Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING ACTIVITY RUBRIC (LAR) VÀO THIẾT KẾ, ĐÁNH GIÁ, CẢI TIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. MÔN NGỮ VĂN Năm học: 2020 - 2021
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING ACTIVITY RUBRIC (LAR) VÀO THIẾT KẾ, ĐÁNH GIÁ, CẢI TIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. Nhóm tác giả: Hoàng Thị Sâm Nguyễn Thị Lan Hương Tổ: Văn – Ngoại ngữ Lĩnh vực: Ngữ Văn Số điện thoại: 0969049125 - 0915488577 Năm học: 2020 - 2021
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 4. Kế hoạch nghiên cứu ...................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài ..................................................... 3 7. Đóng góp mới của đề tài. ............................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG........................................................................................ 4 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ........................................................ 4 I. Cơ sở lý luận................................................................................................... 4 1. Hoạt động học tập (HĐHT) ............................................................................ 4 1.1. Khái niệm HĐHT ........................................................................................ 4 1.2. Vai trò của hoạt động học tập ...................................................................... 4 1.3. Các dạng hoạt động học tập ......................................................................... 4 1.4. Thiết kế hoạt động học ................................................................................ 5 1.5. Vai trò thiết kế hoạt động học tập ................................................................ 5 2. Giới thiệu bộ công cụ LAR ............................................................................ 5 3. Sử dụng LAR để đánh giá, thiết kế và cải tiến HĐHT .................................... 7 3.1. Thang đánh giá các phương diện của HĐHT ............................................... 7 3.1.1. Về phương diện xây dựng kiên thức ......................................................... 7 3.1.2. Về phương diện hợp tác ........................................................................... 7 3.1.3. Về phương diện sử dụng CNTT ............................................................... 8 3.1.4. Về phương diện tự điều chỉnh .................................................................. 8 3.1.5. Về phương diện giải quyết vấn đề thực tế ................................................. 8 3.2. Sử dụng LAR để đánh giá HĐHT................................................................ 9 3.3. Sử dụng bộ công cụ LAR để thiết kế HĐHT ............................................. 10 3.3.1. Nguyên tắc sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập..................................................................................................... 10 3.3.2. Quy trình sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập. ............................................................................................................ 10 3.4. Sử dụng LAR để cải tiến HĐHT ............................................................... 12
  4. Chương 2: SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARING ACTIVITY RUBRIC (LAR) VÀO THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. ................................................................................ 21 1. Sử dụng LAR thiết kế hoạt động (HĐ) khởi động. ....................................... 21 2. Sử dụng LAR thiết kế HĐ Hình thành kiến thức. ......................................... 22 2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ báo chí. ........................ 22 2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về bản tin ........................................................... 24 2.3. Hướng dẫn HS tìm hiểu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ....................... 26 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 34 1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm sư phạm ............................ 34 1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 34 1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm ........................................................................ 34 2. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 34 2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 34 2.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 34 2.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm ................................................................... 36 PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................... 37 1. Một số kết luận trong quá trình triển khai áp dụng SKKN ............................ 37 2. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................. 37 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 39 Phiếu học tập.................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa HĐHT Hoạt động học tập NL Năng lực KN Kĩ năng LAR Learning Activity Rubric
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong xu hướng đổi mới chung của giáo dục, nhiều giáo viên đã nỗ lực thay đổi phương pháp dạy học của mình theo hướng sử dụng đa dạng các hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hướng tới phát triển toàn diện những phẩm chất, năng lực cho học sinh trong thời kì mới. Nhưng trong quá trình thiết kế giáo án và tổ chức học tập cho HS, không ít giáo viên còn lúng túng và băn khoăn không biết phương pháp, kĩ thuật mình sử dụng đã thực sự phát huy được năng lực, phẩm chất nào của HS và mức độ định lượng của nó ra sao. Điều đó làm cho giáo viên mất phương hướng, thiếu tự tin dẫn đến thiếu quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đổi mới của mình. Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn, vốn có tính đặc thù riêng. Giáo viên rất ngại đổi mới, Họ sợ rằng, khi sử dụng những kỉ thuật dạy học như mảnh ghép, khăn trải bàn, kỉ thuật ổ bi... sẽ làm cho giờ văn mất đi chất văn chương, mất đi những cảm xúc thẩm mĩ mà chỉ có thuyết giảng và bình luận mới có thể diễn tả hết cái hay của nó. Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) thực chất là đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập (HĐHT) nhằm tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học tập với phương châm: “Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động“, từ đó hình thành ở người học các năng lực đáp ứng thời đại mới như hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, độc lập, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin....Và môn văn cũng không ngoại lệ. Vì vậy, GV bộ môn Ngữ Văn nói riêng và GV các môn học khác nói chung không thể cứ mãi sử dụng phương pháp diễn giải và vấn đáp, nặng về thuyết trình các kiến thức sách giáo khoa mà cần phải thay đổi căn bản từ cách truyền thụ kiến thức sang tổ chức HĐHT nhằm phát huy tính độc lập, tích cực, sáng tạo của HS. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học việc đánh giá còn nhiều hạn chế. Đa số là đánh giá giờ dạy theo công cụ truyền thống của Bộ GD – ĐT. Việc đánh giá giảng dạy chủ yếu là dự giờ quan sát thông qua các phiếu quan sát lớp học. Các tiêu chí đánh giá giảng dạy hiện nay chưa tách rời việc đánh giá phần thiết kế giảng dạy và thực thi giảng dạy. Mặt khác, việc đánh giá bài soạn theo tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá giờ dạy do Bộ GD – ĐT Việt Nam ban hành đã không còn phù hợp và không thể đánh giá được HĐHT. Trong khi đó, việc đánh giá các HĐHT có hiệu quả hay không là việc làm rất quan trọng, nó giúp GV có những thông tin phản hồi để tự điều chỉnh việc giảng dạy đồng thời có vai trò định hướng tổ chức các HĐHT tốt hơn, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển hiện tại của HS. Bộ công cụ Learning Activity Rubric(LAR) là bộ công cụ cho phép đánh giá các HĐHT được xây dựng và phát triển từ các nghiên cứu về Dạy và Học sáng tạo (Innovative teaching and learning - ITL Research) của tập đoàn 1
  7. Microsoft. LAR xem xét các phương diện khác nhau của một HĐHT, đó là xây dựng kiến thức, hợp tác, ứng dụng CNTT, tự điều chỉnh và giải quyết vấn đề. LAR không chỉ giúp cho GV có thể tự đánh giá các HĐHT của mình, hiểu được các HĐHT đang rèn luyện cho HS những năng lực cần có ở mức độ nào mà còn cung cấp những định hướng quan trọng để thúc đẩy GV suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo thêm những cách thức tổ chức khác nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, đem đến cho HS nhiều cơ hội hơn trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng liên môn – một yêu cầu quan trọng trong giáo dục thế kỉ mới. Đó cũng chính là lí do chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric(LAR) để thiết kế, đánh giá và cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí theo hướng phát triển năng lực học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng bộ công cụ LAR để đánh giá, thiết kế và cải tiến cách thức tổ chức HĐHT trong chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí theo hướng đổi mới để phát triển năng lực, phẩm chất của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ Văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bộ cộng cụ LAR và quy trình sử dụng LAR để đánh giá, thiết kế, cải tiến HĐHT. Quy trình dạy học chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT. 4. Kế hoạch nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu cụ thể như sau: Nghiên cứu lí luận về bộ công cụ LAR, cách thức sử dụng bộ công cụ LAR để thiết kế, đánh giá và cải tiến HĐHT. Nghiên cứu nội dung của chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí trong chương trình Ngữ Văn 11 để lựa chọn mã điểm phù hợp trong thiết kế HĐHT nhằm phát triển tốt nhất năng lực HS. Thử nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện. Kiểm tra đối chứng năng lực của học sinh trước và sau khi thiết kế và cải tiến các HĐHT theo chuẩn đánh giá của bộ cộng cụ LAR . Đánh giá hiệu quả của đề tài về khả năng lĩnh hội kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học 2
  8. Ngữ Văn nói riêng. Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của bộ công cụ LAR. Phương pháp thực nghiệm và thống kê. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương án đã đề xuất. 6. Thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài Đề tài được bắt đầu thử nghiêm và tiến hành từ năm 2019 sau khi tìm hiểu về định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Báo cáo kết quả tháng 2 năm 2021. 7. Đóng góp mới của đề tài. Xác định được bản chất của khái niệm HĐHT, các tiêu chí đánh giá một HĐHT hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất cho HS, hướng tiếp cận cũng như nhiệm vụ cần tiến hành để tổ chức một HĐHT. Xác định được quy trình đánh giá, cải tiến HĐHT và xác định được các mức độ cải tiến phù hợp với trình độ của HS và bối cảnh học tập cụ thể. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của mỗi văn bản trong chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí xác định được nội dung phù hợp để thiết kế các HĐHT theo 5 phương diện của bộ công cụ LAR nhằm phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của HS. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn I. Cơ sở lý luận 1. Hoạt động học tập (HĐHT) 1.1. Khái niệm HĐHT Hoạt động học tập (HĐHT) là các nhiệm vụ mà học sinh (HS) phải thực hiện trong quá trình học tập một nội dung nào đó. Các HĐHT thường được giáo viên (GV) chỉ định, hoặc cũng có thể do HS tự tổ chức. HĐHT có thể được tiến hành trên lớp, hoặc dưới dạng bài tập về nhà, hoặc như một phần của một dự án học tập. Trong dạy học, việc đánh giá một HĐHT có hiệu quả hay không là một việc làm rất quan trọng vì nó không chỉ cung cấp thông tin phản hồi cho GV để có thể tự điều chỉnh việc giảng dạy của mình sao cho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển hiện tại của HS, mà còn có vai trò định hướng cho GV nhằm tổ chức các HĐHT tốt hơn, giúp tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học tập. 1.2. Vai trò của hoạt động học tập HĐHT không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. HĐHT muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri -thức về chính bản thân hoạt động học. HĐHT là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS nên giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý người học trong lứa tuổi này. Trong dạy học hiện đại, HS được coi là chủ thể của quá trình nhận thức thì HĐHTvừa là động lực, vừa là kết quả của quá trình dạy học. Sự đa dạng trong tổ chức hoạt động dạy học cho phép phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau của HS. 1.3. Các dạng hoạt động học tập Trong tổ chức HĐHT có 3 dạng hoạt động là : - Hoạt động lĩnh hội : Yêu cầu HS nhìn – nghe – quan sát, gồm : HS nghiên cứu các tài liệu trong SGK, quan sát tranh - ảnh – phim, quan sát và nghe kể chuyện – bài trình chiếu, tham quan,… Dạng hoạt động lĩnh hội tương ứng PPDH của GV trong nhóm dùng lời, nhóm phương pháp trực quan. - Hoạt động thực hành : yêu cầu HS luyện tập, tìm tòi và khám phá, bao gồm : thực hành (quan sát, làm thí nghiệm, giải bài tập), khám phá trải nghiệm, chơi mô phỏng trong môi trường an toàn. Dạng hoạt động thực hành tương ứng các PPDH của GV trong nhóm phương pháp thực hành. - Hoạt động kết nối : Yêu cầu học sinh kết nối kiến thức đã học vào thực 4
  10. tế cuộc sống, gồm : xử lí tình huống thực tế, tự nghiên cứu, giải quyết các bài tập tình huống. Dạng hoạt động kết nối tương ứng phương pháp thực hành – nghiên cứu. 1.4. Thiết kế hoạt động học Thiết kế HĐHT là chỉ ra những công việc để tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, về bản chất là “ý đồ tổ chức dạy học” của GV, được thể hiện thông qua việc thiết kế, bố trí, sắp xếp các hoạt động hợp lí phù hợp với nội dung và điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường. 1.5. Vai trò thiết kế hoạt động học tập Việc thiết kế HĐHT thể hiện ý đồ tổ chức dạy học của GV, nó giống như một bản đồ dẫn đường cho thầy và trò đi đúng hướng trong một tiết học. Các HĐHT được thiết kế nhằm đảm bảo trật tự khoa học thông tin, điều chỉnh khung thời gian, nội dung trọng tâm bài học, giúp GV và HS chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện hỗ trợ việc dạy và học sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất. Muốn có được một tiết học hiệu quả, GV cần phải thiết kế kịch bản chi tiết và hấp dẫn cho từng HĐHT bằng cách xác định rõ công việc GV – HS cần chuẩn bị cho hoạt động, trình tự hoạt động của GV – HS trong hoạt động, công cụ đánh giá hoạt động của GV – HS. 2. Giới thiệu bộ công cụ LAR Bộ công cụ LAR (Learning Activity Rubric) được xây dựng và phát triển từ các nghiên cứu về Dạy và Học sáng tạo (ITL Research), được tài trợ bởi chương trình Đối tác học tập (Partner in Learning) của tập đoàn Microsoft kết hợp với các tài liệu từ đề án Teacher assignment/Student work thuộc quỹ Bill & Melinda Gates nhằm cung cấp cho GV các chỉ dẫn để đánh giá một HĐHT tích cực. LAR xem xét các phương diện khác nhau của một HĐHT, đó là: (1) Xây dựng kiến thức, (2) Hợp tác, (3) Ứng dụng CNTT, (4) Tự điều chỉnh và (5) Giải quyết vấn đề thực tế. Ở mỗi phương diện đều có thang đánh giá với các mã điểm lần lượt từ 1 đến 4. Bộ công cụ LAR không những cho phép GV đánh giá được giáo án đã thiết kế mà còn trên cơ sở những định hướng đó để điều chỉnh, cải tiến các hoạt động học tập sao cho tối đa hóa điểm của cả 5 phương diện để tổ chức các HĐHT tốt hơn, giúp tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học tập và nâng cao hiệu quả dạy học. (1) Xây dựng kiến thức - trả lời cho câu hỏi: HĐHT kích thích HS xây dựng kiến thức ở mức độ nào, và đó có phải là kiến thức liên môn không? Quá trình xây dựng kiến thức diễn ra khi HS gắn kết thông tin mới với kiến thức có sẵn của họ để sản sinh ra các ý tưởng và hiểu biết còn mới lạ đối với họ bằng cách sử dụng ít nhất một trong các thao tác tư duy như giải thích, phân tích, tổng 5
  11. hợp, hoặc thẩm định/đánh giá... Nếu HS chỉ đơn thuần được yêu cầu mô phỏng lại thông tin mà họ đã đọc hoặc nghe từ các bài giảng, sách giáo khoa (SGK), hay thông qua việc tiếp xúc với mạng internet hoặc truyền thông thì đó không được coi là xây dựng kiến thức. (2) Hợp tác - trả lời cho câu hỏi: HĐHT yêu cầu HS phải hợp tác với người khác ở mức độ nào? Phương diện này xem xét liệu HS có làm việc với những người khác trong HĐHT hay không và chất lượng của sự hợp tác đó như thế nào? (chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhau hay cần phải chia sẻ trách nhiệm với nhau khi thực hiện công việc, hay phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm...). (3) Sử dụng CNTT - trả lời cho câu hỏi: Việc sử dụng CNTT có hỗ trợ HS xây dựng kiến thức không? Liệu HS có thể đạt được những kiến thức tương tự mà không cần sử dụng CNTT? Phương diện này tập trung vào việc HS sử dụng CNTT để hỗ trợ cho hoạt động xây dựng kiến thức của mình chứ không xem xét việc GV sử dụng CNTT như thế nào trong bài giảng đó. Mức độ sử dụng CNTT trong HĐHT của HS có thể được sắp xếp từ thấp đến cao gồm: không có cơ hội sử dụng CNTT; sử dụng CNTT để mô phỏng lại kiến thức; sử dụng CNTT để hỗ trợ xây dựng kiến thức và sử dụng CNTT như một công cụ bắt buộc để xây dựng kiến thức. (4) Tự điều chỉnh - trả lời cho câu hỏi:HĐHT diễn ra trong bao lâu? HS có được tự lên kế hoạch cũng như tự đánh giá công việc của mình hay không? Phương diện này xem xét liệu HĐHT có mang lại cho HS cơ hội để rèn luyện các kĩ năng tự điều chỉnh, như kĩ năng lập kế hoạch, kiểm soát và tự đánh giá công việc cũng như sự tiến bộ của mình hay không. Các HĐHT đáp ứng được điều đó thường là các hoạt động dài hơi, kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn. GV có thể tăng cường việc rèn luyện cho HS các kĩ năng này bằng cách giao nhiệm vụ và để HS tự quyết định vai trò của các thành viên trong nhóm, tự lên kế hoạch hành động. Bên cạnh đó, GV cũng nên cung cấp trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhằm giúp HS định hướng tốt hơn cũng như có thể tự đánh giá về công việc của mình. (5) Giải quyết vấn đề (GQVĐ) thực tế - trả lời cho câu hỏi: HĐHT có đòi hỏi các vấn đề thực tế không? Các giải pháp của HS có được thực hiện trong thực tế hay không? Trong dạy học truyền thống, các kiến thức mà HS được học thường tách biệt và xa rời thực tế. Phương diện này xem xét liệu HĐHT đó có đòi hỏi HS GQVĐ, sử dụng các dữ liệu hoặc các bối cảnh thực tế không. Việc GQVĐ có thể bao gồm việc HS đưa ra các giải pháp cho một vấn đề mới đối với họ, hoặc thực hiện một nhiệm vụ mà họ chưa được dạy cách làm, hoặc thiết kế một sản 6
  12. phẩm phức tạp đòi hỏi nhiều nguồn lực và cần trải qua các công đoạn khác nhau... 3. Sử dụng LAR để đánh giá, thiết kế và cải tiến HĐHT Với các tiêu chí rõ ràng ứng với mỗi mã điểm, LAR cho phép GV có thể tự đánh giá xem HĐHT mà mình tổ chức cho HS hiện đang được tổng điểm bao nhiêu, trong đó điểm thành phần của từng phương diện như thế nào. Trên cơ sở đó, GV có thể thay đổi, cải tiến cách thức tổ chức hoạt động cho HS, hướng tới các tiêu chí ở cấp độ cao hơn trong từng phương diện của HĐHT. 3.1. Thang đánh giá các phương diện của HĐHT 3.1.1. Về phương diện xây dựng kiên thức Mã điểm1: Chỉ yêu cầu HS mô phỏng lại kiến thức (tư duy tái hiện).Ví dụ: HS nghe -giảng, có thể nhắc lại khái niệm mà GV vừa giảng. Mã điểm 2: Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng kiến thức, nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt động. Ví dụ: HS thu nhận kiến thức chủ yếu do lắng nghe GV giảng, đôi lúc tham gia trả lời một số câu hỏi mở rộng kiến thức. Mã điểm 3:Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học. Ví dụ: HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. Mã điểm 4:Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng liên quan đến hai hoặc nhiều môn khác nhau.Ví dụ: HS được yêu cầu vận dụng kiến thức lịch sử đất nước giai đoạn 1930- 1945 để hiểu về cuộc sống của Liên và An trong Hai đứa trẻ. 3.1.2. Về phương diện hợp tác Mã điểm 1: Không đòi hỏi HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Ví dụ: HS làm việc cá nhân hoặc cả lớp cùng thảo luận một chủ đề. Mã điểm 2: HS phải làm việc cùng nhau theo cặp hoặc nhóm, nhưng họ không chia sẻ trách nhiệm với nhau. Ví dụ: Theo cặp, HS góp ý cho nhau về sản phẩm của mỗi cá nhân. Mã điểm 3: HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng họ không cần phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng. Ví dụ:Mỗi HS trong nhóm thực hiện một bước trong quy trình được GV hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm nào đó. Mã điểm 4: HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. Ví dụ: HS làm việc nhóm để tạo bài trình bày về một chủ đề nào đó. Các em phải cùng nhau quyết định nên chọn những nội dung gì, cấu trúc, hình thức của bài trình bày như thế nào... 7
  13. 3.1.3. Về phương diện sử dụng CNTT Mã điểm 1:HS không có cơ hội để sử dụng CNTT trong HĐHT này. Ví dụ: HS tìm ra kiến thức mới bằng cách làm bài tập trong phiếu học tập. Mã điểm 2: HS sử dụng CNTT để học hoặc thực hành các kỹ năng cơ bản hoặc mô phỏng lại thông tin. Họ không thực hiện quá trình xây dựng kiến thức. Ví dụ: HS đánh máy bài để nộp cho GV. HS tìm kiếm thêm các thông tin bổ sung sau khi đã học về kiến thức đó... Mã điểm 3: HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức tương tự mà không cần đến CNTT. Mã điểm 4: HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức và nếu không có sự ứng dụng CNTT thì hoạt động xây dựng kiến thức sẽ không khả thi. Ví dụ: HS sử dụng phần mềm ppt để thiết kế bài thuyết trình của mình. 3.1.4. Về phương diện tự điều chỉnh Mã điểm 1: HĐHT có thể hoàn thành trong thời gian ít hơn một tuần. Ví dụ: HS hoàn thành bài tập ngay tại lớp.) Mã điểm 2: HĐHT kéo dài hơn một tuần nhưng HS không được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm.Ví dụ: HS phải tạo một bài trình bày về một chủ đề nào đó nhưng GV không cung cấp trước các tiêu chí cho điểm bài trình bày đó). Mã điểm 3: HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhưng không có cơ hội lên kế hoạch cho công việc của mình. Ví dụ: GV cho biết các tiêu chí cho điểm bài trình bày và chỉ dẫn các bước để tạo bài đó như thế nào). Mã điểm 4: HĐHT kéo dài hơn một tuần, HS được biết trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể tự lên kế hoạch cho công việc của mình. Ví dụ: HS tự lên kế hoạch về việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn hình thức bài trình bày cho phù hợp với các tiêu chí đánh giá sản phẩm mà GV đã cung cấp). 3.1.5. Về phương diện giải quyết vấn đề thực tế Mã điểm 1:Yêu cầu chính của HĐHT không phải là GQVĐ. HS sử dụng những điều đã học để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: HS nghiên cứu SGK, tóm tắt lại kiến thức). Mã điểm 2:Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề không có tính thực tế. (Ví dụ: HS nghiên cứu sơ đồ tư duy, từ đó rút ra các nhận xét ). Mã điểm 3:Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế nhưng các giải pháp mà HS đưa ra mang tính giả định. Mã điểm 4:Yêu cầu chính của HĐHT là giải quyết các vấn đề thực tế và HS cần thực hiện các giải pháp đó trong bối cảnh thật. Vd: Cho HS làm video về Bản tin, Phóng sự, làm các bài phỏng vấn cụ thể theo các đề tài tự chọn hoặc 8
  14. GV gợi ý sau khi học bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 3.2. Sử dụng LAR để đánh giá HĐHT Khi tiến hành đánh giá HĐHT ở mỗi phương diện, GV cần lần lượt trả lời cho 3 câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 3 (bảng 2). Ở mỗi câu, nếu trả lời là KHÔNG thì được gán mã điểm của câu đó, nếu trả lời là CÓ thì lại tiếp tục trả lời câu tiếp theo (với câu 3 nếu trả lời CÓ thì được gán mã điểm 4). Bảng 1. Các câu hỏi cần trả lời để gán điểm cho mỗi phương diện của HĐHT Phương diện Xây dựng kiến thức Câu hỏi 1. HĐHT đó có yêu cầu HS tham gia xây dựng kiến thức không? 2. Việc xây dựng kiến thức trong HĐHT này có phải là hoạt động chủ yếu không? 3. Kiến thức được xây dựng trong HĐHT này có tính liên môn không? Hợp tác 1. Trong HĐHT này, HS có được yêu cầu hoạt động cùng nhau theo cặp hoặc theo nhóm không? 2. HS có chia sẻ trách nhiệm với nhau khi thực hiện công việc không? 3. HS có cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm không? Sử dụng CNTT 1. Trong HĐHT này, HS có cơ hội sử dụng CNTT không? 2. CNTT có hỗ trợ HS trong việc xây dựng kiến thức không? 3. CNTT có thực sự là yếu tố bắt buộc phải có để xây dựng kiến thức này hay không? Tự điều chỉnh 1. HĐHT đó có kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn không? 2. HS có được cung cấp trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm không? 3. HS có tự lên kế hoạch hoạt động không? GQVĐ thực tế 1. Yêu cầu chính của HĐHT có phải là GQVĐ không? 2. Vấn đề có mang tính thực tế không? 3. Có đòi hỏi HS thực hiện các giải pháp trong thực tế không? 9
  15. Dựa trên tiêu chí đánh giá của bộ công cụ LAR về (1) xây dựng kiến thức; (2) hợp tác; (3) sử dụng CNTT; (4) tự điều chỉnh; (5) giải quyết vấn đề thực tế, Phân loại các mức độ cải tiến và thiết kế như sau: Bảng 1. Các mức độ phân loại bài soạn: Mức độ Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc Điểm 1-6 7-12 13-18 19-20 3.3. Sử dụng bộ công cụ LAR để thiết kế HĐHT 3.3.1. Nguyên tắc sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập Phù hợp với mục tiêu bài học, với độ tuổi học sinh Phù hợp với từng dạng HĐHT cụ thể như hoạt động lĩnh hội, hoạt động thực hành, hoạt động kết nối. Sử dụng chung một tiêu chí để đánh giá trước – sau cải tiến. Nguyên tắc về yêu cầu chính: Đánh giá dựa trên yêu cầu chính của HĐHT. Cho điểm dựa trên chứng cứ về các tiêu chí cụ thể mà HS đạt được khi thực hiện HĐHT, không phải dựa trên suy đoán về ý định của GV. Nguyên tắc chặt chẽ: Khi thấy khó quyết định giữa hai mã điểm đối với một HĐHT, GV hãy chọn mã điểm thấp hơn. Chỉ được chọn mã điểm cao hơn khi có đầy đủ các chứng cứ chứng minh HS đạt được các tiêu chí của mã điểm đó. 3.3.2. Quy trình sử dụng bộ công cụ Learning Activity Rubric thiết kế hoạt động học tập. a. Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung bài học Phân tích mục tiêu và nội dung bài học giúp GV định hướng được các hoạt động như: lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học hiệu quả, thiết kế HĐHT, thiết kế nội dung mở bài, chuyển ý, phân bố thời gian hợp lí cho từng nội dung hoạt động và thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá. Mục tiêu bài học cần bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ của Bộ GD – ĐT ban hành. Khi phân tích mục tiêu cần sử dụng các động từ hành động, lượng giá được. Sử dụng mục tiêu ở các cấp độ nhận thức khác nhau theo thang phân loại Bloom. b. Bước 2 : Nghiên cứu tiêu chí, mức độ của bộ công cụ LAR GV cần tìm hiểu kĩ tiêu chí, mức độ của bộ công cụ LAR 10
  16. c. Bước 3 : Lựa chọn dạng HĐHT thích hợp với mục tiêu và đạt điểm cao trong các tiêu chí của LAR GV phải quan tâm tới việc lựa chọn các HĐHT phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. d. Bước 4: Mô tả HĐHT GV mô tả HĐHT. Kiểm tra sự phù hợp giữa hoạt động của HS với mục tiêu và nội dung kiến thức cũng như hoàn cảnh học tập hiện có. GV xây dựng các câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, thông qua đó đánh giá hiệu quả bài soạn đã thiết kế. e. Bước 5: Sử dụng bộ công cụ LAR đánh giá HĐHT vừa thiết kế Dựa trên các tiêu chí và mã điểm rõ ràng của bộ công cụ LAR, GV xác định điểm thành phần và điểm cả bài soạn vừa cải tiến sau đó phân loại bài soạn theo các mức độ phân loại dựa trên điểm số * Ví dụ :Thiết kế HĐHT hình thành kiến thức mục I của bài Khát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945. Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung bài học Bước 2 : Nghiên cứu tiêu chí, mức độ của bộ công cụ LAR Bước 3 : Lựa chọn dạng HĐHT thích hợp với mục tiêu và đạt điểm cao trong các tiêu chí của LAR + Phương diện xây dựng kiến thức: lựa chọn MĐ 3 (HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao). + Phương diện hợp tác: lựa chọn MĐ 3 (HS hoạt động nhóm, cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến sản phẩm chung của nhóm). + Về phương diện giải quyết vấn đề thực tế: lựa chọn MĐ 2 (Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề không có tính thực tế. (Ví dụ: HS nghiên cứu sơ đồ tư duy, từ đó rút ra các nhận xét ). Bước 4: Mô tả HĐHT - GV yêu cầu HS làm việc nhóm chuyên gia để tìm hiểu theo những nội dung: +Nhóm 1: Tóm tắt thông tin ở mục 1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa và hoàn thành sơ đồ trong Phiếu học tập số 1 + Nhóm 2:Tóm tắt thông tin ở mục 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau 11
  17. để cùng phát triển và hoàn thành Phiếu học tập số 2. + Nhóm 3:Tìm ở Mục 3 – Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng những biểu hiện để khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ nhanh chóng? Chỉ ra nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy. Tóm tắt những thông tin ấy và hoàn thành sơ đồ trong Phiếu học tập số 3. - HS hoạt động nhóm thảo luận tự đề xuất phương án xây dựng sơ đồ tư duy theo nhiệm vụ được giao. - Sau đó HS về nhóm ghép, chia sẻ, thảo luận và bổ sung . - GV Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp. Bước 5: Sử dụng bộ công cụ LAR đánh giá HĐHT vừa thiết kế Mã Phương diện điểm Xây dựng kiến Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức 3 thức kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra Hợp tác các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, 4 hoặc sản phẩm của công việc. HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến Sử dụng CNTT thức nhưng họ cũng có thể xây dựng kiến thức 3 tương tự mà không cần đến CNTT. Tự điều chỉnh HĐHT này HS hoàn thành ngay tại lớp. 1 Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề GQVĐ thực tế không có tính thực tế. (Ví dụ: HS nghiên cứu sơ đồ 2 tư duy, từ đó rút ra các nhận xét ). Tổng điểm 13 3.4. Sử dụng LAR để cải tiến HĐHT Bên cạnh việc cung cấp các tiêu chí rõ ràng để GV có thể tự cho điểm về mỗi phương diện của HĐHT, LAR còn mang tính chất định hướng cho GV trong việc cải tiến các HĐHT đó. Xuất phát từ việc xác định được HĐHT mà mình tổ chức hiện đang ở mức độ nào trong mỗi phương diện, GV có thể thay đổi, cải tiến cách thức tổ chức hoạt động cho HS để nâng cao mức điểm trong từng phương diện, từ đó nâng cao tổng điểm của HĐHT. Cụ thể, khi sử dụng LAR để cải tiến các HĐHT đã có, GV cần trải qua các bước sau đây: 12
  18. - Bước 1: Sử dụng LAR để đánh giá mức độ hiện tại của HĐHT đó (lần lượt trả lời 3 câu hỏi cho mỗi phương diện, từ đó xác định điểm thành phần và tổng điểm của HĐHT). Bước 2: Ở mỗi phương diện, tiếp tục trả lời câu hỏi: Liệu có thể làm tăng điểm cho mỗi phương diện của HĐHT này không? Nếu được thì nên thay đổi như thế nào? - Bước 3: Thiết kế lại HĐHT, kiểm tra sự phù hợp giữa hoạt động của HS với nội dung kiến thức và hoàn cảnh học tập hiện có. - Bước 4: Sử dụng LAR để đánh giá hoạt động vừa cải tiến. VD : Đánh giá và cải tiến hoạt động hình thành kiến thức Tiểu sử và con người Nam Cao. *Hoạt động cũ : - GV cho HS đọc phần Tiểu sử và con người trong SGK. - GV hỏi, HS tìm những nét chính và trả lời - GV bổ sung và chốt lại kiến thức * Đánh giá theo LAR Mã Phương diện điểm Xây dựng kiến Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng thức kiến thức, nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt động. Ví dụ: HS thu nhận kiến thức chủ yếu 2 do lắng nghe GV giảng, đôi lúc tham gia trả lời một số câu hỏi mở rộng kiến thức. Hợp tác Không đòi hỏi HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Ví dụ: HS làm việc cá nhân hoặc cả lớp 1 cùng thảo luận một chủ đề. Sử dụng CNTT HS không có cơ hội để sử dụng CNTT trong 1 HĐHT này Tự điều chỉnh HĐHT này HS hoàn thành ngay tại lớp.) 1 GQVĐ thực tế Yêu cầu chính của HĐHT không phải là GQVĐ. HS sử dụng những điều đã học để hoàn thành 1 nhiệm vụ. HS nghiên cứu SGK, tóm tắt lại kiến thức. Tổng điểm 6 * Cải tiến hoạt động - Cho HS xem video về cuộc đời Nam Cao 13
  19. - Yêu cầu HS theo dõi và tóm tắt ngắn gọn về tiểu sử và con người Nam Cao - Chia HS mỗi nhóm 5 học sinh. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4. Giáo viên dán 4 cục nam châm sẵn lên bảng. - Trong vòng 90 giây, tất cả các đội phải ghi được nhiều nhất tất cả những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nam Cao, sau đó chạy nhanh lên bảng dán câu trả lời của mình. - 4 đội dán nhanh nhất được chấp nhận câu trả lời. Và chỉ 1 đội trả lời được nhiều đáp án đúng nhất chiến thắng. - GV Đánh giá kết quả * Sử dụng LAR đánh giá lại hoạt động vừa cải tiến Mã Phương diện điểm Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn Xây dựng kiến học. HS thu nhận kiến thức thông qua việc phân 3 thức tích, tổng hợp thông tin để hoàn thiện một nhiệm vụ mà GV giao. HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng họ không cần phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan 3 Hợp tác trọng. Mỗi HS trong nhóm thực hiện một bước trong quy trình được GV hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm nào đó. HS sử dụng CNTT để học, HS tìm kiếm thêm các Sử dụng CNTT 2 thông tin bổ sung sau khi đã học về kiến thức đó... Tự điều chỉnh HĐHT này HS hoàn thành ngay tại lớp.) 1 Yêu cầu chính của HĐHT là GQVĐ nhưng vấn đề GQVĐ thực tế không có tính thực tế. (Ví dụ: HS nghiên cứu sơ đồ 2 tư duy, từ đó rút ra các nhận xét ). Tổng điểm 11 Ví dụ: Đánh giá và cải tiến hoạt động Vận dụng và mở rộng Chủ đề phong cách ngôn ngữ Báo chí. 14
  20. * Hoạt động cũ: - Gv ra bài tập về nhà: + Hãy viết một bản tin với chủ đề tự chọn + Tìm đọc các cuộc phỏng vấn của những nhân vật nổi tiếng + Tìm đọc các bài phóng sự, tiểu phẩm trên báo hoặc các trang điện tử. * Cải tiến hoạt động - GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học dưới dạng các dự án: Chia lớp thành 4 nhóm: + Các nhóm bốc thăm lựa chọn một trong bốn thể loại văn bản báo chí. +Thực hành các sản phẩm báo chí theo thể loại đã bốc thăm để tổ chức một chương trình + Gồm các thể loại: Bản tin: Khai mạc Hội thi xác lập kỉ lục Guinness Nghi Lộc 4 lần thứ nhất; Cuộc thi giải toán bằng máy tính cầm tay nhanh nhất (phát thanh trực tiếp/làm thành video) Phóng sự. Đề tài tự chọn. Vd: Tấm gương học tốt, HS đạt giải cao trong các kì thi. (video hoàn chỉnh) Phỏng vấn. Học sinh đạt giải cao nhất trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12; Học sinh có điểm tuyển sinh cao nhất năm 2020 (video hoàn chỉnh) Tiểu phẩm: Bạo lực học đường, Áp lực học tập; Bảo vệ môi trường (kịch bản + diễn trực tiếp) - Thời gian báo cáo sản phẩm – tiết 76 - HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao. - GV tổng kết, đánh giá dự án. * Sử dụng LAR đánh giá lại hoạt động vừa cải tiến Mã Phương diện điểm Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức Xây dựng kiến được xây dựng liên quan đến hai hoặc nhiều môn 4 thức khác nhau. HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng nhau đưa ra Hợp tác 4 các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, hoặc sản phẩm của công việc. 15
nguon tai.lieu . vn