Xem mẫu

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chon đề tài 5 2. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài 5 3. Khả năng, lợi ích thiết thực của đề tài 6 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1 Tìm hiểu một số vấn đề chung về trò chơi trong dạy học 7 môn Địa lí 1.2. Định hướng phát triển năng lực cần hình thành cho học 9 sinh khi vận dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 10 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 12 3.1. Biện pháp thiết kế và vận dụng trò chơi trong dạy học môn 12 Địa lí 3.2. Thiết kế và vận dụng sáng tạo trò chơi trong dạy học Địa lí 11 14 3.2.1. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào kiểm tra bài cũ 14 3.2.1.1. Trò chơi: “Ô số may mắn” hoặc “Đi tìm bông hoa 15 may mắn” hay “Ngôi sao may mắn”, “Lá thăm may mắn” 3.2.1.2. Trò chơi : “Cùng thi trắc nghiệm” 16 3.2.1.3. Trò chơi: “Đoán ý đồng đội” 16 3.2.1.4. Trò chơi: “Hoàn thành vào SĐTD còn thiếu” 18 3.2.1.5. Trò chơi: “Hoàn thành vào lược đồ trống” 20 3.2.2. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào giới thiệu bài mới, giới 21 thiệu chủ đề sẽ học (Khởi động) 3.2.2.1. Trò chơi : “Ô chữ” 21 1
  2. 3.2.2.2. Trò chơi: “Khoanh chữ đoán từ tìm chủ đề” 23 3.2.2.3. Trò chơi: “Lật hình” 25 3.2.2.4. Trò chơi: “Hoa Mặt Trời” 26 3.2.2.5. Trò chơi: “Nhận diện hình ảnh” 28 3.2.3. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào hình thành tri thức mới 29 3.2.3.1. Trò chơi “Thử tài ghi nhớ” 29 3.2.3.2. Trò chơi: “Người liên lạc” 31 3.2.3.3. Trò chơi: “Tập làm hướng dẫn viên du lịch”, “Tập 32 làm phóng viên”,... 3.2.4. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào củng cố, giao về nhà 34 3.2.4.1. Trò chơi: “Hỏi nhanh – đáp gọn” 34 3.2.4.2. Trò chơi: “Chung sức” 35 3.2.5. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào tiết thực hành, tiết ôn tập 37 4.2.5.1. Trò chơi: “Ai vẽ nhanh hơn” 37 4.2.5.2. Trò chơi “Đi tìm bông hoa may mắn” 39 3.3. Thực nghiệm sư phạm 41 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 42 4.1. Đối với giáo viên 42 4.1.1. Định tính 42 4.1.2. Định lượng 42 4.2 Đối với học sinh 43 4.2.1. Định tính 43 4.2.2. Định lượng 43 5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG 44 5.1. Về nhân lực 44 5.2. Về trang thiết bị, kĩ thuật 44 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN 46 2. KHUYẾN NGHỊ 47 2
  3. PHỤ LỤC 50 1. PHỤ LỤC 1: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên (mẫu khảo sát số 1) 2. PHỤ LỤC 2: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của học sinh (mẫu khảo sát số 2) 3. PHỤ LỤC 3: Câu hỏi trò chơi ‘Ô SỐ MAY MẮN’ 4. PHỤ LỤC 4: Câu hỏi trò chơi ‘CÙNG THI TRĂC NGHIỆM’ 5. PHỤ LỤC 5: Câu hỏi trò chơi ‘ HỎI NHANH ĐÁP GỌN’’ 6. PHỤ LỤC 6: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên sau khi triển khai áp dụng sáng kiến trong trường (mẫu khảo sát số 3) 7. PHỤ LỤC 7: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 9. Nhật Bản – Tiết 1. Tự nhiên, dân cư cà tình hình phát triển kinh tế 8. PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC TIẾT DẠY LỚP THỰC NGHIỆM 3
  4. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GV Giáo viên GDCD Giáo dục công dân GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GTVT Giao thông vận tải HS Học sinh KT-XH Kinh tế - xã hội KH-KT Khoa học kĩ thuật NL Năng lực SGK Sách giáo khoa SĐTD Sơ đồ tư duy THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trở thành vấn đề cấp thiết đang được các ngành, các cấp rất quan tâm. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã nêu rõ: nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học. Hiện nay trong thực tế dạy học nói chung, môn Địa lí nói riêng vẫn còn nhiều giáo viên dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về truyền đạt kiến thức “thầy đọc - trò chép” nên chưa phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, sự tích cực và các năng lực cần thiết cho học sinh. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cần thiết. Trong số những phương pháp dạy học tích cực hóa phát huy năng lực người học thì vận dụng trò chơi được xem là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả, nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao tình cảm, niềm vui, tạo quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia ; rèn kỹ năng giao tiếp, vận động nhanh nhẹn, khéo léo, ra quyết định, hợp tác, hoạt động theo nhóm, tự giác ; phát triển năng lực ; tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học. Nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho người học hiện nay nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến: Thiết kế và vận dụng sáng tạo trò chơi trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài + Đã sáng tạo, tự thiết kế và cải tiến một số trò chơi có thể vận dụng linh hoạt hiệu quả trong nhiều tiết học. Từ đó góp phần khai thác, củng số kiến thức, phát huy sự chủ động, tích cực, năng lực người học, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay. + Tất cả các trò chơi đưa ra đều có các bước hướng dẫn thực hiện chi tiết, có minh chứng cụ thể, dễ hiểu, dễ dàng vận dụng vào nhiều bài học khác nhau. + Đưa được hình thức thi trắc nghiệm vào trò chơi phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp thi THPT quốc gia. Kết hợp vận dụng được cả SĐTD, lược đồ, tranh ảnh,… vào trò chơi góp phần phát triển năng lực chuyên biệt của môn học (năng lực sử dụng sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh,…). + Đã thiết kế và vận dụng trò chơi trong phần kiểm tra bài cũ, khai thác kiến thức mới, tiết thực hành, tiết ôn tập mà lâu nay giáo viên thường rất ít sử dụng. 5
  6. + Giáo án thực nghiệm đều được thiết kế và dạy trình chiếu trên PowerPoint. + Đưa ra được những sản phẩm thực tế (sản phẩm đầu ra) thể hiện năng lực của học sinh lớp được thực nghiệm khi được tham gia trò chơi. 3. Khả năng, lợi ích thiết thực của sáng kiến. - Giải pháp đưa ra trong sáng kiến có khả năng ứng dụng thực tiễn, đạt hiệu quả trên phạm vi rộng, dễ thực hiện không chỉ trong môn Địa lí mà có thể vận dụng vào dạy học nhiều môn học khác nhau ở các trường trung học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. - Vận dụng trò chơi trong giờ học một cách hợp lí đã làm thay đổi không khí lớp học, tăng hứng thú, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực và phẩm chất cần thiết,… đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi. - Là tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệp, có thể nhân rộng. 6
  7. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tìm hiểu một số vấn đề chung về trò chơi trong dạy học môn Địa lí * Quan niệm về trò chơi: Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu quả trong giáo dục. Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗi HS được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái, lồng ghép được tri thức, rèn kĩ năng, năng lực người chơi,... * Quan niệm về trò chơi địa lí Trò chơi địa lí trong dạy và học ở trường THPT là trò chơi học tập. Trò chơi địa lí là cách thức tổ chức lớp học thành các đội chơi, có luật chơi và quy tắc tính điểm để phân biệt thắng – thua, nội dung chơi là kiến thức của môn Địa lí. Giáo viên chuyển nội dung kiến thức của bài học thành các ngiệm vụ học tập thông qua trò chơi và cách thức chơi để củng cố hoặc lĩnh hội tri thức. Trò chơi khi được tổ chức trong giờ học trên lớp được coi là một phương pháp dạy học tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay củng cố kiến thức, thể hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. * Đặc trưng và hình thức của trò chơi: - Đặc trưng quan trọng: + Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình Địa lí THPT, có mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lí, vừa phải có tác dụng gây hứng thú, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về bộ môn Địa lí. + Trò chơi địa lí phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông thường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, phương tiện chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh. - Hình thức: + Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú. Tùy vào quy mô, đối tượng HS, chương trình địa lí ở các khối lớp khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất chúng ta có thể tổ chức được những trò chơi phù hợp. + Quy mô nhỏ (số lượng học sinh trong lớp học – 01 lớp, không gian tổ chức là lớp học): chúng ta có thể tổ chức trò chơi mang tính cá nhân, nhóm nhỏ 5- 10 học sinh trong một lượt chơi như: Ai nhanh hơn, tôi là nhà thông thái,... 7
  8. + Quy mô lớn (số lượng học sinh đông): chúng ta có thể tổ chức những trò chơi, hoạt động ngoại khóa có quy mô lớn như: Lễ hội địa lí, Câu lạc bộ địa lí,... Đây là những hình thức tổ chức trong phòng lớn (hội trường) và ngoài trời, thời gian thực hiện khá dài. Do phạm vi của đề tài nên trong sáng kiến này tôi chỉ trình bày áp dụng hình thức trò chơi nhỏ trong không gian lớp học (trong giờ học Địa lí 11 ở trên lớp). * Cơ sở xây dựng trò chơi dạy học trong dạy học môn Địa lí: - Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học - Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tiễn dạy học ở trường tôi đang dạy - Căn cứ vào đặc điểm của học tập của HS ở trường - Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK, bài giảng dạy học môn Địa lí,… * Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi: - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục, khai thác tri thức hoặc củng cố nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú, tạo hứng thú - Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo, có luật chơi rõ ràng,… * Cấu trúc của trò chơi học tập thường gồm: - Tên trò chơi. - Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực. - Đồ dùng thực hiện chơi. - Luật chơi: Người chơi, thời gian tiến hành, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. - Tiến hành chơi. - GV, HS cùng đánh giá, nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự. - Rút ra những tri thức được học tập qua trò chơi. * Ý nghĩa vận dụng trò chơi học tập khi dạy môn Địa lí: - Giúp thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống. - Khai thác tri thức mới, củng cố kiến thức đã học,… - Hình thành kĩ năng địa lí: sử dụng bản đồ, sơ đồ, làm việc theo nhóm, phản ứng nhanh, quyết đoán, rèn trí nhớ, khả năng phán đoán, tư duy đọc lập,... 8
  9. - HS phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính kỉ luật, ý thức tập thể, tình đoàn kết thân ái, tình đồng đội, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm, kỷ luật tập thể, tính trung thực,… - Hình thành và phát triển năng lực chung và chuyên biệt môn học,... 1.2. Định hướng phát triển năng lực cần hình thành cho học sinh khi vận dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí 1.2.1. Khái niệm “năng lực” Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng: - Năng lực được hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. - Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động,... 1.2.2. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần đạt của môn Địa lí NĂNG LỰC NĂNG LỰC CHUNG NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ - NL tư duy lãnh thổ NL tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, - NL học tập tại thực địa hợp tác, sử dụng công nghệ - NL sử dụng bản đồ (Atlat) thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - NL sử dụng số liệu thống kê - NL sử dụng tranh ảnh, video,… Sơ đồ các năng lực định hướng hình thành Tuỳ mỗi trò chơi mà có định hướng hình thành cho HS năng lực phù hợp. 1.2.3. Dạy học theo định hướng năng lực Chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình giáo dục định hướng nội dung, định hướng đầu vào. Chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau. 9
  10. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là một định hướng quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Để đạt được mục tiêu đó thì việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học là điều rất cần thiết. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trước khi thực hiện viết sáng kiến, tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng dạy học nói chung và vận dụng trò chơi vào trong dạy học Địa lí nói riêng: * Phương pháp khảo sát: - Dự giờ đồng nghiệp, quan sát giờ dạy thực tế, trao đổi với GV và HS - Điều tra, khảo sát * Đối tượng khảo sát: - Giáo viên trong trường: 14 giáo viên thuộc môn Văn, Sử, Địa, GDCD - Học sinh lớp 11 C1, 11C6 trường THPT tôi đang dạy (78 học sinh) * Thời gian khảo sát: Thực hiện trong năm học 2019-2020, 2020-2021 * Kết quả khảo sát: - Giáo viên: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên (Mẫu khảo sát số 1- Phụ lục 1) Qua kết quả khảo sát cũng như dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy: + Trong 14 GV tham gia khảo sát thì đa số giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống (7 GV) làm cho tiết học rất trầm, căng thẳng, học sinh ít làm việc nên chưa tạo sự hứng thú, chưa phát huy hết năng lực vốn có của người học. + Nhiều giáo viên (5 GV) chưa sử dụng trò chơi trong dạy học. Nếu sử dụng trò chơi trong dạy học lại tỏ ra lúng túng, sợ rằng “cháy giáo án”, việc sử dụng chỉ mang tính hình thức chưa tạo hứng thú, chưa thực sự rèn kĩ năng và phát triển năng lực HS. Một số GV còn chưa còn chưa biết cách tổ chức trò chơi, chưa đánh giá đúng về vai trò của trò chơi học tập. + Hình thức dạy học còn đơn điệu, chưa đa dạng. Các hoạt động giao tiếp, hợp tác giữa học sinh với học sinh còn rất ít. Năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ,... chưa được phát huy. Hình thức kiểm tra chưa đa dạng, chủ yếu là kiểm tra miệng, kiểm tra trên giấy. Theo tôi, nguyên nhân của tình trạng trên có thể xác định được là: Một là: Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới PPDH trong quá trình giảng dạy. Thực tế trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép” và “chiếu-chép” dẫn đến 10
  11. sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”, “độc diễn” trên bục giảng, ngại tìm tòi đổi mới. Hai là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở các nhà trường thiếu, nhất là phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính,… - Học sinh: Bảng 2: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến học sinh (Mẫu khảo sát số 2- Phụ lục 2) Kết quả trên cho thấy tinh thần của đa số học sinh trong giờ học là không hứng thú, chưa tích cực dẫn đến việc trong giờ học hay buồn ngủ ; việc tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng chưa hiệu quả ; hạn chế phát triển năng lực. Các năng lực như năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, sử dụng bản đồ,.. còn ở mức trung bình là chủ yếu, vẫn còn có nhiều học sinh ở mức yếu. 100% học sinh rất thích được học tập, lĩnh hội tri thức thông qua trò chơi học tập. Các em rất mong muốn thầy cô tích cực đổi mới phương pháp, sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp sử dụng trò chơi. Các em mong được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, được tích cực học tập, sáng tạo, được hợp tác với bạn bè, rèn kĩ năng, phát triển năng lực thông qua trò chơi. Mức độ Kết quả Tốt Khá Trung Yếu Nội dung đánh giá bình SL % SL % SL % SL % NL giao tiếp, sử dụng ngôn 5 6 22 28 38 49 13 17 ngữ NL hợp tác, giải quyết vấn đề 7 9 20 26 37 47 14 18 NL sử dụng bản đồ, tranh ảnh, sơ 9 11 21 27 34 44 14 18 đồ, tư duy lãnh thổ. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy một số nguyên nhân sau: + Do kiến thức quá nhiều, dẫn đến các em mệt mỏi, giảm hứng thú. + Học sinh thì luôn có tâm niệm đây là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa chọn ôn thi, chọn trường, chọn nghề nên không tích cực học tập,... + Phụ huynh thường hướng con em học các môn khoa học tự nhiên. + Do phương pháp dạy của một số thầy cô giáo chưa thu hút được học trò. 11
  12. Trước tình hình đó, thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Địa lí thì việc đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt, rất cần thiết. Để GV có thể tổ chức hợp lí nhiều trò chơi dạy học trong dạy học môn Địa lí vào bài mới, kiểm tra bài cũ, củng cố ôn tập ... thì việc nghiên cứu, bổ sung thêm những trò chơi dạy học trong dạy học môn Địa lí nhằm kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, phát triển năng lực cho học sinh là hết sức cần thiết. Do đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, thiết kế và tổ chức vận dụng trò chơi trong giờ học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Biện pháp thiết kế và vận dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí * Biện pháp 1. Tìm hiểu khái quát về trò chơi: Muốn thiết kế và vận dụng được trò chơi vào trong dạy học thì việc đầu tiên là giáo viên nên tìm hiểu khái quát về trò chơi (khái niệm, chức năng, vai trò, phân loại, cấu trúc, nguyên tắc sử dụng, các bước thực hiện,...). Việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp giáo viên vận dụng trò chơi trong dạy học đúng và dễ dàng hơn. * Biện pháp 2. Chọn, thiết kế và vận dụng loại trò chơi dạy học phù hợp: - GV cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung chương trình môn học, bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất lớp học, trường học,... - Thiết kế, chọn và vận dụng trò chơi phải phù hợp với mục tiêu bài, nội dung, thời lượng và đối tượng HS. - Thiết kế, chọn và vận dụng trò chơi phù hợp với kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần hình thành cho HS. - Vận dụng trò chơi đưa cần đa dạng, phong phú, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng HS trong lớp. Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về phẩm chất cũng như kĩ năng học tập,... - Thiết kế, chọn và vận dụng trò chơi phù hợp với cơ sở vật chất của lớp, của trường,... * Biện pháp 3. Chuẩn bị tốt cho trò chơi đã lựa chọn: - Bước 1. Xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi. - Bước 2. Lựa chọn trò chơi (Trò chơi ô chữ, hái hoa dân chủ,…). + Xác định được phạm vi áp dụng của trò chơi. + Xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì ? (Cung cấp kiến thức nào? Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất và năng lực gì?) 12
  13. + Lựa chọn nội dung chơi cho vừa sức và trình độ người chơi, cần truyền tải những nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực có định hướng. - Bước 3. Thiết kế nội dung của từng trò chơi: Thiết kế nội dung chơi cần bám sát mục tiêu bài học, đặc điểm học sinh. - Bước 4. Thiết kế luật chơi, cách tổ chức: + Đối tượng và số lượng: Chỉ rõ số người tham gia chơi, giám khảo, thư kí,... + Thời gian: Cần phải tính toán thời gian chơi cho phù hợp. Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút. + Luật chơi: GV cần nghiên cứu kỹ luật chơi. Luật chơi đưa ra cần đơn giản, dễ hiểu. + Vật dụng chơi: Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh về trò chơi. Cần chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể) để trò chơi thêm hấp dẫn,... - Bước 5. Thiết kế giáo án hoàn chỉnh, chi tiết. * Biện pháp 4. Nắm được quy trình (các bước) tổ chức thực hiện trò chơi trên lớp: Cách thức thực hiện trò chơi thường gồm 04 bước chủ yếu: - Bước 1. Giới thiệu tên trò chơi và nêu mục tiêu: + Đặt tên các trò chơi sao cho hấp dẫn, tạo hứng thú ; giới thiệu xúc tích. + Nội dung trò chơi phù hợp mục tiêu của bài. - Bước 2. Lựa chọn đội chơi, phổ biến luật chơi: + GV chọn đội chơi (nhóm, cá nhân, cả lớp), quy định thời gian chơi. + Phổ biến luật chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, hấp dẫn người chơi. + Chơi thử (nếu cần thiết). - Bước 3. Tổ chức trò chơi: + Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi. + Học sinh thực hiện trò chơi trước lớp. - Bước 4. Tổng kết (Đánh giá) trò chơi: + Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi và công bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có). Thưởng cho người (đội) thắng hoặc phạt nhẹ nhàng (dí dỏm, tế nhị), không chế giễu gây xấu hổ cho người thua cuộc và cũng không quá đề cao nhóm thắng cuộc. + Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách: - Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời tuyên dương. 13
  14. - Ghi điểm các thành viên trong nhóm. - Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt. - Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng,... + Phạt đội thấp điểm hơn bằng hình thức đơn giản: hát một bài, kể chuyện vui, múa, nhảy lò cò,... hoặc tràng pháo tay cùng lời động viên lần sau chơi cố gắng hơn. * Biện pháp 5. Biết phối hợp sử dụng trò chơi với các phương pháp dạy học khác, kết hợp với phương tiện dạy học: + Có rất nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Vì vậy tuy nội dung từng bài, giáo viên cần phối hợp vận dụng trò chơi với các phương pháp cho phù hợp nhất nhằm phát huy hiệu quả dạy và học tốt nhất. + Phương tiện dạy học thông thường như: bảng phấn, SGK, tài liệu học tập,... Phương tiện kỹ thuật như: phương tiện nghe, nhìn, các dụng cụ, thiết bị đa chức năng (máy tính điện tử, các phần mềm dạy học trên máy vi tính,...). - Vận dụng trò chơi kết hợp máy vi tính. Tuy nhiên không phải loại trò chơi nào giáo viên cũng có thể sử dụng nó mà phải căn cứ vào mục đích, nội dung, hình thức, thời gian, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường. - Vận dụng trò chơi kết hợp với sử dụng máy chiếu Overhead. Giáo viên cần phải biết sử dụng loại phương tiện này,… - Vận dụng trò chơi với trình chiếu Powerpoint. Giáo viên phải trình chiếu trò chơi lên màn hình để tất cả học sinh có thể quan sát được,... 3.2. Thiết kế và vận dụng sáng tạo trò chơi trong dạy học Địa lí 11 - Thiết kế và vận dụng trò chơi vào kiểm tra bài cũ. - Thiết kế và vận dụng trò chơi vào giới thiệu bài mới, giới thiệu chủ đề sẽ học (phần khởi động). - Thiết kế và vận dụng trò chơi vào hình thành tri thức mới. - Thiết kế và vận dụng trò chơi vào củng cố bài, giao bài tập về nhà. - Thiết kế và vận dụng trò chơi vào tiết thực hành, tiết ôn tập. 3.2.1. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào kiểm tra bài cũ Thông thường khi kiểm tra bài cũ, GV đặt câu hỏi sau đó yêu cầu HS lên bảng đứng trả lời. Hình thức kiểm tra bài cũ thường xuyên như vậy sẽ gây nhàm chán, tạo không khí lớp căng thẳng, kiểm tra rất ít câu hỏi. Do đó, để hình thức kiểm tra bài cũ phong phú hơn, tạo hứng thú hơn trong tiết học, tôi đã nghiên cứu, thiết kế và xin đề xuất vận dụng một số trò chơi vận dụng vào trong phần kiểm tra bài cũ theo hướng phát triển năng lực như sau: 14
  15. 3.2.1.1. Trò chơi: “Ô số may mắn” hoặc “Đi tìm bông hoa may mắn” hay “Ngôi sao may mắn”, “Lá thăm may mắn” Học sinh hái hoa, bốc thăm, hay chọn vào bông hoa may mắn (ô số may mắn,...) thì không phải trả lời câu hỏi vẫn được điểm hoặc dành được phần quà. Ví dụ, Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm thiết kế trò chơi “Ô số may mắn” trên Powerpoint. Học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà. *Cách tổ chức: - Bước 1. Giới thiệu trò chơi, nêu mục tiêu: + Tổ chức trò chơi “Ô số may mắn” để kiểm tra bài cũ đã học. + Rèn ghi nhớ tập trung, phát triển năng lực tư duy độc lập cho học sinh. - Bước 2. Chọn hình thức chơi, phổ biến luật chơi: + Giáo viên gọi ngẫu nhiên 6 học sinh và chia làm 2 đội, đặt tên cho từng đội : Đội 1 : Khoa học Đội 2 : Công nghệ + Thời gian chơi : 5 phút ; cử 2 thư kí để thống kê điểm cho các đội chơi. + Cách chơi: Mỗi đội có 4 lượt lựa chọn. Cử đại diện chọn ô số rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi. Suy nghĩ 5 giây và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, nếu đáp đúng được 10 điểm. Đồng đội có thể bổ sung một lần cho đội mình nhưng bị trừ 5 điểm. Nếu trả lời sai các đội còn lại, đội nào xung phong trước sẽ dành quyền trả lời, trả lời đúng được 5 điểm. Đội nào tìm được ô số may mắn không phải trả lời câu hỏi và được cộng thêm 10 điểm. Đội nào dành chiến thắng sẽ được thưởng điểm và ghi vào điểm miệng. Đội thua hát một bài tặng cả lớp. - Bước 3. Học sinh tham gia chơi: Ô SỐ MAY MẮN 1 2 3 4 5 6 7 8 Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây ? ( PHỤ LỤC 3 ) 15
  16. - Bước 4. Thư kí thống kê điểm cho các đội chơi và công bố kết quả. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, ghi điểm miệng. Với trò chơi này, giáo viên có thể vận dụng kiểm tra bài cũ ở tất cả các bài của bộ môn Địa lí. 3.2.1.2. Trò chơi : “Cùng thi trắc nghiệm” Kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi trắc nghiệm là hình thức phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp cới kì thi THPT quốc gia hiện nay. Khi kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức trò chơi sẽ kiểm tra được phạm vi kiến thức rộng, nhiều câu hỏi và tạo hứng thú cho HS. Với câu hỏi trắc nghiệm có thể xây dựng trò chơi “Ai là triệu phú” sẽ tăng sự hấp dẫn hơn. Ví dụ 1, Bài 7. Liên minh châu Âu – Tiết 1. EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới *Chuẩn bị: - Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án. - Học sinh: chuẩn bị bảng, phấn ; học và chuẩn bị bài ở nhà. *Cách tổ chức: - Bước 1. Giới thiệu trò chơi, nêu mục tiêu: Tổ chức trò chơi “Cùng thi trắc nghiệm” để kiểm tra kiến thức đã học, rèn trí nhớ, phát triển tư duy độc lập cho HS. - Bước 2. Chọn hình thức chơi, phổ biến luật chơi: + Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 học sinh hoặc gọi xung phong, cử thư kí ghi điểm. + Thời gian: khoảng 4-5 phút. + Luật chơi: 4 học sinh đứng cách nhau 1m, suy nghĩ độc lập cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm, có 5 giây suy nghĩ và đưa ra đáp án. Bốn học sinh trả lời bằng cách dùng phấn viết vào bảng đáp án lựa chọn. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Hai HS trả lời xuất sắc nhất sẽ được lấy vào điểm miệng. Hai học sinh điểm thấp hơn sẽ nhảy lò cò về chỗ. - Bước 3. Học sinh tham gia chơi: + Chọn một HS học khá, nói to rõ ràng để đọc các câu hỏi trắc nghiệm và đưa ra đáp án đúng do GV đã chuẩn bị sẵn. + 4 HS trả lời nhanh 10 câu hỏi trắc nghiệm sau: Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất ? ( Gói câu hỏi trắc nghiệm- PHỤ LỤC 4) - Bước 4. Thư kí công bố kết quả. Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương khích lệ học sinh tham gia chơi và ghi điểm miệng. 3.2.1.3. Trò chơi: “Đoán ý đồng đội” Ví dụ, Bài 11 - Tiết 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 16
  17. * Chuẩn bị: GV chuẩn bị những thông tin cần thiết cho trò chơi là những kiến thức cơ bản của cả bài mà học sinh đã được học, cần ghi nhớ. HS học và chuẩn bị bài. *Cách tổ chức: - Bước 1. Giáo viên giới thiệu trò chơi và nêu mục tiêu: Tổ chức trò chơi “Đoán ý đồng đội” để kiểm tra bài cũ ; luyện khả năng tưởng tượng, sự nhanh trí, phát triển năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác. - Bước 2. Chọn người chơi, phổ biến luật chơi: + Chọn 2 học sinh để tham gia cuộc chơi và giáo viên cho 10 thông tin liên quan đến bài học, một học sinh đứng quay về phía bảng thông tin, 1 học sinh đứng quay xuống phía dưới. Thông qua gợi ý của bạn mà học sinh phải đoán đúng từ thông tin yêu cầu. + Trong một phút trả lời đúng từ 6 thông tin thì được 8 điểm, 7 thông tin thì được 9 điểm, từ 8 thông tin trở lên thì được 10 điểm. Người gợi ý được nói lái, không nói Tiếng anh, không lặp từ trùng với từ đáp án... + Yêu cầu đối với người chơi: Học sinh phải suy nghĩ thật nhanh câu hỏi và câu trả lời chính xác, lưu loát, không trả lời được phải chuyển sang câu khác. - Bước 3. Học sinh tham gia chơi: + HS trả lời thông tin theo gợi ý của bạn. + GV cho HS 30 giây chuẩn bị, phát tín hiệu HS trả lời 10 thông tin sau: + HS gợi ý để cho bạn trả lời được 10 thông tin trên (thời gian 1 phút). 1. Đây là tên viết tắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ? 2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập vào thời gian nào ? 3. Việt Nam gia nhập ASEAN từ bao giờ ? 4. Đây là dòng chảy lớn, chảy qua 5 quốc gia khu vực Đông Nam Á ? 5. Đây được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội? 6. Đây là mục tiêu mà ASEAN nhấn mạnh đến ? 7. Campuchia gia nhập ASEAN vào thời gian nào? 8. Đây là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang những nước đông dân trong khu vực ? Hoặc đây là sản phẩm lương thực chính của nhiều quốc gia trong khối ASEAN ? 9. Đây là thời cơ cho nước ta khi gia nhập ASEAN (gồm 5 từ) ? 10. Khó khăn, thách thức của Việt Nam khi tham gia khối ASEAN ? (Gồm 2 từ, bắt đầu bằng chữ C) 17
  18. - Bước 4. Tổng kết, đánh giá sau khi thực hiện trò chơi. Giáo viên biểu dương học sinh mạnh dạn tham gia trò chơi và ghi điểm vào kiểm tra miệng. 3.2.1.4. Trò chơi: “Hoàn thành vào SĐTD còn thiếu” Ví dụ1, Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu * Chuẩn bị: Giáo viên có thể vẽ SĐTD còn thiếu thông tin trên máy chiếu dưới dạng PowerPoint hoặc vẽ vào hai bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ở nhà, in ra nửa tờ Ao. HS học và chuẩn bị bài ở nhà. Hình : SĐTD - Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Thiếu thông tin) 18
  19.  Cách tổ chức: - Bước 1. Lựa chọn trò chơi, nêu mục tiêu: GV tổ chức trò chơi “Hoàn thành sơ đồ tư duy còn thiếu” để kiểm tra bài cũ; rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ ; phát triển các năng lực hợp tác, sử dụng sơ đồ. - Bước 2: Giáo viên chia đội chơi và phổ biến luật chơi: + GV gọi ngẫu nhiên 8 học sinh trong sổ điểm và chia thành hai đội: Đội 1- Dân số, Đội 2 - Môi trường. GV cử thư kí. Thời gian chơi 3 phút. (Nếu chơi cá nhân thì GV nên gọi 2 HS cùng lên bảng ghi đáp án, cùng thi đua với nhau) + Chiếu SĐTD còn thiếu nội dung lên máy chiếu cùng với câu hỏi : Hãy hoàn thành SĐTD còn thiếu với từ khoá “Vấn đề mang tính toàn cầu”? + Mỗi đáp án đúng được 1 điểm. Đội nào hoàn thành xong trước được cộng thêm 1 điểm. Đội nào điểm cao hơn được ghi vào điểm miệng. - Bước 3. Tiến hành chơi. - Bước 4: GV đưa ra thông tin phản hồi. Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, thư kí công bố điểm, tổng kết trò chơi. Hình : SĐTD - Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Đủ thông tin) Ví dụ 2, Bà11. Khu vực Đông Nam Á – Tiết 2. Kinh tế * Chuẩn bị: GV phô tô SĐTD còn thiếu thông tin vào 2 nửa tờ giấy Ao và các bức tranh để dán vào sơ đồ. HS học và chuẩn bị bài ở nhà. 19
  20. 3.2.1.5. Trò chơi:“Hoàn thành vào lược đồ trống” * Ví dụ, Bài 11 – Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Địa lí 11)  Chuẩn bị: Sử dụng lược đồ trống: Lược đồ các nước thành viên khối ASEAN, đánh số từ 1 đến 10, phô tô làm 2 bản khổ A3, dán lên bảng hoặc trình chiếu trên PowerPoint ; đoạn nhạc có thời gian khoảng 02 phút.  Cách tổ chức: - Bước 1. Giáo viên giới thiệu trò chơi và nêu mục tiêu: Tổ chức trò chơi: Hoàn thành lược đồ trống để kiểm tra bài cũ, rèn trí nhớ, phát triển năng lực sử dụng bản đồ, hợp tác,… - Bước 2. Giáo viên lựa chọn đội chơi và phổ biến luật chơi: + Cách 1 (chơi cá nhân): Gọi 2 HS cùng lên bảng xác định (viết) tên các nước trong khối ASEAN tương ứng với số thứ tự trên bản đồ. Nếu trình chiếu PowerPoint thì hai học sinh cùng viết tên các nước theo thứ tự trên bảng. Mỗi vị trí đúng là được 1 điểm. Sau 2 phút, GV ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Học sinh nào xong trước được cộng thêm một điểm. Ai thực hiện đúng, sớm hơn là người thắng cuộc sẽ được ghi vào điểm miệng. + Cách 2(chơi đồng đội):  Bốc thăm chọn ra 2 đội chơi (mỗi đội 4 học sinh). Mỗi đội xếp hàng trên bảng (kiểu cánh gà).  GV treo 2 lược đồ trống lên bảng. 20
nguon tai.lieu . vn