Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: Dương Thị Thao Tổ bộ môn: Ngữ văn - Ngoại ngữ Năm thực hiện: 2020 - 2021 Số điện thoại: 0976063182 Nghĩa Đàn, tháng 3 năm 2021
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: Dương Thị Thao Tổ bộ môn: Ngữ văn - Ngoại ngữ Năm thực hiện: 2020 - 2021 Số điện thoại: 0976063182 Nghĩa Đàn, tháng 3 năm 2021
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Tổng quan và điểm mới trong kết quả nghiên cứu ........................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 4 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 4 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, BAN CƠ BẢN ................................................... 11 2.1. Những đặc điểm của thể loại ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản ............................................ 11 2.2. Cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông, ban cơ bản để phát triển năng lực học sinh .................................................................................... 11 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 24 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 24 3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 24 3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 24 3.4. Thiết kế giáo án dạy học thực nghiệm ..................................................... 24 3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 45 3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm ................................................................. 45 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 46 1. Quá trình nghiên cứu ....................................................................................... 46 2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 46 3. Phạm vi ứng dụng của đề tài ........................................................................... 48 4. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................. 48 5. Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 55
  4. Phụ lục 1. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM DÀNH CHO GIÁO VIÊN.............................................................................. 55 Phụ lục 2. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM DÀNH CHO HỌC SINH ............................................................................... 56 Phụ lục 3. PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ CÁC NĂNG LỰC ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC SINH .................................................................. 57 Phụ lục 4. NHỮNG BỨC TRANH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ ĐỌC........................................................... 59 Phụ lục 5. CÁC PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ............ 60 Phụ lục 6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ......................................................... 64
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 3 HS Học sinh 4 SGK Sách giáo khoa 5 THPT Trung học phổ thông
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam đang đứng trước sự chuyển mình mang tính chất bước ngoặt, đó là chuyển từ chương trình dạy học theo định hướng tiếp cận nội dung sang chương trình dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ chú trọng học sinh vận dụng, áp dụng được điều gì qua việc học. Theo đó, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh được xác định là một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về việc tập trung phát triển năng lực học sinh trong Chương trình giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng được thể hiện qua nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Những quan điểm, định hướng nêu trên là tiền đề, cơ sở là môi trường pháp lý đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng. Thế nhưng hiện nay trên thực tế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, phần lớn học sinh phổ thông còn thụ động trong quá trình học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ mà thực tiễn cuộc sống đặt ra còn hạn chế. Nắm bắt được thực tế đó, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng, tập trung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Trên tinh thần đó, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đã đưa ra định hướng chung cho giáo viên là cần chủ động, linh hoạt khi xây dựng, tổ chức các bài học theo yêu cầu tích hợp nội môn, tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn) thành chủ đề dạy học, phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất, năng 1
  7. lực học sinh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trên thực tế hiện nay việc xây dựng kế hoạch bài học theo chủ đề và việc vận dụng cách thức, phương pháp dạy học theo chủ đề để phát triển năng lực học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và lúng túng. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc phát triển năng lực học sinh, của việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học theo chủ đề được thể hiện trong mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 nói chung và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, bản thân người học và đặc biệt là từ thực trạng dạy và học hiện nay, đồng thời nhằm rèn luyện cho bản thân cách đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Đổi mới cách thức, phương pháp dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực học sinh một cách hiệu quả qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp10 THPT, ban cơ bản. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và việc dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng dạy học phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn nói chung và việc phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam ở trường THPT nói riêng. - Tập trung vào việc đổi mới cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản nhằm phát triển năng lực học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của những vấn đề mà đề tài đưa ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản để phát triển năng lực học sinh. - Bài lên lớp nội khóa chủ đề Ca dao Việt Nam - Ngữ văn 10, ban cơ bản. - Học sinh lớp 10, trường trung học phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn 2
  8. Ngữ văn nói riêng. - Nghiên cứu cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT; Các tài liệu liên quan đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; phương pháp dạy học Ngữ văn. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn nói chung và việc dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng. Dùng phiếu khảo sát để thu thập kết quả về việc hình thành và phát triển năng lực học sinh sau khi học văn bản. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tiến hành dạy thực nghiệm và rút ra kết luận kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất. 6. Tổng quan và điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong những năm gần đây, việc dạy học theo chủ đề đã được chú trọng thực hiện ở môn Ngữ văn. Đối với việc dạy học thể loại ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng đã được một số giáo viên tiến hành nhưng đa số còn mang tính đơn lẻ, chưa theo chủ đề và đặc biệt là chưa thực sự đổi mới theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018. Từ thực tế đó, đề tài đã đổi mới các cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thức được rằng để các cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam phát huy được hiệu quả trong việc phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần đổi mới mạnh mẽ việc thiết kế bài học. Vì vậy đề tài đã đưa ra cách xây dựng kế hoạch bài dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo hướng mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 nói chung và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Đây là những đóng góp vô cùng quan trọng bởi trên thực tế hiện nay, đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể nói chung và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn nói riêng, nhiều giáo viên đang lúng túng trong việc đổi mới cách thức, phương pháp dạy học theo chủ đề và xây dựng kế hoạch bài học theo chủ đề trong môn Ngữ văn. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Năng lực Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, trong đó đáng chú ý một số định nghĩa sau: - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể. - Chương trình giáo dục Trung học bang Quesbec của Canada năm 2004 định nghĩa năng lực là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khía cạnh này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú... - Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000) đã định nghĩa năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất, tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [15, tr.661]. - Tài liệu tập huấn về Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2015 quan niệm: “năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [6, tr.49]. Từ các định nghĩa và quan niệm như trên, có thể thấy rằng dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều có những điểm gặp gỡ cơ bản khi đề cập đến khái niệm này. Theo đó, năng lực được hiểu là khả năng thực hiện có hiệu quả những hành động, việc làm cụ thể dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm, sự vận dụng thành thục các kĩ năng, thao tác cùng với một thái độ đúng đắn, tích cực. Trong quá trình con người học tập, rèn luyện và lao động không ngừng để mang lại những kết quả cao nhất, tốt nhất thì năng lực được hình thành và phát triển, đó là khả năng cá nhân giải quyết các vấn đề do những tình huống thực tiễn mà cuộc sống đặt ra. 1.1.2. Phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam Chương trình giáo dục phổ thông của nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI cho đến nay đều có xu thế chung là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Đối với nền Giáo dục Việt Nam, 4
  10. đây là một sự thay đổi mang tính bước ngoặt và cũng là một yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 năm 2013 của Đảng và Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội. Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa những vấn đề cơ bản, cần thiết để thực hiện triển khai chương trình và sách giáo khoa theo định hướng ấy. Theo đó, môn Ngữ văn đảm nhiệm vai trò chính trong việc thực hiện nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, nội dung giáo dục này có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, nhà trường bồi dưỡng, phát triển cho học sinh những phẩm chất, năng lực chủ yếu và những phẩm chất, năng lực đặc thù. Một trong những điểm mới rất quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đang được triển khai thực hiện đó là việc xây dựng chương trình theo hướng mở, tinh thần này được thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp. Với tính chất mở như vậy, nên việc biên soạn SGK và việc xây dựng kế hoạch bài học cũng như việc lựa chọn cách thức, phương pháp dạy học có nhiều thay đổi. Dạy học không theo các bài đơn lẻ mà theo từng chủ đề tích hợp, căn cứ vào chương trình, GV chủ động, linh hoạt xây dựng chương trình và tổ chức các bài học theo yêu cầu tích hợp nội môn, tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên thành từng chủ đề. Định hướng dạy học như thế sẽ giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống đồng thời giúp người học rút ngắn quá trình huy động tổng hợp các nguồn lực thành năng lực. Trên thực tế hiện nay khi đang sử dụng bộ SGK hiện hành ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, bên cạnh việc dạy học theo từng bài đơn lẻ, các tổ nhóm chuyên môn ở các trường THPT đã căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành để tiến hành lựa chọn nội dung, xây dựng thành các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Chủ đề dạy học trong môn Ngữ văn hiện nay phần lớn là chủ đề dạy học đơn môn, đó là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức môn học trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình môn học như dạy học chủ đề theo loại, thể loại tác phẩm văn học; chủ đề theo giai đoạn văn học; chủ đề theo mạch kiến thức văn học, làm văn, tiếng Việt... đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ để từ đó phát triển năng lực HS. Trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang hiện hành, thể loại ca dao Việt Nam được trình bày theo từng nhóm văn bản, trong quá trình dạy học, GV có thể không dạy theo cách trình bày như vậy mà tích hợp thành chủ đề dạy học theo thể loại ca dao Việt Nam. Nhìn một cách tổng thể ở bộ phận văn học dân gian Việt Nam trong chương 5
  11. trình Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản, thể loại ca dao Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng và chiếm dung lượng tương đối lớn so với các thể loại văn học dân gian Việt Nam khác. Việc dạy học thành chủ đề ca dao Việt Nam sẽ giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc hơn về khái niệm, đặc trưng của thể loại ca dao trong một mối liên hệ mạng lưới của nhiều bài ca dao khác nhau. Với một cái nhìn bao quát trên những đơn vị văn bản cụ thể, trình độ nhận thức của HS có thể đạt được ở mức độ cao hơn: phân tích, tổng hợp, đánh giá... về thể loại, để từ đó khi đứng trước tất cả các bài ca dao khác, HS biết cách tiếp cận, khai thác và vận dụng vào giải quyết những yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, nếu việc dạy học tiến hành theo các nhóm bài ca dao như hiện nay, HS chỉ biết từng đơn vị kiến thức gắn với nội dung cụ thể của từng bài thì việc dạy học theo chủ đề ca dao Việt Nam sẽ giúp HS có được tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ khác với nội dung trong SGK, đồng thời hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề có thể vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của HS về thể loại ca dao Việt Nam. Từ đó, việc thực hiện bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực HS sẽ có hiệu quả cao hơn. Xét về mặt loại hình văn học, ca dao là thể loại thuộc vào loại hình thơ ca, đó là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng nhằm diễn tả thế giới nội tâm của người dân lao động. Đi vào tìm hiểu thế giới của những bài ca dao Việt Nam, chúng ta sẽ thấy ca dao có nội dung vô cùng phong phú đó là tư tưởng, tình cảm của con người trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu đôi lứa, làng xóm, quê hương đất nước, gia đình... được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Qua ca dao, nhân dân ta đề cao những giá trị tốt đẹp của dân tộc đó là truyền thống nhân văn, nhân đạo; tinh thần lạc quan, yêu đời... vốn tồn tại từ bao đời nay của người Việt. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn học dân gian nói chung và thể loại ca dao nói riêng là những sáng tạo tinh thần to lớn, đáng tự hào của nhân dân Việt Nam là kết tinh những tinh hoa của dân tộc. Với mỗi tâm hồn người Việt, ca dao là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ, tìm về với ca dao là tìm về với cội nguồn, đắm mình vào cuộc sống giản dị “canh rau muống”, “cà dầm tương”... Đến với ca dao ta bắt gặp những biểu tượng thân thuộc của làng quê Việt Nam như gốc đa, bến nước, sân đình, dòng sông... Chính cuộc sống lao động của cha ông ta là chất liệu để làm nên những câu ca dao mê đắm lòng người và chính những câu ca dao ấy dù trong mọi hoàn cảnh luôn đem đến sức sống mãnh liệt, tình yêu quê hương đất nước sâu đậm cho con người. Qua ca dao, ta cảm nhận được rõ hơn sự kì diệu của ngôn ngữ vừa tinh tế lại vừa giản dị, không cầu kì mà diễn tả được những ý tình sâu sắc. Với những đặc trưng riêng của loại hình văn học dân gian, với những đặc trưng riêng của thể loại đã tạo nên một phạm trù thẩm mĩ riêng, một vẻ đẹp thuần khiết cho ca dao, đem đến sự khác biệt cho ca dao so với các tác phẩm thơ ca của bộ phận văn học viết. Như vậy, Khi dạy học ca dao Việt Nam theo chủ đề sẽ có tác dụng phát huy tinh thần dạy học theo đặc trưng thi pháp thể loại như đã nói ở trên, giúp HS có được cái nhìn khá đầy đủ, 6
  12. có được ấn tượng sâu sắc về đặc trưng, vẻ đẹp của thể loại ca dao hơn là dạy học theo từng nhóm bài như cách trình bày của SGK hiện hành. Việc dạy học theo chủ đề ca dao Việt Nam cùng với những chủ đề dạy học khác của môn Ngữ văn ở các cấp học, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực đặc biệt là các năng lực chuyên biệt của bộ môn Ngữ văn mà chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể năm 2018 đã đặt ra. Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian các dân tộc khác trên thế giới, bộ phận văn học dân gian có một hệ thống thể loại riêng, mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng biệt. Tuy nhiên, hệ thống thể loại của văn học dân gian vẫn thống nhất ở các đặc trưng cơ bản. Trong những đặc trưng đó, tính thực hành, tính ứng dụng thực tiễn được coi như là mục đích sáng tác chủ yếu của các thể loại văn học dân gian đặc biệt là thể loại ca dao. Sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Bên cạnh đó, ca dao chính là phần lời để kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng. Vì vậy khi dạy học thể loại ca dao Việt Nam theo chủ đề sẽ tổ chức được nhiều hơn các hoạt động trải nghiệm gắn với các tình huống thực tiễn, phù hợp với môi trường diễn xướng, với tính ứng dụng thực tiễn của thể loại ca dao. Qua các hoạt động trải nghiệm đó, phẩm chất và năng lực HS sẽ được phát triển một cách hiệu quả hơn, toàn diện hơn. 1.1.3. Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định mục tiêu chung của chương trình: Môn Ngữ văn hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu đó là lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam... Môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học - một biểu hiện cụ thể của năng lực thẩm mĩ. Căn cứ vào mục tiêu chung của môn học, mục tiêu cho từng cấp học, từng khối lớp để GV xác định những phẩm chất và năng lực cụ thể mà HS được phát triển sau mỗi bài học. Theo đó, khi dạy học chủ đề ca dao Việt Nam, bài dạy học cũng đặc biệt hướng đến việc hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù mà chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra, cụ thể: Các năng lực chung, bao gồm: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo. 7
  13. Các năng lực đặc thù thuộc về môn Ngữ văn, bao gồm: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Các năng lực này được thể hiện cụ thể qua các năng lực đọc, viết, nói và nghe. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng dạy học phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông Thực tế nhiều năm trở lại đây, trong các cuộc hội thảo khoa học, trên các trang báo, tạp chí văn học thậm chí là trên các trang mạng xã hội… người ta nói nhiều đến thực trạng HS không hứng thú với việc học môn Ngữ văn, chán học các môn khoa học xã hội và nhân văn, hay hiện tượng HS khi viết văn thường viết theo bài văn mẫu, hoặc copy một cách máy móc trên mạng… Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó là do đặc điểm chương trình dạy học theo định hướng nội dung chỉ chú trọng vào việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định, khiến cho nhiều HS cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú, kém sáng tạo, thụ động trong quá trình học tập. Đứng trước thực trạng đó của môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định trọng tâm của chương trình đổi mới căn bản và toàn diện ngành Giáo dục là chuyển từ chương trình dạy học tiếp cận nội dung sang chương trình dạy học tiếp cận năng lực. Khi được hỏi về những thay đổi của giáo dục Việt Nam đặc biệt là việc chuyển từ chương trình dạy học theo định hướng tiếp cận nội dung sang chương trình dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực, 100% GV đều cho biết họ nhận thức rõ về sự thay đổi này. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như qua quá trình tìm hiểu, điều tra cho thấy giờ dạy học vẫn nặng về kiến thức, việc hình thành và phát triển năng lực vẫn chưa có những biểu hiện cụ thể và chưa có kết quả rõ ràng. Phần lớn HS còn lúng túng trong việc giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp thiếu tự tin, làm việc nhóm còn mang tính hình thức, HS vẫn chưa thực sự cảm thấy môn Ngữ văn là môn học mang nhiều ý nghĩa và hữu dụng với các em. Niềm hứng thú, tinh thần sáng tạo, ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tiễn và đem những hiểu biết từ thực tiễn vào bài học trong môn Ngữ văn còn thấp. Phần lớn HS chỉ thụ động tiếp thu hệ thống kiến thức bài học trên lớp, trông chờ vào việc GV “rót” kiến thức, ý thức tự học, tự tìm hiểu, tự khám phá là rất hạn chế. Vì vậy, kết quả đầu ra của quá trình giáo dục vẫn là những HS thiếu về những năng lực chung lẫn những năng lực đặc thù của môn Ngữ văn. Trước hết, cần thừa nhận rằng hiểu biết một cách hệ thống về các năng lực chung và năng lực đặc thù mà môn Ngữ văn cần phát triển cho HS ở GV còn hạn chế. Phần lớn các GV khi xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt về những năng lực HS cần hình thành, phát triển sau mỗi bài dạy học trong môn Ngữ văn là còn mơ hồ, mang tính hình thức, chưa chính xác và chưa trọng tâm. Trong quá trình dạy học, nhiều GV còn lúng túng trong khâu tổ chức, việc sử dụng các cách thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng kế 8
  14. hoạch bài học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với nhiều GV thật sự còn gặp nhiều khó khăn và đang trong tình trạng mò mẫm, thử nghiệm. 2.2.2. Thực trạng phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam ở trường Trung học phổ thông Về phía GV, để thấy được thực trạng phát triển năng lực HS qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 8 GV giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Cờ Đỏ (phụ lục 1), kết quả thu được như sau: - Về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, có 8/8 GV (chiếm 100%) được điều tra, khảo sát đều cho rằng dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong môn Ngữ văn nói riêng và tất cả các môn học nói chung đều rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với xu thế phát triển của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tất cả các GV đều biết rằng trong chương trình Giáo dục phổ chương trình tổng thể năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào việc phát triển năng lực HS ở tất cả các cấp học, ở tất cả các môn học. - Về việc phát triển năng lực HS qua môn Ngữ văn: Có 8/8 GV (chiếm 100%) đều cho rằng môn Ngữ văn là một trong những môn học đóng vai trò chính để hình thành, phát triển năng lực học sinh và Ngữ văn cũng là môn học có nhiều cơ hội để phát triển năng lực học sinh thông qua các cách thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thông qua tổ chức đa dạng các hoạt động học tập. Tất cả các GV đều có ý thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, trong quá trình thiết kế bài học, quá trình tổ chức thực hiện tất cả các GV đều chú ý sử dụng các cách thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để hướng đến mục tiêu này. Tuy nhiên có 6/8 GV (chiếm 75%) thừa nhận trong quá trình thực hiện họ đều đang gặp nhiều vướng mắc, lúng túng, cách tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức, khi xác định mục tiêu yêu cầu cần đạt cho bài dạy học còn khá mơ hồ vì vậy những năng lực cần hình thành và phát triển cho HS sau mỗi bài học chưa thu được kết quả rõ ràng. - Về việc dạy học theo chủ đề trong môn Ngữ văn để phát triển năng lực học sinh, nhận thức của GV như sau: Có 8/8 GV (chiếm 100%) khi được khảo sát, phỏng vấn đều cho rằng dạy học theo chủ đề trong môn Ngữ văn đã được thực hiện trong nhiều năm gần đây nhưng chưa đồng loạt. 5/8 GV (chiếm 62,5%) thừa nhận rằng mặc dù những chủ đề dạy học được tiến hành trong các năm học đã được tổ chuyên môn thống nhất, hướng dẫn nhưng quá trình xây dựng kế hoạch bài học theo chủ đề còn rườm rà, GV chưa thật sự hiểu thấu đáo về bản chất và dạy học theo chủ đề chưa thực sự đổi mới. - Về việc phát triển năng lực HS qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam: Có 8/8 GV (chiếm 100%) khi được khảo sát, phỏng vấn đều cho rằng việc dạy học các bài ca dao theo nhóm như cấu trúc của sách giáo khoa Ngữ văn 10 Ban cơ bản hiện 9
  15. hành thành chủ đề dạy học theo thể loại ca dao Việt Nam là rất phù hợp nhưng họ chưa bao giờ thực hiện và cũng chưa có những đề xuất với tổ chuyên môn. Tất cả các GV đều thừa nhận, họ chưa đổi mới được cách thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực HS. Về phía HS, để thấy được thực trạng dạy học các bài ca dao Việt Nam hiện nay và nhận thức của các em về sự cần thiết của việc dạy học chủ đề ca dao Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát 132 học sinh ở các lớp 10C2, 10C3 và 10C4 của trường THPT Cờ Đỏ năm học 2020 - 2021 (Phụ lục 2), kết quả thu được như sau: - Về việc dạy học các bài ca dao Việt Nam hiện nay: Có 115 HS (chiếm 87,12%) khi được khảo sát cho rằng giờ học về các bài ca dao Việt Nam không có gì mới so với các bài học khác trong môn Ngữ văn, ấn tượng và hiểu biết của các em về thể loại ca dao là chưa hệ thống, chưa sâu sắc. Ý thức vận dụng những hiểu biết của các em sau khi học xong các bài ca dao Việt Nam để tìm hiểu các bài ca dao Việt Nam khác cũng như việc liên hệ kiến thức từ bài học với thực tiễn cuộc sống của HS còn thấp. - Về việc dạy học các bài ca dao Việt Nam thành chủ đề theo định hướng phát triển năng lực HS: Có 120 HS (chiếm 90,9%) được khảo sát cho biết, các em mong muốn GV khi dạy học bộ phận văn học dân gian Việt Nam nói chung và thể loại ca dao Việt Nam nói riêng sẽ tạo ra được những điểm khác biệt so với việc dạy học các văn bản thuộc bộ phận văn học viết. Các em mong thầy cô sẽ có những hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học mới, đa dạng, phù hợp với đặc trưng của thể loại ca dao Việt Nam. Để sau khi học các em có được ấn tượng và những hiểu biết thật sự sâu sắc về đặc trưng của thể loại ca dao Việt Nam, qua đó góp phần giúp các em hình thành và phát triển được những phẩm chất, năng lực cần thiết gắn với bài học. Từ việc điều tra, khảo sát và phân tích thực tế như trên, có thể thấy việc phát triển năng lực HS trong môn Ngữ văn qua dạy học chủ đề nói chung và qua dạy học chủ đề ca dao Việt Nam nói riêng đã được GV có ý thức thực hiện, có những hiểu biết cơ bản và khẳng định đây là cách thức dạy học cần thiết, mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong môn Ngữ văn còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều tồn tại đặc biệt là chưa đổi mới cách thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học, năng lực mà HS được hình thành và phát triển là chưa thực sự rõ ràng. Dạy học theo chủ đề trong môn Ngữ văn nói chung còn nhiều vướng mắc, GV còn lúng túng khi xây dựng kế hoạch bài học theo chủ đề để phát triển năng lực HS, hiệu quả đạt được là chưa cao như mục tiêu đã đề ra. Dạy học chủ đề ca dao Việt Nam để phát triển năng lực HS theo đa số GV là hợp lý và cần thiết nhưng chưa được thực hiện, GV thật sự chưa tìm ra được cách thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, sáng tạo cho chủ đề dạy học này. 10
  16. 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, BAN CƠ BẢN 2.1. Những đặc điểm của thể loại ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản Văn học dân gian Việt Nam nói chung và thể loại ca dao Việt Nam nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền văn học dân tộc vì vậy trong chương trình phổ thông bộ phận văn học này được giới thiệu và đưa vào dạy học với số lượng khá nhiều. Ở cấp trung học cơ sở, bộ phận văn học dân gian được trải dài từ lớp 6 đến lớp 7 với nhiều thể loại trong đó có ca dao. Ở cấp phổ thông, bộ phận văn học dân gian được dạy học ngay ở đầu chương trình Ngữ văn lớp 10 với hệ thống các thể loại cơ bản. Riêng thể loại ca dao Việt Nam được đưa vào chương trình môn Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản của SGK hiện hành gồm hai nhóm văn bản: nhóm những bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” (gồm có 6 bài) và nhóm những bài “Ca dao hài hước” (gồm có 4 bài). Trong hai nhóm văn bản đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những hướng dẫn cụ thể cho những bài ca dao tổ chức dạy học trên lớp và những bài ca dao HS tự học. Về thời lượng dạy học các bài ca dao, tổ chuyên môn của các trường được phép linh động điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học ở trường mình miễn là đảm bảo được thời lượng chung của môn học. Hai nhóm bài ca dao được SGK Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản đưa vào dạy học đã bao quát những đặc trưng tiêu biểu của thể loại ca dao Việt Nam trên cả hai phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Chính vì vậy việc GV chủ động, linh hoạt hệ thống lại các bài ca dao để tiến hành dạy học theo chủ đề Ca dao Việt Nam là rất phù hợp. Cách tích hợp chủ đề theo thể loại như thế này trước hết sẽ góp phần hình thành và phát triển có hiệu quả những phẩm chất, năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn thông qua các phương pháp dạy học tích cực và quá trình tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng. Bên cạnh đó, những bài ca dao Việt Nam được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản ở cả hai nhóm bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” và “Ca dao hài hước” đều gắn với môi trường diễn xướng có tính ứng dụng thực tiễn vì vậy sẽ rất phù hợp để tổ chức một cách đa dạng các hoạt động dạy học, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm. Đây sẽ là cơ hội để hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù khi dạy học chủ đề ca dao Việt Nam. 2.2. Cách thức, phương pháp dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông, ban cơ bản để phát triển năng lực học sinh Để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS như mục tiêu, yêu cầu mà chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra, cần đổi mới đồng bộ từ quan điểm xây dựng chương trình, nội dung 11
  17. môn học, SGK và đặc biệt là đổi mới cách thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV. Để việc dạy học chủ đề ca dao Việt Nam thật sự phát huy hiệu quả theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS đề tài đưa ra một số cách cách thức, phương pháp như sau: 2.2.1. Tổ chức tích hợp các hoạt động đọc - viết - nói - nghe trong dạy học chủ đề ca dao Việt Nam Định hướng về nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 đã xác định: Chương trình môn Ngữ văn được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Theo đó kiến thức tiếng Việt, làm văn và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Trên tinh thần định hướng chung của chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018, xuất phát từ đặc điểm môn học, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đã thống nhất quan điểm khi xây dựng chương trình là lấy việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt, làm văn và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đó, chương trình đã thống nhất tích hợp cả ba cấp học; tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu, loại văn bản và giữa các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Như vậy, việc dạy học chủ đề ca dao Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, ban cơ bản bằng cách tổ chức tích hợp các hoạt động đọc, viết, nói và nghe chính là đã tiến hành dạy học theo tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018. Qua cách thức, phương pháp tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe khi dạy học chủ đề ca dao Việt Nam sẽ phát triển được các năng lực chung, đặc biệt là các năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 2.2.1.1. Phương pháp dạy đọc ca dao Việt Nam Khi xây dựng nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra thời lượng cho các năng lực đọc, viết, nói và nghe ở cấp THPT như sau: Đọc khoảng 60%, viết khoảng 25%, nói và nghe khoảng 10%; đánh giá định kì khoảng 5%. Như vậy, thời lượng dành cho việc rèn luyện kĩ năng đọc chiếm nhiều nhất trong trục kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Chính vì thế, khi dạy học chủ đề ca dao Việt Nam, cần tập trung nhiều hơn cho việc tổ chức hoạt động đọc và phương pháp dạy đọc ca dao Việt Nam theo đặc trưng thể loại. Qua đó, giúp HS biết đọc và tự đọc được các bài ca dao có trong chương trình cũng như khi các em đứng trước những bài ca dao khác. 12
  18. Về kĩ thuật đọc: Trước hết, dạy học chủ đề ca dao Việt Nam cần hình thành và phát triển kĩ thuật đọc cho HS qua việc đọc từng bài ca dao. GV yêu cầu HS đọc trực tiếp toàn bộ các bài ca dao được đưa vào chương trình và sưu tầm để đọc thêm một số bài ca dao khác. Bên cạnh yêu cầu đọc đúng, đọc trôi chảy khi dạy đọc các bài ca dao cần đặc biệt hình thành và phát triển cho HS những kĩ thuật đọc sau: - Kĩ thuật đọc diễn cảm: Ca dao thuộc loại hình thơ ca, đó là loại hình văn học thiên về cảm xúc, tâm tư tình cảm, đề cao thế giới chủ quan với những rung động tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn con người. Vì vậy, khi đọc các bài ca dao, GV cần đặc biệt chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật đọc diễn cảm từ âm sắc, ngữ điệu, ngắt nhịp đến khả năng biểu cảm… - Kĩ thuật đọc biểu diễn, sáng tạo: Văn học dân gian Việt Nam là cuốn bách khoa toàn thư của nhân dân ta, xét về mặt chức năng thì văn học dân gian không chỉ là loại hình nghệ thuật ngôn từ mà còn phục vụ những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng như lao động sản xuất, tín ngưỡng, giải trí… Ca dao là phần lời thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, vì vậy GV cần chú ý đến tính biểu diễn khi dạy đọc cho HS. Về đọc hiểu ca dao Việt Nam: Ca dao là văn bản văn học và cũng là một loại văn bản, nên dạy đọc hiểu văn bản ca dao cũng cần tuân thủ cách đọc hiểu văn bản, văn bản văn học nói chung. Tuy nhiên, ca dao có những đặc điểm riêng về mặt thể loại vì thế GV tổ chức cho HS tìm hiểu, giải mã các bài ca dao theo một quy trình phù hợp với đặc trưng thể loại để giúp HS chuyển hóa những hiểu biết trong quá trình đọc hiểu thành những năng lực cần thiết. Cụ thể như sau: - Đọc hiểu nội dung các bài ca dao: Trước hết, để đọc hiểu nội dung các bài ca dao cần đặt văn bản trong mối liên hệ với hoàn cảnh ra đời. Văn học dân gian Việt Nam nói chung và ca dao Việt Nam nói riêng là những sáng tác tập thể của nhân dân ta và ra đời chủ yếu trong hoàn cảnh lịch sử xã hội phong kiến xưa. Chính hoàn cảnh lớn này đã chi phối, ảnh hưởng đến nội dung, tư tưởng của các bài ca dao, như khi đọc hiểu bài ca dao có lời dẫn cưới “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” và lời thách cưới “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang…” cần hướng dẫn để HS đặt bài ca dao vào hoàn cảnh xã hội phong kiến với những tục lệ, quy định khắt khe. Chính vì những tục lệ và quy định hà khắc đó mà biết bao đôi lứa đã không đến được với nhau. Từ việc liên hệ đến hoàn cảnh xã hội như vậy, HS sẽ hiểu được chàng trai và cô gái trong bài ca dao đã vượt lên những tục lệ nghiêng về vật chất để coi trọng nghĩa tình. Bên cạnh đặt các bài ca dao vào hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh rộng, GV cần hướng dẫn đề HS biết đặt các bài ca dao vào hoàn cảnh cảm hứng, bởi chính hoàn cảnh cảm hứng sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành một trạng thái tình cảm nhất định gắn liền với một hệ thống hình tượng nhất định trong bài ca dao. Như khi đọc hiểu bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” hay bài ca dao “Khăn thương nhớ ai…”, cần hướng dẫn để HS đặt tâm trạng, cảm xúc của người phụ nữ vào hoàn cảnh cảm hứng cụ thể: người con gái ý thức được số phận 13
  19. bấp bênh, giá trị của bản thân bị rẻ rúng và nỗi lo bủa vây vào đúng độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất, tuổi đang yêu và đáng được yêu. Chính thời điểm đó càng gợi lên sự đau xót, tội nghiệp và sự thương cảm sâu sắc từ phía độc giả cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đặc biệt, khi dạy đọc hiểu nội dung các bài ca dao Việt Nam GV cần chú ý hướng dẫn, tổ chức để HS tập trung phân tích mạch cảm xúc được thể hiện trong văn bản. Để làm được điều đó trước hết HS cần hướng đến phân tích nhân vật trữ tình trong bài ca dao, bởi tiếng nói trữ tình xét đến cùng là bản chất của thơ ca. Dòng chảy của mạch cảm xúc, suy tư, tâm trạng của chủ thể trữ tình xuyên suốt bài ca dao là cảm hứng chủ đạo làm nên nội dung cơ bản của tác phẩm. Xét về mặt loại hình văn học, ca dao là thể loại thuộc vào loại hình thơ ca, đó là những tác phẩm thơ trữ tình dân gian, được sáng tác nhằm mục đích diễn tả thế giới nội tâm của con người. Thế giới tình cảm, cảm xúc chủ quan của chủ thể trữ tình được xem là nguồn khởi phát và là nội dung cơ bản của thơ ca trữ tình nói chung và ca dao trữ tình nói riêng (cái gốc của hài hước cũng là trữ tình). Có thể nói tính chủ quan là đặc trưng nổi bật nhất của ca dao, vì vậy nó chi phối tới mọi phương diện nghệ thuật, từ nội dung tới hình thức thể hiện và tạo nên mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành các bài ca dao. Trong các bài ca dao trữ tình, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chính. Các đối tượng, sự kiện và sự việc của hiện thực khách quan được thể hiện một cách gián tiếp và chúng có chức năng là khơi dậy những tình cảm sâu sắc, mới mẻ, tái hiện đối tượng để chủ thể bộc lộ quá trình cảm xúc, suy tưởng của mình. Tiếp cận, khai thác thể loại ca dao Việt Nam, thông qua những tín hiệu nghệ thuật đặc trưng để người học cảm nhận được đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ tình yêu đôi lứa, quan hệ gia đình, xã hội, quê hương đất nước... Tất cả làm nên thế giới tâm hồn phong phú với nhiều cung bậc tình cảm: yêu thương, khát vọng hạnh phúc, thủy chung, tình nghĩa, lạc quan, yêu đời... kết tinh thành vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân Việt Nam qua bao thế hệ. Trong bài ca dao, chủ thể trữ tình có thể được “tạo hình” trực tiếp bằng các đại từ nhân xưng “Em”, “Anh”, “Đôi ta” hoặc những từ ngữ, hình ảnh mô tả cử chỉ, hành động, trạng thái nội tâm như “lo phiền”, “thương nhớ”... Tuy nhiên, trong ca dao, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình còn được bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh mang tính biểu tượng, ẩn dụ: cây đa, bến nước, con đò, gừng cay, muối mặn, chiếc khăn, ngọn đèn, đôi mắt, chiếc cầu, tấm lụa đào…, hình ảnh so sánh “Thân em như tấm lụa đào”, hình ảnh nhân hóa “Khăn thương nhớ ai… Đèn thương nhớ ai” và hình ảnh hoán dụ “Mắt thương nhớ ai”… Vì vậy, dạy đọc hiểu các bài ca dao Việt Nam, cần đặc biệt chú ý khai thác hệ thống những hình ảnh này bởi chúng như một thứ ngôn ngữ đặc biệt tạo nên tính hàm súc, biểu cảm cho bài ca dao, diễn tả được một cách sâu sắc, phong phú và tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình. 14
  20. Bên cạnh việc nắm bắt mạch cảm xúc của các bài ca dao qua chủ thể trữ tình, GV còn cần hướng dẫn, tổ chức để HS phân tích được mạch cảm xúc đó thông qua một tín hiệu nghệ thuật cũng hết sức đặc biệt thường được thể hiện trong các bài ca dao Việt Nam đó là yếu tố không gian và thời gian. Thực chất khi tìm hiểu các bài ca dao chúng ta sẽ thấy yếu tố không gian và thời gian ở đây đã được chủ quan hóa, nội tâm hóa, chúng thấm đẫm nỗi niềm, tâm trạng và cảm xúc của chủ thể trữ tình. Chẳng hạn trong bài ca dao: “Khăn thương nhớ ai - Khăn rơi xuống đất - Khăn thương nhớ ai - Khăn vắt lên vai - Khăn thương nhớ ai - Khăn chùi nước mắt…” thì đằng sau tất cả sự “lên”, “xuống”, “rơi”, “vắt” của chiếc khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nhớ đến mức không còn tự chủ được cả bước đi dáng đứng, đó là nỗi nhớ có không gian, cái không gian trải ra nhiều chiều để diễn tả những vận động trái chiều “rơi”, “vắt”, “chùi” còn nỗi nhớ thì quanh quất ở mọi hướng. Cùng với yếu tố không gian, yếu tố thời gian cũng là tín hiệu nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc thế giới cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình. Như trong lời ca dao “Đèn thương nhớ ai - Mà đèn không tắt” đã diễn tả được nỗi nhớ theo thời gian của người con gái đang yêu, nỗi nhớ từ ngày sang đêm, từ chiếc khăn đến ngọn đèn. “Đèn không tắt” hay chính con người đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ niềm thương đằng đẵng với thời gian? Nếu hình ảnh chiếc khăn trong lời ca dao “Khăn thương nhớ ai” biết giãi bày thì ngọn “đèn không tắt” ở đây biết thổ lộ. Thời gian gắn với ngọn đèn đã nói với chúng ta rất nhiều điều trong tâm hồn của chủ thể trữ tình mà bài ca dao không diễn tả trực tiếp bằng lời. Như vậy, khi dạy đọc hiểu các bài ca dao trong chủ đề ca dao Việt Nam cần phải tổ chức, hướng dẫn để HS khám phá được thế giới chủ quan, tâm trạng, mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình từ những bài ca dao cụ thể đến những hiểu biết khái quát, sâu sắc về thế giới tâm hồn của con người Việt Nam. Đây là phương pháp dạy đọc hiểu các bài ca dao theo đúng đặc trưng thể loại về phương diện nội dung. Nếu việc tổ chức đọc hiểu các bài ca dao không tập trung đi theo hướng này thì ấn tượng về thể loại ca dao Việt Nam ở HS sẽ rất mờ nhạt. Qua quá trình khám phá về thế giới chủ quan, đời sống tâm hồn của con người Việt Nam trong ca dao một cách hệ thống sẽ đánh thức được những cảm xúc thẩm mĩ, nhân văn ở HS, góp phần khơi dậy những phẩm chất và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn đặc biệt là năng lực ngôn ngữ và văn văn học - một biểu hiện cụ thể của năng lực thẩm mĩ, bởi xét đến cùng mọi cái đẹp trong thế giới này đều được quy tụ về vẻ đẹp của tâm hồn con người. - Đọc hiểu hình thức các bài ca dao Trước hết, việc đọc hiểu hình thức các bài ca dao phải bắt đầu từ việc đọc hiểu cấu tứ, tức là đọc hiểu đặc điểm tổ chức của bài ca dao đó. Phần lớn các bài ca dao Việt Nam được sáng tác bằng thể thơ lục bát, song thất lục bát hoặc lục bát biến thể. Một bài ca dao có các câu thơ, dòng thơ, đoạn thơ, tứ thơ và các ý thơ. Các yếu tố đó liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành chỉnh thể một bài ca dao, trong đó tứ thơ 15
nguon tai.lieu . vn