Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ------ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN Họ và tên tác giả: Thái Khắc Hoàn; Cao Thị Hải Yến Lĩnh vực: Kỹ năng sống Kỳ Sơn, tháng 03/2021
  2. MỤC LỤC Phần I. Đặt Vấn đề 3 Phần II. Nội dung nghiên cứu I. TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Kỹ năng giao tiếp 4 1.2. Vai trò của giao tiếp 4 1.3. Phương tiện trong giao tiếp 5 1.4. Một số kĩ năng giao tiếp cơ bản 7 II. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT KỲ SƠN 2.1. Khái quát về thực trạng 8 2.2. Tổ chức điều tra khảo sát 9 2.3. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của HSDTTS ở trường THPT Kỳ Sơn 10 2.4. Nguyên nhân 23 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT KỲ SƠN 3.1. Phân loại được khả năng giao tiếp của các em trong lớp: 26 3.2. Tạo môi trường học tập hòa đồng thân thiện giữa học sinh các dân tộc. 27 3.3. Xác định những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số. 31 3.4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập. 33 3.5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. 35 3.6. Mở rộng môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng. 39 3.7. Tổ chức thi đua, động viên khen thưởng 39 IV. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 4.1. Mục đích của khảo nghiệm 40 4.2. Nội dung thực nghiệm 40 4.3. Đối tượng thực nghiệm 40 4.4. Cách thức thực nghiệm 40 4.5. Xử lý, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm 44 Phần III. Kết luận 44 1
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 ĐC Đối chứng 2 KNGT Kỹ năng giao tiếp 3 KN Kỹ năng 4 THCS & THPT Trung học cơ sở và Trung học phổ thông 5 TN Thực nghiệm 6 HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số 7 DTTS Dân tộc thiểu số 2
  4. Phần I. Đặt Vấn đề Giáo dục con người là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Xã hội ngày càng phát triển, thì giáo dục càng được chú trọng và nâng cao. Hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mà đầu tư cho giáo dục một cách toàn diện nhất. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất đối với một con người, nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách thiết thực, có những phương pháp để đổi mới nền giáo dục nước nhà. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định "Đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành... đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học,...". Để phát triển giáo dục một cách toàn diện, đòi hỏi nhà trường, thầy cô giáo, gia đình, các tổ chức đoàn thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau để giáo dục học sinh. Giáo dục không chỉ là cung cấp kiến thức trên sách vở mà qua đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biến tri thức thành hành động, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tổ chức giáo dục, phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh bậc trung học, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều bất cập. Các trường học, các cơ sở giáo dục đa phần đều chưa chú trọng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, các kỹ năng này chủ yếu được hình thành tự phát thông qua việc tự rèn luyện, qua các hoạt động của học sinh, qua sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Kỳ Sơn là một trong ba huyện của Nghệ An được xếp vào các huyện nghèo, là một trong 9 huyện khó khăn nhất của cả nước. Người dân trong huyện vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước. Đây cũng là lực cản không nhỏ đối với công cuộc đi lên của huyện. Xác định rõ những khó khăn trên con đường phát triển, trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Kỳ Sơn đã phấn đấu không ngừng, đưa Kỳ Sơn không chỉ vững mạnh về an ninh - quốc phòng mà kinh tế - xã hội cũng có nhiều tiến bộ. Là giáo viên lâu năm, qua thực tiễn chúng tôi cảm nhận thấy tầm quan trọng của giao tiếp, đặc biệt về kỹ năng giao tiếp của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trong trường. Do đó, việc nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và học tập ở trường THCS&THPT hiện nay. Từ những phân tích trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng, giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn” 3
  5. Phần II. Nội dung nghiên cứu I. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1. Kĩ năng giao tiếp Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, tác giả Hoàng Anh quan niệm về kỹ năng giao tiếp là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Đó là các khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ... là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa. Tác giả Ngô Công Hoàn đã coi kỹ năng giao tiếp "là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp". Như vậy, ta thấy rằng: Kỹ năng giao tiếp của mỗi người bao hàm cả khả năng vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân chủ thể giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của con người trong xã hội bao gồm kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, kỹ năng nhận và truyền thông tin, kỹ năng biểu đạt thái độ và cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tình huống, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng... Học sinh trong trường trung học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số cần phải thực hiện có hiệu quả các kỹ năng giao tiếp trong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện các mục đích học tập, vui chơi, rèn luyện để phát triển nhân cách. Nói cách khác, kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số được hình thành và phát triển trong một môi trường rộng lớn và quan hệ chặt chẽ với nhau là: Nhà trường, gia đình và xã hội. 1.2. Vai trò của giao tiếp Thông qua giao tiếp, con người trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm sống...để biến nó thành tri thức, kỹ năng sống của mỗi người. Kỹ năng giao tiếp giúp con người thành công trong giao tiếp và từ đó, con người hình thành, phát triển nhân cách, tạo nên hệ giá trị sống tích cực và tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Trong xã hội, con người là tổng hòa các mối quan hệ và vì vậy, kỹ năng giao tiếp giữ vai trò quan trọng. 1.2.1. Giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp là nhu cầu của cuộc sống, là điều kiện tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Thông qua giao tiếp, cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội - lịch sử biến nó thành cái riêng của mình, cũng qua quá trình giao tiếp con người truyền đạt lại những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của bản thân cho người khác, cho xã hội, đồng thời tiếp thu các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người chuyển thành kinh nghiệm của bản thân. 4
  6. Giao tiếp là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách. Ở mỗi cá nhân, các nét tính cách chỉ được hình thành thông qua kinh nghiệm giao tiếp, thông qua việc tiếp xúc của cá nhân với mọi người trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội. Qua giao tiếp cá nhân có thể so sánh mình với người khác, biết được các giá trị xã hội của người khác, trên cơ sở đó tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực xã hội để tự hoàn thiện mình. Học sinh dân tộc thiểu số được mở rộng môi trường giao tiếp từ gia đình sang trường học với phạm vi rộng lớn hơn, vì vậy giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là việc làm có ý nghĩa, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội, mạnh dạn và tự tin trong khi tham gia hoạt động giáo dục và hoạt động tập thể. Trong các mối quan hệ đó các em biết nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng người khác, dạy cho các em biết cách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về đối tượng giao tiếp, biết cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và bằng cả những việc làm khi cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp cho học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói những điều muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Từ đó giúp các em có kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm của mình trước các vấn đề của cuộc sống, đặt ra trong các quan hệ ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời giúp các em biết nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân, trên cơ sở đó có những biện pháp tự điều khiển, tự điều chỉnh cho phù hợp, và thích ứng được dễ dàng với các quan hệ xã hội. Nếu các em thiếu hoặc "nghèo nàn giao tiếp" sẽ có những khiếm khuyết trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Xuất phát từ vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với quá trình phát triển nhân cách học sinh đòi hỏi nhà trường, giáo viên cần có nhận thức đúng về kỹ năng giao tiếp và tiến hành giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số. 1.2.2. Giao tiếp tạo nên giá trị sống tích cực Giao tiếp và kĩ năng giao tiếp phản ánh trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của con người. Chính năng lực giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của học sinh góp phần tạo nên chất lượng giáo dục và đào tạo. Phát triển kỹ năng giao tiếp là hướng tới giá trị văn hóa và giá trị sống tích cực, sống hiệu quả của con người. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số sẽ giúp các em hướng tới giá trị sống tích cực, hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực; đó là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị về lòng khoan dung, đức độ, giá trị về trí tuệ, sáng tạo..... Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho giữ vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào 5
  7. cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ thống giá trị tích cực bởi thành quả của quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp còn xây dựng và tạo nên nét văn hóa trong nhà trường. Đó là văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp. 1.2.3. Giao tiếp giúp cho học sinh dân tộc tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ giao tiếp trong cuộc sống là điều kiện sống, môi trường hoạt động của chủ thể. Nếu môi trường giao tiếp của cá nhân được mở rộng thì đối tượng giao tiếp của họ sẽ cũng phong phú, đa dạng hơn và ngược lại. Người sống ở miền núi thì phạm vi giao tiếp thường rất hẹp, chỉ quang quẩn trong thôn, bản. Chính vì vậy đối với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thì giao tiếp giúp cho các em học sinh trao đổi thông tin, tri thức trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống... Nhờ có giao tiếp, học sinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Những tiếp xúc rộng rãi với bạn bè, quan hệ với các thầy cô giáo thông qua việc học, sinh hoạt, vui chơi... mà các em đã xuất hiện nhu cầu giao tiếp, hình thành các mối quan hệ xã hội mới trong lớp, trong trường. Yêu quý thầy cô, thân thiết với bạn bè, chia sẻ, khám phá... đã làm cho các mối quan hệ của các em trở thành rộng hơn, sinh động hơn. Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người và có vai trò quan trọng, tích cực trong hoạt động xã hội, trong hình thành và phát triển nhân cách, tạo lập các mối quan hệ tốt trong cuộc sống. Nhờ có kỹ năng giao tiếp mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng vận động và phát triển. 1.3. Phương tiện trong giao tiếp Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau. Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta sử dụng để thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ, tâm lý trong hoạt động giao tiếp. Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng, có thể chia làm 2 nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Hai nhóm phương tiện giao tiếp này có mối quan hệ mật thiết với nhau. 1.3.1. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ chúng ta có thể truyền đi bất cứ thông tin nào như diễn tả tình cảm, ám chỉ hoặc miêu tả sự vật….Hiệu quả giao tiếp ở chừng mực nào đó là do trình độ của người sử dụng ngôn ngữ. Nếu việc diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, thích hợp với người nghe, diễn đạt được tình cảm thái độ mà mình muốn thể hiện thì đạt được mục đích giao tiếp. Việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của cá nhân thể hiện được thông tin chính về tính cách, trạng thái, đặc điểm tâm lý của cá nhân đó. 6
  8. Khi sử dụng phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ cần thể hiện sự thiện cảm và phù hợp với không gian thì mới đem lại hiệu quả tích cực. Trong khi nói chúng ta cần chú ý đến giọng điệu, ngữ điệu. Giọng điệu phản ánh được tính chân thật về tình cảm, có thể động viên, khuyến khích tạo lập mối quan hệ tốt hoặc sự răn đe, làm kìm hãm mối quan hệ. Chính vì vậy chúng ta cần rèn luyện ngôn ngữ để giao tiếp. 1.3.2. Phương tiện phi ngôn ngữ Phương tiện phi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ. Bên cạnh phương tiện ngôn ngữ thì tín hiệu phi ngôn ngữ giúp cho đối tượng giao tiếp cho đi rất nhiều thông điệp ý nghĩa. Tín hiệu phi ngôn ngữ đó là những cử chỉ, điệu bộ (nhún vai, chỉ tay, vẫy tay), ánh mắt, nụ cười, thái độ (ân cần, cởi mở, thân thiện, thờ ơ, lãnh đạm,..), nheo mắt, tư thế. Chính vì vậy cử chỉ, điệu bộ… của con người trong lúc nói chuyện đã nói lên một phần bản chất của câu chuyện được giao tiếp. Trong giao tiếp, cử chỉ, điệu bộ mang lại hiệu quả rất lớn. Đôi khi trong cuộc sống giao tiếp, chúng ta sử dụng hai phương tiện giao tiếp cùng một lúc. Bên cạnh đó có những vấn đề khó nói được bằng ngôn ngữ thì chúng ta sử dụng cử chỉ, điệu bộ để thể hiện nội dung, vấn đề cần thể hiện. Cử chỉ, điệu bộ giúp chúng ta diễn đạt vấn đề sinh động hơn, thuyết phục hơn. 1.4. Một số kĩ năng giao tiếp cơ bản 1.4.1. Kỹ năng giao tiếp qua lớp từ xưng hô Khi giao tiếp hàng ngày, xưng hô là kỹ năng đầu tiên cần chú ý. Khi gặp một người bạn cần có một cách nhìn nhận đánh giá nhanh về độ tuổi để xưng hô hợp lý. Khi đánh giá cần chính xác về độ tuổi, sẽ dễ dàng để xưng hô. Đối với những người lớn tuổi hơn một chút có thể xưng hô bằng anh, chị. Với những người lớn tuổi hơn thì xưng hô là chú, bác, o, gì. Với những người lớn tuổi hơn nữa thì có thể xưng hô thưa bà, ông, xưng cháu. Còn với những người đánh giá là ít tuổi hơn thì xưng hô là em. Nếu trong trường hợp đoán sai tuổi người giao tiếp, hãy khéo léo sử dụng các câu mang tính chất vừa khen vừa bào chữa như: “Nhìn anh trẻ hơn so với tuổi nên tôi…”, “Ồ, chị trẻ thật đấy, em cứ tưởng chị phải nhiều tuổi hơn…”, “Xin lỗi anh, em cứ nghĩ chị sinh năm…”… Nhưng tuyệt đối đừng khiến người nghe cảm thấy như đang nói mát hay mỉa mai họ. Mặc dù mỗi con người chúng ta được giáo dục ngay từ lúc còn nhỏ, ngay khi bắt đầu biết nói. Song nhận thức về mức độ hiểu biết và áp dụng vào thực tế cuộc sống nó lại khác nhau. Học sinh đi học, được giáo viên giáo dục trong các tiết học, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng hiệu quả cũng khác nhau. 1.4.2. Kỹ năng ứng xử Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện 7
  9. qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân đó trong một môi trường gia đình và xã hội nhất định. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè và thậm chí ngay cả với chính bản thân mình. II. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THPT KỲ SƠN 2.1. Khái quát về thực trạng 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Kỳ Sơn là một huyện nằm trong 64 huyện nghèo, khó khăn nhất của cả nước. Diện tích tự nhiên 209.484 ha, địa hình hiểm trở, đất bằng chỉ có 1% tổng diện tích tự nhiên còn lại là đất đồi núi có độ dốc trên 30 0. Huyện có đường biên giới dài 203,409 km (trong đó có 65 km đường biên giới trên sông) tiếp giáp với 5 huyện thuộc 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và nhiều lối mở qua biên giới; toàn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới; có 172 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 20 xã, 01 thị trấn (trong đó có 11 xã biên giới). Dân số toàn huyện (đến tháng 8/2018): 79.111 người. Trong đó: dân tộc Khơ mú có 28.697 người, chiếm 36,3%; dân tộc Mông có 26.166 người, chiếm 33,1%; dân tộc Thái 20.781 người, chiếm 26,3%; dân tộc Kinh và Hoa có 3.428 người, chiếm 4,3%. Tổng số hộ: 16.175 hộ, trong đó có 56,03% hộ nghèo. Số bản có điện lưới quốc gia: 94/193 bản (chiếm 48,7%). Với những nét khái quát về tự nhiên, với điều kiện kinh tế thấp, trình độ dân trí không cao, chịu ảnh hưởng nhiều về phong tục, tập quán của người dân tộc, mà lối sống và quan hệ giao tiếp cũng có những nét riêng biệt. Họ sống thật thà, chất phác, tự nhiên... trong mối quan hệ không rộng, hạn hẹp trong làng bản thưa thớt, thậm chí trong một vài gia đình sống gần nhau. Quan hệ giao tiếp về cơ bản chịu sự chi phối của tình cảm làng bản, tình bà con thân thuộc. Họ luôn đồng cảm, đồng lòng, xuề xòa và sẵn sàng chia sẻ. Do những đặc tính này mà người dân tộc ít va chạm và ngại va chạm, ngại ngùng trong quan hệ xã hội. Như vậy điều đó đã cho thấy những ảnh hưởng, tác động to lớn của môi trường và điều kiện sống tới sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo nên những đặc điểm tâm lý đặc trưng của con người trong từng dân tộc. Đó cũng là những điều kiện cần chú ý trong công tác giáo dục, trong dạy học hiện nay sao cho phù hợp và có những giải pháp cụ thể để giáo dục học sinh nơi đây phát triển toàn diện hơn, trong đó có giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiếu số nói riêng một cách có hiệu quả. 8
  10. 2.1.2. Khái quát về trường THPT Kỳ Sơn và học sinh. * Về nhà trường Tháng 7 năm 1967 với tên gọi “trường Thanh thiếu nhi Rẻo Cao Kỳ Sơn”, trường được xem như là ngôi nhà chung của con em các đồng bào dân tộc thiểu số Kỳ Sơn. Năm học 1973 - 1974: trường có đầy đủ 3 cấp học (bắt đầu có một lớp 10 gồm 19 HS ). Số học sinh ngày càng đông thêm, để phù hợp cho công tác quản lý, năm 1975 UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã ra Quyết định tách hệ cấp 1 ra khỏi trường và thành lập trường Phổ thông Cấp 3 Rẻo cao Kỳ Sơn. gồm Cấp 2 và cấp 3. Số lượng học sinh trong những năm 1975 – 1990 tốc độ phát triển chậm, gần như chững lại do phong tục lạc hậu của người dân tộc không cho phụ nữ đến trường. Từ sau 1995 học sinh tăng đều từ 15 – 20% so với năm trước. Sở dĩ có sự tăng số học sinh ở giai đoạn này là do số học sinh Mông đến trường ngày một tăng, đặc biệt là học sinh nữ. Đây chính là thành công to lớn mà biết bao năm trời thầy cô vận động, khuyến khích mới làm thay đổi được cách nhìn về giáo dục của người dân vùng cao. Phát triển nhanh về quy mô lớp học, sự cần thiết của việc tách các cấp học. Tháng 9 năm 2000, UBND tỉnh Nghệ An quyết định tách trường thành hai cấp và đổi tên thành trường THPT DTNT Kỳ Sơn. Tháng 8 năm 2013 theo quyết định của UBND tỉnh học sinh nội trú cấp 3 được tập trung về trường nội trú tỉnh, trường chính thức đổi tên thành trường THPT Kỳ Sơn. * Về học sinh Số học sinh dân tộc thiểu số qua các năm học đều đạt hơn 94% trở lên. Với trọng trách lớn lao, cao cả là đào tạo các thế hệ học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số trưởng thành, là nguồn nhân lực vừa có tri thức vừa có sức khỏe để xây dựng quê hương Kỳ Sơn ngày càng tiến bộ và phát triển. Năm học 2020–2021 vẫn giữ mức tương đối ổn định so với các năm học trước là 1303 học sinh. Trong đó, học sinh dân tộc thiểu số 1233 học sinh chiếm hơn 94,6% học sinh toàn trường. Tổng số lớp là 39. Số học sinh dân tộc thiểu số được phân bổ theo từng khối lớp cụ thể như sau: khối 10 có 483/519 học sinh, khối 11 có 391/407 học sinh, khối 12 có 359/377 học sinh. Về cơ cấu dân tộc, số lượng học sinh dân tộc chủ yếu là: H’mông: 492 em; dân tộc Khơ mú: 330 em; Thái: 409 em; Hoa: 1 em; Kinh: 70 em. Nhiều nhất là dân tộc H’mông. Về giới tính, tỷ lệ học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ từ 15% đến 20%, do nhận thức yếu kém cùng quan niệm “hủ tục” của dân tộc nên một số em bỏ học lấy chồng(tảo hôn), một số thì bỏ đi Lào, đi Trung quốc. Đây được xem là vấn đề nhức nhối cho cả xã hội trên địa bàn Kỳ sơn trong những năm qua. 2.2. Tổ chức điều tra khảo sát 9
  11. 2.2.1. Mục tiêu khảo sát Nhằm đánh giá đúng thực trạng khách quan kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số thiểu số của Trường THPT Kỳ Sơn, chỉ ra nguyên nhân dẫn tới thực trạng và rút ra kết luận có tính khái quát. 2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát và xử lí kết quả Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng alket kết hợp với phương pháp phỏng vấn, trò chuyện và quan sát hoạt động của các em học sinh để tường minh thực trạng. 2.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn. 2.3.1. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của học sinh qua đánh giá của cán bộ, giáo viên nhà trường. Trong thực tế cho thấy, để giao tiếp thành công và hiệu quả mỗi học sinh cần có kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp không tự có mà được hình thành trong quá trình trải nghiệm cuộc sống, trong học tập và giao lưu. Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh cũng đã được giáo viên yêu nghề, tận tụy với công việc, tâm huyết với chuyên môn trong nhà trường chăm lo thường xuyên. Tuy nhiên còn có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói chung và HSDTTS nói riêng. Một số giáo viên chỉ chú trọng công tác giảng dạy truyền thụ kiến thức cho các em mà không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Nếu nói rằng thầy cô không quan tâm đến việc dạy rèn kỹ năng giao tiếp là không đúng, nhưng việc này rất hạn chế, nhất là việc lồng ghép vào trong tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp...thì giáo viên còn mơ hồ, chưa nắm rõ các biện pháp. Đặc biệt trong một lớp có nhiều thành phần dân tộc thì có sự nhận thức khác nhau nên hiệu quả giao tiếp cũng có sự khác nhau giữa các đối tượng học sinh này. Để đánh giá thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 50 giáo viên và nhân viên trong nhà trường về mức độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số của trường. Qua khảo sát đề tài đã thu được kết quả như bảng như sau. Bảng 2.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng giao tiếp đối với học sinh dân tộc thiểu số của trường THPT Kỳ Sơn. Câu hỏi 1: Theo thầy/cô, những kỹ năng giao tiếp nào sau đây là cần thiết đối với học sinh DTTS của Trường THPT Kỳ Sơn? Những kỹ năng cần thiết Cần Đôi Không Rất cần thiết cần thiết STT đối với học sinh dân tộc khi thiết(%) thiểu số của trường. (%) (%) (%) 1 Chào hỏi 95,0 5,0 0 0 10
  12. 2 Nói lời cảm ơn, xin lỗi 92,4 7,6 0 0 3 Lắng nghe 96,3 3,7 0 0 4 Chia sẻ, cảm thông 68,4 27,8 3,8 0 5 Thuyết trình 86,3 11,0 2,7 0 6 Làm việc hợp tác 77 20 2 0 7 Xử lý tình huống 67,5 25,5 7 0 8 Nói lời yêu cầu đề nghị 85,6 12,2 2,2 0 9 Từ chối yêu cầu đề nghị 80,2 15,2 4,6 0 Qua kết quả khảo sát cho thấy, theo nhận thức và đánh giá của giáo viên, công nhân viên trong nhà trường thì tất cả các kỹ năng giao tiếp đều ở mức độ rất cần thiết và cần thiết. Kỹ năng Chào hỏi (95,0%), Nói lời cảm ơn, xin lỗi (92,4%), Lắng nghe (96,3%), Cảm thông chia sẻ (68.4%), Thuyết trình (86,3%), Làm việc hợp tác (77,0%), Xử lý tình huống (67,5%), Nói lời yêu cầu đề nghị (85,6%), Từ chối yêu cầu đề nghị ( 80,2%). Những kỹ năng giao tiếp đó vô cùng cần thiết bởi vì nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trao đổi thông tin, chia sẻ cảm xúc, giúp học sinh biết bộc lộ bản thân và cảm nhận về mình cũng như người khác. Như vậy, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có sự nhìn nhận đánh giá rất cao sự cần thiết của những kỹ năng giao tiếp đối với học sinh DTTS, trong trường phải có những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Chính vì sự nhận thức rất cần thiết về kỹ năng giao tiếp đối với học sinh DTTS của trường nên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng mà cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đã tiến hành giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số của trường THPT Kỳ Sơn như sau. Bảng 2.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Kỳ Sơn. Câu hỏi 2: Các biện pháp nào sau đây được thầy/cô tiến hành giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh DTTS của trường THPT Kỳ Sơn? Không STT Biện pháp Thường Đôi thường xuyên khi xuyên 1 Tích hợp nội dung bài học với nội 48,3 51,7 0 dung giáo dục kỹ năng giao tiếp 2 Xây dựng các bài tập thực hành để rèn 47,6 52,4 0 kỹ năng giao tiếp cho học sinh 11
  13. 3 Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh 59,8 40,2 0 với học sinh. 4 Tạo môi trường tập luyện rèn luyện kỹ 45,7 54,3 0 năng giao tiếp cho học sinh 5 Các biện pháp khác Qua bảng thống kê ta thấy, vận dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp đã được những giáo viên tâm huyết, nhiệt tình quan tâm sử dụng nhưng cơ bản chưa cao: Tích hợp nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp mới chỉ (48,3%), trong khi đó thỉnh thoảng được đưa vào chiếm (51,7%). Xây dựng các bài tập thực hành để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh (47,6%), Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh (59,8%). Tạo môi trường tập luyện chỉ chiếm (45,7%). Bởi vì nhiều giáo viên quan niệm và lo tập trung thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình nên không còn thời lượng để tiến hành giáo dục kỹ năng cho các em thực hiện thường xuyên, liên tục được. Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số qua đánh giá của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường THPT Kỳ Sơn Câu hỏi 3: Thầy cô đánh giá về kỹ năng giao tiếp của HSDTTS của trường THPT Kỳ Sơn như thế nào qua các tiêu chí sau? Mức độ có hay chưa có kỹ năng STT Kỹ năng giao tiếp Có kỹ Chưa có năng kỹ năng Chào hỏi: Tự chủ, tự tin, ngôn ngữ rõ ràng, mạch 1 lạc, chào hỏi đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn 56,6 43,4 cảnh. Nói lời cảm ơn xin lỗi: Tự tin cảm ơn khi nhận 2 được sự giúp đỡ của người khác, mạnh dạn xin 52,3 47,7 lỗi khi làm phiền người khác Lắng nghe: Lắng nghe người khác khi trao đổi 3 57,5 42,5 thông tin, hiểu nội dung họ cần truyền đạt với mình Chia sẻ, cảm thông: Biết chia sẻ buồn vui cùng cha 4 mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh 48,9 51,1 vv.. 12
  14. Thuyết trình: Biết cách trình bày một vấn đề trước 5 56,2 43,8 tập thể rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Làm việc hợp tác: Biết làm việc cùng người 6 48,4 51,6 khác, biết chia sẻ thông tin, phối hợp hành động. Xử lý tình huống: Linh hoạt, sáng tạo trong giải 7 33,0 67,0 quyết vấn đề mà tình huống đặt ra. Nói lời yêu cầu đề nghị: Mạnh dạn nói lời yêu 8 cầu đề nghị, ngôn ngữ trình bày phải rõ ràng, mạch 47,5 52,5 lạc. Từ chối yêu cầu đề nghị: Biết từ chối lời yêu cầu 9 45,0 55,0 đề nghị của người khác khi thấy không hợp lý. Qua bảng khảo sát chúng tôi nhận thấy tất cả các kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng chào hỏi, kỹ năng nói lời cảm ơn xin lỗi, lắng nghe, chia sẻ cảm thông, thuyết trình, làm việc hợp tác, xử lý tình huống, nói lời yêu cầu đề nghị và từ chối yêu cầu đề nghị,…đều là những kỹ năng rất cần thiết đối với một học sinh phát triển toàn diện. Nhưng qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy rằng: Các em HSDTTS của trường có những kỹ năng đó song chiểm tỉ lệ thấp. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đánh giá là kỹ năng chào hỏi chỉ đạt được (56,5%), kỹ năng nói lời cảm ơn xin lỗi (52,3%), kỹ năng lắng nghe chỉ có (57,5%)…Còn một số kỹ năng rất cần thiết cho một người học sinh cần phải có trong xu thế học tập hiện nay cũng rất thấp, như kỹ năng thuyết trình chỉ có (36,2%), kỹ năng xử lý tình huống chỉ có (33,0%), kỹ năng nói, từ chối lời yêu cầu đề nghị cũng rất thấp chỉ có (47,2%) và (45,0%). Nguyên nhân của thực trạng này là do bản tính nhút nhát rụt rè, không dám giao tiếp, không muốn thể hiện. Các em cứ nghĩ nói ra sẽ bị sai, nhiều từ ngữ các em phát âm chưa rõ.....sẽ bị các bạn khác chê cười. Một phần do các em học sinh dân tộc học chung lớp với học sinh người kinh nên trong những tiết học thì học sinh người kinh hầu như đã làm việc hết. Nếu như thảo luận nhóm thì học sinh người kinh nhanh nhạy hơn nên sẽ đưa ra ý kiến nhanh hơn nên các em học sinh dân tộc chưa có thời gian để đưa ra ý kiến. Cứ như vậy mà các em dân tộc ỉ lại vào các em người kinh, để rồi bản tính nhút nhát, rụt rè, lười tư duy, lười làm việc,…cứ thế mà tồn tại trong bản thân. 2.3.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số ở Trường THPT Kỳ Sơn Kỹ năng giao tiếp của con người trong xã hội bao gồm kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, kỹ năng nhận và truyền tải thông tin, kỹ năng biểu đạt thái độ và cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tình huống, kỹ 13
  15. năng hợp tác, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng vv... còn trong đề tài này tôi chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu nghiên cứu một số kỹ năng giao tiếp cơ bản, sát thực với đối tượng là các em HSDTTS trường THPT Kỳ Sơn. Cụ thể một số kỹ năng hướng đến là: Kỹ năng giao tiếp qua lớp từ xưng hô, Kỹ năng chào hỏi, Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi, Kỹ năng trật tự lắng nghe, Kỹ năng cảm thông chia sẻ, Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, Kỹ năng làm việc hợp tác, Kỹ năng xử lý tình huống. 2.3.2.1. Kĩ năng giao tiếp qua lớp từ xưng hô Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt. Từ ngữ xưng hô của người Việt Nam phân biệt rõ ràng giữa mối quan hệ của người lớn tuổi và người nhỏ tuổi, người có anh em ruột thịt với người ngoài xã hội, giữa bạn bè với bạn bè, giữa người có địa vị xã hội cao với người có địa vị xã hội thấp hơn,…Khi chúng ta nhận thức đúng về lớp từ xưng hô thì chúng ta sẽ sử dụng nó phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Lúc đó, cuộc giao tiếp của chúng ta sẽ thành công hơn. Nhưng điều này tôi vẫn còn trăn trở, băn khoăn tại ngôi trường chúng tôi đang dạy học. Vì chúng tôi thấy, kỹ năng sử dụng từ ngữ xưng hô không khó, song điều này lại khó đối với chính các em học sinh cũng như người dân tộc thiểu số nơi đây, đặc biệt là các em đầu năm lớp 10 mới từ trong bản ra. Ví dụ: Nhiều phụ huynh đến trường nói chuyện với giáo viên hay bất kỳ một người lớn tuổi nào vẫn cứ tự xưng “bố”..., trò đến trường nói chuyện với thầy hay với bất kỳ ai vẫn cứ xưng “ta” hoặc các em để trống...các em đi tới gặp ai thì chỉ biết chào khi gặp đúng người đó, nếu gặp người khác ở cùng phòng các em cũng chẳng biết chào hay xưng hô thế nào cho phù hợp. Để tìm hiểu về thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 200 HSDTTS gồm các lớp: 11C1, 11C2, 10C3;12A1; 11A2; 11A3; 12A4 được kết quả: Bảng 2.4: Khảo sát kỹ năng sử dụng lớp từ xưng hô của học sinh người dân tộc thiểu số của trường THPT Kỳ Sơn Câu hỏi 4: Các em dùng những cách xưng hô nào với bạn bè cùng lứa tuổi? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Cặp từ xưng hô (%) (%) (%) tôi – bạn 38,5 52,6 8,9 (cậu – tớ) tau – mi 76,4 21,3 2,3 14
  16. Xưng tên 83,8 16,2 0,0 Xưng bằng tiếng 68,6 31,4 0,0 dân tộc mình Từ bảng số liệu trên ta thấy: khi xưng hô với nhau, các em chủ yếu sử dụng cách gọi tên nhau (83,8%), xưng hô với nhau bằng tiếng dân tộc mình (tiếng mẹ đẻ) (68,6 %) và xưng hô với nhau (Mi – Tau) rất nhiều, chiếm (76,4%). Nhưng tỉ lệ xưng hô lịch sự (tôi – bạn, cậu – tớ) lại rất ít, chỉ chiếm (38,5%) thường xuyên sử dụng. Qua đó, ta thấy sử dụng lớp từ xưng của các em học sinh cùng lứa tuổi với nhau ở trường THPT Kỳ Sơn chưa được tốt. Mặc dù, chúng ta chấp nhận cách xưng hô bằng tiếng mẹ đẻ, xưng hô với nhau bằng tên rất tốt. Song các em ít khi sử dụng cách xưng hô lịch sự, đúng mực (Bạn – tôi, cậu tớ). Điều này, mặc dù các em đã được giáo dục trong môi trường học tập và cả môi trường ở nhà và ngoài xã hội. Hơn nữa, các em thường xuyên sử dụng cách xưng hô (Tau – mi). Xưng hô (tau – mi) ngay cả khi họ có mối quan hệ tốt đẹp, không mâu thuẫn khi giao tiếp. Qua đó, chúng ta cần nhìn nhận lại và cần có những hướng khắc phục cụ thể để giáo dục các em có những kỹ năng sử dụng lớp từ xưng hô cho phù hợp hơn. 2.3.2.2. Kỹ năng giao tiếp qua thái độ ứng xử 2.3.2.2.1. Kỹ năng chào hỏi Chào hỏi là nghi thức cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong các nghi thức giao tiếp. Chào người quen, chào người muốn làm quen, thậm chí là người lạ, người dưng vẫn chào hỏi nhau. Chào hỏi giúp chúng ta thu hút sự chú ý, bắt đầu quá trình giao tiếp, rút ngắn khoảng cách với đối tác giao tiếp và tạo bầu không khí cho cả quá trình giao tiếp. Chào hỏi nhiều khi chỉ đi qua, cất lên một lời nói, thể hiện một cử chỉ, là cái gật đầu. Nhưng kỹ năng cơ bản này vẫn còn tồn tại ở học sinh dân tộc thiểu số của trường THPT Kỳ Sơn. Nhiều khi, các em học sinh người dân tộc thiểu số đi qua các em, bạn, anh chị trong trường không biểu lộ một thái độ gì, chỉ dửng dưng đi qua. Thậm chí, khi gặp giáo viên giảng dạy trong trường, không biết chào, không biết thể hiện thái độ chào người lớn. Khi nghe tiếng còi xe máy, các em không biết tránh đường, nhường đường cho người khác, không biết nở một nụ cười với người khác. Để nắm rõ tình hình này, tôi đã có cuộc khảo sát đối với 200 học sinh DTTS gồm các lớp 11C1, 11C2, 10C3;12A1; 11A2; 11A3; 12A4 như sau: Bảng 2.5: Thực trạng kỹ năng chào hỏi của học sinh dân tộc thiểu số của trường THPT Kỳ Sơn Câu hỏi 5: Khi gặp giáo viên, người lớn các em thường: Tiêu chí Tỉ lệ (%) Lễ phép, chào hỏi 35,7 15
  17. Đi qua bình thường 35,2 Tránh để khỏi chào 29,1 Từ kết quả khảo sát chúng ta nhận thấy kĩ năng chào hỏi của HSDTTS đối với giáo viên, người lớn trong nhà trường và ngoài xã hội chưa tốt: Kỹ năng chào hỏi đúng chuẩn mực chỉ chiếm (35,7%), tỉ lên học sinh đi qua bình thường chiếm tỉ lệ (35,2%), thậm chí còn có tình trạng học sinh thờ ơ hay tránh xa để khỏi phải chào chiếm tỉ lệ (29,2%). Qua đó cho thấy kỹ năng chào hỏi của học sinh đồng bào DTTS của trường còn nhiều hạn chế. Đó là những kỹ năng cơ bản nhất, tối thiểu nhất thể hiện phép lịch sự, thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo, người lớn trong và ngoài nhà trường. Đó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá một con người. Một thực trạng mà chúng ta cần có những biện pháp sát thực hơn để tăng kỹ năng chào hỏi cho HSDTTS của trường. 2.3.2.2.2. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi Cám ơn và xin lỗi là một biểu hiện văn hóa, là thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Lời cảm ơn và xin lỗi khi được nói một cách chân thành, chẳng những phản ảnh phẩm chất văn hóa mà còn làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn giải tỏa những khúc mắc, làm dịu đi những cơn nóng giận, và con người cũng nhờ đó mà sống vị tha hơn. Trong cuộc sống, để nói “xin lỗi” hay “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy lại khó khăn đối với những HSDTTS của trường THPT Kỳ Sơn. Ví dụ: Khi các em cho bạn mượn sách. Bạn cứ thế là lấy dùng mà không biết nói cảm ơn đối với em cho mượn. Khi các em đi học trễ, ảnh hưởng đến thi đua lớp. Các em không biết nói lời xin lỗi. Ngay cả khi được cô giáo nhắc nhở, các em cũng chỉ biết im lặng. Bảng 2.6: Khảo sát thực trạng kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi của học sinh trường THPT Kỳ Sơn Câu hỏi 6: Các em sử dụng lời nói cảm ơn, xin lỗi như thế nào? Tiêu chí Tỉ lệ (%) Thường xuyên 20 Thỉnh thoảng 45 Không bao giờ 35 Qua bảng khảo sát cho thấy, học sinh người đồng bào DTTS ở trường việc nói lời cảm ơn, xin lỗi thường xuyên chỉ chiếm 20%, thỉnh thoảng sử dụng chiếm (45%), thậm chí, có cả những học sinh chưa bao giờ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi (35%). Đây là kỹ năng cần thiết thể hiện sự biết ơn từ người khác, khi nhận thấy 16
  18. những việc làm sai trái của bản thân. Mặc dù, từ lúc đi học trường mầm non, đến tiểu học, và ngay cả môi trường giáo dục trung học thầy cô luôn luôn dạy dỗ, giáo dục những kỹ năng đó. Mặc dù, kỹ năng đó HSDTTS nhận thức được, hiểu được, nhưng vẫn không thực hiện trong khi giao tiếp của bản thân mình. Một mặt do tính tình không thích, thấy không cần thiết. Mặt khác, do người thân trong gia đình ít sử dụng với nhau nên tạo thành thói quen ở các em HSDTTS. Vậy nên, chúng ta cần phải hướng dẫn, giáo dục sát sao hơn để các em có những lời nói cảm ơn, xin lỗi thường xuyên hơn, phù hợp hơn. 2.3.2.2.3. Kỹ năng trật tự lắng nghe Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kỹ năng và kỹ thuật nhất định. Kỹ năng lắng nghe đó là lắng nghe người khác khi trao đổi thông tin, hiểu nội dung họ cần truyền đạt với mình. Nhưng trong cuộc sống, chỉ là nghe đơn thuần thì rất dễ, nhưng nghe để hiểu, để đáp lại, để chủ động trong cuộc giao tiếp thì điều đó rất khó. Điều đó sẽ khó khăn hơn đối với HSDTTS. Đối với một số em nhiều lúc vẫn im lặng, không cãi cũng chẳng nói câu nào trong cả buổi học nhưng khi hỏi lại vấn đề thì chẳng biết là thầy cô đã nói gì. Để tìm hiểu thực trạng này của trường, chúng tôi đã tiếp tục có cuộc khảo sát đối với 200 HSDTTS như sau: Bảng 2.7: Thực trạng kỹ năng lắng nghe của học sinh dân tộc thiểu số của trường THPT Kỳ Sơn. Câu hỏi 7: Khi nghe người khác giao tiếp với mình, các em thường có thái độ như thế nào? Không Chưa Thường thường thực Tiêu chí xuyên xuyên hiện (%) (%) (%) Lắng nghe người giao tiếp với mình nói 81,8 15,1 2,9 Hiểu nội dung lời nói của người giao tiếp 55,3 36,1 8,6 với mình rồi mới đáp lại ý kiến Có thể cắt ngang ý kiến của người giao tiếp với mình khi cần thiết. 15,5 51,5 33,0 Không quan tâm đến người giao tiếp với mình mà chỉ quan tâm mình định nói gì 15,9 44,5 39,6 Từ kết quả trên cho thấy đa số HSDTTS đã biết lắng nghe người khác giao tiếp với mình (81,8%) các em thường xuyên lắng nghe người giao tiếp với mình; 17
  19. có 55,3 % các em thường xuyên hiểu nội dung lời nói của người giao tiếp với mình rồi mới đáp lại ý kiến. Nhưng chỉ có 15,5 % học sinh có thể cắt ngang ý kiến của người giao tiếp bất kỳ khi nào muốn. Có 15,9% các em thường xuyên không quan tâm đến người giao tiếp với mình mà chỉ quan tâm mình định nói gì. Như vậy, về cơ bản HSDTTS của trường đã biết lắng nghe khi giao tiếp với người khác. Song khi lắng nghe thì HSDTTS chưa biết thể hiện chứng kiến của mình khi muốn nói một điều gì đó. Có nghĩa là chưa chủ động khi giao tiếp. Thậm chí nhiều em học sinh lớp 10 mới vào nói tiếng phổ thông cũng chưa rõ, nghe nhiều từ cũng không kịp hiểu nên các em đó rất thụ động. Nếu các em chưa chủ động khi giao tiếp thì hiệu quả giao tiếp sẽ không cao. Các em sẽ không hiểu hết những nội dung mà người khác nói. Có những nội dung chưa hiểu các em không dám hỏi, không dám có ý kiến. Cụ thể, trong các giờ học, giáo viên giảng có những vấn đề các em không hiểu. Nhưng các em không hỏi giáo viên, các em cũng không hỏi các bạn học sinh khác. Để rồi dẫn tới việc các em sẽ không hiểu bài học, nên hổng kiến thức dẫn đến các em chán học. 2.3.2.2.4. Kỹ năng, cảm thông chia sẻ Kỹ năng chia sẻ là biết chia sẻ buồn vui cùng cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh… Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển nhiên nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an ủi và vui vẻ hơn. Nhưng để bộc lộ nỗi lòng, để san sẻ yêu thương, nỗi buồn thì không phải ai cũng thể hiện được điều đó. Đây cũng là một thực trạng đối với HSDTTS của trường. Để hiểu được thực trạng đó, tôi đã có cuộc khảo sát đối 200 HSDTTS gồm các lớp: 11C1, 11C2, 10C3;12A1; 11A2; 11A3; 12A4 được kết quả: Bảng 2.8: Thực trạng kỹ năng chia sẻ của HSDTTS trường THPT Kỳ Sơn Câu hỏi 8: Khi có chuyện vui, buồn bạn sẽ chia sẻ với ai? Kỹ năng chia sẻ Tỉ lệ (%) Người thân trong gia đình 38,6 Thầy cô 10,2 Bạn bè 51,2 Qua bảng khảo sát cho thấy, HSDTTS của trường biết chia sẻ những thông tin cần thiết với người thân trong gia đình, với cha mẹ, anh chị em, nhưng chưa cao (chỉ chiếm 38,6%), chia sẻ thông tin với bạn bè (51,2%), còn với thầy cô chỉ có (10,2%). Qua đó, thấy rằng, mặc dù là cha mẹ, gần gũi thân thiết với các em trong gia đình, nhưng các em có một khoảng cách. Các em không muốn tâm sự với cha mẹ, anh chị em. Các em sợ cha mẹ không hiểu, sợ cha mẹ quát mắng. Không có sự đồng cảm từ người lớn. Nhất là những chuyện liên quan đến tình cảm thì tuyệt đối 18
  20. các em không tâm sự với gia đình. Những bạn bè đồng trang lứa, cùng lớp, cùng bản thì sẵn sàng tâm sự. Các em tìm thấy sự đồng cảm cho nhau. Còn đối với thầy cô giáo, thì các em không giám nói. Bởi vì giữa thầy cô và các em có một khoảng cách quá xa, các em sợ thầy cô. Chỉ khi thấy thầy cô nào thật gần gũi, tin tưởng thì mới tâm sự, chia sẻ. Như vậy, khi các em HSDTTS hạn chế trong việc tâm tư, chia sẻ với người lớn trong gia đình, với thầy cô giáo. Nếu không có được sự chia sẻ từ các em thì người lớn trong gia đình, thầy cô ít có điều kiến để hiểu, để tâm tư, động viên các em. Thậm chí một số giáo viên không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, không hiểu đặc điểm tâm lý sẽ liệt kê những em đó vào loại học sinh “lầm lỳ”, “khó bảo”, “cá biệt”...vô tình đẩy các em co mình lại, lạc lõng, chán nản trong học tập và các hoạt động vui chơi của lớp. Nên khoảng cách đó càng xa dần, đẩy các em lại gần hơn các tật xấu khác và việc giáo dục các em học sinh DTTS càng khó khăn hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhiều nữ sinh DTTS bỏ học lấy chồng, đi Lào, đi Trung quốc đang gây bức xúc cho xã hội bấy lâu nay. Đặc biệt là việc bán bào thai cho Trung quốc của nữ dân tộc Khơ mú đã và đang là điểm nóng tại Kỳ Sơn. 2.3.2.2.5. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông Kỹ năng thuyết trình trước đám đông đó là biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể rõ ràng, rành mạch, tự tin, chủ động, thu hút sự chú ý của người khác. Đây là một kỹ năng rất cần thiết cho học sinh. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, trước lớp học của học sinh ở các nước phát triển rất tốt, rất hiệu quả. Song kỹ năng này lại còn hạn chế đối với học sinh chúng ta nói chung và HSDTTS nói riêng. Bởi các em còn hạn chế về mặt ngôn ngữ, cũng như hạn chế về diễn đạt, trình bày vấn đề. Để tìm hiểu vấn đề này,chúng tôi đã tiếp tục làm việc với 200 em HSDTTS: Bảng 2.9: Thực trạng kỹ năng thuyết trình trước đám đông của học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Kỳ Sơn Câu hỏi 9: Khi phát biểu trước đám đông các em thường: Tiêu chí Tỉ lệ % Tự tin, chủ động, nói rõ ràng, mạch lạc. 16,8 Bối rối, nói lắp 54,2 Không biết nói gì 29,0 Kỹ năng nói trước đám đông vô cùng quan trọng đối với việc học tập của học sinh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện này, điều đó lại càng quan trọng hơn. Song qua bảng khảo sát cho thấy, để các HSDTTS tự tin, chủ động, nói rõ ràng, mạch lạc một vấn đề nào đó chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có khoảng (16,8%). Học sinh có đứng dậy nói nhưng bối rối, nói lắp, nói không nên câu, nên lời, nói lại chiếm (54,2%) và vẫn còn (29,0%) học sinh khi được mời đứng trước lớp, hay trước đám đông 19
nguon tai.lieu . vn