghiên cứu, lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn theo chủ đề và hướng dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện… Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Thông qua những hoạt động trong quá trình học tập chủ đề, giải quyết những nhiệm vụ chuyên môn và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, HS sẽ hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và năng lực chuyên biệt theo định hướng của chương trình các bộ môn. Dạy học theo chủ đề có các đặc trưng cơ bản sau: a. Khái niệm dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức nội dung bài học… có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học hiện nay có thể là: - Chủ đề dạy học trong một môn học. - Chủ đề tích hợp liên môn hay chủ đề liên môn. b. Các bước xây dựng chủ đề dạy học Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Xác định chủ đề. Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề. Bước 3: Xây dựng bảng mô tả. Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập. Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề. Thiết kế tiến trình dạy học: 9
  10. - Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo. Với mỗi hoạt động cần có: Mục đích; Nhiệm vụ học tập của học sinh; Cách thức tiến hành c. Tổ chức dạy học chủ đề. - Xây dựng chủ đề dạy học. - Biên soạn câu hỏi/bài tập. - Thiết kế tiến trình dạy học. Mỗi hoạt động học được thực hiện theo các bước như sau: + Chuyển giao nhiệm vụ học tập. + Thực hiện nhiệm vụ học tập. + Báo cáo kết quả và thảo luận. + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đối với giáo viên Để có kết luận xác đáng về việc xây dựng chủ đề và tổ chức dạy học chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nói chung và dạy học chủ đề: “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” nói riêng. Tôi đã tiến hành khảo sát đối với các giáo viên bộ môn Địa lý tại các trường THPT trên địa bàn Thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc. Phương pháp: Gửi phiếu điều tra qua email/ facebook kết hợp với phỏng vấn. (Phiếu điều tra – Phụ lục 1) Với tổng số 20 giáo viên tham gia trả lời phiếu thăm dò, tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Kết quả điều tra năng lực dạy học chủ đề của giáo viên THPT Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Không Rất rõ Còn mơ hồ rõ Thầy (cô) có nắm rõ về quy trình 1 các bước để thực hiện việc dạy 100% 0% 0% học theo chủ đề không? 10
  11. Tổ/nhóm chuyên môn Địa lí Dưới 2 chủ 2 chủ đề Trên 2 chủ đề trong nhà trường mỗi năm học đề 2 xây dựng bao nhiêu kế hoạch 0% 100% 0% dạy học theo chủ đề ? Theo thầy (cô) xây dựng và tổ Dễ Bình thường Khó 3 chức dạy học một chủ đề khó 0% 37,7% 62,3% hay dễ ? Phương pháp hoặc kĩ thuật dạy PP dạy học PP dạy học PP thảo luận 4 học nào thường được thầy (cô) theo dự án giải quyết nhóm sử dụng dạy trong dạy học chủ vấn đề đề? 8% 17% 75% Thầy (cô) có thường chú trọng Thường Thỉnh thoảng Hiếm khi đến việc hình thành các năng xuyên 5 lực, phẩm chất cho học sinh 25% 75% % trong quá trình dạy học chủ đề không? 6 Trong quá trình dạy học, thầy Thường Thỉnh thoảng Hiếm khi (cô) có thường cho học sinh tự xuyên tìm hiểu kiến thức và báo cáo 35% 45% 30% sản phẩm trước lớp không? 7 Thái độ của HS khi được hướng Rất hứng thú Hứng thú Không hứng dẫn dạy học chủ đề? thú 35% 60% 5% 8 Khi dạy bài 5: Một số vấn đề của Đã thực hiện Chưa thực Sắp thực hiện châu lục và khu vực – Địa lí 11, hiện thầy/cô đã xây dựng kế hoạch 0% 75% 25% dạy học thành chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực chưa? 9 Thầy/cô, có thể hợp tác cùng dạy Có Phân vân Không học chủ đề “Một số vấn đề của 100% 0% 0% châu lục và khu vực” Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh không? Qua bảng số liệu thống kê trên, ta thấy: 11
  12. - 100% GV nắm vững các bước xây dựng chủ đề dạy học môn Địa lí. - Ở các trường THPT trên địa bàn Cửa Lò và Nghi Lộc, các nhóm chuyên môn Địa lí mỗi năm đều xây dựng 2 chủ đề dạy học. - Để xây dựng và tổ chức dạy học một chủ đề có tới 62,3% số thầy cô cho là khó, 37,7% thầy cô cho rằng là bình thường và không ai cho rằng nó là dễ. - Chỉ có 25% GV thường xuyên chú trọng đến việc hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh trong quá trình dạy học chủ đề, 75% số GV còn lại thỉnh thoảng mới chú trọng hình thành các phẩm chất năng lực cho HS. - Đa số GV chọn phương pháp thảo luận nhóm khi dạy học chủ đề (75%), 8% dạy học chủ đề bằng phương pháp dự án, 17% GV dạy học chủ đề bằng phương pháp giải quyết vấn đề. - Có 35% GV thường xuyên cho HS tự tìm hiểu kiến thức và báo cáo sản phẩm trước lớp, 65% số GV còn lại thỉnh thoảng mới cho HS tự tìm hiểu kiến thức và báo cáo sản phẩm trước lớp. Nguyên nhân: do thiếu thiết bị dạy học hiện đại. - Về thái độ của HS khi được hướng dẫn học tập theo chủ đề: 35% HS rất hứng thú, 60% HS có hứng thú và 5 % HS không hứng thú. Như vậy, đa số HS mong muốn được hướng dẫn học tập chủ đề - Khi dạy bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực – Địa lí 11 chưa có GV nào thực hiện dạy học chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS. Nguyên nhân: Vì nội dung của chủ đề này khó tìm phương pháp dạy học phù hợp. - 100% GV trên địa bàn sẵn sàng hợp tác hợp tác cùng dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh để kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài. Mặc dù dạy học chủ đề theo định hướng PTNL đã được thực hiện ở các nhà trường, mỗi môn học trong đó có môn Địa lí phải xây dựng 2 chủ đề dạy học/năm học. Tuy nhiên, trong hoạt động dạy học, việc xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng PTNL còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Tổ chức xây dựng và thực hiện dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực học sinh là bước chuẩn bị cần thiết cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới. Đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề: “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh chưa được xây dựng và triển khai trên địa bàn điều tra. Vì vậy, Tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề: “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” - Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là cần thiết. 12
  13. 1.2.2. Đối với học sinh Để đánh giá thực trạng dạy học chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tôi phát phiếu điều tra đối với HS khối 11 của các trường. Tổng số phiếu điều tra là 200 học sinh của 3 trường: THPT Cửa Lò, THPT Cửa Lò 2 và Trung tâm giáo dục thường xuyên số 2. (Phiếu điều tra – Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau: Bảng 1.2. Kết quả điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất quan Không quan Quan trọng trọng trọng Em đánh giá như thế nào về vai trò của việc học tập chủ đề theo 1 hướng phát triển phẩm chất và 86% 14% 0% năng lực? Ngoài giờ học trên lớp em đã Thường Thỉnh Không bao dành bao nhiêu thời gian tìm xuyên thoảng giờ 2 hiểu thêm các nội dung địa lí được học? 25% 55% 20% Em có thực hiện kế hoạch học Có Không 3 tập đã đề ra khi học tập 1 chủ đề không? 60 % 40% 4 Gặp nhiều Gặp ít khó Không gặp Em lĩnh hội kiến thức trong quá khó khăn khăn khó khăn trình học tập chủ đề như thế nào 50% 45% 5% Kết quả thống kê cho thấy: - Phần lớn HS đã xác định được vai trò quan trọng của dạy học chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Theo các em, đó là hoạt động giúp HS tự học, tự hoàn thiện bản thân để trở thành công dân có ích cho xã hội. - Ngoài giờ học trên lớp, có 25% HS thường xuyên và 55% HS dành thời gian tìm hiểu thêm các nội dung địa lí được học. Tuy nhiên vẫn còn 20% HS không bao giờ tìm hiểu thêm các kiến thức địa lí ngoài sách giáo khoa. Có 60% HS thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra khi học tập chủ đề, vẫn còn 40% HS không thực hiện. Như vậy, trong thực tế, dạy học chủ đề chưa phát huy hết năng lực của HS. - Thông qua dạy học chủ đề chỉ có 5% HS không gặp khó khăn khi lĩnh hội kiến thức, 45% HS gặp ít khó khăn và vẫn còn 50% HS gặp nhiều khó khăn khi lĩnh hội kiến thức bài học. Nguyên nhân: dạy học chủ đề chưa được thực hiện rộng rãi trong trường phổ thông, HS chưa được làm quen với cách dạy và học mới. 13
  14. 1.3. Giải pháp Để khắc phục những tồn tại trong dạy học chủ đề ở trường phổ thông hiện nay và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cần thực hiện các giải pháp sau: - Khuyến khích GV xây dựng nhiều hơn 2 chủ đề dạy học/năm học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Khi xây dựng chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS, GV cần có bộ câu hỏi định hướng rõ ràng, cụ thể, không gây khó khăn cho HS trong quá trình tìm hiểu. - Cho phép HS khai thác công nghệ thông tin trong giờ học. - Đổi mới phương pháp dạy học: Lấy HS là trung tâm, GV chỉ là người tổ chức hoạt động, HS là người tìm ra kiến thức. HS được tham gia và quá trình đánh giá sản phẩm học tập. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề với các phương pháp, kĩ thuật dạy học đa dạng, phong phú phát huy tích cực, chủ động, hứng thú cho HS. Qua đó phát triển phẩm chất, năng lực cho các em. - Tổ chức dạy học chủ đề qua một chuỗi hoạt động học tập của HS. Trong mỗi hoạt động học tập, GV hướng dẫn HS thực hiện các bước: chuyển giao nhiệm vụ học tập (yêu cầu rõ ràng, phù hợp với khả năng của HS, hình thức sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ và hứng thú để HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hiện vụ học tập HS, GV là người tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ); HS báo cáo thảo luận trình bày sản phẩm học tập cụ thể; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (HS đánh giá lẫn nhau; GV nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập của HS để rút ra kết luận). Tổ chức dạy học chủ đề như thế này chính là cách GV dạy cho HS cách học và cách tự học tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, và mang tính đặc trưng của bộ môn Địa lí. 14
  15. CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC” – ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Địa lí lớp 11 Thời lượng 3 tiết 2.1. Xác định mục tiêu của chủ đề - Về kiến thức: Học xong chủ đề, học sinh cần: + Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội và tình hình phát triển kinh tế của Châu Phi và khu vực Mỹ latinh. + Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội và một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. + Phân tích được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Phi; Mĩ La-tinh ; khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. + So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau về tự nhiên, dân cư và xã hội, tình hình phát triển kinh tế giữa Châu Phi và khu vực Mỹ latinh, giữa Tây Nam Á và khu vực Trung Á. + Đánh giá được ảnh hưởng của tự nhiên, dân cư và xã hội đến phát triển kinh tế của các châu lục và khu vực này. + Đề xuất các giải pháp phát triển đối với châu Phi; Mĩ latinh; khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Về kỹ năng: Phân tích bản đồ, số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của châu Phi, Mĩ La-tinh; khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Về thái độ: Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi, Mỹ latinh, Tây Nam Á và Trung Á phải trải qua. - Năng lực hình thành Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin... Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ 15
  16. + Năng lực sử dụng số liệu thống kê + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý. - Phẩm chất được hình thành: + Yêu nước: Từ bức tranh đời sống người dân Châu Phi, Mỹ Latinh, Tây Nam Á và Trung Á làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước thanh bình, ngày càng phát triển của nước ta. + Nhân ái: Chia sẻ những vất vả khó khăn đối với người dân Châu Phi, Mỹ Latinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á phải trải qua. + Chăm chỉ: Tích cực tự học, xây dựng bài tập nhóm để giải quyết các vấn đề GV đặt ra. + Trách nhiệm: HS nhận thức được trách nhiệm của mình trong học tập và rèn luyện để xây dựng một thế giới được hòa bình, ấm no, ngày càng phát triển. 2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Đối với giáo viên: - Kế hoạch dạy học, máy tính, máy chiếu, mạng internet. - Phiếu học tập. - Bộ câu hỏi Kahoot. * Đối với Học sinh: - Máy tính, giấy A0, bút màu, điện thoại di động có kết nối internet. - Sách giáo khoa, vở ghi. 2.3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức, năng lực, phẩm chất được hình thành Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp Một số vấn đề Trình bày Phân tích được Đánh giá được Đề xuất giải của châu Phi được đặc điểm một số vấn đề ảnh hưởng của pháp phát triển tự nhiên, đặc cần giải quyết tự nhiên, dân châu lục điểm dân cư để phát triển cư và xã hội xã hội, đặc kinh tế - xã hội đến phát triển điểm kinh tế của các quốc kinh tế. của các nước gia châu Phi: châu Phi nền kinh tế kém phát triển, chất lượng cuộc sống thấp, chiến tranh, xung 16
  17. đột,… - Giải thích được tình trạng kinh tế nghèo, chậm phát triển và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các nước này. Một số vấn đề Trình bày Giải thích Đánh giá một Đề xuất giải của Mĩ La được một số được đặc điểm số khó khăn pháp phù hợp Tinh đặc điểm nổi đô thị hóa tự của Mĩ la tinh với bối cảnh bật về tự phát ở Mĩ La hiện nay hiện tại nhiên, dân cư tinh – xã hội của Mĩ la tinh Một số vấn đề Mô tả được So sánh sự Phân tích kênh Đề xuất giải của khu vực đặc điểm tiêu giống và khác hình, bảng số pháp trong Tây Nam Á biểu về vị trí nhau về tự liệu để đánh việc bảo vệ và khu vực địa lí, tự nhiên và dân giá những vai hòa bình cho Trung Á nhiên, dân cư - cư của hai khu trò, đặc trưng khu vực xã hội của khu vực của khu vực vực Tây Nam Phân tích được Á, Trung Á. vị trí địa lí của Trình bày hai khu vực được những Giải thích vấn đề nổi bật nguyên nhân nhất của hai dẫn đến sự bất khu vực (vai ổn ở Tây Nam trò cung cấp Á, Trung Á dầu mỏ cho thế giới và tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo nơi đây) Các phẩm chất và năng lực được hình thành - Năng lực + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, 17
  18. năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin... + Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Năng lực sử dụng bản đồ Năng lực sử dụng số liệu thống kê Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý. - Phẩm chất + Yêu nước: Từ bức tranh đời sống người dân Châu Phi, Mỹ Latinh, Tây Nam Á và Trung Á làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước thanh bình, ngày càng phát triển của nước ta. + Nhân ái: Chia sẻ những vất vả khó khăn đối với người dân Châu Phi, Mỹ Latinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á phải trải qua. + Chăm chỉ: Tích cực tự học, xây dựng bài tập nhóm để giải quyết các vấn đề GV đặt ra. + Trách nhiệm: HS nhận thức được trách nhiệm của mình trong học tập và rèn luyện để xây dựng một thế giới được hòa bình, ấm no, ngày càng phát triển. 2.4. Biên soạn câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh 2.4.1. Câu hỏi nhận biết: 1. Bộ câu hỏi khởi động: Câu 1: Tên thủ đô của Ai cập là gì? Đáp án: Cai Rô Câu 2: Đất nước Nam Phi có mấy thủ đô? Đáp án: 3 Câu 3: Dakar là thủ đô của nước nào? Đáp án: Senegal Câu 4: Buenos Aret là thủ đô của nước nào? Đáp án: Ác hen ti na Câu 5: Tên thủ đô của Braxin là gì? Đáp án: Brasilia Câu 6: La ha ba na là thủ đô của nước nào? Đáp án: Cu ba Câu 7: Bat đa là thủ đô của nước nào? 18
  19. Đáp án: I Rắc Câu 8: Thành phố Dubai thuộc quốc gia nào? Đáp án: Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất. Câu 9: Ulanbato là thủ đô của nước nào? Đáp án: Mông cổ Câu 10: Axtana là thủ đô của nước nào? Đáp án: Cadactan 2. BỘ CÂU HỎI KAHOOT Câu 1: Cảnh quan chủ yếu của châu Phi là: A. Rừng nhiệt đới ẩm B. Thảo nguyên khô hạn C. Hoang mạc và xavan D. Rừng cận nhiệt đới khô Câu 2: Dân số châu Phi tăng nhanh do: A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp C. Dân nhập cư nhiều D. Dân xuất cư nhiều. Câu 3: Rừng bị khai thác quá mức ở châu Phi dẫn đến hậu quả gì? A. Giữ được nguồn nước ngầm B. Tăng diện tích đất trồng trọt C. Tăng nguồn thu cho đất nước D. Tăng quá trình hoang mạc hóa. Câu 4: Số người nhiễm HIV của châu Phi chiếm ½ số người nhiễm HIV của thế giới đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 5: Nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển là: A. Do khai thác tài nguyên quá mức B. Do mức sinh cao C. Do trình độ quản lý đất nước yếu kém D. Do giáo dục kém phát triển. Câu 6: Khoáng sản chủ yếu của Mỹ La tinh là: A. Khoáng sản phi kim loại B. Kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu C. Vật liệu xây dựng D. Kim cương, dầu mỏ. Câu 7: Các mỏ khoáng sản ở Mỹ La tinh do ai khai thác? A. Nhà nước B. Các công ty tư bản nước ngoài C. Người dân Mỹ Latinh D. Không được khai thác. 19
  20. Câu 8: Đô thị hóa tự phát ở Mỹ La tinh chủ yếu do: A. Công nghiệp phát triển B. Dịch vụ phát triển C. Chính sách phát triển của nhà nước D. Cải cách ruộng đất không triệt để. Câu 9: Tỉ lệ dân sống dưới mức nghèo khổ của Mỹ La tinh là 37% - 62% đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 10: Kinh tế Mỹ La tinh phát triển không đều do: A. Chính trị không ổn định B. Cạn kiệt tài nguyên B. Thiếu lực lượng lao động D. Thiên tai xảy ra nhiều. Câu 11: Tài nguyên có giá trị nhất ở Tây Nam Á và Trung Á là: A. Đất đai B. Nguồn nước D. Con người D. Dầu mỏ. Câu 12: Tôn giáo chủ yếu của người dân Tây Nam Á và Trung Á là: A. Đạo Hồi B. Đạo phật C. Thiên chúa giáo D. Đạo tin lành. Câu 13: Tây Nam Á và Trung Á trở thành điểm nóng của thế giới vì: A. Giàu tài nguyên thiên nhiên B. Các tổ chức chính trị cực đoan hoạt động C. Vị trí chiến lược, giàu dầu mỏ D. Sự can thiệp của các cường quốc. Câu 14: Hậu quả của các cuộc xung đột ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là: A. Đói nghèo, bệnh tật B. Ô nhiễm môi trường C. Suy giảm dân số D. Tài nguyên cạn kiệt. Câu 15: Vì sao khu vực Tây Nam Á có vị trí địa chính trị? A. Vì nằm ở Tây Nam châu Á B. Vị trí ngã ba 3 châu lục Á, Âu, Phi C. Nằm ở vị trí có nhiều dầu mỏ D. Giáp Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. 2.4.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Dựa vào SGK Địa lý 11, bài 5 tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi: Thiết kế một bài thuyết trình power point trình bày một số vấn đề về tự nhiên, dân cư xã hội và kinh tế của châu Phi theo yêu cầu của phiếu học tập số 1 (phần phụ lục). Câu 2: Dựa vào SGK Địa lý 11, bài 5 tiết 2: Một số vấn đề của Mỹ La tinh: Thiết kế một bài thuyết trình power point trình bày một số vấn đề về tự nhiên, dân cư xã hội và kinh tế của Mỹ La tinh theo yêu cầu của phiếu học tập số 2 (phần phụ lục) . Câu 3: Dựa vào SGK Địa lý 11, bài 5 tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á: 20
nguon tai.lieu . vn