Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3     SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP HỌC SINH  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở MIỀN NÚI LĨNH VỰC: GDCD, KNS, NGLL, GDĐĐ Giáo viên :  Nguyễn Thị Minh Tổ :  Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : 2020 Số ĐT :  0961130876
  2. NĂM HỌC 2019 ­ 2020 2
  3. MỤC LỤC Trang  PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                                  ..............................................................................................................     6  1. Lí do chọn đề tài                                                                                                                    ................................................................................................................      6  2. Mục đích của đề tài                                                                                                               ...........................................................................................................     7  3. Đối tượng, phạm vi đề tài                                                                                                     .................................................................................................      7  4. Phương pháp nghiên cứu                                                                                                        ....................................................................................................      7  5. Cấu trúc của đề tài                                                                                                                 .............................................................................................................     8  PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU                                                                                          ......................................................................................      9  I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU                                                                                                          ......................................................................................................      9  1. Cơ sở lí luận                                                                                                                           .......................................................................................................................     9 1.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp   ở trường phổ    thông                                                                                              ..........................................................................................      9 1.2. Những nét đặc thù trong hoạt động của người giáo viên chủ  nhiệm lớp    trung học phổ thông khu vực miền núi                                                             .........................................................       10  1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT                                                          ......................................................       11  1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT ở miền núi                                       ...................................       14  2. Cơ sở thực tiễn                                                                                                                    ................................................................................................................       15 II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM, BIỆN PHÁP THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC CHỦ   NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI:                                                                     .................................................................       16  1. Đánh giá chung công tác chủ nhiệm tại trường THPT Quỳ Hợp 3 trong các năm qua  .   16   1.1. Kết quả xếp loại các lớp trong 3 năm qua                                                         .....................................................       16  1.2. Đánh giá rút ra qua công tác chủ nhiệm                                                              ..........................................................       17 2. Một số kinh nghiệm và biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh THPT ở   miền núi                                                                                                                                    ................................................................................................................................       17  2.1. Các biện pháp nắm bắt tình hình lớp                                                                  ..............................................................       17  2.2. Các biện pháp giáo dục tư tưởng                                                                        ....................................................................       21 2.3. Các biên pháp lựa chọn, sử  dụng Ban cán sự, Ban chấp hành hoạt động    Đoàn và các tiểu ban khác                                                                                  ..............................................................................       23 2.4. Các biện pháp nhằm triển khai, tổ  chức họat  động, phong trào lớp chủ   nhiệm                                                                                                                  ..............................................................................................................       26 2.5. Các biện pháp phối hợp với Nhà trường, gia đình và các tổ  chức trong và   ngoài trường                                                                                                       ...................................................................................................       31  2.6. Biện pháp sự dụng bộ quy chế hoạt động nội bộ lớp                                      ..................................      34 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3,   THPT QUỲ HỢP 1, THPT QUỲ HỢP 2:                                                                                ............................................................................       42  1. Về các lớp chủ nhiệm (của bản thân và đồng nghiệp): Lớp áp dụng                              .........................       42  2. Xếp loại giáo viên                                                                                                                ............................................................................................................       42
  4.  PHẦN III. KẾT LUẬN                                                                                                                 .............................................................................................................       44  1. Kết luận                                                                                                                                ............................................................................................................................       44  2. Kiến nghị                                                                                                                              ..........................................................................................................................       44  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                             .........................................................................................................       45 4
  5. DANH MỤC VÀ CHỮ CÁI CẦN VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ BCH Ban chấp hành GVCN Giáo viên chủ nhiệm HSG Học sinh giỏi PGS ­ TS Phó giáo sư ­ Tiến sĩ TB Trung bình THPT Trung học phổ thông TT Số thứ tự
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, nước Việt Nam muốn hội nhập được với xu  thế phát triển của thế giới thì những thành quả về tiến bộ khoa học, kinh tế,   văn hóa, xã hội là yêu cầu và điều kiện không thể  thiếu được. Nhưng, một  thực tế rõ ràng cùng với những thành quả  tốt đẹp đó sẽ  kèm theo một số  hệ  lụy trong lối sống, suy nghĩ, hành động của thế hệ trẻ làm giảm đi những giá  trị tốt đẹp của con người nói chung và của dân tộc ta nói riêng.  Học sinh ­ là đối tượng tiếp thu rất nhanh những kiến thức hiện đại,  sáng tạo, dám nghĩ dám làm song cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nếp sống, phong   tục, tập quán hay các luồng văn hóa từ  ngoài vào. Đặc biệt trong lứa tuổi từ  16 ­ 18 ảnh hưởng của thời đại 4.0 hiện nay thì điều đó lại càng dễ dàng. Bên   cạnh có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, tích cực tham gia các hoạt   động... thì cũng có không ít học sinh chưa tốt, học sinh còn lệch lạc trong   nhận thức. Trong công tác giáo dục người giáo viên ngoài nhiệm vụ  chính đó là  công tác giảng dạy thì còn đảm nhiệm thêm nhiều công việc khác nữa đó là  quản lí, tổ  chức và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt   động đặc biệt là công tác chủ nhiệm lóp. Nhằm xây dựng lớp học thành một  tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn  diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống  nhất về  công tác chủ  nhiệm của nhà trường. Cho nên công tác chủ  nhiệm  thường vẫn được coi là vừa " khó" lại vừa " khổ". Giáo viên chủ nhiệm lớp   không đơn thuần quản lí học sinh mà phải hiểu học sinh của lớp mình, xem   học sinh như  "con" của mình đồng thời biết phối hợp với các tổ  chức đoàn  thể, với giáo viên bộ môn, ban quản lí học sinh trong nhà trường, hội cha mẹ  học sinh để quản lí theo dõi việc học tập, ý thức thực hiện nội quy của nhà  trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em. Với giáo viên chủ nhiệm lớp của các trường ở vùng miền núi thì ngoài  những khó khăn như đã nêu trên còn có những đặc thù riêng như địa bàn rộng,   kinh tế gia đình người dân thấp,  ảnh hưởng phong tục tập quán lạc hậu, lối   sống, tầm nhận thức còn hạn chế  nên công tác chủ  nhiệm lớp còn khó khăn   gấp bội.  Với bản thân, trong nhiều năm qua được phân công làm công tác chủ  nhiệm cũng đã rút ra được một số  kinh nghiệm trong công tác chủ  nhiệm và  thu được nhiều kết quả  tốt. Để  tiếp tục tăng hiệu quả  trong công tác giáo  dục nâng cao sự phát triển toàn diện cho con em học sinh vùng miền núi đáp   ứng với sự hội nhập xu thế phát triển hiện nay tôi chọn đề tài "Một số kinh  nghiệm và biện pháp trong công tác chủ  nhiệm lớp học sinh THPT  ở  6
  7. miền núi" để nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài ­ Với giáo viên:  + Có những hiểu biết trong công tác chủ nhiệm nói chung và chủ nhiệm  lớp ở vùng miền núi nói riêng. + Trang bị  thêm cho mình những kiến thức và cách thức tìm hiểu về  tâm sinh lí học sinh lứa tuổi THPT; phong tục tập quán của người dân địa  phương. + Có những biện pháp  ưu việt áp dụng trong công tác chủ  nhiệm lớp   đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục cho nước nhà.  ­ Với học sinh: + Nhận thức được việc phát triển nhân cách bản thân có vai trò quan   trọng như thế nào đối với cuộc đời của mình sau này. + Tự biết cách tìm hiểu kiến thức, lối sống, cách hòa nhập vào các môi  trường mới và phát huy mặt mạnh của chính bản thân. + Biết cách xử lí các tình huống trong cuộc sống hàng ngày với thầy cô,  bạn bè và mọi người xung quanh. + Biết tự  chọn cho mình con đường đi đúng đắn để  phát triển nghề  nghiệp trong tương lai. 3. Đối tượng, phạm vi đề tài ­ Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi (năm   học 2016 ­ 2017: 12A2; năm học 2017 ­ 2018: 10A1; năm học 2018 ­ 2019:   11A1, năm học này: 12A1) tại trường THPT Quỳ Hợp 3 ­ Áp dụng với một số  giáo viên chủ  nhiệm cùng trường: Cô Trần Thị  Thanh Hương (năm 2018 ­ 2019: 12C1)và các giáo viên trường bạn: Đặng Thị  Hà (năm học 2018 ­ 2019: 10D3) Trường THPT Quỳ Hợp 1; Hoàng Thị  Loan   (năm học 2018 ­ 2019: 11C1)Trường THPT Quỳ Hợp 2. 4. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp thực nghiệm: Trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức,  hướng dẫn quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp của bản thân. ­ Phương pháp khảo sát: Khảo sát việc vận dụng các biện pháp quản lí  lớp chủ nhiệm của một số đồng nghiệp cùng trường và khác trường ­ Phương pháp điều tra, thống kê: Thực hiện điều tra thái độ, cảm nhận  và đánh giá của phụ huynh, đồng nghiệp, học sinh. ­ Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh đối chiếu kết quả  của lớp   chủ  nhiệm với các lớp khác, kết quả  của lớp chủ  nhiệm qua từng tháng, kì,  7
  8. năm. Ngoài ra còn sự  dụng một số  thao tác nghiên cứu tài liệu, phân tích,   tổng hợp.. 5. Cấu trúc của đề tài Phần I. Đặt vấn đề  Phần II. Nội dung nghiên cứu  ­ Cơ sở khoa học + Cơ sở lí luận  + Cơ sở thực tiễn ­ Tổng quan các nội dung + Đánh giá chung công tác chủ nhiệm tại trường THPT Quỳ Hợp   3 trong các năm qua + Một số kinh nghiệm và biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp  học sinh THPT ở miền núi + Kết quả thực hiện của đề tài ở các năm Phần III. Kết luận  8
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ  nhiệm và công tác chủ   nhiệm lớp ở trường phổ thông 1.1.1 Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp   ở trường phổ thông  ­ Giáo viên chủ  nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ  nhiệm, phân  công chịu trách nhiệm về  một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt  hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ  giáo dục văn hóa  cho   đến   giáo   dục   đạo   đức   nhân   cách.   Chính   vì   thế   có   thể   nói   giáo   viên  chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà  trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.  ­ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học,   là người góp phần không nhỏ  hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh,  những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như  PGS.TS Đặng Quốc Bảo ­  Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là  “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự  nhận thức ngày càng đúng  đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản  lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học;  Người  làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ  chức lớp học; Người   giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc  kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; Người có trách nhiệm phản  hồi   tình   hình   lớp…   Một   người  giáo viên chủ  nhiệm giỏi sẽ  góp phần xây dựng nên một tập thể  lớp giỏi,  nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.  ­ Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường ­ gia đình và xã hội.   Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh   sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.  1.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể  giúp các em hiểu và  giải   quyết   mối   liên   hệ   giữa   cá   nhân   với   tập   thể   qua   việc   phân   công,  phân nhiệm một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn   đề  gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể  như  cắm trại, tham  quan, sinh hoạt đoàn, chủ  điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ  giáo viên chủ  nhiệm cần tổ  chức các hoạt động tập thể  như: Tham quan,  thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học  sinh có hoàn cảnh khó  9
  10. khăn, neo đơn…giáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh  vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. Với vị trí vai trò  và nhiệm vụ  như  vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ  nhiệm cầncó phẩm chất  và năng  lực, không  ngừng học  tập  tích lũy  kinh nghiệm  để  làm  công tác  chủ nhiệm có hiệu quả.  1.2.  Những nét đặc thù trong hoạt động của người giáo viên chủ   nhiệm lớp trung học phổ thông khu vực miền núi ­ Giáo viên chủ  nhiệm trung học phổ  thông miền núi phải hoạt động   trên một địa bàn dân cư  rộng. Ở  các tỉnh miền núi hầu hết các xã đã có  trường tiểu học, trung học cơ  sở, nhưng THPT thường chỉ có một hoặc hai  trường đặt ở các thị trấn, huyện lỵ, xa bản làng tới cả chục ki lô mét, để đến   trường các em hàng ngày phải vượt qua khoảng cách khá xa, mà chủ yếu là đi  bộ. Để  khắc phục hoàn cảnh này, một số  em xin trọ  học  ở nhà người quen,  thuê nhà trọ, không có cha mẹ quản lí. Việc đi lại khó khăn, cộng thêm chi phí   tốn kém, nhớ nhà, khiến nhiều học sinh nản chí, bỏ học. Phần lớn đất đai là núi rừng, địa hình hiểm trở, điều kiện tự  nhiên  không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, lũ lụt, sạt lở  đất thường xuyên, các địa phương bị chia cắt bởi suối sâu, đèo cao, đường xá,  giao thông chưa hoàn chỉnh, đi lại rất khó khăn cho cả học sinh, thầy, cô giáo   và nhân dân. Mật độ  dân số  thấp, diện tích một xã, một huyện rộng hơn rất nhiều   so với  ở  miền xuôi, thầy cô không thể  thường xuyên về  các địa phương để  phối hợp với gia đình giáo dục học sinh. Mỗi lần về địa phương, bản làng là   một lần phải huy động ý chí, quyết tâm lớn, với tinh thần “tất cả vì học sinh   thân yêu”. ­ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông miền núi   hoạt động trong một môi trường đa văn hóa. Khu vực miền núi phía là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu  số, mỗi dân tộc có tiếng nói, có phong tục, đặc điểm văn hóa riêng. Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được hình thành từ  lâu đời, đã trở thành thói quen trong cách nghĩ, trong nếp sống sinh hoạt hàng  ngày. Bà con các dân tộc miền núi có nhiều nét truyền thống văn hóa đẹp,   đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau trong hoạn nạn, trung thực, chất phác,   cần cù trong lao động, dũng cảm trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược. Tuy nhiên, ở miền núi còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu,   có nơi còn nặng nề, làm cản trở  sự  phát triển kinh tế  ­ văn hóa như: tín  ngưỡng, thờ cúng, ma chay, lễ hội, cưới xin... Nạn tảo hôn nhiều nơi còn phổ  biến, có những học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông đã bỏ học lấy vợ, lấy  chồng, sinh con. Điều này đã gây trở ngại lớn cho công tác giáo dục nói chung   và cho công tác của giáo viên chủ nhiệm nói riêng. 10
  11. Trong một lớp học  ở THPT vùng miền núi, GVCN phải quản lí và giáo  dục học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, để  thực hiện tốt chức   năng, nhiệm vụ của mình, GVCN cần phải biết tiếng dân tộc, hiểu được văn  hóa của các dân tộc, hiểu được đặc điểm tâm ­ sinh lí của học sinh các dân tộc  khác nhau. ­ Giáo viên chủ  nhiệm trung học phổ  thông miền núi phải quản lí và   giáo dục học sinh trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Các trường THPT vùng miền núi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn  nhiều khó khăn về  cơ  sở  vật chất, thiết bị  dạy học và giáo dục, cơ  sở  hạ  tầng về  công nghệ  thông tin,...là những cản trở  đối với người GVCN trong  quản lí và giáo dục học sinh; trong khai thác thông tin để  nâng cao năng lực   chuyên môn, phát triển nghề nghiệp. ­ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông miền núi   ngoài nhiệm vụ  quản lí và giáo dục học sinh, còn phải làm công tác tuyên   truyền, vận động, cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức về  vai trò của   giáo dục, về sự cần thiết tham gia xã hội hóa giáo dục. GVCN là người tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh và cộng đồng   thay đổi nhận thức, thái độ về vai trò của giáo dục. GVCN là người vận động gia đình tạo điều kiện để  con em được đi   học; tham gia vào các hoạt động phối hợp giáo dục học sinh. GVCN là người vận động học sinh đến trường, khuyến khích các em   phấn đấu học tiếp lên cấp học cao hơn. ­ Giáo viên chủ  nhiệm lớp  ở  các trường THPT miền núi là người dân   tộc thiểu số bản địa có tỷ lệ rất thấp Giáo viên  ở  các trường THPT miền núi là người dân tộc thiểu số  bản  địa rất thấp, đa phần từ các vùng miền khác đến công tác. Bộ  phận GVCN người địa phương, am hiểu văn hóa của một dân tộc,  nhưng học sinh trong một trường lại có nhiều dân tộc khác nhau, nên chưa có  thể nói là đã hoàn toàn thuận lợi. Trong khi đó, bộ  phận giáo viên miền xuôi lên công tác lại không biết  tiếng dân tộc, thiếu hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán địa phương, về  đặc điểm tâm lý học sinh, nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, trong quản   lí, giáo dục học sinh và trong phối hợp giáo dục với chính quyền địa phương  và gia đình. Công tác ở vùng khó khăn như trên nên đa số  giáo viên chưa thật  an tâm công tác lâu dài mà luôn tìm cơ hội để chuyển về xuôi. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt  đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.  11
  12. Tuổi thanh niên cũng thể  hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của  hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Trong thời đại ngày  nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của   các em kéo dài làm cho sự  trưởng thành thực sự  về  mặt xã hội càng đến  chậm. Do đó có sự  kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi  mang tính không xác định (ở  mặt này các em được coi là người lớn, nhưng  mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng  thanh niên là một hiện   tượng tâm lý xã hội. ­ Đặc điểm về sự phát triển thể chất Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể,  nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm   những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ  của các em có thể  phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và  ức chế   ở  vỏ  não tăng lên rõ   rệt có thể  hình thành mối liên hệ  thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy   ngôn ngữ  và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh.  Ở  tuổi   này, các em dễ  bị  kích thích và sự  biểu hiện của nó cũng giống như   ở  tuổi  thiếu niên.  ­ Điều kiện sống và hoạt động + Vị trí trong gia đình Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người   lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về  một số  vấn đề  quan trọng trong  gia đình. Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối  với gia đình. Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề  nếp, lối sống sinh hoạt   và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình. Có thể nói rằng cuộc sống của các   em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động. + Vị trí trong nhà trường Các em tự  giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri   thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng  vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri th ức và hoàn chỉnh tri thức   mà còn có tác dụng hình thành thế  giới quan và nhân sinh quan cho các em.  Việc gia nhập Đoàn TNCS HCM trong nhà trườ ng đòi hỏi các em phải tích  cực độc lập, sáng tạo, phải có tính nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm,   biết phê bình và tự phê bình. + Vị trí ngoài xã hội Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham   gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ về  việc chọn nghề. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với   nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng,các em có dịp  hòa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn   12
  13. kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này. ­ Hoạt động học tập và đặc điểm của sự phát triển trí tuệ Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ  đạo đối với học sinh THPT   nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các  em.  Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến  rõ rệt. Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức   năng giáo dục phổ  thông đối với giáo dục nghề  nghiệp và đối với sự  phát  triển nhân cách toàn diện của học sinh . Nhà trường cần có những hình thức  tổ  chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh  cuối cấp để  tạo ra sự  thay đổi căn bản về  hoạt động tư  duy, về  tính chất  lao động trí óc của các em. Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí  tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển  mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.Nhìn chung tư  duy  của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ  linh hoạt và nhạy bén  hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh.   Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng  lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.  ­ Sự phát triển của tự ý thức Thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng  đôi   khi   vẫn   chưa   đúng   đắn   nên   các   em   vẫn   cần   sự   giúp   đỡ   của   người  lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải  giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về  nhân cách của mình  nhằm giúp cho sự  tự  đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những  lệch lạc, phiến diện trong tự  đánh giá. Cần tổ  chức hoạt động của tập thể  cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản   thân. \ ­ Sự hình thành thế giới quan Ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết  xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.   Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách  đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em  lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó.  ­ Xu hướng nghề nghiệp: sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các  em còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho học sinh   có ý nghĩa quan trọng. Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp sao cho  phù hợp với hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu của xã hội. ­ Hoạt động giao tiếp 13
  14. + Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống   và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập.  + Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể  phát triển  mạnh. Trong tập thể, các em thấy được vị  trí, trách nhiệm của mình và các  em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ  xảy ra hiện tượng phân cực ­ có những người được nhiều người yêu mến và   có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy   nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân. +  Tình bạn đối với các em  ở  tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan   trọng. Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ  cho phép các em đối chiếu được  những thể  nghiêm,  ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận   xét, đánh giá về mình. Nhưng tình bạn  ở các em còn mang màu sắc xúc cảm  nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em  thường đòi hỏi  ở  bạn mình phải có những cái mình muốn chứ  không chú ý  đến khả năng thực tế của bạn. ­  Ở  tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt ­ tình yêu  nam nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì  cá em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng  không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không  nên đặt vấn đề  yêu đương quá sớm vì nó sẽ   ảnh hưởng đến việc học tập.   Tình yêu của nam nữ  thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu   kinh nghiệm, vì sợ  bị  từ  chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự  yêu  thương.  1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT ở miền núi ­ Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn, thật thà và tự  trọng. Các   em học sinh miền núi có gì không vừa ý thường tỏ  thái độ  ngay. Đặc điểm   thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn   hạn chế, có những lúc làm cho giáo viên “nóng mặt”; nếu như giáo viên thiếu  am hiểu tường tận và thông cảm sâu sắc thì dễ kết luận đó là những hành vi  “thiếu lễ độ”.  ­ Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào giáo viên và thực tiễn. Các em  thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là giáo viên.  Khi các em đã tin giáo viên, các em thường quyết tâm thực hiện cho được  những công việc giáo viên giao, nhiều khi các em còn bắt chước tác phong, cử  chỉ, ngôn ngữ,.. của giáo viên.  ­ Thực tiễn có tác dụng thuyết phục rất lớn đối với các em. Các em   sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất  lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề  kiến thức có liên hệ  thực tế  đến   bản thân học sinh thì sẽ sôi nổi và hiệu quả.  ­ Ý thức cao từ bạn bè và dư  luận tập thể. Bạn bè và dư  luận tập thể  14
  15. có tác dụng chi phối việc học tập của học sinh, nhất là việc đi học chuyên   cần. Có những em hay nghĩ học đến bỏ học mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu  bạn học đến nhà rủ  đi học. Có em chỉ  nghe bạn nên đã nghĩ học đi đánh cá,  khai thác rừng,... Nhìn chung những ý kiến tán đồng hoặc chê cười của bạn   bè và tập thể đều có ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và hành động của từng  em.  ­ Đặc điểm tâm lí của học sinh gái. Trong học sinh miền núi, học sinh   gái thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ, những em gái lớn trong một lớp thường  thiếu những hoài bão ước mơ  cần thiết; cho nên những tác động ngoại cảnh  dễ làm cho các em này bỏ học. Khi một em có ý định bỏ học thường rủ thêm  một số em khác bỏ theo.  ­ Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng  ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về  tương lai phía trước. Đa số  các em đều là   con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu   thốn. Ngoài việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để  phụ  giúp việc với   gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc   duy trì số lượng học sinh trên lớp.  2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, công tác chủ nhiệm đã được các Sở giáo dục đào   tạo, các trường quan tâm. Các đợt tập huấn cho giáo viên chủ  nhiệm, các tổ  chức, các giáo viên phụ trách giáo dục cho học sinh đã được tiến hành nhiều  với các nội dung: Kĩ năng sống; tổ  chức và tham gia các hoạt động cộng   đồng; chọn nghề nghiệp...Hay các cuộc thi tìm hiểu, trao đổi kiến thức khoa   học, xã hội, môi trường, văn hóa và con người. Trường THPT Quỳ  Hợp 3, là một trường đóng trên địa bàn miền núi   với hơn 1000 học sinh rải đều tất cả  các xã trên địa bàn, chiếm hơn 80% là   con em đồng bào dân tộc thiểu số và đa số gia đình khó khăn, trình độ  dân trí   thấp, có gần 500 học sinh ở trọ. Với đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn, trẻ,   nhiệt huyết đã làm tương đối tốt mục tiêu công tác giáo dục của nhà trường  thể  hiện qua kết quả  giáo dục hằng năm về  chất lượng giảng dạy (tương   đương với kết quả chung của tỉnh) và các cuộc thi do các cấp, các ngành sáng   tạo khoa học kĩ thuật, an toàn giao thông, lịch sử...Trong nhà trường cũng  thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động để phát triển toàn diện nhân cách cho  học sinh như  hoạt động thể  dục thể  thao, câu lạc bộ  "Câu lạc bộ  bạn gái",   "Câu lạc bộ em yêu khoa học tự nhiên", "Câu lạc bộ văn học" hay ngoại khóa   tìm hiểu, trao đổi kiến thức "Sức khỏa sinh sản vị  thành niên", "Học sinh   trung học miền núi với vấn nạn tảo hôn", "Bạo lực học đường"... Để làm tốt được các hoạt động trên thì vai trò không nhỏ thuộc về giáo  viên gần gũi nhất đối với học sinh đó là giáo viên chủ nhiệm lớp.  Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số  giáo viên đã làm tốt nên  15
  16. kết quả  học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào của lớp luôn luôn cao,  được học sinh yêu mến và ủng hộ. Học sinh khi ra trường tỉ lệ thành đạt cao,   lựa chọn nghề  nghiệp và công việc của mình đúng đắn và phù hợp với khả  năng, sở  trường. Bên cạnh đó, do một số  giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm chủ  nhiệm chưa có, chưa nắm vững nghiệp vụ quản lí lớp; một số giáo viên khác  chưa tâm huyết,chưa chú trọng vào công việc, ngại học tập, ít tìm hiểu đối  tượng, môi trường hoàn cảnh gia đình học sinh, phong tục tập quán của địa  phương, chưa biết phát huy các điểm mạnh của tập thể và cá nhân trong lớp,  chưa tìm được tiếng nói chung giữa giáo viên chủ  nhiệm với học sinh trong   hoạt động phong trào hay áp dụng một số biện pháp quản lí và giáo dục học   sinh cứng nhắc, chưa phù hợp với đối tượng học sinh miền núi nên dẫn đến  kết quả giáo dục trong công tác chủ nhiệm còn thấp. Bản thân, trong những năm qua  đượ c phân công làm công tác chủ  nhiệm  ở nhiều lớp. Bản thân cũng đã trăn trở, đầu tư  công sức và thời gian  tìm hiểu và áp dụng thành công các phương pháp thông qua đó rút ra cho  bản thân một số  biện pháp kinh nghiệm nhất định.Chính vì thế  mà tôi đã  mạnh dạn thực hiện đề  tài này tại trường THPT Qùy Hợp 3, thực nghiệm   đề  tài tại trường THPT Qùy Hợp 1, trường THPT Quỳ  Hợp 2 và đã thu  được kết quả rất khả quan. II. MỘT SỐ  KINH NGHIỆM, BIỆN PHÁP THỰC TIỄN TRONG   CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI: 1. Đánh giá chung công tác chủ nhiệm tại trường THPT Quỳ Hợp   3 trong các năm qua 1.1. Kết quả xếp loại các lớp trong 3 năm qua Tổng  Năm  Lớp xếp  Lớp xếp loại  số  Lớp xếp loại xuất sắc học loại khá trung bình lớp 2016 ­  12A1,11C1,12A2,12C4,11A4,  16 lớp  27 Không có 2017 12C1,10A3,11A1,12A3,10A1, 10C1 còn lại 2017 ­  12A1,12C1,11A1,12A4,11C1,  17 lớp  27 Không có 2018 12A3,10A1,10C4,10C1,10A2 còn lại 2018 ­  12C1,11A1,10C1,10A4,11C1,  17 lớp  27 Không có 2019 12A1,10A1,12C2,11A2,11A4 còn lại KHI  10A1,10C1,12A1,12A2,11C1,  17 lớp  2019 ­  27 Không có 12C1,11A4,11A1,11C4,10C2 còn lại 2020 16
  17. 1.2. Đánh giá rút ra qua công tác chủ nhiệm ­ Công tác chủ nhiệm lớp rất được chú ý và coi trọng trong nhà trường  (Hằng năm trường đã giành thời gian tập huấn, trao đổi, thảo luận công tác  chủ nhiệm để làm thành các chuyên đề, tài liệu cho giáo viên chủ nhiệm tham  khảo; kết quả xếp loại lớp cuối kì, cuối năm được Hội đồng thi đua đưa vào  tiêu chí để xếp loại giáo viên). ­ Hầu hết các giáo viên chủ  nhiệm đã có phương pháp quản lí, điều  hành các lớp thực hiện tương đối tốt đạt mục tiêu, kế  hoạch giáo dục đề  ra  của trường. ­ Học sinh các lớp tham gia nhiệt tình, có chất lượng các hoạt động,   phong trào của trường và các tổ chức. ­ Chất lượng các hoạt động các hoạt động, phong trào qua các năm  được nâng lên, học sinh ngày càng tự tin hơn, tham gia nhiều hơn và có hiệu   quả các cuộc thi phát động do các cấp, các ngành tổ chức ­  Kết quả  lớp chủ  nhiệm  đạt cao có  ở  cả  lớp định hướ ng và lớp  thườ ng. Một số  lớp đượ c kì vọng vào đầu năm học song kết quả lại thấp.   Điều này chứng tổ chủ nhiệm hi ệu qu ả không phải chỉ là lớp có đối tượ ng  học sinh thuận lợi mà cả những lớp khó khăn nhưng biết cách thì hiệu quả  chủ nhiệm lớp vẫn cao. ­ Một số  giáo viên chủ  nhiệm chưa phát huy được những sở  trường,  mặt mạnh của lớp. Cùng lớp đó nhưng khi thay đổi giáo viên chủ  nhiệm thì  hiệu quả nâng lên ­ Một số  lớp, giáo viên chủ  nhiệm chưa làm hết vai trò nhiệm vụ  của   mình, áp dụng các phương pháp còn cứng nhắc, chưa có tiếng nói chung với  học sinh, chưa biết cách vận dụng sức mạnh của tập thể  lớp nên học sinh   chưa đồng tình, hiệu quả trong công tác chủ nhiệm chưa đạt như mong muốn,  tỉ lệ học sinh bổ học còn nhiều.  2. Một số kinh nghiệm và biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp  học sinh THPT ở miền núi 2.1. Các biện pháp nắm bắt tình hình lớp Do đối tượng học sinh phân bố trên địa bàn rộng, việc đi lại khó khăn,  trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều thiếu thốn nên năm bắt tình hình lớp  là điều cần thiết 2.1.1. Mục đích ­ Năm bắt nhanh các thông tin về học sinh, gia đình, phong tục tập quán,  lề lối ăn ở, sinh hoạt để giáo viện bố trí các nhiệm vụ, công việc và xử lí các  tình huống phù hợp, hiệu quả. 17
  18. ­ Học sinh và gia đinh học sinh thấy được sự quan tâm sát sao, làm việc  khách quan, công bằng và tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm từ đó tin tưởng   và ủng hộ trong các hoạt động của trường, của lớp. 2.1.2. Cách tiến hành ­ Khi bắt đầu nhận lớp: + Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành việc điều tra ngay đặc điểm tình  hình lớp tới tùng học sinh bằng phiếu điều tra và tìm hiểu tình hình học sinh  lớp chủ nhiệm thông qua học bạ và giáo viên chủ nhiệm năm trước. 18
  19. Phiếu điều tra thông tin học sinh đầu năm có nội dung: PHIẾU GHI THÔNG TIN HỌC SINH 1) Họ và tên:…………………………… Dân tộc:…………………………….. 2) Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………….. 3) Nơi sinh:…………………………..... Quê quán:…………………………… 4) Địa chỉ: ………………………....................................................................... 5) ­ Họ và tên bố:…………………........ Năm sinh: ……................................. Nghề   nghiệp:………………..................   Số   điện  thoại ...................................... ­ Họ và tên mẹ:……………… ….......... Năm sinh: ……................................. Nghề nghiệp:……………….................. Số điện thoại ..................................... 6) Sống với: Bố + mẹ: ..............; Bố:.............; Mẹ: ............ Ông, bà: ..............;  Người đỡ đầu:..................................................................................................... 7) Hoàn cảnh gia đình: (khá giả, bình thường, cận nghèo,nghèo):…………… 8)   Kết   quả   học   tập   cuối   lớp   năm   trước:   (HSG   toàn   diện,   khá,   TB): ………….. 9) Những môn học yêu thích:…………………………………………………. 10) Góc học tập riêng ở nhà: (Có, không, học chung):……………………….. 11) Sở thích (Năng khiếu):……………………………………………………. 12) Đã từng làm Ban cán sự lớp hay chưa?...............Chức vụ gì?..................... 13) Ở trọ hay đi về nhà.............................(Tên chủ trọ...................................... Địa chỉ ..................................................... Số điện thoại ..................................) 14) Hoàn cảnh đặc biệt khác:..............................................................................  + Sau đó giáo viên chủ nhiệm làm công việc thống kê kết quả trả lời   của học sinh theo những mục  đích khác nhau như: học tập, thể  dục th ể  thao, văn nghệ. Việc điều tra này có tác dụng giúp giáo viên chủ  nhiệm  nắm được khả  năng tiềm tàng của lớp mình về  học tập cúng như  phương  diện hoạt động phong trào để  có thông tin lập các ban giúp lớp hoạt động   và sẽ  phát huy, khai thác khi  có dịp. Thực tế việc điều tra của tôi cho thấy   không có một tập thể  học sinh nào mà lại  không có nhân tố  tiềm năng để  phát triển công tác phong trào. + Phân loại học sinh trong lớp chuẩn bị cho công tác lựa chon đội ngũ  19
  20. cán sự lớp và các tiểu ban hoạt động khác. ­ Trong quá trình chủ nhiệm: + Lấy thông tin thường xuyên từ  ban cán sự  lớp, thầy cô giáo bộ  môn  và Đoàn trường về các hoạt động của lớp. + Sử  dụng sổ  liên lạc điển tử  và điện thoại phụ  huynh để  trao đổi   thông tin hai chiều. Cam kết 1 tuần ít nhất 1 lần phụ huynh ra thăm con hoặc   gọi điện trực tiếp cho GVCN hỏi về tình hình con em mình. + Đặc biệt lên kế hoạch một tháng giáo viên phải đi thăm 4 ­ 5 gia đình   học sinh. Đầu năm ưu tiên các gia đình khó khăn có hoàn cảnh đặc biệt trước  sau đó lần lượt giáo viên cố gắng đi đến được hết nhà học sinh trong lớp chủ  nhiệm. Mỗi tuần 1 lần đi kiểm tra đột xuất nhà trọ của học sinh ­ Trong các giờ  sinh hoạt, giáo viên dành một thời gian để  tâm sự, nói  chuyện, trao đổi để  học sinh có thể  giãi bày hay có những yêu cầu, tâm tư,   nguyện vọng, đề nghị chính đáng. + Giáo viên chủ  nhiệm phải tìm ra được một số  hoc sinh tin tưởng   "hoạt động ngầm" để  cung cấp các thông tin mà các em biết được cho giáo  viên chủ  nhiêm (Vì một số  thông tin lớp có thể  dấu hoặc bao che như: yêu  đương, chơi đêm, ăn nhậu, đánh điện tử...). 2.1.3. Kết quả  ­ Thu thập nhanh, chính xác thông tin về học sinh trong lớp (Học sinh   ở  xóm, xã nào? Dân tộc? Hộ  nghèo, cận nghèo? thuộc gia đình chính sách?   học sinh khuyết tật? số l ượng h ọc sinh gi ỏi, khá, trung bình, yếu? học sinh   chưa ngoan cần chú ý? học sinh có sở  trường hoặc những năng khiếu là  gì?....) từ  đó rút ra được những  ưu điểm và nhượ c điểm của lớp để  lựa  chọn đội ngũ cán sự  lớp, bố  trí công việc, nhiệm vụ  hiệu quả, có biện  pháp giáo dục điều chỉnh kịp thời.  ­ Biết được một số phong tục tập quán của người dân tộc Thái, Thanh   (Làm vía, kết hôn sớm,  ở  rể...) là một trong những nguyên nhân vì sao học   sinh hay bỏ học sớm, hoặc đi học những vẫn nghỉ nhiều.  ­ Biết được nhiều hoàn cảnh khó khăn của nhiểu học sinh.  Tục làm vía của dân tộc Thái  Tục trộm vơ của dân tộc Thái 20
nguon tai.lieu . vn