Xem mẫu

  1.  SỞ GIÁO DỤC  &     ĐÀO T   ẠO HÀ TĨNH  Đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN  ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THPT” Bộ môn: Thể dục Năm học: 2018 ­ 2019 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Chữ viết tắt XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1
  2. TDTT: Thể dục thể thao THPT: Trung học phổ thông Kí hiệu : Đường di chuyển của cầu thủ  : Đường chuyền bóng : Dẫn bóng : Cầu thủ  2
  3. MỤC LỤC Tran g PHẦN I: MỞ ĐẦU Ị. BỐI CẢNH CHUNG..…………………………………………………………. 4 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………...………………………...... 4 III.   MỤC   ĐÍCH   NGHIÊN  5 CỨU…………………………………………………. 5 IV.   NHIỆM   VỤ   NGHIÊN  5 CỨU…………………………………………………. 5 V.   ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHẠM   VI   NGHIÊN   CỨU…. 5 ……………………………. 5 1.   Đố i   tượng   nghiên   cứu….. 5 …………………………………………................... 6 2.     Phạm   vi   nghiên   cứu…….…………….. 6 ………………………………………. 6 VI.   PHƯƠNG   PHÁP   NGHIÊN  6 CỨU…………………………………………… 6 1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu…………………………………. 2. Phương pháp quan sát sư  7 phạm……………………………………………….. 7 3. Phương pháp thực  8 3
  4. nghiệm…………………………………………………….. 8 4. Phương pháp tổ chức thi  8 đấu………………………………………………….. 10 VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI…..…………………………….. 11 VIII. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………..... 11 PHẦN II: NỘI DUNG 12 I.   CƠ   SỞ   LÝ   LUẬN….. 14 …………………………………………………………. 16 II THỰC TRẠNG……..……………….………………………………………… 16 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN…..……..…………………………………. 16 1. Tuyển chọn đội tuyển………………..……………………………………….. 17 2. Kế hoạch và tổ chức huấn luyện………..…………... 23 ………………………… 23 2.1. Huấn luyện thể lực…………………….. 24 ……………………………………. 25 2.2. Huấn luyện kĩ thuật…………………….. 27 …………………………………… 2.2.1. Các kĩ thuật được lựa chọn để huấn luyện….. 28 …………………………….. 28 2.2.2. Các bài tập tăng cường kĩ thuật……………….. 29 ………………………….. 31 2.2.3. Bài tập dành riêng cho thủ môn………………….. ……………………….. 2.3. Huấn luyện chiến thuật……………………………….. …………………...... 2.3.1. Chiến thuật tấn công………………………………….. …………………... a) Nguyên tắc cơ bản trong tấn công………………………….. ………………… b) Áp dụng các bài tập vào huấn luyện…………………………... 4
  5. ……………… 2.3.2. Chiến thuật phòng ngự……………………………………….. …………… a) Nguyên tắc cơ bản trong phòng ngự……………………………….. …………. b) Áp dụng các bài tập vào huấn luyện..……………………………….. ……….. 2.4. Sơ đồ chiến thuật thi đấu…………………………………………….. ……… IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……….…..…………………………………..……. PHẦN III. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM……….………………………………………..…. II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………..… PHỤ LỤC………………….…………..………………….…………………….... TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….. 5
  6. PHẦN I: MỞ ĐẦU I – BỐI CẢNH CHUNG Trong nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ  phận quan trọng. Chỉ thị của Ban bí thư  Trung  ương Đảng đã nêu rõ “Đất nước ta   trong giai đoạn hiện nay, vấn đề  khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân   nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực  cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”. Bộ môn Thể dục thể thao (TDTT) có một vị trí rất quan trọng trong việc thực   hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục bậc THPT nói riêng. Nó là  một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức ­ Trí ­ Thể  ­ Mĩ ­ Lao động. TDTT đã  góp phần tích cực để  giáo dục rèn luyện học sinh trở  thành con người phát triển  toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có thể chất cường tráng. Chương trình giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các  bài tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa   nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa thông qua môn thể  thao tự chọn có tác  dụng rất lớn để  giáo dục và nâng cao thể  lực cho học sinh. Chơi bóng đá là một  hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của   bóng đá có thể  thu hút rất nhiều người hâm mộ. Bóng đá còn rất hữu ích đối với   tâm lí, sức khỏe, đời sống của con người. Có tác dụng bồi dưỡng tính cách của con  người như  dũng cảm, ngoan cường, kiên nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu,  bại không nản. Sân bóng là một  “vũ đài”,  cái cần là dũng khí không sợ  gian nan,  hiểm nguy, có ý chí và lòng tin sẽ giành được thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thế  yếu, đang bị dẫn bàn, thời gian chuẩn bị hết thì càng phải thi đấu ngoan cường hết  6
  7. mức, có tinh thần quyết tâm dành chiến thắng. Tinh thần này càng có ích đối với sự  trưởng thành của học sinh. Không những vậy, chơi bóng đá còn giúp học sinh rèn  tính kỉ luật, sự đoàn kết tinh thần tập thể. II – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bóng đá là môn thể  thao “vua” được đông đảo quần chúng mến mộ  và tập  luyện. Trong đó, đối tượng học sinh tham gia rất đông. Thời gian gần đây phong  trào tập luyện bóng đá trong trường học không ngừng phát triển cả về số lượng và   chất lượng. Bóng đá cũng là môn chính thống mà tại các “Đại hội Điền kinh – Thể  thao” cấp tỉnh, “Hội khỏe Phù Đổng” cấp tỉnh hằng năm đều tổ chức thi đấu, trong   đó có bóng đá nữ  THPT. Đội tuyển Bóng đá nữ  của trường trong những năm học   vừa qua đều tham gia thi đấu bóng đá tại “Đại hội Điền kinh – Thể thao” cấp tỉnh,  “Hội khỏe Phù Đổng” cấp tỉnh. Với những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong  quá trình huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ  của trường và những thành tích đội  tuyển đá nữ của trường đã đạt được, tôi đã cụ thể hóa bằng đề tài “Phương pháp   tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT”. III ­  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề  tài nghiên cứu nhằm tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ  THPT đạt thành tích cao trong tham gia thi đấu “Hội khỏe Phù đổng” cấp tỉnh và  “Đại hội Điền kinh – Thể thao” cấp tỉnh. Tạo cơ sở, nền tảng vững chắc cho đội   bóng của nhà trường ngày càng phát triển. IV – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ­ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc học tập, tập luyện và thi đấu bóng đá   của nữ sinh trường THPT. ­ Các biện pháp thực hiện để tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nữ THPT. ­ Kiểm nghiệm tính hiệu quả  của đề  tài: Phương pháp tuyển chọn và huấn  luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT. V – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 7
  8. Đối tượng nghiên cứu của đề  tài: “Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện  đội tuyển bóng đá nữ THPT”. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 10 em nữ sinh trong đội tuyển bóng đá nữ của  trường, năm học 2017 ­ 2018 nơi tôi đang công tác. Thông qua đề  tài này, tôi muốn  truyền đạt cho các em sự hiểu biết về kiến thức bóng đá, cúng như kỹ ­ chiến thuật   thi đấu bóng đá 5 người. VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ  sở  lí luận của đề  tài, chọn  phương pháp nghiên cứu và tìm tư liệu để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu. 2. Phương pháp quan sát sư phạm Thông qua môn học và hoạt động thi đấu bóng đá. 3. Phương pháp thực nghiệm Kiểm tra năng lực của các em thông qua huấn luyện. 4. Phương pháp tổ chức thi đấu Huấn luyện, đấu tập và thi đấu giao hữu. V – NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề  tài tuy tốn cống sức, thời gian dài cho việc tuyển chọn đội tuyển; nhưng   rất dễ thực hiện. Nếu đề tài được áp dụng rộng rãi cho nữ THPT thì nâng cao chất  lượng các trận đấu tại “Hội khỏe Phù đổng” cấp tỉnh và “Đại hội Điền kinh – Thể  thao cấp tỉnh. Tuy nhiên, đề  tài chỉ  mới áp dụng cho đội tuyển nữ  THPT chưa áp   dụng cho đội tuyển nam THPT. VI – BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề  tài gồm 3 phần: Phần I “Mở đầu” (gồm: Bối cảnh chung, lý do chọn đề  tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,  phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới của đề  tài); phần II “Nội dung”  8
  9. (gồm: cơ sở lý luận, thực trạng, các biện pháp thực hiện, hiệu quả đạt được); Phần   III “Kết luận” (gồm: Bài học kinh nghiệm, kiến nghị và đề xuất). PHẦN II: NỘI DUNG  I – CƠ SỞ LÝ LUẬN Hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Đại hội Điền kinh – Thể thao, Hội   khỏe Phù đổng cấp tỉnh với nhiều nội dung thi đấu; trong đó có bóng đá. Bóng đá  thu hút được nhiều đội tham gia, như: Bóng đá nam tiểu học, nam THCS, nam và nữ  THPT. Đối với bóng đá nữ THPT phải thi đấu theo Luật bóng đá 5 người; các đội  bóng của các trường tham gia thi đấu đều phải thi đấu vòng loại ở cụm huyện để  chọn ra đội bóng có thành tích tôt nhất thi đấu  ở  tỉnh. Từ  thực tế  nêu trên, khâu   huấn luyện thể  lưc, kĩ thuật – chiến thuật cho các em thi đấu là điều quan trọng   giúp các em vận dụng vào thi đấu bóng đá 5 người đạt kết quả cao nhất. II – THỰC TRẠNG Học sinh các trường trung học phổ  thông (THPT) thường  ở  lứa tuổi 16 ­ 18.   Một đặc điểm sinh lý nổi bật khác ở lứa tuổi  này là sự phát triển giới tính. Do các  hooc môn giới tính phát triển làm cho sự phát triển cơ thể cũng có nhiều khác biệt  giữa nam và nữ. Ở nữ ngực và mông phát triển, cũng xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt  làm ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả huấn luyện và phát triển thể lực. 9
  10. Ở  trường học, mặc dù bóng đá được đưa vào chương trình dạy học tự  chọn,  nhưng thời lượng tập luyện bóng đá qua thể  thao tự  chọn quá ít và chỉ  được học  một vài kĩ thuật cơ bản, nên trình độ nhận biết về bóng đá còn hạn chế. Điều kiện   sân bãi  chật hẹp, nên khâu tổ  chức thi đấu cho các em gặp nhiều khó khăn.  Thời  gian tập bóng, chơi bóng bị  hạn chế  vì thời gian học thêm, học   phụ  đạo  trong  trường chiếm hết thời gian của các em.  Mặt khác, thái độ  của các em trong nhìn  nhận về môn học giữa thể dục và văn hóa còn là rào cản. Vì vậy, khi huấn luyện   cho các em gặp rất nhiều khó khăn về uốn nắn kĩ thuật, bài tập chuyên môn, bài tập   chiến thuật gặp rất nhiều khó khăn. Tại các “Đại hội Điền kinh – Thể  thao” cấp tỉnh, “Hội khỏe Phù đổng” cấp   tỉnh nội dung bóng đá nữ THPT có rất ít đội tham gia thi đấu. Việc tuyển chọn và   huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ  THPT ở các trường nói chung gặp rất nhiều khó   khăn. Thực tế  trong quá trình huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ, việc áp dụng các  chiến thuật vào thi đấu chưa có hiệu quả như mong muốn, từ tập luyện đến thi đấu  còn có sự khác biệt. Phần lớn trong quá trình thi đấu các em chủ yếu dựa vào khả  năng cá nhân, sự phối hợp gắn kết cả đội trong tấn công cũng như trong phòng thủ  chưa khởi sắc. Do đó, việc bố  trí các bài tập kĩ thuật, chiến thuật đòi hỏi người   giáo viên, huấn luyện viên phải đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan  hệ  giữa tấn công và phòng thủ. Lấy các bài tập tấn công để  nâng cao hiệu quả  phòng thủ  và ngược lại, nâng cao trình độ  phòng thủ  là tiền đề  đưa khả  năng tấn  công lên một mức cao hơn. Chính vì thế, trong quá trình huấn luyện đội tuyển giáo  viên phải phối hợp một cách hài hòa có tính khoa học các nội dung với nhau.  III – CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tuyển chọn đội tuyển Đầu năm học, tổ Thể dục phối hợp với Đoàn trường tổ chức giải bóng đá nữ  sinh nhằm chào mừng các ngày lễ lớn, như: 20/10, 20/11. Vì vậy, thông qua giải đấu  tôi đã tuyển chọn được những em học sinh nữ có tố chất về bóng đá và thể lực tốt   để  tham gia vào huấn luyện đội tuyển. Để  tuyển chọn đội tuyển bóng đá có chất   lượng tôi tiến hành tuyển chọn qua 2 vòng: 10
  11. Vòng 1: Qua kết quả thi đấu giải bóng đá nữ sinh của trường năm tôi đã tuyển  chọn được được 20 em nữ sinh có tố chất về bóng đá và thể lực tốt. Từ đó, tôi làm  công tác tư tưởng cho các em, giúp các em có cái nhìn mới về bóng đá và việc tham  gia đội tuyển bóng đá. Vòng 2: Từ 20 em được lựa chọn, tôi tiến hành kiểm tra năng lực của các em  thông qua các bài tập sau:  Bài tập 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân. Bài tập 2: Kĩ thuật tâng bóng. Bài tập 3: Chạy 30 ­  40m tốc độ cao. Bài tập 4: Chạy bền 1.500m Bài tập 5: Chia đội, cho các em tập thi đấu để  kiểm tra năng lực của các em   thể hiện ở trên sân. Từ các bài tập kiểm tra trên, tôi tuyển chọn được 10 em có kĩ thuật và thể lực   tốt nhất vào để  huấn luyện đội tuyển (thành lập đội bóng 1); 10 em không được  tuyển chọn huấn luyện đội tuyển (thành lập đội bóng 2). 2. Kế hoạch và tổ chức huấn luyện Để  kiểm nghiệm tính hiệu quả  của phương pháp huấn luyện đội tuyển, tôi  tiến hành huấn luyện thực nghiệm trên đội bóng 1 ( gồm 10 em được tuyển chọn   để  huấn luyện đội tuyển) và đội bóng 2 (gồm 10 em không được tuyển chọn vào   huấn luyện đổi tuyển) làm đối chứng. ­ Thời gian huấn luyện 8 tuần; mỗi tuần 3 buổi: chiều th ứ 3, chi ều th ứ 5 và  chiều thứ 7. Các buổi tập có thể thay đổi nếu thời tiết không thuận lợi. ­ Trong quá trình tiến hành huấn luyện đội tuyển, tôi cho hai đội tiến hành thi   đấu hai lần vào các thời điểm: + Trước khi tiến hành huấn luyện (lần 1). + Sau khi kết thúc giai đoạn huấn luyện (lần 2). * Thực nghiệm lần 1   Trước khi tiến hành huấn luyện, tôi cho 2 đội bóng thi đấu với nhau. Đội  bóng 1 (gồm 10 em được tuyển chọn vào để  huấn luyện đội tuyển) làm đội bóng   11
  12. thực nghiệm và đội bóng 2 (gồm 10 em không được tuyển chọn huấn luyện đội  tuyển) làm đội bóng đối chứng. Thời gian thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Đội bóng 1 (Đội  Tỷ số Đội bóng 2 (Đội đối chứng) thực nghiệm) 1 1  Gồm (10 em được  Hiệp 1 tuyển   chọn   vào  0 1 huấn   luyện   đội  Hiệp 2 tuyển). 1 0 Kết thúc 40 phút thi đấu hai đội hòa nhau với tỷ 1 – 1. Từ kết quả thi đấu trên,  tôi nhận thấy đội bóng 1 (gồm 10 em được tuyển chọn vào huấn luyện đội tuyển)   thi đấu vẫn còn lúng túng, chưa có sự phối hợp với nhau, chủ yếu là dựa vào vai trò   của từng cá nhân trong đội; thể lực của các em còn hạn chế. Đội bóng 2 (gồm 10   em nữ  sinh không được tuyển chọn vào huấn luyện đội tuyển) mặc dù được đánh  giá thấp hơn đội bóng 1, nhưng các em thi đấu có thế trận cân bằng với đội bóng 1;   đội bóng 1 chưa thể hiện được sự vượt trội của mình.  Vì vậy, để công việc huấn   luyện đội tuyển đạt hiệu quả cao trong vận dụng thi đấu, tôi đưa ra các bài tập thể  lực, bài tập kĩ thuật, bài tập chiến thuật và sơ đồ chiến thuật thi đấu.  Dựa trên cơ sở các bài tập để huấn luyên, tôi xây dựng kế hoạch huấn luyện  hàng tuần, như sau: ­ Tuần 1: Huấn luyện các kĩ thuật cơ bản và bài tập thể lực. ­ Tuần 2: Huấn luyện kĩ thuật, một số chiến thuật tấn công và bài tập thể lực. ­ Tuần 3: Một số chiến thuật trong tấn công và bài tập thể lực. ­ Tuần 4: Một số chiến thuật tấn công và phòng ngự; bài tập thể lực. ­ Tuần 5, 6, 7: Huấn luyện chiến thuật, đấu tập, bài tập thể lực. ­ Tuần 8: Đấu tập và thi đấu giao hữu. Việc huấn luyện được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ  chưa biết đến biết giúp các em có được niềm hăng say tập luyện.  Trong bóng đá 5 người, đòi hỏi người chơi phải có thể  lực, kĩ thuật và chiến   thuật (phối hợp đồng đội). Quá trình huấn luyện được tiến hành theo các bước như  sau: 12
  13. 2.1. Huấn luyện thể lực Thể  lực là nền tảng của tất cả các môn thể thao mà đặc biệt là bóng đá, yếu   tố thể lực đóng vai trò quan trọng trong trận đấu. Khi chúng ta có một thể lực tốt thì   khi đó mới có khả năng trình diễn lối chơi kĩ thuật. Chính vì vậy, sau mỗi buổi tập   huấn luyện bài tập kĩ thuật, bài tập chiến thuật tôi cho các em tập thể  lực với các   bài tập sau:  TT Tên bài tập Định lượng Yêu cầu thực hiện Chạy   tốc   độ   20   –  3 lần/ buổi, nghỉ  giữa  Xuất phát cao thực hiện tốc   1 30m quảng 30 – 40 giây độ tối đa. Nhảy dây bền 3 lần/ buổi, nghỉ  giữa  Thực hiện với thời gian dài  2 quảng 30 – 50 giây và số lần cao nhất. Nhảy  bật  cóc   20  –  1   –   2   lần/   buổi,   nghỉ  Người   ngồi   xuống   2   tay  30m giữa quảng 1 – 2 phút chống   hông   thực   hiện   nhảy  3 bật   cóc   di   chuyển   về   phía  trước. Chạy   lên,   chạy  7 – 9 lần/ buổi Khi   chạy   lên   cầu   thang  xuống cầu thang người đổ  về  trước, khi chạy  4 xuống cầu thang người ngả  về   sau.   Yêu   cầu   thực   hiện  với thời gian ngắn nhất. Chạy   bền   (cự   ly  Từ 5 phút – 7 phút Chạy tốc độ ổn định hoặc có  5 1000 – 1.500m) thể chạy biến tốc. 2.2. Huấn luyện kĩ thuật Kĩ thuật đá bóng tốt là tiền đề cho huấn luyện các bài tập chiến thuật bóng đá.  Để  huấn luyện bóng đá thì phải cho các em nắm vững các đặc điểm và yếu lĩnh  của kĩ thuật bóng đá. Trong bóng đá có rất nhiều kĩ thuật khác nhau, khi thi đấu  được các cầu thủ  vận dụng vào các tình huống khác nhau. Vì vậy, trong một thời   gian ngắn để  hướng dẫn các em tập luyện thuần thục các kĩ thuật  cơ  bản là rất  khó, đặc biệt là các em học sinh nữ. Từ đó, tôi chọn lựa các kĩ thuật đơn gian, dễ  thực hiện và có hiệu quả cao trong thi đấu để huấn luyện.  2.2.1. Các kĩ thuật được lựa chọn để huấn luyện Kĩ thuật tâng bóng, kĩ thuật dẫn bóng, kĩ thuật đá bóng, kĩ thuật dừng bóng, kĩ  thuật đánh đầu giữa trán, kĩ thuật đá vô lê.  13
  14. T Kĩ thuật cơ bản Định lượng Yêu cầu về kĩ thuật T Kĩ thuật tâng bóng:  15  ­  20  phút/  Tâng bóng phải kiểm soát được độ nảy  buổi của   bóng,   phối   hợp   khéo   léo,   nhịp  1 nhàng. Kĩ   thuật   dẫn   bóng:  3lần/ buổi Thực   hiện   động   tác   khéo   léo,   uyển  dẫn   bóng   bằng   má  chuyển,   bóng   luôn   nằm   trong   tầm  2 trong   bàn   chân,   má  khống chế 0,5 – 1m.  ngoài   bàn   chân,   mu  chính diện. Kĩ   thuật   đá   bóng:  20 ­ 25 phút/  Thực hiện kĩ thuật theo 4 bước: Chạy  Bằng lòng bàn chân,  buổi đà, đặt chân trụ và vung chân lăng, tiếp  mu   trong   bàn   chân,  xúc bóng, kết thúc. Tùy theo yêu cầu  3 mu   chính   diện,   má  của từng kĩ thuật mà hướng chạy đà,  ngoài,   đá   bóng   bằng  điểm tiếp xúc bóng khác nhau.  mũi bàn chân. Kĩ  thuật   dừng   bóng:  10 – 15 phút/  Không   phải   lúc   nào   cũng   phải   dừng  Dừng   bóng   bỏng  buổi bóng ngay trong lòng bàn chân, mà có  4 bằng đùi, dừng bóng  thể để bóng nẩy ngược lại tùy vào yêu  bằng lòng bằng chân. cầu của tình huống.  Kĩ   thuật   đánh   đầu  10 – 12 phút/  Thời điểm trán tiếp xúc bóng chính là  giữa trán. buổi lúc   thân   người   đã   qua   tư   thế   thẳng  đứng   và   hơi   đổ   về   phía   trước.   Quá  5 trình đánh đầu mắt luôn mở  để  quan  sát bóng, đảm bảo chính xác của thời  điểm và vị trí tiếp xúc bóng.  Kĩ thuật đá vô lê. 10 – 12 phút/  Đây  thực  ra  cúng  là  kĩ thuật đá  bóng  buổi bằng  mu   bàn  chân,   nhưng   được   thực  6 hiện bằng bóng bỏng; đòi hỏi cầu thủ  phải   phán   đoán   chính   xác   đường   bay  của bóng và thời điểm tiếp xúc bóng. Đây là những kĩ thuật thường hay được cầu thủ vận dụng trong thi đấu. Trong  từng buổi tập tôi cho các em thực hiện các kĩ thuật từ  động tác không bóng đến  động tác có bóng, thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, thực hiện tăng dần độ khó. 2.2.2. Các bài tập tăng cường kĩ thuật Bài tập 1:  Đá bóng và giữ  bóng. Các em đứng thành vòng tròn, thực hiện đá   bóng và giữ  bóng sao cho người đuổi bóng không tranh cướp bóng được. Yêu cầu   phải khống chế và kiểm soát được bóng trong chân. ( Hình 1).  14
  15. Bài tập 2: Sút bóng cố  định (bóng chết). Từng cặp tập sút bóng cố  định trên  sân từ khoảng cách 9m. Yêu cầu các em đá bóng căng nhưng không quá mạnh đến   nổi đồng đội không kiểm soát được bóng. (Hình 2). Bài tập 3:   Sút bóng lăn (bóng sống). Các cầu thủ  xếp thành hàng cách cầu  môn 13m. Người phục vụ chuyền bóng 1 chạm cho đồng đội chạy xuống dứt điểm   bằng mu chính diện, má trong, má ngoài bàn chân tùy tình huống bóng được trả lại.  (Hình 3). Bài tập 4: Dẫn bóng. Dẫn bóng có tác dụng đưa bóng đến gần sân đối phương   hơn tạo áp lực lên đối phương, dẫn bóng để đồng đội có thời gian di chuyển chiếm  lĩnh vị  trí, dẫn bóng nhằm lôi kéo buộc đối phương phải ra cản phá làm cho hàng   15
  16. phòng ngự  phải bố  trí lại. Các bài tập được sử  dụng trong dẫn bóng rất đa dạng,   như: ­ Dẫn bóng luồn qua cọc: Bài tập này giúp các em luyện tập tính khéo léo và   linh hoạt trong dẫn bóng.  Cách thực hiện: Các em sử  dụng các kĩ thuật để  dẫn bóng qua cọc sao cho   bóng không chạm vào cọc và hoàn thành với thời gian ngắn nhất.(Hình 4). ­ Dẫn bóng luồn qua cọc và sút bóng cầu môn: Bài tập này giúp các em luyện  tập tính khéo léo, linh hoạt trong dẫn bóng và sút bóng cầu môn chuẩn xác. (Hình 5). Bài tâp 5: Bài tập tranh bóng. Cho các em xếp thành hai hàng dọc cách cột dọc   5m. Giáo viên đứng  ở  khoảng cách 10m trước khung thành và ra lệnh “bắt đầu”.  người thứ nhất trong mỗi hàng chạy đến điểm D và giáo viên chuyền bóng vào giữa  hai cầu thủ. Giáo viên sử dụng các quả chuyền sệt và chuyền bổng. Các cầu thủ cố  tranh nhau quyền kiểm soát bóng và có 5 giây để sút bóng. (Hình 6). 16
  17. 2.2 3. Bài tập dành riêng cho thủ môn  Trong bóng đá thủ  môn là người giữ  khung thành ngăn cản không cho đối  phương đưa bóng vào lưới và đồng thời khi có bóng phải phối hợp với đồng đội   triển khai tấn công. Tùy theo góc độ sút bóng, tùy từng tình huống tấn công của đối  phương mà thủ môn lựa chọn vị trí sao cho phù hợp để cản phá không cho bóng vào   lưới. Thủ môn phải căn cứ vào sự biến đổi về khoảng cách với bóng để điều chỉnh  vị trí của mình. Từ đó, tôi đã đưa ra các bài tập để huấn luyện thủ môn như sau:   ập  1:  B ài t     Tập luyện thể lực. + Tập chống đẩy, nhảy dây, tập xà đơn xà kép. + Tập luyện với bóng đá thường xuyên như: đá bóng với đội, với các đội  khác... Bài tâp 2: Tập luyện độ  dẻo. Đây là bước tập luyện với vị  trí thủ  môn.  Bài  tập cơ  lưng, cơ bụng. + Tập cơ lưng: cho các em nằm sấp duỗi thẳng chân, tôi ném bóng cho các em  bắt bóng từ dễ đến khó, từ gần đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh. + Tập cơ  bụng: Tôi cho các em ngồi và ném bóng để  các em bắt bóng, bóng  được ném bên trái, ở giữa và bên phải. Tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng   được kéo dài ra sao cho các em dùng sức của mình vươn tới, hoặc vươn dài ra để  bắt bóng. Bài tâp 3: Tập luyện độ nhanh. Với vị trí thủ môn ngoài độ dẻo cần độ nhanh   nhạy trong các tinh huống.  17
  18. + Tập chạy nhanh ở cự ly ngắn 20 – 30m. + Tập ném bóng nhỏ vào tường và bắt bóng bằng 1 hoặc 2 tay.   Bài tập 4 :  Bắt bóng cơ bản. Là một thủ môn cần phải có các kĩ thuật bắt bóng  cơ bản. Để huấn luyện tôi cho thủ môn quan sát các kỹ thuật thông qua tranh  ảnh,  bài tập cụ thể đi từ đơn giản đến phức tạp.  ­ Luyện tập tư thế chuẩn bị của các kỹ thuật bắt bóng. ­ Tập các động tác không có bóng ở các tình huống khác nhau. ­ Tập bắt bóng lúc đầu đường bóng chậm, nhẹ. ­ Tập bắt bóng bên cạnh do cầu thủ đá nhẹ tới. ­ Tập vồ bóng ở trên bãi cỏ do huấn luyện viên hay đồng đội ném tới. ­ Đứng trong tư thế vồ bắt bóng ở tầm trung bình và bổng ở hai bên ném tới. ­ Tập kỹ thuật ném bóng cao tay. ­ Tập kỹ thuật ném bóng thấp tay. ­ Tập bắt bóng ở các hướng khác nhau với tốc độ khác nhau. Bài tập 5: Tập khép góc. (Hình 7). Trên hình có 2 điểm đánh số 1 và 2 là vị trí bóng. Mỗi vị trí của bóng luôn tạo   được với 2 cột dọc cầu môn 1 tam giác và chúng ta có thể thấy cái vạch đỏ ở giữa  mỗi tam giác . Đó là hành lang di chuyển chính xác của thủ môn , hành lang đó được  coi như  1 đường phân giác của mỗi tam giác  ứng với mỗi vị  trí bóng. Thủ  môn di  chuyển trên hành lang đó và chọn điểm đứng làm sao cho khi giang 2 tay ra có thể  chạm tới được 2 cạnh bên của tam giác ( là 2 đường thẳng nối từ bóng đến  cột dọc  cầu môn).Đó là vị trí khép góc chuẩn. 18
  19. Để  tập được vị  trí này tôi cho  các cầu thủ dẫn bóng cách cầu môn  5 – 7m  và sút cầu môn. Thủ  môn  nhìn theo vị  trí bóng và di chuyển  ngang cầu môn .  Bài   tập   6 :   Tập  cách   ra   vào.  Đây là vấn đề quan trọng nhất của   thủ   môn,   thủ   môn   hay   hoặc   dở  được đánh giá qua chính là từ điểm  này. Bài tập 7:  Tập điều chỉnh hàng rào. Khi đối phương thực hiện đá phạt, thủ  môn phải biết điều chỉnh hàng rào cho hợp lý. Bài tập 8:  Tập bắt luân lưu. Khi trận đấu phải quyết định thắng thua bằng   loạt đá luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan trong.  2.3. Huấn luyện chiến thuật  Trong bóng đá hiện đại thì tấn công và phòng ngự  là hai yếu tố  quan trọng   mang lại kết quả tốt nhất của trận đấu. Nếu một đội có hàng tấn công tốt mà hàng  phòng ngự yếu thì kết quả  trận đấu không được như  mong muốn; ngược lại, nếu  đội bóng có hàng phòng ngự tốt sẽ là yếu tố phát động tấn công, hàng thủ cắt được  pha phản công của đối phương và hỗ trợ cho hàng tấn công . Như vậy, sẽ giúp đội   bóng phòng ngự, tấn công toàn diện hơn. Chiến thuật trong bóng đá được chia làm 2   loại: Chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ. 2.3.1. Chiến thuật tấn công Là các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ  chức thi đấu để  tấn công cầu  môn đối phương.  a) Nguyên tắc cơ bản trong tấn công ­ Tạo ưu thế về số lượng trong tấn công, khi có bóng mỗi cầu thủ phải triển  khai tấn công và chiếm lĩnh các vị trị có lợi. ­ Tấn công nhanh và bất ngờ  là yếu tố  quan trọng,  điều này làm cho  đối   phương không kịp tổ chức phòng ngự hoặc phòng ngự không chặt chẽ. 19
  20. ­ Mở rộng diện tấn công, tấn công trên nhiều hướng khác nhau làm cho hàng  phòng ngự phải dàn mỏng và phòng thủ thiếu chiều sâu. ­ Lôi kéo người, tạo khoảng trống. Trông tấn công phải liên tục di chuyển   nhằm lôi kéo đối phương để đồng đội hành động. ­ Tổ  chức tấn công có nhiều lớp, nhiều tuyến, phối hợp nhịp nhàng giữa tấn  công nhanh. ­ Tận dụng các tình huống cố  định để  tổ  chức tấn công như  đá những quả  phạt gần vòng cấm địa, phạt góc, đá biên.   b) Áp dụng các bài tập vào huấn luyện Trong chiến thuật tấn công, gồm có: Chiến thuật cá nhân, chiến thuật nhóm và  chiến thuật đồng đội. Từ đó, tôi đưa ra các bài tập huấn luyện sau: Bài tập 1: Tập chạy chỗ: Chạy chỗ là sự di chuyển không bóng trong thời gian  thi đấu, trong bóng đá chạy chỗ chiếm một vị trí rất quan trọng. Mục đích của chạy  chỗ  chiếm một vị  trí thuận lợi để  nhận bóng hoặc thoát khỏi sự  kèm người, để  phối hợp với đồng đội, để tạo ưu thế về số lượng, để  tạo tình huống uy hiếp cầu  môn đối phương hoặc lôi kéo cầu thủ đối phương tạo khoảng trống cho đồng đội  hoạt động. Giáo viên cho các em đấu tập để  thực hiện việc chạy chỗ  vận dụng  trong thi đấu. Bài tập 2: Phối hợp nhóm 2 người, vừa di chuyển vừa phối hợp bật tường qua  lại. Yêu cầu thực hiện chuẩn xác, dùng lực vừa phải, để đồng đội khống chế được  bóng. (Hình 8). Bài tập 3: Phối hợp nhóm 3 người. Bài tập này tạo cho cầu thủ quen phối hợp  bật tường 2 người, và phối hợp tam giác 3 người; 3 người nhưng 4 vị trí, chuyền và  di chuyển chỗ trống, tạo cho cầu thủ quen cách di chuyển trong tấn công. + Có 3 cầu thủ: 1, 2 và 3. 20
nguon tai.lieu . vn