Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu:       Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hiện nay là  chuyển từ  nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang nền giáo dục  chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ  động, sáng tạo   của người học.  Vì vậy, cần đổi mới  phương pháp dạy học gắn chặt với các  hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện   cụ  thể  mà có những hình thức tổ  chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm;  học trong lớp, học  ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị  tốt về phương pháp đối với các   giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến  thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Cần sử  dụng đủ  và hiệu  quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Tích cực vận dụng công  nghệ thông tin trong dạy học. Đối với môn Sinh học, để  đổi mới phương pháp dạy học thì việc đề  ra  các biện pháp sử  dụng phương tiện trực quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì  với môn Sinh học có số lượng PTTQ rất lớn, PTTQ là nguồn kiến thức, là công  cụ  dạy học đắc lực tạo hứng thú cho học sinh, giúp HS dễ  ghi nhớ, vận dụng  kiến thức. Sách giáo khoa các môn học hiện hành nói chung và môn Sinh học nói  riêng được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong đó, các   PTTQ qua kênh hình không chỉ  minh hoạ  nội dung kiến thức cho kênh chữ  mà  còn là công cụ  đắc lực để  giáo viên tổ  chức, giải quyết các yêu cầu dạy học  theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Ngoài ra, GV còn có thể  sáng tạo hoặc khai thác các PTTQ ngoài SGK để nâng cao hiệu quả dạy học. Trong chương trình Sinh học 10, phần Sinh học tế bào, ở chương cấu trúc   tế  bào, các PTTQ đặc biệt là các kênh hình có vai trò vô cùng quan trọng trong  việc cung cấp kiến thức về cấu trúc tế  bào, giúp HS dễ  quan sát, dễ  nhớ  và từ  đó hình thành các năng lực tự học, tư duy, vận dụng kiến thức. Xuất phát từ  những lí do trên, tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến  “Nâng   cao hiệu quả  sử  dụng phương tiện trực quan dạy học chương cấu trúc tế   bào­ Sinh học 10” ở các lớp tôi đang giảng dạy trong năm học 2019­ 2020 nhằm  nâng cao hiệu quả dạy học. 2. Tên sáng kiến:  “Nâng cao hiệu quả  sử  dụng phương tiện trực quan dạy học chương cấu   trúc tế bào­ Sinh học 10”. 3. Tác giả sáng kiến: 1
  2. ­ Họ và tên: Nghiêm Thị Hường. ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học ­ Số điện thoại: 0986426163.           Email: huongnghiem81@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nghiêm Thị Hường 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình sinh học 10.  6. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: A. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện trực quan 1.1. Khái niệm về phương tiện trực quan.      ­ Phương tiện trực quan (PTTQ) là toàn bộ  những công cụ  (phương tiện)  mà giáo viên (GV) và học sinh (HS) sử dụng trong quá trình dạy học nhằm cung   cấp kiến thức, kĩ năng, hoàn thành nhân cách cho HS thông qua sự  tri giác trực   tiếp bằng các giác quan của họ. 1.2. Vai trò của phương tiện trực quan. ­ PTTQ là phương tiện truyền tải thông tin có thể thay thế cho các sự vật,   hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp   cận trực tiếp. ­ PTTQ cung cấp cho học sinh kiến thức một cách chắc chắn và chính xác. ­ PTTQ tác động đến nhiều giác quan của HS giúp học tiếp thu kiến thức  dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn. ­ PTTQ giúp phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo cho HS, giúp HS  tiếp thu kiến thức, hình thành nên kĩ năng, phát triển nhân cách.  1.3. Các phương tiện trực quan. * Trong dạy học sinh học có 3 loại PTTQ chính: 1.3.1. Các vật tự nhiên : Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu  bản hiển vi..  Khi HS quan sát mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu bản hiển vi,   mẫu tươi sống, sẽ  giúp các em có những biểu tượng cụ  thể, sinh động về  các   động thực vật hoặc các cơ quan bộ phận của chúng. 1.3.2. Các vật tượng hình : Mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, sơ đồ, biểu đồ.......    2
  3. Loại PTTQ này được dùng phổ  biến trong dạy học, GV có thể  dùng các   kênh hình trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa.  1.3.3. Các thí nghiệm : Để  truyền đạt và lĩnh hội nội dung tri thức (Là những  sự vật, hiện tượng, các quá trình sinh học)  Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương   tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật.  Thí nghiệm giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các quá trình  sinh học. Trong giai đoạn hiện nay ngành Giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng Công  nghệ thông tin vào dạy học thì GV có thể sử  dụng các thí nghiệm ảo trong dạy   học. 1.4. Các phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học. ­ Sử dụng câu hỏi vấn đáp: Dựa trên cơ sở HS quan sát PTTQ, GV thiết kế hệ  thống câu hỏi hướng dẫn cho học sinh cách quan sát hình  ảnh, định hướng học  tập. Thông qua các câu hỏi có tính dẫn dắt để  học sinh khai thác hiệu quả  hình  ảnh để thu nhận kiến thức, những kiến thức rút ra từ hình ảnh rất đa dạng ngoài  mô tả  chỉ  là phần phụ, phần chính giúp các em phân biệt, so sánh, suy diễn và  vận dụng. ­ Sử dụng phiếu học tập: HS hoàn thành phiếu học tập một cách độc lập hoặc  theo nhóm. Phiếu học tập được thiết kế  là các yêu cầu, câu hỏi, bài tập dưới  dạng sơ đồ, bảng biểu do GV định hướng. HS phải tham gia hoạt động học tập   tích cực để lĩnh hội tri thức chứ không nghe truyền đạt một cách thụ động. ­ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: GV xây dựng những câu hỏi trắc  nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn gây nhiễu, HS cần nắm chắc kiến thức   thông qua quan sát PTTQ thì mới hoàn thành được. ­ Sử  dụng bài tập nhận thức (tình huống có vấn đề): Dựa vào sự  quan sát,  tổng hợp kiến thức từ các PTTQ của HS mà GV xây dựng các tình huống có vấn  đề ở  các mức độ  khác nhau, đặc biệt các tình huống thực tiễn để  phát huy tính   tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức của từng đối tượng HS. 1.5. Quy trình chung sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học. GV có thể  sử  dụng PTTQ trong tất cả  các bước của tiến trình dạy học  (kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới, củng cố, kiểm tra đánh giá ). GV   cũng có thể  sư  dụng PTTQ với nhiều mục đích khác nhau như: minh họa kiến  thức mới, củng cố  kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ  cho HS. Để  sử  dụng  PTTQ trong dạy học một cách hiệu quả cần tuân theo các bước sau: ­ GV nghiên cứu kĩ nội dung bài học, hình thành ý tưởng về sử dụng PTTQ. ­ Xác định mục tiêu cụ  thể  của từng hoạt động dựa trên ý tưởng khai thác, sử  dụng PTTQ. 3
  4. ­ Xây dựng nguồn PTTQ cần sử dụng (trong SGK, ngoài SGK). ­ Xác định hình thức khai thác PTTQ phù hợp. ­ Tổ chức các hoạt động dạy học sử dụng PTTQ. 2. Tổng quan kiến thức chương cấu trúc tế bào (Sinh học 10) ­ Chương cấu trúc tế bào (Sinh học 10) gồm có 6 bài, dạy trong 5 tiết, bao gồm: + Bài 7: Tế bào nhân sơ (dạy trong 1 tiết). + Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực (dạy trong 2 tiết). + Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng (dạy trong 1 tiết). + Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh (dạy trong 1 tiết). ­ Trong chương này, nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các bào quan ở tế  bào nhân sơ, tế bào nhân thực, sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất.  Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành và phát triển các năng lực khác cho HS  qua bài thực hành quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh. Tế bào có kích  thước nhỏ bé, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Vì vậy, để nghiên cứu về  cấu trúc tế bào, cấu trúc của các bào quan thì cần thiết phải dùng đến các PTTQ  đặc biệt là các kênh hình trong SGK cũng như ngoài SGK giúp HS hứng thú, dễ  lĩnh hội, khắc sâu kiến thức, bài học trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng cho HS, HS  không phải hình dung, tưởng tượng. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN 1. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài “tế bào nhân  sơ”. 1.1. Dạy mục I. ­ Sử dụng các kênh hình H 7.1. Độ lớn các bậc cấu trúc của thế giới giống  (SGK). ­ Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp: + Nhận xét kích thước tế bào vi khuẩn? + Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? 1.2. Dạy mục II. 4
  5. ­ Sử dụng các kênh hình H 7.2. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn  (SGK).   ­ Khi dạy kiến thức mới: Sử dụng phiếu học tập. Điền các thành phần cấu trúc  tế bào nhân sơ vào ô cho phù hợp:  Thành phần bắt buộc Thành phần không bắt buộc ­ Phần củng cố: Yêu cầu HS lên chỉ và nêu tên từng thành phần cấu trúc tế bào  nhân sơ. ­ Khi kiểm tra, đánh giá: Dùng hình ảnh đã xoá chú thích, dùng câu hỏi trắc  nghiệm khách quan để đưa các lựa chọn có chú thích khác nhau. * Dạy mục 1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi. 5
  6. ­ Sử dụng hình cấu tạo thành tế bào vi khuẩn gram (+) và gram (­): ­ Sử dụng PHT khi hình thành kiến thức mới: Phân biệt thành vi khuẩn gram (+)  và vi khuẩn gram (­): Vi khuẩn gram (+) Vi khuẩn gram (­) ­ Sử dụng bài tập nhận thức: Cấu trúc thành tế bào vi khuẩn có ý nghĩa gì trong  việc sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh? 2. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài “tế bào nhân  thực”. 2.1. Dạy phần đặc điểm chung tế bào nhân thực. ­ Sử dụng các hình: H 7.2. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn (SGK). H 8.1. Cấu trúc tổng thể của tế bào nhân thực. 6
  7. ­ Khi dạy kiến thức mới: Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp khi cho HS quan sát  3 loại tế bào: + Đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống ? + Các thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào?  + Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, có những khác biệt về:  Kích thước  Màng nhân  Hệ thống các bào quan có màng bọc. + Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật, có những khác biệt chính:  Thành tế bào  Lạp thể  Không bào  Trung thể ­ GV bổ sung thêm những khác biệt khác mà sách giáo khoa chưa đề cập đến,  như: Tế bào động vật có thêm lizoxom, lông roi. Tế bào thực vật có cầu sinh  chất. 2.2. Dạy mục I, II, III, IV. ­ Sử dụng hình ảnh H 8.1a. Tế bào thực vật (SGK): ­ Sử dụng câu hỏi dạng ghép, nối (HS hoạt động nhóm theo bàn trong thời gian 5  phút, HS không sử dụng SGK, chỉ quan sát hình ảnh): Cấu trúc và chức năng của  nhân tế bào, lưới nội chất, riboxom, bộ máy Gôngi Bào quan Cấu trúc Chức năng I. Nhân tế bào 1­ Không có màng bao bọc,  a­ Tổng hợp prôtein tiết ra khỏi tế  cấu tạo từ  1 số  loại rARN  bào cũng như  các prôtein cấu tạo  và prôtein. Số lượng nhiều. nên   màng   tế   bào,   prôtein   dự   trữ,  7
  8. prôtein kháng thể. Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường,  phân huỷ chất độc đối với cơ thể. II. Lưới nội  2­ Là một chồng túi màng  b­ Tổng hợp prôtein của tế bào. chất. dẹp xếp cạnh nhau nhưng  tách biệt nhau.  III. Riboxom 3­ Phía ngoài là 2 lơp mang ́ ̀   c­ Thu nhận, lắp ráp thành sản  màng bao   bọc, trên màng  phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và phân  có các lỗ nhân. Bên trong là  phối sản phẩm. dịch nhân chứa chất nhiễm  sắc   (ADN   liên   kết   với   prôtein) và nhân con. IV. Bộ máy  4­   Là   hệ   thống   ống   và  d­ Là nơi chứa đựng thông tin di  Gôngi xoang dẹp. Trên mặt ngoài  truyền. Điều khiển mọi hoạt động  của   xoang   có   đính   nhiều  của tế bào hạt   ribôxôm   hoặc   đính  nhiều enzim ­ GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.  ­ Khi củng cố, GV yêu cầu HS lên chỉ hình ảnh để trình bày cấu trúc, chức năng  từng bào quan. ­ Sử dụng hình 8.2. Cấu trúc và chức năng của bộ máy Gongi (SGK): ­ Sử dụng câu hỏi vấn đáp:  + Cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vận chuyển một protein ra  khỏi tế bào? 8
  9. + Trình bày con đường đi của protein từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng? ­ Khi kiểm tra, đánh giá: Cho hình các bào quan không có chú thích, yêu cầu HS  xác định các thành phần cấu trúc dưới dạng câu hỏi tự luận hay trắc nghiệm  khách quan. + Câu hỏi tự luận: Cho hình vẽ tế bào động vật, hãy chú thích các bào quan  theo thứ tự cho đúng? (1­ Nhân, 2­ dịch nhân, 3­ màng nhân, 4­ Gongi, 5­ Màng sinh chất, 6­ Lưới nội  chất, 7­ nhân con, 8­ Lyzoxom, 9­ ti thể, 10­ tế bào chất.) + Câu hỏi trắc nghiệm: Phương án nào dưới đây đúng khi chú thích cho  hình vẽ tế bào động vật dưới đây? A. 1­ Nhân, 2­ dịch nhân, 3­ màng nhân, 4­ Gongi, 5­ Màng sinh chất, 6­ Lưới nội  chất, 7­ nhân con, 8­ Lyzoxom, 9­ ti thể, 10­ tế bào chất. B. 1­ Dịch nhân, 2­ Nhân, 3­ màng nhân, 4­ Gongi, 5­ Màng sinh chất, 6­ Lưới nội  chất, 7­ nhân con, 8­ Lyzoxom, 9­ ti thể, 10­ tế bào chất. C. 1­ Nhân, 2­ dịch nhân, 3­ màng nhân, 4­ Lưới nội chất trơn, 5­ Màng sinh chất,  6­ Lưới nội chất hạt, 7­ nhân con, 8­ lục lạp, 9­ ti thể, 10­ tế bào chất. D. 1­ Nhân, 2­ dịch nhân, 3­ màng nhân, 4­ Lưới nội chất hạt, 5­ Màng sinh chất,  6­ Gongi, 7­ nhân con, 8­ Lyzoxom, 9­ ti thể, 10­ tế bào chất. 2.3. Dạy mục V. Ti thể. ­ Sử dụng hình 9.1. Cấu trúc ti thể (SGK) và hình cấu trúc ti thể (sưu tầm trên  google.com) 9
  10. ­ Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp: + Nêu cấu trúc ti thể? + Màng trong ti thể gấp nếp có ý nghĩa gì? + Từ cấu trúc của ti thể, hãy cho biết chức năng của ti thể? + Loại tế bào nào trong cơ thể người có nhiều ti thể chất ­ Khi củng cố, kiểm tra, đánh giá: Cho hình vẽ cấu trúc ti thể không có chú  thích, yêu cầu HS chú thích, trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể. 2.4. Dạy mục VI. Lục lạp. ­ Sử dụng hình 9.2. Cấu trúc lục lạp (SGK): 10
  11. ­ Sử dụng câu hỏi vấn đáp: + Trình bày cấu trúc, chức năng của lục lạp? + Phân biệt các cấu trúc: Chất nền, granna, tilacoit. + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp? + Sự giống nhau giữa ti thể và lục lạp chứng minh điều gì? (Chỉ ra những bằng chứng chứng minh ty thể, lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn  chuyển sang cộng sinh nội bào trong tế bào nhân thực ( trong đó, ty thể có  nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí, lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn quang hợp)). ­ Khi củng cố: Yêu cầu HS lên trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp. 2.5. Dạy mục VII. Một số bào quan khác. * Không bào: ­ Sử dụng hình ảnh tế bào thực vật: 11
  12. ­ Sử dụng câu hỏi vấn đáp: + Không bào lớn chỉ có ở loại tế bào nào? + Cấu trúc, chức năng không bào? 2.6. Dạy mục VIII. Màng sinh chất. ­ Sử dụng hình 10.2. Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động. ­ Sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp: + Các thành phần cấu trúc nên màng sinh chất? Thành phần nào là chủ yếu? + Sự sắp xếp các thành phần cấu trúc như thế nào để tạo cấu trúc màng sinh  chất? (Các phân tử protein xen kẽ vào 2 lớp photpholipit=> cấu trúc khảm) + Giải thích tính động (lỏng) của màng do đặc điểm cấu trúc của phốtpholipit,  prôtêin. ­ Trên cơ sở kiến thức đó có thể khai thác, bổ sung, nâng cao bằng các bài tập  nhận thức và các kiến thức liên môn như: 12
  13. + Vì sao màng sinh chất lại cấu trúc gồm hai lớp phốtpholipit? + Protein trong cấu trúc của màng như thế nào? Tại sao đầu COO­ và NH+ lại  quay ra ngoài? + Cho thí nghiệm lai tế bào người với tế bào chuột tạo ra tế bào lai có các phân  tử protein của người xen kẽ các protein của chuột ? Thí nghiệm chứng minh đặc  điểm gì của màng tế bào ?  + Màng tế bào động vật và tế bào thực vật loại nào có tính động cao hơn? Vì  sao? + Tính động liên quan đến sự dịch chuyển của phốtpholipit chủ yếu diễn ra  trong nội bộ của lớp hay giữa hai lớp phốtpholipit? ­ Phần củng cố, kiểm tra, đánh giá: Cho hình vẽ cấu trúc màng sinh chất không  có chú thích, yêu cầu HS trình bày lại cấu trúc hoặc trả lời câu hỏi về cấu trúc  màng sinh chất. (1­ Cacbohydrat, 2­ glicoprotein, 3­ colesteron, 4,6­ protein bám màng, 5­ protein   xuyên màng, 7­ photpholipit ) 3. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài vận chuyển các  chất qua màng sinh chất. 3.1. Dạy mục I. Vận chuyển thụ động.  ­ Sử dụng hình 11.1. Sơ đồ các kiểu vận chuyển các chất qua màng (SGK). 13
  14. ­ Sử dụng các câu hỏi vấn đáp: + Thế nào là vận chuyển thụ động? Nguyên lí vận chuyển thụ động? + Các con đường vận chuyển thụ động ? * Dạy mục: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán các chất tan qua  màng tế bào. ­ Sử dụng hình 1: Các loại môi trường (ngoài SGK).  ­ Sử dụng câu hỏi vấn đáp: + Tốc độ khuếch tán các chất tan phụ thuộc những yếu tố nào? + Phân biệt 3 loại môi trường: ưu trương, đẳng trương, nhược trương? ­ Sử dụng hình 2. Hiện tượng co và phản co nguyên sinh. 14
  15. ­ Phần dạy kiến thức mới: Sử dụng câu hỏi vấn đáp:  + Hiện tượng gì xảy ra khi cho tế bào thực vật sống vào 3 loại môi trường? Giải  thích.  + Hiện tượng gì xảy ra khi cho tế bào hồng cầu vào 3 loại môi trường? Giải  thích. + Tại sao 2 loại tế bào này có khác biệt về hiện tượng xảy ra? ­ Phần củng cố: Sử dụng PHT: Phân biệt 3 loại môi trường Đặc điểm Môi trường ưu  Môi trường đẳng  Môi trường  trương trương nhược  trương Nồng độ chất tan  so với trong tế bào Sự di chuyển của  nước Hiện tượng ­ Phần vận dụng: Sử dụng hình 3. Hiện tượng xảy ra ngâm quả trong đường  (muối) (hoặc dùng lọ sấu ngâm siro). 15
  16. ­ Sử dụng bài tập nhận thức: Quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức vừa  học và dùng kiến thức thực tế. + Tại sao khi muối dưa, mới đầu rau bị quắt lại, sau đó lại trương lên ? + Khi ngâm siro quả xấu, ban đầu quả bị quắt lại, sau đó trương lên, nước và  quả đều có vị chua ngọt? ­ Phần kiểm tra đánh giá: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạng ghép đôi. + Quan sát hình 1, 2 ghép cột 1 với cột 2 trong bảng 1 dưới đây cho đúng: Môi trường Đặc điểm Đáp án 1. Ưu trương a. Nồng độ chất tan bằng  1­……. trong tế bào. 2. Đẳng trương b. Nồng độ chất tan cao  2­……. hơn trong tế bào. 3. Nhược trương c. Nồng độ chất tan thấp  3­……. hơn trong tế bào. 3.2. Dạy mục II. Vận chuyển chủ động.  ­ Sử dụng hình 11.1. Sơ đồ các kiểu vận chuyển các chất qua màng (SGK). ­ Sử dụng PHT: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Nội dung Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Khái niệm Sử dụng ATP Các con đường ­ Khi củng cố: Dùng hình ảnh không có chú thích, yêu cầu HS trình bày về vận  chuyển thụ động. 16
  17. ­ Khi kiểm tra, đánh giá:  + Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Cho hình vẽ trên, cho biết các con  đường vận chuyển các chất qua màng tương ứng với số 1, số 2, số 3? A. Vận chuyển chủ động, khuếch tán qua kênh protein, khuếch tán trực tiếp qua  lớp photpholipit. B. Vận chuyển thụ động, khuếch tán qua kênh protein, khuếch tán trực tiếp qua  lớp photpholipit. C. Vận chuyển chủ động, khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit, khuếch tán  qua kênh protein.  D. Vận chuyển thụ động, khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit, khuếch tán  qua kênh protein.  + Sử dụng câu hỏi tự luận: Quan sát hình vẽ trên, hãy cho biết tên các con  đường vận chuyển các chất qua màng: Số 1:………………………………  ………………………………………………… Số 2:………………………………  ………………………………………………… Số 3:………………………………  ………………………………………………… 3.3. Dạy mục III. Xuất nhập bào.  ­ Sử dụng hình ảnh 11.2. Sơ đồ quá trình ẩm bào và thực bào (SGK). 17
  18. ­ Phần dạy kiến thức mới: Sử dụng câu hỏi vấn đáp: + Trình bày quá trình ẩm bào? Loại thức ăn được thực hiện ẩm bào? + Trình bày quá trình thực bào? Loại thức ăn được thực hiện thực bào? 4. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong bài thực hành: Thí  nghiệm co và phản co nguyên sinh. ­ Phần dạy kiến thức mới: Sử dụng phương pháp thí nghiệm:  + GV hướng dẫn HS làm tiêu bản biểu bì lá thài lài tía. + Hướng dẫn HS quan sát tiêu bản về hiện tượng co nguyên sinh, phản co  nguyên sinh dưới kính hiển vi. ­ Phần củng cố: Yêu cầu HS viết thu hoạch bài thực hành + Khi nào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh? Giải thích. + Khi nào xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh? Giải thích. Chương 3: KẾT QUẢ 1. Hiệu quả của đề tài. ­ Qua việc sử dụng PTTQ giúp quá trình dạy học diễn ra thuận lợi hơn, hiệu  quả hơn. ­ Dựa trên kênh hình học sinh sẽ có được những hình ảnh trực quan sinh động,  cùng với sự dẫn dắt, định hướng của thầy giúp các em hiểu biết một cách nhanh  chóng, đi vào bản chất của vấn đề, giảm được các chi tiết vụn vặt, chi tiết gây  khó khăn cho người học. ­ Qua kênh hình học sinh phát triển khả năng quan sát, suy luận. Thấy được sự  phù hợp giữa cấu trúc và chức năng, sự hợp lý trong cấu trúc, sự thống nhất  trong đa dạng của thế giới sống. ­ Sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học giúp cho giáo viên thuận lợi trong  việc khai thác kiến thức giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng  thời qua đó khai thác đi sâu, mở rộng kiến thức phù hợp với nội dung bài học. ­ Sử dụng kênh hình trong dạy học không chỉ áp dụng cho bài học mới mà còn  18
  19. được sử dụng trong cả quá trình ôn tập, giúp các em ôn tập nhanh hệ thống kiến  thức lưu giữ lâu những hiểu biết, qua đó vận dụng vào quá trình làm bài có hiệu  quả cao. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao khi sử dụng kênh hình thì người dạy  phải có những ý tưởng và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc dẫn dắt và  biết cách khai thác ý tưởng sao cho có hiệu quả phù hợp với nội dung bài học. 2. Đánh giá kết quả dạy học. 2.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả dạy học: Sau khi tổ  chức dạy học với các hoạt động như  trên, chúng tôi đã tiến hành  đánh giá kết quả dạy học thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm  kết hợp với  các sản phẩm của HS. 2.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá học sinh: Chúng tôi đã xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm có sử dụng hình ảnh với các   cấp độ gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao và cho HS làm   bài kiểm tra trong 15 phút. Mức độ Câu hỏi Số lượng Nhận biết 1, 2, 4. 3 Thông hiểu 2, 5, 7. 3 Vận dụng  6,8 2 Vận dụng cao 9,10 2 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO Câu 1. Cho hình vẽ sau: Chú thích nào sau đây đúng? A. 4­ lông, 5­ vùng nhân, 6­ vỏ nhầy, 7­ thành tế bào. B. 1­ lông, 5­ nhân, 6­ thành tế bào, 7­ màng sinh chất. C. 6­ thành tế bào, 8­ màng sinh chất, 9­ tế bào chất, 2­ Riboxom. D. 1­ Roi, 5­ nhân, 6­ thành tế bào, 7­ màng sinh chất. 19
  20. Câu 2. Dùng hình vẽ dưới đây trả lời câu hỏi 2, 3: Điền vào chú thích tương ứng cho đúng? 2…………………………….. 4…………………………….. 5…………………………….. 6…………………………….. 9…………………………….. 10……………………………. ( 2­ dịch nhân, 4­ bộ máy gongi, 5­ màng tế bào, 6­ lưới nội chất, 9­ ti thể, 10­  tế bào chất) Câu 3. Cho bảng sau: Bào quan Cấu trúc Chức năng I. Nhân tế bào 1­   Không   có   màng   bao  a­ Tổng hợp prôtein tiết ra khỏi  bọc, cấu tạo từ  1 số  loại   tế  bào cũng như  các prôtein cấu  rARN   và   prôtein.   Số  tạo nên màng tế  bào, prôtein dự  lượng nhiều. trữ, prôtein kháng thể. Tổng   hợp   lipit,   chuyển   hoá  đường,   phân   huỷ   chất   độc   đối  với cơ thể. II. Lưới nội  2­ Là một chồng túi màng  b­ Tổng hợp prôtein của tế bào. chất. dẹp xếp cạnh nhau nhưng  tách biệt nhau.  III. Riboxom 3­   Phía   ngoài   là   2   lơṕ   c­   Thu   nhận,   lắp   ráp   thành   sản  mang màng bao  ̀  bọc, trên  phẩm   hoàn   chỉnh,   đóng   gói   và  màng có các lỗ  nhân. Bên  phân phối sản phẩm. trong   là   dịch   nhân   chứa  chất nhiễm sắc (ADN liên  20
nguon tai.lieu . vn