Xem mẫu

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DAY ­ HOC ̣ ̣  VĂN BẢN KÍ QUA HAI TÁC PHẨM “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” VÀ “AI ĐàĐẶT  TÊN CHO DÒNG SÔNG” TRONG CHƯƠNG TRINH NG ̀ Ư VĂN  1 ̃ 2 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,  SÁNG TẠO  CỦA HỌC SINH HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ CHÂU. MÔN: NGỮ VĂN  Tác giả : Trần Thị Thu Hà Tổ : Văn ­ Ngoại ngữ
  2. Số ĐT cá nhân : 0906104567                                          Năm học: 2020 – 2021 
  3. MUC LUC ̣ ̣
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Dạy đọc ­ hiểu văn bản ký   là một hoạt động được tiến hành thường  xuyên trong các nhà trường phổ  thông từ  trước đến nay.Các văn bản ký trong   chương trình ngữ văn THPT tuy chiếm số lượng ít nhưng là các tác phẩm trọng  tâm và chủ đạo trong chương trình thi cử hiện nay. Mặt khác những văn bản ký   trong chương trình còn giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng về lịch sử của một đất  nước có bề dày truyền thống văn hoá như nước Việt Nam ta khi dạy­ học ngữ văn nói chung và dạy học văn bản nói riêng, không thể  tách rời những đặc trưng vốn có của văn bản. Mục đích dạy học ngữ  văn nói  riêng và dạy học trong trường phổ  thông nói chung là góp phần phát triển một  cách toàn diện nhân cách học sinh. Theo tiêu chí của UNESCO, sự  phát triển  giáo dục của nhân loại cần hướng tới bốn vấn đề cơ bản: “Học để biết, học để  làm, học để  cùng chung sống và học để  làm người”. Với mục đích cao quý đó   của giáo dục  đòi hỏi mỗi một người giáo viên không chỉ là một nhà thiết kế tài   ba mà còn là một nhà định hướng phát triển cho thế hệ tương lai của đất nước. Để làm được điều đó trong mỗi giờ lên lớp của mình, người thầy không  chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh, mà phải đưa tri thức về với thực tiễn, gắn   tác phẩm văn học với đời sống, tạo cho các em những rung cảm thẩm mĩ.Từ đó  có thể  giải quyết được những vấn đề  đặt ra trong tác phẩm. Từ  bài dạy của  thầy cô các em có thể  đọc hiểu một văn bản cùng thể  loại ngoài chương trình.   Để làm được những điều đó đòi hỏi người thầy phải đi từ điểm chung nhất của   văn bản đó chính là đi từ đặc trưng loại thể. Đây cũng chính là yêu cầu của dạy   học ngữ văn trong trường phổ thông. Mặc dù được tiến hành dạy và học từ  nhiều năm nay, nhưng dạy kiểu   bài đọc ­ hiểu văn bản ký trong nhà trường phổ thông hiện nay là một hoạt động  ít được quan tâm như  những tác phẩm văn chương khác. Phần lớn giáo viên  thường không có hứng thú và cảm tình với loại văn bản này. Còn người học  cũng cảm thấy đó là những văn bản rất khô khan, nặng nề, khó hiểu cho nên học  sinh tiếp nhận văn bản một cách gượng ép, đối phó chưa có ý thức say mê lĩnh   hội những giá trị của văn bản. Để khắc phục và giải quyết những hạn chế nêu  trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số nguyên tắc và phương pháp dạy   – học văn bản ký qua hai tác phẩm “ Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên   cho dòng sông”  trong chương trình  ngữ  văn 12  THPT   nhằm phát huy tính   tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh huyện miền núi Qùy Châu”. Đây là  đề  tài mới mẻ  về  khoa học, cách trình bày có hệ  thống, dễ  vận dụng trong  chương trình dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay. II. Phương pháp tiến hành 1
  5. Đề tài kết hợp nhiều phương pháp: ­  Phương pháp phân tích tổng hợp ­  Phương pháp so sánh, đối chiếu ­  Phương pháp thống kê… III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Do bài viết ở góc độ là một sáng kiến kinh nghiệm cho nên chúng tôi chỉ  đề xuất hướng khai thác cách dạy đọc – hiểu các văn bản kí trong sách Ngữ văn  12  Cụ thể gồm các văn bản sau: Số  Học  TT Tên bài Tác giả Ghi chú tiết kì Người lái đò sông Đà Nguyễn  Đoạn trích 1 4 1 Tuân Ai   đã   đặt   tên   cho   dòng  Hoàng   Phủ  Đoạn trích 2 sông Ngọc  4 1 Tường IV. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận, phần giải quyết vấn đề  có các  nội dung sau: ­ Đánh giá thực trạng của việc dạy học các văn bản ký trong chương trình  Ngữ văn 12 THPT hiện nay. ­ Nội dung chính của đề tài. ­ Khả năng ứng dụng của đề tài. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.  Đánh giá thực trạng của quá trình dạy – học văn bản ký  ở  các   trường THPT hiện nay nói chung và ở huyện Quỳ Châu nói riêng 1. Người dạy Khi tiếp cận với văn bản ký đa số giáo viên cảm đều có cảm nhận đây là  những tác phẩm dung lượng kiến thức lớn khô khan và khó tìm ra phương pháp  để  giúp học sinh lĩnh hội được tác phẩm. Vì thế  khi dạy thường đối phó, qua  loa “dạy cho xong”. Chính vì thế mà các văn bản ký dù có nội dung phong phú,  sâu sắc mang tính thời đại cũng dần dần bị xem nhẹ. Có thể nói rằng việc giáo   viên giúp học sinh chiếm lĩnh được các giá trị của tác phẩm văn học đã khó, thì  việc dạy đọc­ hiểu văn bản ký lại càng khó hơn. Thực tế ở vùng miền núi hiện   nay khi đối mặt với loại văn bản này trong chương trình đa số  giáo viên chỉ  chuyên tâm vào việc cung cấp những kiến thức mình hiểu được từ văn bản cho  2
  6. học sinh,  không bám vào cách  dạy đọc­ hiểu văn bản theo đặc trưng thể  loại   cho học sinh. Đặc biệt khi dạy chuyên đề hoặc thao giảng giáo viên ít khi chọn  các tác phẩm này để thể hiện, điều đó cũng chứng tỏ người dạy không mặn mà,  không có cảm tình với văn bản ký. Đó là một tồn tại chung trong việc dạy các  tác phẩm ký ở trường THPT hiện nay 2.  Đối với người học Về phía học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm  bởi việc đọc­hiểu văn bản ký luôn là vấn đề  khó khăn đối với học sinh. Cách   viết của hai tác giả  Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ  Ngọc Tường rất tài hoa uyên  bác có sự  kết hợp giữa chất trí tuệ  và chất trữ  tình,tác giả  vận dụng linh hoạt   kiên thức của nhiều nghành khoa học nên học sinh cảm thấy khó. Đa số  học   sinh đều thụ động  khi tiếp nhận văn bản, thầy cung cấp nội dung gì thì trò lĩnh  hội nội dung  ấy. Đó cũng là một tồn tại trong cách dạy học truyền thống hiện  nay. 3. Đối với vùng đặc thù miền núi Để  thực hiện được chương trình có hiệu quả  ngoài vốn hiểu biết sâu  rộng và phương pháp truyền đạt của giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào trình độ  nhận thức, hiểu biết của học sinh. Trên thực tế việc tiếp nhận văn bản ký đối  với học sinh vùng trung tâm thành phố, vùng đồng bằng có thể  dễ  dàng. Bản   thân học sinh là những đối tượng vừa yếu,vừa thiếu nhận thức nên việc tìm ra   một “chìa khoá” để mở được cánh cửa đến với thế giới văn chương là hết sức  cần   thiết.   Thực   tế   nhiều   trường   miền   núi   trình   độ   học   sinh   đang   ở   “dưới  chuẩn”, nên khi tiếp xúc và lĩnh hội những giá trị  của văn bản ký lại càng gặp   khó khăn hơn. Lượng thời gian dành cho loại văn bản này quá ít so với nội dung văn bản  yêu cầu. Phần lớn giáo viên cùng với học sinh phải “ chạy đua” với thời gian.   Giáo viên không thể  cắt nghĩa tỉ  mỉ  hay lí giải những thuật ngữ  khó hiểu một   cách thấu đáo cho các em. Sách giáo khoa có chú thích nhưng không phải từ nào   cũng đọc và hiểu được. Do bị  khống chế  thời lượng lên lớp nên các đơn vị  bài   học không được khám phá một cách đầy đủ và có chiều sâu. Đối chiếu lại vai trò, chức năng của văn bản ký mà SGK lựa chọn tôi cho   rằng không còn cách nào khác là giáo viên phải trăn trở, tìm cách tiếp cận loại  văn bản này một cách tốt nhất và làm sao để học sinh có hứng thú, yêu thích văn   . Là người tâm huyết với nghề  lại là người con vùng núi Quỳ  Châu , bản thân  tôi luôn suy ngẫm và trăn trở nhiều đến đối tượng học sinh của mình. (Trường  THPT Quỳ Châu, nơi tôi công tác có đến gần 80% học sinh người dân tộc thiểu  số và  học sinh vùng sâu, vùng xa). Vì vậy mà tôi cố gắng đưa ra những phương  án cụ  thể, nhằm tháo gỡ  những bế  tắc trong cách dạy học hiện nay  ở  các  trường miền núi để  nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Một trong   những cách ấy đó là những nguyên tắc và phương pháp dạy học văn bản ký  dựa  3
  7. ttheo đặc trưng thi pháp thể  loại để  học sinh nắm bắt một cách chủ  động và  hiệu quả hơn.                                                     II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI  PHẦN MỘT:  MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC VĂN BẢN KÍ  TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THPT NHẰM PHÁT HUY  TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ  CHÂU 1. Một số nguyên tắc dạy đọc ­ hiểu văn bản ký ở trường THPT hiện  nay  Để  dạy đọc­ hiểu văn bản ký  ở  trường THPT hiện nay đạt được hiệu  quả như mong muốn, chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc cụ  thể như  : Nguyên   tắc đảm bảo đặc trưng thể loại, phát huy tính tích cực chủ  động của học sinh,  gắn hoạt động cung cấp tri thức về  văn bản với hoạt động rèn luyện kĩ năng   tạo lập văn bản. 1.1. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể   học sinh  Nói  đến nguyên tắc là nói đến những qui định, những qui tắc và cơ sở có  tính bắt buộc qui định việc dạy­ học văn phải tuân theo, đảm bảo cho hoạt động  dạy ­ học tuân theo nguyên tắc cũng có nghĩa là tuân theo những qui định cần  thiết để hoạt động đó đạt hiệu quả cao nhất. Việc dạy đọc ­ hiểu văn bản ký ở  trong nhà trường phổ thông cũng vậy, cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất   định. Một trong những nguyên tắc hàng đầu là phát huy tính tích cực của chủ thể  học sinh . Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học sinh có nghĩa  là phải làm cho học sinh thay đổi tâm thế chiếm lĩnh tác phẩm, làm cho học sinh   chủ động, hoà nhập vào giờ học, làm cho học sinh chịu khó xây dựng bài, mạnh   dạn phát biểu suy nghĩ, ý kiến của mình trong giờ  học để  nắm kiến thức một  cách chủ  động, chắc chắn. Phát huy tính tích cực, chủ  động của chủ  thể  học   sinh trong giờ  đọc­ hiểu văn bản ký cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu người  thầy phải giữ  vai trò là người hướng dẫn, chỉ  đường, tức là người thầy phải  linh hoạt xây dựng tình huống cho học sinh để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri  thức. Nguyên tắc phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh là một nguyên tắc   cơ  bản quyết định hiệu quả  dạy học. Nguyên tắc này có liên quan hữu cơ  đến   các nguyên tắc khác nhưng cũng là đầu mối quy tụ, là thước đo thực sự của các  nguyên tắc khác cũng như của bất cứ một phương pháp nào được sử dụng trong  dạy đọc­ hiểu văn bản ký. Đây là nguyên tắc triển vọng, nâng cao hiệu quả của   giờ đọc­ hiểu văn bản. Mục tiêu cuối cùng của dạy học Văn nói chung và đọc­   4
  8. hiểu văn bản ký nói riêng là đào tạo học sinh thành nhũng con người có phẩm  chất, năng lực, biết chủ động sáng tạo để xây dựng đất nước trong thời kì công  nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu này chỉ đạt được khi học sinh là một chủ thể  tích cực trong giờ  học. Yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh gắn với tài  năng của người thầy, đòi hỏi ở giáo viên một kĩ năng sư phạm vững vàng, một tinh  thần trách nhiệm cao cũng như tính sáng tạo thường xuyên trong giờ đọc ­ hiểu văn   bản. Khi tiến hành một giờ đọc­ hiểu văn bản ký, giáo viên cho học sinh chuẩn   bị  trước  ở nhà bằng việc cho học sinh làm việc với sách giáo khoa. Thông qua   văn bản trong sách giáo khoa học sinh đọc văn bản, chú ý hệ thống câu hỏi tìm   hiểu bài trong sách giáo khoa, lần lượt trả lời các câu hỏi. Từ  đó các em tự   rút  ra những luận điểm cơ bản trong bài học, cũng như chỉ ra những yếu tố, những   chi tiết quan trọng cần phải tập trung khai thác trong văn bản . Chẳng hạn khi tiến hành đọc ­ hiểu văn bản  Người lái đò sông Đà của   Nguyễn Tuân, trước khi lên lớp giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước văn   bản, trả lời câu hỏi ở trong phần đọc ­ hiểu từ đó rút ra được những luận điểm   cơ bản để học sinh dễ dàng tiếp cận .Trên cơ sở của sự phân công, chuẩn bị ở  nhà của học sinh, khi tiến hành giờ đọc­ hiểu trên lớp, giáo viên cần nêu ra câu  hỏi để học sinh trả lời tìm ra hệ thống luận điểm, ghi các ý kiến phát biểu của  học sinh lên bảng sau đó cho các em so sánh, đối chiếu các ý kiến đã trình bày  xem đã đầy đủ  chưa. Cuối cùng giáo viên tổng kết rút ra luận điểm chung cho  bài học. Thông qua hệ  thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ý  chính, ý cơ bản của bài học. Ví dụ như  ở văn bản “Người lái đò Sông Đà” Giáo viên có thể đưa ra hệ  thống câu hỏi như  :Xác định hình tượng trung tâm chính của tác phẩm? Mỗi   hình tượng hãy tìm các luận điểm chính?Theo em hình tượng nào là trọng tâm   thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm?  Nhận xét cách viết của Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò Sông   Đà”Để thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của tác giả? Sau khi học sinh lần lượt trả lời hệ thống câu hỏi, giáo viên ghi các ý kiến  đó lên bảng, tổ chức cho các em thảo luận, trao đổi, cuối cùng tổng kết lại luận  điểm chính. Sau khi hệ thống hoá văn bản bằng luận điểm, tìm hiểu kĩ văn bản, giáo   viên cho học sinh đề xuất những thắc mắc, hoặc cho học sinh bình luận một số  câu văn tiêu biểu về  hình tượng con Sông Đà và người lái đò sông Đà : “Sông  Đà tuôn dài tuôn dài như  một áng tóc trữ  tình ,đầu tóc chân tóc  ẩn hiện trong   mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi   Mèo đốt nương xuân”... “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng   gió ghùn ghè suốt năm như muốn đòi nợ suýt”... Như  vậy bằng hàng loạt thao tác, giáo viên đã hướng dẫn học sinh chủ  động tiếp cận văn bản, nắm được nội dung văn bản một cách chủ  động, chắc  chắn, tạo ra không khí giờ  học sôi nổi, thoải mái, kích thích hứng thú học tập   5
  9. của học sinh. Song để  tạo ra hiệu quả cao hơn trong đọc­ hiểu văn bản ký còn  đòi hỏi một sự tổ chức, hướng dẫn sáng tạo của người giáo viên và nỗ lực của  người học sinh . Trong giờ đọc­ hiểu văn bản ký ở nhà trường THPT, khi áp dụng nguyên  tắc phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của chủ  thể  học sinh, dựa trên   một số  cơ  sở  khoa học nhất định. Trước hết là dựa vào một trong những đặc   điểm qui luật nhận thức của con người đó là nhận thức của con người về  thế  giới chỉ thật sự sâu sắc và bền lâu khi tự nhận thức. Khi tìm hiểu thế giới xung   quanh, con người phải tự  tìm hiểu bằng nỗ  lực của mình, phải tham gia một  cách chủ động, tích cực mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Dựa trên quan điểm của giáo dục hiện đại đề  cao vai trò chủ  động của  người học gắn liền với phát huy tính tích cực của người học tạo ra sự chuyển biến  trong tổ chức giờ học. Ngoài ra khi nói đến nguyên tắc phát huy tính tích cực của  chủ thể học sinh còn dựa trên đặc điểm tâm sinh lí, trình độ tư duy của học sinh để  từ đó có kế hoạch và phương pháp tổ chức giờ học đạt hiệu quả cao hơn. 1.2. Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng thể loại  Dạy đọc ­ hiểu văn bản ký phải xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của  thể ký đó là tính xác thực. Tác phẩm ký thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa   chọn  ngay những sự việc những con người đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống   để phóng bút.Nếu giáo viên chỉ thỏa mãn những kiến thức có sẵn trong sách giáo  khoa thì giờ học sẽ rất khô khan học sinh khó tiếp nhận tác phẩm.Bên cạnh đó  tác phẩm ký còn có sự  đan xen cảm xúc suy tưởng của nhà văn trước cuộc  đời.Vì vậy sức hấp dẫn của thể ký chính là khả năng tái hiện sự thật một cách   sinh động của tác giả.Ký ít chấp nhận hư  cấu do đó phải dựa trên những liên  tưởng bất ngờ  tài hoa của tác giả.Và thêm nữa tác phẩm ký chính là tính chủ  quan,tính trữ  tình sâu đậm của tác giả  thường là cái tôi uyên bác phóng túng và  tài hoa của tác giả. Khi nắm vững được đặc trưng thể loại văn bản ký sẽ tạo ra  hiệu quả cao trong giờ đọc­ hiểu văn bản, bởi nó quy định cách thức tổ chức giờ  dạy cũng như phương pháp, cách triển khai bài học một cách hợp lí nhất. Điều  đó cũng yêu cầu một năng lực sư phạm và tính sáng tạo của người thầy. Đối với hai tác phẩm ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và “ Người lái đò   sông Đà” việc áp dụng nguyên tắc dạy học theo đặc trưng thể loại ta có thể vận   dụng như  sau: Thứ  nhất giáo viên tổ  chức cho học sinh phát hiện ra nét tương   đồng và khác biệt đối tượng được phản ánh trong tác phẩm ký và đối tượng   tương tự  có thật ngoài đời .Con sông Đà và sông Hương của Nguyễn Tuân và  Hoàng   phủ  Ngọc Tường đi vào trong hai tác phẩm trở  thành đối tượng thẩm   mỹ của nhà văn.Nếu nhà văn chỉ  ghi chép đơn thuần thì chỉ  giống như  tái hiện   kiến thức địa lý,nó sẽ  mất đi phần hồn dịu dàng sâu lắng, hung bạo của con  sông.Thứ  hai phát hiện và đánh giá được óc quan sát liên tưởng,tưởng tượng  năng lực sử  dụng ngôn ngữ  của nhà văn trong tác phẩm.Chẳng hạn  ở  tùy bút  “Người lái đò sông Đà” khi khám phá vẻ  hung bạo của con sông nhà văn nhìn   6
  10. con sông như một loài thủy quái là kẻ thù số  một của con người.Còn khi khám   phá vẻ thơ mộng trữ tình của sông Đà nhà văn nhìn sông Đà như một người tình   nhân,thi nhân và cố  nhân.Thứ  ba giáo viên cho học sinh phát hiện những đặc  điểm cái tôi tác giả, một cái tôi tài hoa uyên bác và phóng túng của tác giả trong   hai tác phẩm ký.Với tùy bút “Người lái đò sông Đà” Ta bắt gặp một cái tôi tự do   phóng túng say mê của Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp.Còn với Hoàng Phủ  Ngọc Tường ta bắt gặp một cái tôi mê đắm tài hoa của tác giả. Sở dĩ dạy đọc ­ hiểu văn bản ký phải đảm bảo nguyên tắc đặc trưng thể  loại vì xuất phát từ  nguyên tắc dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng là  phải tôn trọng đặc trưng bộ môn. Một nguyên tắc không thể  không lưu ý trong   dạy học là phải nắm vững đối tượng cần tìm hiểu. Có nắm vững đối tượng   mới có một phương pháp, cách thức phù hợp để khám phá đối tượng đó. 1.3. Nguyên tắc gắn liền hoạt động cung cấp tri thức văn bản với hoạt   động rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản  Dạy đọc – văn bản ký ở nhà trường THPT cần dựa trên nguyên tắc: Gắn  liền hoạt động cung cấp tri thức về  văn bản với hoạt động rèn luyện kĩ năng   tạo lập văn bản . Có nghĩa là các hoạt động đó được tiến hành đan xen, hỗ  trợ  cho nhau. Đọc là một hoạt động bao gồm hàng loạt các thao tác như liên tưởng,  phân tích, tổng hợp nhằm thâm nhập, lí giải được giá trị  của văn bản kết quả  của hàng loạt các thao tác đó phản ánh sự hiểu biết về văn bản. Hoạt động đọc  – hiểu văn bản sẽ  cung cấp cho chủ thể những tri thức cần thiết về văn bản .  Đây là điều cần thiết khi tiến hành một giờ  đọc ­ hiểu văn bản ký để  tạo ra   hiệu quả cao nhất. Trong giờ  đọc ­ hiểu văn bản ký, cung cấp tri thức về  văn bản cần tiến  hành xen kẽ  và đồng thời với hoạt động rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.  Trong tiết học giáo viên có thể tận dụng tối đa các thao tác để đọc văn bản, sau   đó cho học sinh tìm hệ thống luận điểm của văn bản đó, như  vậy qua việc tìm   hiểu văn bản học sinh vừa nắm được nội dung, giá trị của bài ký vừa biết được  kĩ năng cần thiết khi tìm hiểu một văn bản ký. Chẳng hạn, đưa ra một văn bản  cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh xác định nội dung cơ bản của văn bản qua hệ  thống câu hỏi nêu vấn đề  hướng dẫn học sinh. Các em trả  lời câu hỏi và tiến   hành thao tác tìm hiểu hệ  thống ý của văn bản. Có nghĩa là đã thực hiện khả  năng tìm ý thông qua tìm ý nắm được nội dung tư tưởng.  Chẳng hạn: Khi tìm hiểu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông, giáo viên cho  học sinh đọc văn bản sau đó bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu: ­ Xác định hình tượng chính của văn bản? ­  Hình tượng sông Hương được miêu tả qua những góc độ nào?Ở mỗi góc   độ nhà văn đã khám phá những nét đặc sắc gì của sông Hương? ­Từ đó anh chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của sông Hương?  Qua hàng loạt câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên từng bước dẫn dắt học sinh   khám phá được giá trị văn bản, học sinh có được tri thức, hiểu biết về văn bản.  7
  11. Đồng thời rèn luyện cho các em các thao tác cần thiết khi tìm hiểu một văn bản   ký. Như  vậy, hai hoạt động : Cung cấp tri thức và rèn luyện kĩ năng là không  tách rời, mà cần phối hợp chặt chẽ trong đọc ­ hiểu văn bản ký .  Việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua giờ  đọc ­ hiểu văn bản ký còn  bao gồm kĩ năng phân tích một nhận định hay phân tích một ý kiến nào đó, kĩ   năng lập ý trong văn. Những kĩ năng đó có thể được thực hiện qua hệ thống bài  tập thực hành. Để tiến hành cho học sinh thực hiện các kĩ năng đó, giáo viên có   thể  chia thành nhóm nhỏ  với những bài tập tương  ứng để  các em thực hành,   cũng có thể tiến hành trên lớp hoặc ra bài tập ở nhà. Giáo viên cho các nhóm, tổ  thảo luận, trao đổi với nhau để  các em tự  học hỏi nhau. Cuối cùng giáo viên   tổng kết lại những kĩ năng cần thiết.  Sở dĩ dạy đọc ­ hiểu văn bản ký trong nhà trường THPT dựa trên nguyên  tắc gắn liền hoạt động cung cấp tri thức về văn bản với hoạt động rèn luyện kĩ   năng tạo lập văn bản là dựa vào những căn cứ  khoa học nhất định. Đó là xuất  phát từ quan niệm dạy học hiện đại là phải giáo dục con người toàn diện, bên   cạnh tri thức cần thiết là hệ  thống kĩ năng tương  ứng để  giúp học sinh chủ  động, tích cực không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống xã hôị. Đồng  thời việc áp dụng nguyên tắc này còn xuất phát từ  qui luật nhận thức của con   người: Nhận thức của con người chỉ  có chất lượng hiệu quả  cao khi tự  nhận  thức, tự bản thân tham gia vào thực hành.  2. Đề xuất một số phương pháp cơ bản khi dạy đọc ­ hiểu văn bản   ký qua hai tùy bút “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. 2.1. Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề  có ưu điểm nổi bật là kích thích mạnh  mẽ  tinh thần độc lập suy nghĩ tìm tòi của học sinh, thói quen giao tiếp xã hội  được phát huy một cách tích cực. Nó còn tạo ra bầu không khí tự do, học tập sôi   nổi, học sinh trực tiếp bộc lộ nhận thức của mình. Đồng thời qua hệ thống câu   hỏi gợi mở tạo điều kiện để giáo viên nắm bắt học sinh một cách cụ thể. Giáo   viên thu nhận được tín hiệu ngược từ phía học sinh, từ đó có sự điều chỉnh hoạt   động dạy cho phù hợp với mục tiêu bài học và trình tiếp nhận của học sinh.   Ngoài ra, trong giờ đọc ­ hiểu văn bản ký nếu vận dụng tốt phương pháp này sẽ  đảm bảo được tính đặc thù của sự  tiếp nhận tri thức: Quá trình tiếp nhận tri   thức là quá trình phân tích bộ  phận cấu thành đến nắm bắt tác phẩm trong tính  chỉnh thể của nó. Nhờ đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và  phát triển tư duy học sinh. Tuy vậy, khi sử dụng phương pháp gợi mở, giáo viên thiếu kinh nghiệm,   không linh hoạt, khéo léo thì sẽ khó khăn trong tổ chức giờ dạy, làm cho giờ dạy  trở  nên vụn vặt, dễ  bị  xé bỏ, việc gợi mở  cảm thụ  là hạn chế. Song nhược  điểm ấy có thể khắc phục được trong quá trình tổ chức giảng dạy. Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải thiết kế được hệ  thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học đồng thời dự tính được những hoạt   8
  12. động cần thiết trong giờ học. Câu hỏi phải đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn,   có tính hệ  thống, phong phú về  kiểu dạng và phải phù hợp với trình độ  tiếp  nhận của học sinh. Để  giờ  đọc ­ hiểu văn bản ký thành công, nhất thiết phải   xây dựng được một hay những tình huống có vấn đề  và được học sinh tiếp   nhận một cách có ý thức. Muốn làm được điều đó trước hết giáo viên phải xây  dựng được một hệ  thống câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề  là loại câu   hỏi mang tính chất tổng hợp, phức tạp về  nội dung.Nó vạch ra được mối liên   hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể, những vấn đề  tổng hợp của văn bản đặc  biệt là nó sát hợp với văn bản và khêu gợi hứng thú ở bản thân học sinh. Khi nêu   được câu hỏi nêu vấn đề  đòi hỏi một nghệ  thuật  ở  người giáo viên là dự  tính  được mọi khả năng có thể xảy ra và tìm ra được phương thức hoạt động tối ưu  để học sinh tìm kiếm. Giáo viên không chỉ  có tài năng mà còn phải có năng lực  sư phạm cần thiết. Chẳng hạn như  khi đọc­ hiểu văn bản “ Người lái đò sông Đà” sau khi   cho học sinh đọc xong văn bản giáo viên đưa ra hàng loạt câu hỏi có vấn đề để  xác định hình tượng trung tâm của văn bản: Em hãy ghi lại  những câu văn nói   về sự hung bạo, trữ tình của sông Đà ? Hình tượng người lái đò sông Đà được   miêu tả qua những cụm chi tiết nào? Từ  đó em thấy được nét độc đáo gì trong   ngòi bút của nguyễn Tuân? Thông qua hàng loạt câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên  dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung văn bản, đặc biệt là mở rộng, nâng cao dần   để  kích thích hứng thú học tập  ở  học sinh phát triển tư  duy sáng tạo  ở  người   học. Nó có sức công phá mạnh mẽ vào lối dạy học tái hiện, đơn điệu kìm hãm   những tài năng trí tuệ, tâm hồn tuổi trẻ nhà trường. 2.2. Phương pháp diễn giảng  Diễn giảng vẫn là việc làm quen thuộc đối với những giáo viên văn học.  Hình như nó đã trở thành thứ bí quyết trong giảng văn đặc biệt là các tác phẩm   trữ  tình. Nhưng nói như  vậy không có nghĩa là diễn giảng không phù hợp với  hoạt động đọc ­ hiểu văn bản ký ở nhà trường THPT, mà để cho giờ đọc ­ hiểu  thêm sâu sắc, đạt hiệu quả cao, người giáo viên nên  sử dụng phương pháp diễn  giảng. Diễn giảng là giảng giải, cắt nghĩa, nhận xét, đánh giá phẩm chất thẩm   mĩ, đặc sắc nghệ  thuật của văn bản. Sự  bình phẩm, đánh giá trong văn bản ký  phải thấy được sự thuyết phục và cảm thụ sâu sắc đựơc giá trị của văn bản. Có  nghĩa là việc diễn giảng phải cho thấy được một nguyên tắc cảm thụ, tiếp cận   văn bản, tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố cảm xúc trong quá trình bình. Phương pháp diễn giảng có một vị trí quan trọng, nhất là trong hoạt động   dạy học tác phẩm văn chương. Trong cơ  chế  dạy học văn mới, đặc biệt là  ở  hoạt động đọc ­ hiểu văn bản, diễn giảng không giữ  được vị  trí độc tôn như  trước đây nhưng mặt nổi trội của nó thì vẫn được khẳng định. * Cách vận dụng phương pháp diễn giảng trong giờ đọc­ hiểu văn bản   ký: 9
  13. Khi tiến hành giờ  đọc ­ hiểu văn bản ký, giáo viên vận dụng diễn giảng  một cách linh hoạt và tích cực nhất.Giáo viên không giảng giải, cắt nghĩa tất cả  các nội dung, chi tiết trong văn bản mà chỉ  thực hiện ở một số chi tiết, vấn đề  trọng tâm, quan trọng cần phải khai thác để  nhận biết được giá trị  tác phẩm,  khai thông những trở ngại trong quá trình chiếm lĩnh văn bản. Giáo viên chỉ bình  những chi tiết, hệ thống ý, luận điểm được xem là điểm sáng của văn bản, nơi   kết tinh giá trị  tư  tưởng, nội dung và nghệ  thuật của văn bản. Có khi chỉ  cần   bình một từ, một câu văn hay mà làm nổi bật được tư tưởng của toàn văn bản,  cuốn hút, vẫy gọi học sinh vào chiếm lĩnh văn bản. Chẳng hạn khi đọc ­ hiểu văn bản ký “ Ai đã đặt tên dòng sông”– Hoàng  Phủ  Ngọc Tường, giáo viên cho học sinh xác định hình tượng trọng tâm của văn   bản,từ  hình tượng ấy giáo viên chọn những câu văn là linh hồn của tác phẩm để  giảng bình giúp cho học sinh có cái nhìn sâu sắc về hình tượng sông Hương.Ví dụ  đoạn miêu tả sông Hương dữ dội mãnh liệt ,thơ mộng trữ tình giáo viên chọn câu   văn “Sông Hương giống như một cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại...Sông  Hương dịu dàng đằm thắm trong màu đỏ  của hoa Đỗ  Quyên rừng...”.Có lúc sông  Hương giống như  một người mẹ  phù sa của một vùng văn hóa xứ  sở”   Nhưng  trong quá trình thực hiện giáo viên nên chú ý kết hợp với giảng giải, phân tích,  cắt nghĩa; để tạo căn cứ  cho lời diễn giảng, giáo viên đưa ra hệ  thống câu hỏi   gợi mở, nêu vấn đề  hướng dẫn học sinh trả  lời.Sau đó khái quát, tổng hợp lại   nội dung cơ bản bằng việc phân tích, cắt nghĩa, giảng giải có thể qua hệ thống   câu hỏi tu từ.Chẳng hạn,để  tạo không khí cho sự  thâm nhập vào văn bản của  học sinh, giáo viên cần vận dụng những biện pháp hỗ trợ: đọc diễn cảm, dựng   không khí cho tác phẩm.  * Những yêu cầu đối với lời diễn giảng: Lời diễn giảng phải xoáy sâu vào điểm sáng của văn bản và chứa đựng  cảm xúc sâu sắc, có như thế mới lôi cuốn được học sinh, mới gợi được những  tâm hồn đồng điệu. Tuy nhiên không phải vì thế mà tỏ ra ướt át một cách không  cần thiết, lời bình phải có tác dụng tác động vào lí trí người đọc, thuyết phục  được học sinh qua đó làm nổi rõ tư  tưởng, quan điểm của tác giả. Lời diễn   giảng trong giờ đọc ­ hiểu văn bản ký phải diễn đạt chính xác, đúng ý, độc đáo   và đa dạng. Lời diễn giảng không nên quá dài mà cần ngắn gọn, cô đúc phù hợp  với trình độ tiếp nhận của học sinh nếu không sẽ trở thành phản tác dụng. Phương pháp diễn giảng nếu sử dụng hợp lí trong giờ đọc ­ hiểu văn bản  ký sẽ đem lại hiệu quả cao thúc đẩy quá trình thâm nhập văn bản ở cả thầy và  trò. Phương pháp diễn giảng tạo cho giờ đọc ­ hiểu văn bản ký một không khí   tươi mát làm cho cảm xúc học sinh được nảy nở tốt đẹp, làm cho học sinh đánh   giá được chúng. Lời diễn giảng độc đáo, hấp dẫn của giáo viên còn là điều kiện  khiến cho học sinh hứng thú khi tìm hiểu văn bản ký vốn đang xa lạ  với học   sinh miền núi . 2.3. Phương pháp làm việc với SGK 10
  14. Làm việc với SGK thực chất là hoạt động sử  dụng sách giáo khoa như  thế nào cho có hiệu quả để phát huy, khai thác được hết ưu thế của SGK. Việc   sử dụng SGK yêu cầu sự chủ động, tích cực của cả giáo viên và học sinh. SGK   là một tài liệu trực quan cơ bản và bắt buộc không thể thiếu trong giờ đọc­ hiểu   văn bản nhất là những văn bản mới như văn bản ký thì tầm quan trọng của SGK   là cần thiết và tất yếu,góp phần hình thành tri thức một cách hệ  thống, khoa  học, chính xác và có định hướng. Vấn đề  là giáo viên và học sinh sử  dụng như  thế nào để đạt được hiệu quả cao trong giờ đọc ­ hiểu các văn bản.  Việc sử dụng SGK trong giờ đọc ­ hiểu văn bản ký có thể nói là đem lại  tính khả thi cao. Bởi các văn bản kí phần lớn dài đặc biệt hai tác phẩm “Ai đã  đặt tên cho dòng sông” và “Người lái đò Sông Đà” là những tác phẩm có cách   viết tài hoa,uyên bác ngôn ngữ đa dạng linh hoạt nên đòi hỏi học sinh phải đọc  kĩ sách giáo khoa. Sử  dụng SGK, học sinh có sự  đối chiếu giữa văn bản SGK   với bài dạy của giáo viên. Đặc biệt phương pháp này còn có khả  năng rèn  luyện kĩ năng tự học cho học sinh. Bởi vì SGK là tài liệu cơ bản luôn luôn tuân   thủ theo nguyên tắc viết cho học sinh tự học. Hiện nay nhìn chung trình độ  tư  duy của học sinh phổ  thông còn yếu. Do vậy sử  dụng phương pháp làm việc  với SGK sẽ  góp phần nâng cao năng lực, tư  duy nghiên cứu khoa học cho  người học. Tuy nhiên, khi sử  dụng phương pháp này, giáo viên cần chú ý tới một số  điểm cụ thể sau: Nếu ta chỉ xem SGK là công cụ duy nhất trong dạy học rất dễ  dẫn đến cái nhìn sơ  cứng, phiến diện. Học sinh nếu chỉ  dựa vào nội dung tri  thức trong SGK mà không có sự mở rộng sách tham khảo sẽ khó phát triển được   năng lực tự  học. Nếu như  quá lệ  thuộc vào SGK thì tư  duy của học sinh sẽ  bị  hạn chế và giờ đọc ­ hiểu sẽ đơn điệu, tẻ nhạt. Khi sử dụng phương pháp làm việc với SGK đòi hỏi người giáo viên phải   vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Giáo viên phải nắm vững được nội dung  văn bản từ đó có biện pháp sử  dụng hợp lí. Đặc biệt khi thiết kế giáo án, giáo   viên nhất thiết phải lưu ý tới nội dung SGK. Khi tìm văn bản chú ý sử dụng và  khai thác tốt hệ thống câu hỏi trong SGK,kết hợp với các tài liệu  tham khảo để  bổ  sung thông tin mới, tránh được sự  cứng nhắc trong quan niệm cũng như  sự  nghèo nàn về kiến thức. Sử dụng SGK đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo và  khả  năng xử  lí thông tin linh hoạt. Với một số  văn bản được trình bày trong   SGK, nếu giáo viên thấy không hợp lí có thể  cấu trúc và triển khai giờ  giảng   theo hướng hợp lí hơn. Với người học cần sử  dụng SGK trên tinh thần chủ  động, sáng tạo. Học sinh cũng không nên xem SGK là tài liệu học tập duy nhất   để tránh sự thụ động trong tìm hiểu tri thức. Khi làm việc với SGK giáo viên và học sinh có thể tiến hành một số thao tác   để tìm hiểu văn bản ký  như: Dựa vào nội dung văn bản để thiết kế giáo án cho   phù hợp với nội dung bài giảng của giáo viên, dựa trên cơ  sở  văn bản của SGK   nhưng không có nghĩa là chỉ nói lại SGK.  11
  15. Sau khi sử  dụng SGK tìm hiểu được nội dung văn bản giáo viên có thể  dùng bài tập ở cuối sách để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh  2.4. Phương pháp thực hành Một trong những mục tiêu cao nhất của đổi mới day học ở  chương trình  và SGK (thí điểm) là đào tạo con người phát triển toàn diện cả  bốn năng lực  nghe, nói, đọc, viết, vừa cung cấp tri thức lại vừa rèn luyện kĩ năng cho học   sinh, không chỉ  kĩ năng trong nhà trương phổ  thông mà còn hình thành năng lực  giao tiếp xã hội. Vì vậy mà khi dạy đọc ­ hiểu văn bản ký bên cạnh các phương   pháp nhằm cung cấp tri thức cho học sinh nắm được văn bản giáo viên phải rèn  luyện thêm kĩ năng thực hành cho học sinh như kĩ năng cảm nhận một đoạn văn  tiêu biểu,kĩ năng lựa chọn những chi tiết nghệ  thuật đặc sắc của tác phẩm để  viết bài.Trên cơ sở những kiến thức về văn bản đã có được từ việc đọc ­ hiểu ở  cả  hai mặt nội dung ­ hình thức, ta áp dụng phương pháp này thông qua hệ  thống bài tập để rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh. Chẳng hạn như  đưa ra bài tập giáo viên có thể  cho một đoạn văn tiêu  biểu trong hai bài ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và “Người lái đò Sông Đà”   để học sinh phát hiện và từ đó có thể viết đoạn nghị luận xã hội trình bày quan   điểm của mình về việc giữ gìn và phát huy nhưng danh lam thắng cảnh của đất  nước.Từ đó giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành trong bài làm của mình Chẳng hạn sau khi học xong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của   Hoàng Phủ Ngọc Tường giáo viên có thể cho học sinh viết đoạn văn nghị  luận  xã hội trình bày trách nhiệm của em về giữ gìn những danh lam thắng cảnh của   đất nước.Sau đó cho học sinh trình bày trước lớp để  các em rèn luyện kĩ năng  giao tiếp cũng như kĩ năng tạo lập văn bản. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị chủ đề phù hợp với nội dung của hai văn   bản ký để học sinh thực hiện nhưng phải kích thích hứng thú học tập của học   sinh, lôi cuốn các em vào các chủ đề đó. Để làm được điều này, yêu cầu người   giáo viên phải có sự  chuẩn bị  chu đáo và công phu, phải trang bị  không chỉ  những kiến thức cơ  bản.Cần thiết mà còn phải có được một kĩ năng sư  phạm  nhuần nhuyễn, thành thục, hơn ai hết người thầy giáo phải là người ý thức rõ   tầm quan trọng của phương pháp thực hành trong quá trình đọc ­ hiểu văn bản. 2.5. Phương pháp tiếp cận liên văn bản Hướng khai thác những thông tin ngoài văn bản, liên văn bản như tiểu sử  tác giả, ngữ cảnh sản sinh văn bản, so sánh văn bản cùng thể  loại, cùng đề  tài   để soi chiếu vào nội dung tác phẩm, góp phần giải mã các lớp ý nghĩa tiềm ẩn   trong văn bản. Soi chiếu vấn đề  từ  ngoài văn bản kết hợp với góc nhìn bên   trong văn bản sẽ mang lại một hiệu ứng tổng hợp, toàn diện đối với thông điệp   mà tác giả  muốn hướng tới người tiếp nhận. Do đó giáo viên hướng dẫn học   sinh tiếp cận vấn đề trong tính liên thông sẽ tạo được một phản xạ tâm lý tích   cực đến người học, các em sẽ có lối tư duy về vấn đề đặt ra trong tác phẩm với   hơi thở, nhịp sống đương đại. Từ đây tính thời sự  được học sinh tự  đánh thức,   12
  16. tránh được lối dạy áp đặt một chiều từ phía người thầy. Tiến xa hơn nhận thức   là học sinh có kỹ năng đọc đúng thể loại và phương pháp tạo lập sản sinh văn   bản khi có yêu cầu.Giáo viên có thể  thu thập các tranh  ảnh bài viết liên quan   đến sông Đà và sông Hương để cho học sinh quan sát và làm giờ dạy thêm sống   động. Chẳng hạn khi tìm hiểu về  tùy bút “Người lái đò sông Đà” ta có thể  so   sánh với “Chữ  người tử  tù” để  thấy điểm tương đồng và khác biệt,vẫn phong  cách tài hoa uyên bác khám phá đối tượng  ở phương diện cái đẹp nhưng trước   cách mạng cái tôi Nguyễn Tuân bất mãn trước thực tại nhưng sau cách mạng lại  hòa mình trong cuộc sống con người. Khi tìm hiểu về sông Hương giáo viên có thể sử dụng kiến thức của mình  về  nền văn hóa Huế  như: Nhạc cung đình Huế,tính cách dịu dàng của những   con người xứ  Huế  hoặc giáo viên có thể  so sánh với những con sông đã đi vào   trong văn học và để  lại dấu  ấn không quên trong lòng bạn đọc như  hình  ảnh   sông Đuống,con sông Hương trong thơ Hàn Mặc Tử…  2.6. Phương pháp dạy học theo nhóm với kĩ thuật mảnh ghép,kĩ thuật   “Sơ đồ tư duy”,kĩ thuật trình bày 1 phút. Dạy học theo nhóm còn gọi là dạy học hợp tác,một hình thức tổ chức dạy  học lấy học sinh làm trung tâm.Trong hoạt động nhóm,các thành viên không chỉ  có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm  đến các thành viên khác của nhóm.Trong hoạt động hình thành kiến thức giáo  viên đưa ra một số tình huống có vấn đề chia nhóm và học sinh thảo luận để rút  ngắn thời gian đồng thời cho học sinh phát huy kĩ năng hợp tác,thuyết trình Ví dụ  khi dạy tùy bút “Người lái đò Sông Đà” Nói về  cuộc chiến của   người lái đò và con sông Đà hung bạo giáo viên có thể chia nhóm: Bước 1:Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm theo các nội dung sau: Nhóm 1,2: Ông lái đò đã làm gì để  vượt qua trùng vi thạch trận thứ 1của   Sông Đà? Trong cuộc chiến ông đò giống như đối tượng nào trong chiến trân? Nhóm 3,4 :Ông lái đò đã làm gì để vượt qua trùng vi thạch trận thứ 2? Tìm   những câu văn hấp dẫn để cảm nhận? Nhóm 5,6: Ông lái đò đã làm gì để vượt qua trùng vi thạch trận thứ 3? Hãy   nêu cảm nhận của ông đò trong cuộc vượt thác? Bước 2: Các nhóm lần lượt thảo luận để hoàn thiện bài tập. Bước 3: Các nhóm có cùng nội dung trao đổi hoàn thiện với nhau. Bước 4: Học sinh đại diện treo bảng thuyết trình. Bước 5: Học sinh các nhóm trình bày phản biện bổ sung. Sau khi học sinh trình bày giáo viên nhận xét bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời Ví dụ cho hoạt động nhóm theo hình thức cặp đôi trong phần tìm hiểu bài  “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường 13
  17. Bước 1:Giáo viên nêu vấn đề: Qua đọc bài và sự cảm nhận của em về tác  phẩm.Hãy nêu sự  cảm nhận của tác giả  qua các góc độ  khi miêu tả  về  sông   Hương? Bước 2: Thảo luận theo cặp đôi để chứng minh vấn đề. Bước 3: Giáo viên mời đại diện trình bày. Bước 4 :Các nhóm khác bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Bước 5:Giáo viên nhận xét chung,cho điểm khích lệ động viên và bổ sung  chỗ còn thiếu và sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh dễ nắm bắt về tác phẩm.Ví  dụ   như  các góc nhìn về  sông Hương: Góc nhìn địa lý,góc nhìn lịch sử  và văn  hóa.. 2.7. Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện một vấn đề trong  tình huống giả định.Giáo viên có thể cung cấp tư liệu để học sinh xây dựng kịch   bản và diễn trên bục giảng sân khấu.Phương pháp này  được thực hiện khi   hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức về  thể  loại,kiến thức về  tác giả,tác   phẩm.Yêu cầu của phương pháp này giáo viên phải cung cấp tài liệu về thể kí   chuyển giao nhiệm vụ  cho học sinh viết kịch bản và diễn.Sau khi trả  lời giáo  viên phải nhận xét cho điểm và định hướng lại nội dung cần thiết. Ví dụ: Kịch bản lớp trao đổi với tác giả  Nguyễn Tuân về  thể  loại tùy bút   qua “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. MC”Chào các bạn! Hôm nay chúng ta sẽ đến với câu lạc bộ văn học những   người yêu thơ văn.Chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ là “Thể loại tùy bút qua tác  phẩm người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân” Nguyễn Tuân(Chào khán giả) PV: Xin hỏi nhà văn có rất nhiều tác phẩm ký như tùy bút sông Đà,Hà Nội   ta đánh Mĩ giỏi.Nhà văn có thể cho người đọc biết một số kinh nghiệm viết kí? Nguyễn Tuân:Muốn viết kí thì phải đi nhiều,quan sát tường tận và ghi chép  tỉ mỉ những gì mình quan sát được PV: Thưa nhà văn kí có những đặc điểm gì? Nguyễn Tuân: Kí vừa ghi chép trung thực vừa bộc lộ  cảm xúc cái tôi của   người viết.... PV: Thưa  nhà văn khi viết về tùy bút “Người lái đò Sông Đà” điều mà nhà   văn cảm thấy tâm đắc nhất là gì? Nguyễn Tuân: Đó chính là cảm xúc tha thiết với quê hương đất nước và   tình yêu lòng ngưỡng mộ với con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới. PV: Xin cảm ơn nhà văn. Phương pháp này tạo cho giờ  học sinh động hấp dẫn học sinh không bị  nhàm chán mà tạo hứng thú trong giờ học. 14
  18. Trên đây chúng tôi chỉ đưa ra một số nguyên tắc và phương pháp để vận dụng  vào giờ đọc ­ hiểu văn bản ký ở nhà trường phổ thông qua hai tác phẩm “Người lái  đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.  Với những phương pháp đã nêu,  chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho các giáo viên ở  nhà trường phổ  thông trong tỉnh   Nghệ An nói chung và huyện miền núi Quỳ Châu chúng tôi nói riêng chủ động hơn  trong khi giảng dạy các văn bản ký. Nhưng để cho giờ dạy đọc ­ hiểu văn bản ký  mang lại hiệu quả cao nhất, chúng  ta nên vận dụng thêm một số phương pháp khác  như: Đọc diễn cảm, phương pháp trực quan và nên có sự phối hợp nhịp nhàng giữa  các phương pháp. PHẦN HAI: NỘI DUNG TIẾN TRÌNH BÀI DẠY THỂ NGHIỆM VĂN BẢN KÝ TRONG  CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THPT Trên cơ  sở  nắm vững những nguyên tắc và phương pháp dạy học văn  bản ký trong chương trình Ngữ  văn 12 THPT,chúng tôi thiết kế  các nội dung  tiến trình bài dạy thể  nghiệm nhằm cụ  thể  hoá những vấn đề  lý thuyết đã   được trình bày  ở  phân 1.(Chúng tôi không có ý đ ̀ ịnh thiết kế  giáo án mẫu mà  chỉ  nêu những nội dung, hoạt động dạy – học chính nhằm phát huy tính tích   cực, chủ  động của học sinh  ở các huyện miền núi tinh Nghệ  An nói chung và   huyện Quỳ Châu nói riêng) 1. Phương pháp thực hiện Chúng tôi xin đưa ra những đề  xuất về  hướng tiếp nhận các văn bản ký   như sau:  1.1. Các căn cứ đề xuất hướng khai thác: + Dựa vào đặc trưng thể loại văn bản ký. + Quy định Chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài. + Tình hình thực tế của đối tượng tiếp nhận. + Văn bản trong SGK Ngữ văn 12 . + Các phương pháp dạy học tích cực. 1.2. Đề xuất hướng khai thác cụ thể văn bản GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: CHỦ ĐỀ KÍ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học       ­Kĩ năng đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam. Bước 2: Nội dung chủ đề của bài học ­Tìm hiểu văn bản: Người lái đò Sông Đà­Nguyễn Tuân,Ai đã đặt tên cho   dòng sông­Hoàng Phủ Ngọc Tường. ­Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của thể ký. 15
  19. ­Tích hợp với môn tiếng việt và làm văn. Bước 3:Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: ­Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm kí hiện đại Việt Nam và  sự đóng góp của thể loại kí sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. ­Đặc trưng phản ánh hiện thực đời sống của thể  loại kí: Chân thực,đa  dạng và phong phú. 2.Kĩ năng: ­Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. ­Kĩ năng tự nhận thức. +Qua bài “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, học sinh nhận thức   được   vẻ   đẹp   người   lao   động   trong   công   cuộc   xây   dựng   và   phát   triển   đất   nước,thấy được tấm lòng nâng niu,trân trọng giá trị  con người.Rút ra bài học   cho bản thân về ý nghĩa công việc và giá trị con người. +Với Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ  Ngọc Tường,học sinh  nhận thức và trân trọng trước những giá trị văn hóa của dân tộc,rút ra bài học về  sự gắn bó của của mỗi cá nhân với quê hương đất nước. ­Kĩ năng tư duy sáng tạo: + Phân tích bình luận cá tính độc đáo trong cách thể hiện hình tượng sông  Đà,người lái đò sông Đà trong trang văn của Nguyễn Tuân và sự  thể  hiện dòng  sông Hương ở tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”của HPNT. ­Kĩ năng hợp tác: Học sinh biết bày tỏ  ý kiến,tham gia xây dựng các hoạt  động và nhiệm vụ được giao,nỗ  lực phát huy năng lực bản thân để  hoàn thành  tốt nhiệm vụ. c.Thái độ: ­Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quê hương đất nước ­Có thái độ ngưỡng mộ trân trọng tài năng nhân cách tác giả. ­Biết trân trọng cái đẹp và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. D.Năng lực: ­Dạy tác phẩm ký theo chủ đề hình thành và phát triển năng lực: Năng lực   tự  học,năng lực tự  giải  quyết vấn  đề,thu thập thông tin liên quan  đến chủ  đề,năng lực tư duy, năng lực hợp tác,năng lực trình bày vấn đề, năng lực thẩm  mỹ,năng lực vận dụng liến thức liên môn: Lịch sử,địa lý,âm nhạc,hội họa,du   lịch,thi ca,tích hợp kiến thức sách vở đời sống,tích hợp đọc văn­Tiếng việt­Làm  văn 16
  20. Bước 4  :MỨC ĐỘ  YÊU CẦU MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP CÓ THỂ  SỬ  DỤNG ĐỂ KIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH   TRONG TRƯỜNG HỌC. Vận dụng thấp/vận  Nhận biết Thông hiểu dụng cao Kể tên một số tác phẩm  Chỉ  ra đặc trưng cơ  bản  Xác định đặc điểm của  ký đã học? của thể  ký.Phân biệt sự  thể   loại   kí   được   sử  khác   nhau   giữa   tùy   bút  dụng trong văn bản? và bút kí? Nêu những nét chính về  Chỉ  ra những biểu hiện  Làm   rõ   phong   cách   tác  tác giả? về phong cách tác giả? giả qua tác phẩm? Chỉ  ra   ngôn   ngữ,biện  Phân   tích   nét   đặc   sắc  Đánh   giá   việc   sử   dụng  pháp   nghệ   thuật   được  trong ngôn từ,biện pháp  ngôn   từ   của   tác   giả  sử  dụng để  nhà văn xây  nghệ   thuật,giải   thích  trong tác phẩm? dựng   hình   tượng   nghệ  một   số   từ,hình   ảnh  thuật? nghệ thuật? Xác   định   hình   tượng  Phân tích đặc điểm của  Đánh giá cách  xây dựng  nghệ   thuật   được   xây  hình tượng? hình tượng nghệ thuật? dựng trong bài kí? Tác   dụng   nghê   thuật  Nêu cảm nhận/ấn tượng  giúp tác giả thể hiện cái  riêng   của   bản   thân   về  nhìn   về   cuộc   sống   và  hình tượng nghệ thuật? con người? xác   định   tư   tưởng   của  Lý   giải   tưởng   của   nhà  Liên hệ thực tế rút ra bài  tác giả trong tác phẩm? văn   gửi   gắm   trong   tác  học   nhận   thức   và   hành  phẩm? động   qua   tác   phẩm   đã  học? Bước 5: CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ  THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ  YÊU CẦU   ĐàMÔ TẢ Nhận biết Thông hiểu Vận   dụng   thấp/Vận  dụng cao Trình   bày   những   hiểu  Phong   cách   nghệ   thuật  Bài   “Người   lái   đò   sông  biết của em về  tác giả  của Nguyễn Tuân có gì  Đà”  giúp  em hiểu  thêm  Nguyễn   Tuân?   Kể   tên  đặc biệt? gì   về   đặc   trưng   phong  các tác phẩm tiêu biểu? cách nghệ thuật độc đáo  của Nguyễn Tuân? Tác   phẩm   được   viết  Qua   bài   kí   sự   em   hiểu  Sau khi đã được xem kí  17
nguon tai.lieu . vn