Xem mẫu

  1. SỞ GD& ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Tên đề tài : MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ TI HÒA NHẬP, NĂNG ĐỘNG, TỰ TIN. 1
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3. Lịch sử nghiên cứu 5 4. Tính mới của đề tài 6 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 6 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6 7.Gỉa thuyết khoa học. 6 8. Phương pháp nghiên cứu 7 PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 8 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 8 1.1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài 8 1.1.2. Đặc điểm hoạt động học tập và giao tiếp của học sinh THPT 9 1.1.3. Biểu hiện của sự tự ti trong học sinh THPT 10 1.1.4. Vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong việc hỗ trợ học sinh tự ti 8 bậc THPT 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 0 9 1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 10 1.2.2. Thực trạng học sinh tự ti ở trường THPT được khảo sát. 12 1.2.3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 17 Chương 2 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ TI HÒA NHẬP, NĂNG ĐỘNG, TỰ 18 TIN. 2
  3. 2.1. Công tác chủ nhiệm trong trường THPT 19 2.2. Một số hoạt động trong công tác chủ nhiệm để hỗ trợ học sinh tự ti trở 19 nên năng động, tự tin. 2.2.1. Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề/chủ điểm. 20 2.2.2. Minh họa tiết sinh hoạt theo chủ đề. 21 2.2.3.Phối hợp với đoàn trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 21 2.2.4. Xây dựng “Tủ sách Thanh Xuân” nhằm phát triển văn hóa đọc 24 2.2.5.Tổ chức cuộc thi “Cuốn sách hay bạn đã đọc”. 25 2.2.6. Cuộc thi “Khéo tay hay làm”. 25 2.2.7. Hoạt động “Về nguồn” . 25 2.2.8. Phát huy sức mạnh của ban cán sự lớp. 26 2.2.9. Kết nối với cựu học sinh . 26 2.3. Kết qủa ứng dụng các giải pháp của đề tài 2.3.1. Chọn nhóm thử nghiệm và đối chứng. 2 .3.2. Kết quả thử nghiệm. PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 27 2. Kiến nghị 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ LỤC 30 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Học Sinh HS Giáo viên GV Giáo viên chủ nhiệm GVCN 3
  4. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài. Khi bạn là người làm công tác giáo dục, nếu được lựa chọn giữa học sinh tự tin và học sinh tự ti bạn sẽ chọn nhóm đối tượng nào? Bạn là bố mẹ chắc hẳn bạn muốn con mình tự tin trước cuộc sống hơn là tự ti ? Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chọn lựa, bởi trước tiên xuất phát từ trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp ta không thể quay lưng với những học sinh vốn chịu thiệt thòi. Hơn nữa, trong cuộc sống như Nguyễn Văn Thạc từng viết “... cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời (trích Nhật ký “Chuyện đời”)... Trong một diễn đàn bàn về vai trò người giáo viên K.Patricia Cross có nói “Công việc của người thầy ưu tú là kích thích những người có vẻ tầm thường có nỗ lực phi thường. Vấn đề hóc búa là không phải xác định những người chiến thắng mà làm cho những người bình thường trở thành người chiến thắng, làm cho những người tự ti trở nên tự tin”. Xã hội đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi môi trường giáo dục cũng cần phải có sự thay đổi nhất định nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Rõ ràng trong thời đại 4.0 con người muốn hòa nhập tốt cần rất nhiều kĩ năng. Đặc biệt là đối với các em học sinh bậc trung học phổ thông (THPT),vì các em là những người sắp sửa hòa nhập với cuộc đời rộng lớn ngoài kia. Rõ ràng, trước khi thuần thục các kĩ năng cơ bản thì các em cần vượt qua nỗi sợ hãi bản thân, phải tự tin đã. Bởi vì, nếu các em mang tâm lý tự ti, mặc cảm thì các em không thể hòa nhập. Như vậy, các em sẽ luôn sống trong áp lực với trăm nghìn nỗi sợ hãi mơ hồ và hệ lụy sâu xa đối với cuộc đời các em, với gia đình và xã hội là vô cùng lớn. Bắt nguồn từ những biểu hiện quan sát được ở trường THPT khu vực nông thôn, chúng tôi thấy hiện tượng tự ti ngày một phân hóa rõ rệt. Trong các tiết học, học sinh tự ti thường ít phát biểu, ngần ngại xây dựng bài, ít sáng tạo, ít đóng góp ý kiến trước những câu hỏi mà giáo viên đặt ra . Trong hoạt động tập thể như các hoạt động ngoại khóa của lớp, của đoàn trường , họ thường từ chối, tỏ thái độ sợ sệt, nhút nhát trước đám đông. Đặc biệt là họ thường tự cô lập, đánh giá thấp bản thân, tự làm tổn thương bản thân để từ đó đánh mất vẻ đẹp vốn có, học hành sa sút, tinh thần suy sụp. Những thực trạng trên quả thật rất đáng lo ngại đối với học sinh THPT bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình học tập và rèn luyện, phát triển nhân cách ở mỗi học sinh. Những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp mang tầm chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục tích cực chẳng hạn như “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học hạnh phúc”, phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”...Trước những phong trào ấy đòi hỏi cả giáo viên và học sinh cần có những sự thay đổi về 4
  5. nhận thức và cả phương pháp dạy, học, kĩ năng giáo dục. Là một giáo viên bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, bản thân tôi còn được giao nhiệm vụ giáo dục trong nhiều năm qua, tôi thực sự thấy nhiều điều cần thay đổi, cần linh hoạt để hoạt động dạy học và giáo dục có kết quả tốt nhất. Để giúp học sinh phát triển toàn diện, đặc biệt là sự tự tin, ngoài sự giáo dục của gia đình, xã hội thì người giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò rất quan trọng. Nhà giáo dục Mỹ William Arthur Ward từng khẳng định “Một người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích,người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. J.A.Coomenxki - một nhà giáo dục học vĩ đại nhà giáo dục người cộng hòa Sec, đại biểu suất sắc của chủ nghĩa nhân văn cũng đã gọi giáo viên là “người chuyển giao của ngọn đuốc nền văn minh”. Những thông điệp ấy vừa là lới nhắn nhủ về tinh thần trách nhiệm, những đòi hỏi của nghề và cũng là một cách vinh danh vị thế cao cả của người thầy, người cô trong quá trình thắp lửa, khơi nguồn và định hướng tương lai cho các thế hệ học trò. Thầy cô có giỏi bao nhiêu mà học sinh thụ động, ít phát biểu, kém ý thức xây dựng bài vì sợ sệt, nhút nhát thì ngôi trường đó chưa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của mình. Đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay, nếu học sinh hèn nhát, ngại ngùng, ỷ lại...sớm muộn rồi cũng bị đào thải bởi họ là một trong những nhân tố kéo lùi sự phát triển của đất nước. Một ngôi trường giáo dục thân thiện, hạnh phúc thiết nghĩ điều quan trọng nhất là những học sinh trong ngôi trường đó luôn cảm thấy hài lòng, họ muốn đến trường học như thể đang trở về ngôi nhà ấm áp, vui vẻ của mình sau một ngày làm việc tất bật. Vì vậy bên cạnh việc các giáo viên không ngừng tìm cách dạy sao cho hay, trang bị những trang thiết bị hiện đại, phù hợp để hỗ trợ dạy học làm sao cho mỗi học sinh mỗi ngày đến trường đều cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, hòa đồng thì mỗi học sinh cũng phải có một cách nghĩ khác, cách hành động khác để tự tin trên sân chơi tri thức của mình, thực sự tự trong tâm yêu thích ngôi trường mình đến học mỗi ngày. Xuất phát từ mong muốn trên đây, mong sao những bạn học sinh còn tự ti hiểu rằng ai cũng có những góc khuất, những giới hạn và điều đó không phải là không có cách để vượt lên, để tuông ra...Vì vậy, tôi đã nhen nhóm ý tưởng và thực hiện đề tài nghiên cứu “MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ TI HÒA NHẬP, NĂNG ĐỘNG, TỰ TIN” để lan tỏa những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Chúng tôi tin rằng đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm để tạo dựng, một môi trường giáo dục lành mạnh và đặc biệt sẽ không bỏ quên bất kì một học sinh nào trong hành trình tiếp bước thành công . 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp góp phần hỗ trợ học sinh tự ti hòa nhập và phát triển toàn diện, tích cực. 5
  6. Cụ thể đề tài có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra là: - Học sinh tự ti có một cách nhìn và đánh giá tốt hơn về bản thân cũng như cuộc sống xung quanh. - Giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn về chính mình và mạnh dạn phát biểu, bày tỏ ý kiến trong các tiết học. - Giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trước cuộc sống, sống vui vẻ, hòa nhập thay vì bó hẹp mình trong phạm vi nhỏ. - Hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập được tiến bộ và nâng cao thành tích cũng như quá trình rèn luyện nhân phẩm được tốt hơn. - Tạo một môi trường học đường thân thiện, cởi mở, nâng cao tinh thần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thay vì phải tiếp thu quá nhiều kiến thữ khô khan. - Tác động đến nhận thức của bạn bè, giáo viên, phụ huynh để có sự thay đổi nhất định trong việc quan tâm, sẽ chia đối với những học sinh tự ti. 3. Lịch sử nghiên cứu: Thực tế, thời nào cũng vậy trong xã hội nói chung, trong trường học nói riêng sẽ có những người thiếu tự tin. Người ta thiếu tự tin vì nhiều lý do nhưng thường xuất phát cơ bản từ những khiếm khuyết của bản thân, có thể khiếm khuyết về hình thức hay khiếm khuyết về tri thức hay những sai lầm nào đó mà bản thân tự trói buộc mình. Vậy nên đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề tự ti trước chúng tôi và cũng đạt được nhiều thành quả nhất định như: + Làm như chơi - hòa thượng Minh Niệm + Forums - Tâm sự về suy nghĩ của bạn + Chương trình thực tế: 24H Thách thức bản thân +.... 4. Tính mới của đề tài. 4.1. Về lý luận. Đề tài là sự tích hợp một cách kĩ lưỡng về vấn đề tự ti ở học sinh THP, qua đó giúp giáo viên và mọi người hiểu rõ hơn về đối tượng học sinh này. Chúng ta sẽ thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về vấn đề này, giúp các bạn tự ti, hòa nhập trong môi trường học đường để từ đó tạo được mối quan hệ và tương tác lẫn nhau cùng phát triển lối sống tích cực, năng động. 4.2 Về thực tiễn: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tự ti bậc THPT trên địa bàn bản thân giáo viên đang công tác. - Có một số phương pháp mới và sáng tạo. 6
  7. - Tính thực tế cao, dễ áp dụng và nhân rộng. 5. Phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thực trạng trên khách thể chủ yếu là học sinh ở trường THPT trên địa bàn giáo viên công tác với một môi trường học sinh thường xuyên tiếp xúc- môi trường học đường: đặc biệt là học sinh lớp 10 D1,11 D1( Lớp học sinh đăng kí khối học Toán; Văn, Anh), cũng là đơn vị lớp mà bản thân tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm hai năm nay Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 8 năm học 2019-2020 đến tháng 3 năm học 2020-2021 . 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Một số hoạt động góp phần hỗ trợ học sinh tự ti bậc THPT hòa nhập, phát triển tích cực, toàn diện. 6.2. Khách thể nghiên cứu + Học sính các khối ở trường THPT trên địa bàn bản thân tôi đang công tác. + Giáo viên : Giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn công tác. 7. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài này được thực hiện thành công, nó sẽ giúp ích được cho nhà trường, thầy cô, các bậc phụ huynh, các bạn học sinh hiểu rõ nguyên nhân vì sao các bạn học sinh đang đánh mất đi sự tự tin trong cuộc sống, trong học tập, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi theo hướng tích cực hơn. Qua đó, mọi người biết áp dụng những biện pháp cụ thể trong từng trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong việc thay đổi thái độ tự ti của một số học sinh , giúp họ thích nghi tốt hơn với môi trường văn hoá học đường và công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện của Bộ giáo dục. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp tư duy quy nạp: từ việc nghiên cứu các biểu hiện tâm lý cũng như cuộc sống hằng ngày của học sinh tự ti để từ đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp pháp phù hợp. - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về tâm lý học sinh tự ti bậc THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7
  8. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát về vấn đề tự ti của từng lớp trong trường; Giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên giảng dạy, giáo dục tại trường THPT trên địa bàn bản thân tôi đang công tác và các bậc phụ huynh. Chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đời sống, tính cách của mỗi học sinh tự ti nổi bật trong lớp, trong nhà trường Bên cạnh đó chúng tôi còn hỏi những giáo viên, những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về tâm lý để được giải thích và trình bày vấn đề một cách chính xác và sâu sắc nhất. - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (Ankét) và trắc nghiệm tâm lý (trắc nghiệm khả năng giao tiếp của V.P Dakharốp) để khảo sát thu thập thông tin và đánh giá các biểu hiện tự ti của học sinh THPT. - Phương pháp quan sát: Quan sát HS trong các giờ học trên lớp, trong các hoạt động ngoại khóa, trong giao tiếp với bạn bè và các Thầy, Cô giáo để nắm bắt các biểu hiện cụ thể về đối tượng học sinh này. 8.3. Các phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lý số liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho học sinh tự ti bậc THPT hòa nhập, phát triển tốt. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản đề tài. 1.1.1.1. Khái niệm về sự tự ti . Tự ti là hành vi tự quở trách bản thân bằng cách tự coi thường, đánh giá thấp hay nói xấu chính mình hoăc tự cho mình là kém hơn người, hoặc quá khiêm tốn. Nói chung tự ti là tự đánh giá mình thấp nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Vì thế mà ngại suy nghĩ, nói năng, hành động, ngại giao tiếp với mọi người. Những ai mắc tính tự ti thường cho rằng mình yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi bật so với người khác. Nói theo kiểu dân gian là : “Ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời”, làm gì hỏng nấy. Từ nhận thức sai lệch về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu tự tin. Tính tự ti cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, bởi nó tạo ra sức ì và thói xấu ỷ lại cùng tâm lí thất bại. Tâm lí tự ti đi ngược lại tâm lí chung của số đông là ai cũng muốn khẳng định mình, muốn thành đạt trong cuộc sống. Do đó, tự ti là trạng thái tâm lí tiêu cực, chúng ta không nên có. Từ ngày xưa, dân gian đã có những câu ca dao nói về tính tự ti, ví dụ : 8
  9. Cây khô xuống nước cũng khô, Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. Hoặc : Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa. Nếu mang nặng tâm lí ấy, con người sẽ tê liệt ý thức phản kháng, đấu tranh, chấp nhận những ngang trái, bất công trong xã hội, chấp nhận thân phận thấp hèn con sâu cái kiến, bị rẻ rúng, khinh bỉ, bị áp bức, bóc lột. Nguyên nhân sâu xa của tính “tự ti” phần lớn là do thiếu tự chủ, tự lập và thiếu nghị lực cùng quyết tâm phấn đấu. Nói như nhà giáo Nguyễn Bá Học đầu thế kỉ XX thì đây chính là tâm lí “ngại núi e sông”. Rõ ràng những người tự ti là “tự mình khinh mình trước”, họ đang “tự mình cầm vũ khí và chống lại chính mình”. Max Well Malz cũng khẳng định “giữa tất cả những cạm bẫy trong đời, nhận thức thấp kém về bản thân là cạm bẫy chết chóc nhất và cạm bẫy khó vượt qua nhất bởi đó chính là cái bẫy do mình tự thiết kế và đào xây...” Không thể phủ nhận tất cả chúng ta đều có lúc phải đối mặt với những phút thiếu tự tin vậy nên chúng ta cần bản lĩnh để vượt lên nếu không muốn “tự rơi vào cạm bẫy”. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó, nhất là đối với học sinh phổ thông, lứa tuổi mà nhận thức, lập trường tư tưởng chưa đủ chín. 1.1.1.2. Khái niệm về sự tự tin. Tự tin: là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin là người được trọng dụng, được mọi người yêu quý, tin tưởng và học tập theo, từ đó lan tỏa được đức tính, thông điệp tốt đẹp ra xã hội. Người mang trong mình phẩm chất này sẽ có được một nền tảng tâm lí vững vàng, dễ dàng trả lời được các câu hỏi như: “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Tôi có thể làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?” Đồng thời, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ được sự bình tĩnh, can trường trước mọi biến cố, dễ dàng thuyết phục và dành được niềm tin từ người đối diện. Người tự tin bao giờ cũng bản lĩnh, kiên cường và không dễ bị khuất phục trước khó khăn thử thách. Sự tự tin cũng như ý chí, nghị lực hay lòng dũng cảm, nó chính là thước đo của con người và cũng là kim chỉ Nam để con người vươn tới thành công. Bởi vậy, Walt Disney – từ một cậu bé nghèo không có cả tiền mua giấy vẽ vươn lên thành ông chủ của tập đoàn sản xuất phim hoạt hình lớn nhất thế giới – đã coi tự tin là một trong bốn điều làm nên cuộc đời mình. Lòng tự tin khơi mở nguồn sức mạnh của trí tuệ và cơ thể, giúp con người tin tưởng ở bản thân, công việc và cuộc sống, quyết liệt hành động để hoàn thành công việc, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Người không có lòng tự tin sẽ sống hèn 9
  10. kém, không được người khác tin tưởng, nhất định sẽ thất bại. Bởi đúng như Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi sự tự tin.” Như vậy tự tin là khái niệm đối lập với tự ti. Nếu tự tin là tâm lí tích cực thì tự ti là tâm lí tiêu cực. Học sinh, thanh niên, là thế hệ tương lai của đất nước, rõ ràng các em phải nhìn nhận được vai trò của mình trong xã hội, xác định tương lai một cách đúng đắn và luôn nuôi dưỡng ý chí, nghị lực để bồi đắp cho sự tự tin, để rồi mai kia sẽ là người có ích cho xã hội. 1.1.1.3 . Khái niệm học sinh Trung học phổ thông Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về học sinh: Theo từ điển tiếng Việt: “học sinh là người học ở bậc phổ thông”, tức là giới hạn đối tượng là những người đang học ở bậc phổ thông (tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) Theo từ điển Giáo dục học: Học sinh bậc trung học phổ thông thuộc lứa tuổi đầu thanh niên từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi. Như vậy học sinh Trung học phổ thông nằm trong độ tuổi từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi, là những người đang theo học các trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo điều 33 của TT 32/2020- BGDĐT- Học sinh bậc trung học phổ thông thuộc lứa tuổi đầu thanh niên từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT), hoạt động học tập có những điểm khác biệt cơ bản, học sinh cũng ý thức rõ hơn về động cơ học tập của bản thân. Học sinh THPT thường xác định khá rõ mục tiêu học tập của mình. Học sinh thường sẽ tự trả lời câu hỏi của chính mình là học để làm gì trong tương lai ? Về cơ bản là việc học của học sinh bậc THPT là sự tự giác.Tuy nhiên, vì các em cũng đang trong độ tuổi đang lớn, lập trường chưa vững nên việc học tập của học sinh có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh 1.1.2 . Đặc điểm về hoạt động học tập và giao tiếp của học sinh THPT 1.1.2.1 Hoạt động học tập. Có thể nói học tập là một hoạt động hết sức quen thuộc đối với học sinh. Hoạt động ấy vừa đem đến cho các em niềm yêu thích, sự hứng thú, những thăng hoa nhưng có khi hoạt động học tập cũng là một áp lực gây nên tâm lý mệt mỏi, chán chường... Hoạt động học tập ở mỗi cấp học, mỗi giai đoạn, thời điểm lại có những biểu hiện khác nhau, những cảm xúc, thái độ khác nhau. Ở lứa tuổi học sinh THPT hoạt động học tập có những điểm khác biệt cơ bản, học sinh cũng ý thức rõ hơn về động cơ học tập của bản thân. Học sinh THPT thường xác định khá rõ mục tiêu học tập của mình. Học sinh thường sẽ tự trả lời câu hỏi của chính mình là học để làm gì trong tương lai ? Về cơ bản là việc học của học sinh bậc THPT là sự tự giác. Có những học sinh ưu tú, các em sẽ tự giác trong việc lên kế hoạch học tập, tự giác và chủ động tìm thầy, tìm bạn, tiếp cận tri thức và làm đầy tri thức mỗi ngày.Tuy nhiên, vì các em cũng đang trong độ tuổi 10
  11. đang lớn, lập trường chưa vững nên việc học tập của học sinh có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Những cám dỗ có thể khiến cho một số học sinh trốn học, bỏ học và sa vào các tệ nạn xã hội. Đặc điểm này có thể coi là đặc điểm mang “tính lịch sử” trong toàn bộ lịch sử đường đời của mỗi cá nhân. Hoặc có một số học sinh bậc THPT còn mơ hồ về đích đến nên thường lúng túng, còn thụ động trong việc học, học còn mang tính đối phó.... 1.1.2.2. Hoạt động giao tiếp. So với cấp học dưới thì học sinh bậc THPT có quan hệ giao tiếp rộng hơn do phạm vi tiếp xúc và môi trường giáo dục không đóng khung ở làng, xã, phường mà là liên xã, liên phường, quận, thị...Hơn nữa, xét ở tâm lý lứa tuổi thì học sinh THPT đã lớn hơn, trưởng thành hơn nên cách thức giao tiếp, ngôn ngữ và thái độ giao tiếp cũng khác với học sinh trung học cơ sở. Học sinh THPT muốn khẳng định theo hướng tự quyết, tự chịu trách nhiệm, ở một mức độ nhất định không muốn phụ thuộc, muốn tự lập. Tính tự lập của học sinh thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức giá trị. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Chính điều đó làm cho học sinh phải suy nghĩ và điều chỉnh nhân cách và kĩ năng giao tiếp. Ở học sinh THPT cũng bắt đầu xuất hiện tình cảm nam nữ, nhưng các em thường che giấu tình cảm của mình, cũng có học sinh phân tán tư tưởng trong tình cảm này mà ảnh hưởng tới việc học tập. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc cũng tạo ra những cảm xúc căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối hoặc quá vui vẻ khi nhận được quan tâm chăm sóc. Tình yêu tuổi học đường lành mạnh trong sáng nhưng cũng là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có kĩ năng điều khiển cảm xúc hành vi cho phù hợp. 1.1.3. Biểu hiện của sự tự ti trong học sinh THPT. Có thể nói, biểu hiện chung của những người hay tự ti thường sẽ sống rất mệt mỏi. Người tự ti không dám đối diện với tình cảm của chính mình, họ luôn cảm thấy bị vướng mắc trong hàng trăm suy nghĩ không thể thoát ra. Loại tâm lý này được hình thành có liên quan mật thiết đến môi trường phát triển của họ, đó có thể là do hoàn cảnh cuộc sống, sự đối đãi của người thân, bạn bè đã phần nào khiến cho họ ngày càng hoài nghi bản thân, luôn mặc cảm và thiếu tự tin. Đặc biệt đối với học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Ở lứa tuổi này là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể và đặc biệt là sự phát triển về tâm sinh lý. Nhu cầu tìm hiểu đánh giá bản thân thân theo chuẩn mực xã hội, theo quan niệm và mục đích sống được đề cao. Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, những phẩm chất, năng lực riêng. Ý thức làm người lớn khiến các em cón nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính một cách độc đáo, muốn được người khác chú ý, quan tâm. Tuy nhiên nếu những mưu cầu, lòng ham muốn 11
  12. ấy không được thỏa mãn, đáp ứng hay không hài lòng dẫn đến thất vọng, mất niềm tin về bản thân. Từ đó dẫn đến mặc cảm, tự ti mà không hề hay biết. Như vậy, đối với học sinh tự ti, đặc điểm tâm sinh lý còn có nhiều vấn đề phức tạp. Ngoài sự ảnh hưởng tâm lý của lứa tuổi, các bạn thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực hay một đời sống tâm lý chưa ổn định,thất thường, có khi mất phương hướng. Các bạn thường có xu hướng đánh giá thấp bản thân mình và nâng tầm giá trị của người khác. Họ thường sẵn sàng đánh mất cơ hội của bản thân vì trong suy nghĩ của của mình các bạn không bao giờ làm được điều gì cả và bản thân chỉ là đang tồn tại phụ thuộc nhiều vào người khác. Cách nghĩ nông cạn và luôn xem ai cũng giỏi, tốt hơn mình là một nhận thức thiếu suy nghĩ. Từ đó nảy sinh lối sống khép kín, hay biến mình thành một con người khác là một biểu hiện hiển nhiên. Những học sinh tự ti thường có biểu hiện phổ biến như sau : - Rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp, không dám trình bày sự việc trước đám đông. - Không xung phong phát biểu, xây dựng bài trên lớp. - Không chủ động tham gia các một hoạt động nào của tập thể lớp, nhà trường. - Sống ảo. - Nổi loạn. 1.1.3.1. Tự ti qua thái độ rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp đám đông. Những học sinh này thường né tránh đám đông, thu mình, ai hỏi gì đáp nấy, vẻ ngoài lúng túng, không dám nhìn thẳng người đối diện khi nói chuyện. Những học sinh này kì thực lúc nào cũng hi vọng được người khác chú ý nhưng lại sợ hãi khi bị trở thành tâm điểm của đám đông. Trong lòng tuy rằng có rất nhiều ý tưởng và ham muốn nhưng lại thiếu dũng khí, họ không dám trình bày sự việc hay chia sẻ về suy nghĩ của mình trước tập thể,trước đám đông. 1.1.3.2. Tự ti qua thái độ không xung phong phát biểu, xây dựng bài trên lớp. Trong lớp học, những học sinh này sẽ không chủ động xung phong phát biểu dù phần kiến thức đó họ hiểu biết.Có khi các em sẽ trả lời tốt khi giáo viên chỉ định nhưng thông thường gương mặt của học sinh sẽ đỏ bừng lên khi trả lời, thậm chí các em sẽ lúng túng đến quên kiến thức trước ánh mắt của cả lớp. Những học sinh này cũng gặp nhiều khó khăn khi phải trả bài cũ, nỗi e ngại thường khiến họ trắng về tri thức và kết quả là họ sẽ bị điểm kém hoặc đến lớp mỗi ngày sẽ là áp lực. 1.1.3.3. Tự ti qua thái độ không chủ động tham gia các hoạt động tập thể. Thường niên nhà trường đặc biệt là đoàn trường sẽ tổ chức một số hoạt động tập thể theo chủ đề hoặc lớp cũng tổ chức một số buổi ngoại khóa nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể...Nhưng những học sinh tự ti sẽ không bao giờ chủ động tham gia. Nếu bắt buộc phải có mặt họ sẽ lặng lẽ một góc để quan sát, nói cười lấy lệ, thậm chí họ tỏ ra thờ ơ, “vô can” trước những phong trào ấy. Họ cũng không dám đảm nhận những nhiệm vụ mà giáo viên hay tập thể giao phó... 1.1.3.4. Tự ti qua hành vi sống ảo. 12
  13. Ở lứa tuổi này các em trong lòng rất mong muốn khẳng định bản ngã, cũng muốn xem người khác có quan tâm mình không nhưng do nhút nhát, thiếu tự tin nên các em che mình bằng vỏ bọc sống ảo. Chẳng hạn các bạn ấy sẽ đăng một vài dòng suy nghĩ lên trang cá nhân, một lát sau vẫn không thấy ai bấm like lại lặng lẽ xoá đi. Sợ bị người khác cười chê, sợ người ta nhận ra rằng, hoá ra bản thân mình chẳng được ai quan tâm. Khi người khác đang chụp ảnh tự sướng, vô tình phát hiện mình trong khung hình liền nhanh chóng trốn đi. Nhưng khi ở nhà chỉ có một mình thì lại selfie không ngừng. Một mình đi trên đường, hay trong giờ giải lao thường thích giả vờ bận rộn bấm điện thoại, thực ra chỉ là sợ để người khác nhìn thấy dáng vẻ ngượng ngùng của mình. Có khi họ tự vẽ ra một thế giới đẹp, toàn màu hồng đang thuộc về họ để nói với bạn bè... 1.1.3.5. Tự ti qua hành động nổi loạn. Nhiều học sinh tự ti lại có xu hướng che chắn cho mình bằng hành động “nổi loạn”. Họ nghĩ là mình đang chứng minh sự mạnh mẽ của bản thân và thị oai người khác đừng hòng bắt nạt họ. Biểu hiện của kiểu học sinh tự ti này là đôi khi tỏ ra lợi hại bằng cách tự vẽ ra cho mình một lá chắn ảo như “bảo kê thần thánh”, “vệ sĩ 24/24” để khoách trương với bạn bè. Họ hay nói dối, thậm chí nói dối thành kĩ năng trước bạn bè và cả người thân. Trong lớp học, họ có những lời nói và hành động nổi loạn như đánh bạn hay quát bạn trước những lí do không đâu. Phản ứng tự ti đó cũng khiến cho kiểu học sinh này sống phá cách trong đơn độc... Kì thực những học sinh này rất mong manh và cô đơn và họ đang cố tạo một vỏ bọc mà họ nghĩ sẽ an toàn hoặc để người khác chú ý, quan tâm họ hơn. 1.1.4. Vai trò của công tác chủ nhiệm trong việc hỗ trợ cho học sinh tự ti bậc THPT. Hoạt động sư phạm ở trường phổ thông được tiến hành đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là phát hiện và hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh về mặt tâm lí để góp phần vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện. Một trong những mục tiêu của Nghị quyết 29-NQ/TW- Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”…Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân… Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý 13
  14. tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống (mục tiêu của Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI). Theo tinh thần của nghị quyết, phương pháp giáo dục hiện nay đang trên bước đường đổi mới. Từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang sang tiếp cận năng lực của học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực học tự học trên cơ sở trau dồi các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, đọc lập, tự duy. Tăng cường tổ chức học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp,... Vì vậy nếu học sinh cứ quen đi theo lối giáo dục truyền thống sáo mòn dễ dẫn đến việc tiếp thu chậm, rập khuôn. Đặc biệt với những học sinh tự ti vốn e dè trước mọi hoạt động cá nhân giờ lại phải làm sao nổi bật được năng lực riêng của bản thân thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp hơn ai hết phải nắm bắt kịp thời và nâng cao hiểu biết để đổi mới phương pháp giáo dục, hỗ trợ học sinh bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử đều có những yêu cầu nhất định đối với con người với tư cách là thành viên trong xã hội. Theo đó, học sinh không chỉ cần trau dồi về mặt tri thức mà còn phải rèn luyện, phát triển hệ thống kĩ năng để trở thành thế hệ công dân tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng nhanh chóng và kịp thời với bước đi của thời đại, phù hợp với bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Giáo dục do đó cũng cần phải chuyển trọng tâm sang chú trọng bồi dưỡng các phẩm chất năng lực đó cho mỗi người học sinh. Một học sinh tự ti ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường thì khó lòng góp sức mình cho sự phát triển xã hội. Vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng khi phát hiện kịp thời và nỗ lực giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lí tiêu cực ấy, hòa nhập, tự tin, mạnh dạn hội nhập. Nếu là một môi trường giáo dục lý tưởng thì lý do để ngôi trường ra đời, tồn tại và phát triển không chỉ ở nhiệm vụ chính trị, xã hội mà trước hết là trách nhiệm đối với học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu này đã được xác định là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp,...Trường học không đơn thuần là nơi để thu nạp kiến thức mà còn phải là một môi trường sống tích cực để học sinh rèn luyện đời sống tâm hồn, phẩm chất, đạo dức, lối sống,...Đặc biệt với mô hình “Trường học hạnh phúc- thầy cô hạnh phúc- học sinh hạnh phúc”, với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục là trường học hạnh phúc và tiến bộ. Nói như vậy để thấy rằng việc giải quyết vấn đề tự ti ở lứa tuổi THPT càng trở nên quan trọng. Bởi trường học không bao giờ là hạnh phúc nếu đó là nỗi ám ảnh, sợ hãi của mỗi người học sinh đang mang trong mình bệnh lý tự ti. 14
  15. 1.1. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nơi bản thân tôi công tác thuộc miền Tây- Nam Nghệ An,một vùng bán sơn địa, trên địa bàn hiện có 6 trường dành cho đối tượng học sinh THPT, trong đó gồm 4 trường hệ công lập, một trường dân lập và một trung tâm GDTX. Trường THPT tôi thuộc vùng hạ huyện, kinh tế xã hội địa phương còn nhiều khó khăn . Năm 1976 theo quyết định của UBND Tỉnh trường được là phân hiệu của trường THPT Đô lương 1, lúc đó phân hiệu chỉ có 10 cán bộ giáo viên. Sang năm học tiếp theo bổ sung thêm 5 lớp 10 nữa, tức năm học 1977-1978 và phân hiệu được dời về trên mảnh đất làng “ Đa Phúc”, tổng số lớp lúc này là 4 lớp 11 và 5 lớp 10. Ngày 28-2-1978 UBND Tỉnh ra quyết định thành lập trường. Tháng 9, trong lễ khai giảng năm học 1978-1979 nhà trường đã có đầy đủ học sinh 3 khối: 5 lớp 10, 5 lớp 11 và 4 lớp 12. Trải qua gần nửa thế kỉ, trường có nhiều bước phát triển, đến nay trường có quy mô 37 lớp hơn 1550 học sinh, trong đó số học sinh nữ là 638 học sinh (chiếm 47,93%), số học sinh nam là 693 học sinh (52,07%). Hội đồng nhà trường hiện nay lên đến gần 100 cán bộ nhân viên. Học sinh theo học tại trường đa số là ở các xã vùng hạ huyện, trong đó có nhiều xã điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn , trình độ dân trí còn khá thấp. 1.2.2.Thực trạng học sinh tự ti trong môi trường giáo dục của nhà trường THPT. Để tìm hiểu thực trạng kĩ năng tự quản lý bản thân của học sinh THPT, đề tài đã thực hiện khảo sát với 179 bản khảo sát, trong đó có 117 bản khảo sát có giá trị sử dụng. Đối tượng trả lời phỏng vấn là 69 nữ (58,9%) và 48 nam (41,1%); Học sinh ở các xã có điều kiện kinh tế tốt là 95 HS (81,7%), học sinh ở những xã có đời sống kinh tế khó khăn là 22 HS (18,3%). Trong 117 HS khảo sát thì có 28 HS khối 10, 41 HS khối 11 và 48 HS khối 12. Nội dung khảo sát trong trắc nghiệm tâm lý của Dakharov và của bảng hỏi đều được thiết kế theo 3 phương án lựa chọn (trả lời) Nội dung khảo sát trong trắc nghiệm tâm lý của Dakharov và của bảng hỏi đều được thiết kế theo 3 phương án lựa chọn (trả lời) (xem phụ lục 1A; 1B ) + Đúng (thường xuyên); Luôn như thế, Luôn tự tin. + Không hoàn toàn, còn tùy người, còn tùy lúc không tin tưởng lắm (đôi khi); + Không (không bao giờ). - Cách tính điểm cho các phần trả lời như sau: 15
  16. + Đối với các Item có nội dung tích cực: Đúng (thường xuyên): 3 điểm; không hoàn toàn (đôi khi): 2 điểm; không (không bao giờ): 1 điểm. + Đối với các Item có nội dung tiêu cực. Đánh giá điểm ngược lại với phương án trên: Đúng (thường xuyên): 1 điểm; không hoàn toàn (đôi khi): 2 điểm; Không (không bao giờ): 3 điểm. - Dựa trên phương án trả lời tính điểm trung bình chung cho tất cả các nội dung, quy ước: - Biểu hiện ở mức độ thấp: X < 2,0 - Biểu hiện ở mức độ trung bình: 2 X  2,499 - Biểu hiện ở mức độ khá: 2,5  X  2,749 - Biểu hiện ở mức độ tốt: 2,75  X  3 Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu như sau: Bảng 1.1: Đánh giá chung của học sinh về biểu hiện tự ti Điểm trung TT Các biểu hiện bình 1 Nhút nhát, rụt rè trước đám đông 2.45 2 Nổi loạn 2.1 3 Không chủ động trước hoạt động tập thể 2.35 4 Sống ảo, thờ ơ với xung quanh 2.29 (Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra) Biểu đồ 1.1: Thực trạng chung về vấn đề tự ti của học sinh 16
  17. bậc THPT-tại địa bàn khảo sát Qua biểu đồ 1.1 chúng ta thấy rằng ở trường THPT có nhiều học sinh nhận ra những biểu hiện tự ti của bản thân mình, hoặc bạn mình. Đa số là các em còn mang tâm lý e ngại , nhút nhát, thiếu tự tin trước môi trường mới, không chủ động tích cực trong các hoạt động tập thể, nhiều em không có tham vọng đóng vai trò chủ quản, thậm chí ghét cả bản thân khi so sánh mình với các bạn. Bên cạnh đó số ít còn tỏ ra hoang mang trước những lỗi nhỏ mà bản thân lỡ mắc phải, cảm thấy an toàn, thanh thản khi ở một mình, số khác thách thức, nổi loạn (bạo lực học đường) để chứng tỏ sức mạnh che dấu nỗi sợ hãi bên trong. Số học sinh khác lại chọn cách sống ảo, tự tin khi một mình, khi chìm trong thế giới siêu thực, số học sinh này thường thờ ơ với xung quanh... Số học sinh thiếu tự tin cũng có sự phân bố khác nhau giữa các khối lớp và tùy địa bàn trường. Thường thì học sinh mới vào lớp 10 có biểu hiện thiếu tự tin nhiều hơn, bên cạnh đó là số học sinh vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Như vậy đây quả là một thực trạng đáng được quan tâm một cách nghiêm túc, bởi lẽ một môi trường giáo dục tích cực không thể có sự hiện diện của nhiều học sinh thụ động, sợ hãi, nhút nhát. Nhà trường và giáo viên cần khích lệ và cùng học sinh tháo gỡ những khó khăn trên. 1.2.3 . Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh tự ti. 1.2.3.1. Phía gia đình Đến lứa tuổi bước vào trường THPT, gia đình vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái. Vì vậy một số ảnh hưởng, tác động tiêu cực từ gia đình sẽ gây cản trở đến quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân của các bạn học sinh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, nhiều bậc phụ huynh thường lao vào công việc mưu sinh. Họ nghĩ việc kiếm thật nhiều tiền sẽ giúp cho con mình được sung sướng hơn, nở mày nở mặt trước bạn bè, xã hội. Nhưng không ngờ rằng chính điều đó đã khiến cho khoảng cách giữa họ và con cái ngày một xa hơn vì cha mẹ không có thời gian dành cho con cái. Những đứa con trong tuổi mới lớn ấy thường rất nhạy cảm, họ cảm thấy tủi thân, yếu lòng khi tình thương của bố mẹ không giống như trước đây nữa. Chính sự chủ quan, ít quan tâm của người lớn khiến cho các em cảm thấy mình lạc lõng, đơn độc. Bên cạnh đó cha mẹ vẫn thường có tư tưởng con của mình phải bằng con cái của nhà người ta nên luôn không ngừng so sánh con cái với nhũng người khác. Việc phải áp đặt mình giống như người khác khiến các bạn khó chịu, bức bối. Đặc biệt trong lĩnh vực học tập, bố mẹ thường ép buộc con mình phải đạt được những bằng cấp danh giá vì vậy luôn ép con phải học nhiều, thuê gia sư về kèm cặp con. Thế nhưng kết quả không như mong đợi, con cái thường vì áp lực quá lớn mà tinh thần, kết quả học tập lại ngày càng giảm sút hơn.Việc không thể làm hài lòng bố mẹ khiến các bạn thất vọng, trách móc bản thân mình là quá vô dụng hay tồi tệ. Chính vì thế mà ta luôn khẳng định được rằng, chính thái độ, cách ứng xử, thờ ơ, ít 17
  18. quan tâm và những đòi hỏi thái quá không phù hợp từ bố mẹ khiến cho con cái dẫn đến tự ti. Ngoài ra lối sống tự ti của học sinh THPT phải kể đến là do nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Một gia đình nghèo khó, túng quẫn, bố mẹ bất hòa thường là một trong những tác nhân dẫn các bạn học sinh cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến, các bạn cảm thấy khó hòa nhập hơn với bạn bè cùng trang lứa vì họ được sung sướng hơn, được đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Đặc biệt là những học sinh lớp 10 khi mới bước vào trường THPT còn có nhiều điều mới lạ, họ cảm thấy ngại ngùng trước những người bạn mới, họ tự cho mình là thấp bé hơn, kém cỏi hơn để rồi từ đó bó hẹp mình, sống khép kín, ít trò chuyện cùng với mọi người. Chẳng hạn như bạn Nguyễn Thị Trang là một trường hợp trong số đó. Bạn học lớp 10D1 là học sinh tôi chủ nhiệm, gia đình vô cùng khó khăn, có tới 9 anh chị em, bố mẹ mãi chưa sinh được con trai nối dõi và bạn là con thứ 8 nên kinh tế khó khăn, mặc cảm gia đình nhiều con gái. Nhà em ở thuộc vùng đất vùng sâu vùng xa, nghèo khổ trên địa bàn huyện nên lúc nào em cũng mất tự tin . Chính gia cảnh khó khăn như thế khiến bạn luôn cảm thấy tự ti về bản thân mình. Trang là một cô gái xinh xắn, hiền lành nhưng lại ít nói chuyện và trầm trong quá trình học tập, hầu như không lúc nào bạn mạnh dạn dơ tay phát biểu bài cũng như việc đóng góp ý kiến của bản thân. Điều đó đã cản trở quá trình học tập của bạn. Hay như trường hợp em Nguyễn Nhung lại mất bố sớm, nhà nghèo, điều kiện học tập thiếu thốn. Em Nguyễn Thị Hoài bố mẹ chia tay nhau và lập gia đình mới, em sống với bà vừa thiếu thốn tình cảm vừa mặc cảm bản thân. Tất cả những yếu tố đó đã có những tác động tiêu cực đến các em, làm cho các em cảm thấy mình thua thiệt, kém cỏi...và tự ti. 1.2.3.2 Phía nhà trường. Trước những yêu cầu đổi mới của ngành để phù hợp với thời đại hội nhập, nhà trường và các cơ sở giáo dục đều chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, thành tích, phương pháp dạy học của cả giáo viên và học sinh. Việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, ngoài những cải thiện hữu ích về phương pháp thì bên cạnh đó cũng gây ra những áp lực học tập nhất định. Điểm hạn chế ở đây vẫn là việc học sinh phải đi học quá nhiều, nhiều kiến thức lý thuyết khô khan mà ít được thực hành hay áp dụng vào thực tiễn cuộc sống qua những buổi ngoại khóa, ít được vui chơi tập thể, đặc biệt là ở các trường THPT nông thôn. Điều đó dẫn đến việc phải áp đặt học sinh vào những điểm số, tạo áp lực không nhỏ đến quá trình học tập cũng như rèn luyện mọi mặt . Nhìn chung nhà trường đã chú trọng đến sự hài hòa cả truyền thụ kiến thức mà và giáo dục kĩ năng thực tiễn của học sinh. Trường bước đầu đã chú tâm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các phong trào, các cuộc thi, các sân chơi cho học sinh như thể thao, văn hóa văn nghệ, tuy nhiên các phong trào này chưa thật chuyên nghiệp… 18
  19. Bên cạnh đó nhiều GVCN thiếu quan tâm, ít tâm sự, it nói chuyện với các em, không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sức học cũng như hoàn cảnh gia đình của các em. Một số GVCN vẫn chưa bắt kịp xu thế đổi mới, kĩ năng giáo dục mới nên công tác chủ nhiệm vẫn cơ bản là sinh hoạt hành chính. 1.2.3.3 Phía bản thân học sinh. Có thể nói tất cả mọi người đều cần được công nhận giá trị về bản thân mình, cũng như câu nói: “trời sinh có tài ắt hữu dụng”, có nghĩa là mỗi người sinh ra đều có giá trị của riêng mình, cần được tôn trọng. Đó là nhu cầu căn bản của con người đối với xã hội xung quanh mình. Nhưng chỉ tiếc là do lúc nhỏ một số bạn thường không nhận được sự đối xử này từ người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô ở trường học... Thậm chí họ thường bị đem ra chỉ trích, chế giễu mỗi khi làm sai hoặc khi chậm trễ làm điều gì đó... Theo thời gian, sự tự tin bị mai một, họ bị mất đi cảm giác háo hức được khen ngợi, được đánh giá cao từ những người xung quanh dù trong lòng họ vẫn khao khát được mọi người ghi nhận. Chính vì sợ hãi, tự ti sâu sắc cho nên họ thường đánh mất nhiều cơ hội của mình bởi vì không dám thể hiện nội lực, sở trường của bản thân. Do họ không đủ tự tin rằng mình giỏi cho nên họ luôn tìm kiếm cơ hội để được công nhận giá trị. Trong quá trình đó, nếu may mắn có cơ hội đối sánh với một người yếu thế hơn mình chắc chắn họ sẽ cảm thấy bản thân có những ưu việt. Ngược lại, nếu như họ nhận thấy người khác mạnh hơn họ, giỏi hơn họ thì lại bắt đầu rơi vào sự mặc cảm “không bằng người ta” và càng tự ti hơn nữa. Đặc biệt ở lứa tuổi THPT lứa tuổi các em còn cái tôi lớn, bướng bỉnh, khó hòa nhập, khó thích nghi , một số em ít nói và ít hòa đồng, thường xử lí mọi chuyện một mình, theo mô tuýp “động vật sống đơn độc”, rồi dẫn đến không khí lớp nhiều lúc buồn chán. Có nhóm, học sinh tự chia rẽ chơi theo nhóm riêng, có cùng sở thích, hoặc ở cùng làng xã, hoặc điều kiện gia đình tương đương nhau. Các em bất đồng quan điểm ở một số chỗ, hoặc sức học chênh lệch nhau, dẫn đến các em học khá sẽ chơi nhóm riêng, các em học yếu chơi nhóm riêng, mạnh ai nấy chơi. Có một số em học sinh sống khép kín, hướng nội thường sống âm thầm, ít kết nối với mọi người xung quanh.. . 1.2.3.4. Sự tác động của công nghệ thông tin, thời đại 4.0 . Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới ngành giáo dục là rất lớn, vừa tạo cơ hội vừa đặt ra nhiều thách thức. Học sinh vừa có cơ hội tiếp thu và tìm hiểu nhiểu tri thức của nhân loại, được hộc tập và rèn luyện trong môi trường hiện đại, song cùng với đó là một số tiêu cực đáng kể. Trách nhiệm của học sinh đặc biệt là học sinh THPT ngày một nặng nề. Như vậy, nếu không có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, thiếu kỹ năng công nghệ thông tin, thiếu tinh thần học hỏi, sáng tạo,...thì học sinh dễ lạc hậu trước thời đại đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn. Tâm lý sợ sệt, nhút nhát, 19
  20. ngần ngại cũng như tâm lý kém thoải mái khiến các bạn cảm thấy tự ti trước bạn bè là điều tất yếu. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi THPT một số em học sinh quá năng động, tiếp cận công nghẹ thông tin nhanh lại dể lâm vào tình trạng nghiện internet,các em bị cuốn hút trước các trang mạng xã hội như facebook, zalo,... Say dùng điện thoại là hiện tượng phổ biến hiện nay trong học sinh THPT. Ngoài những tính năng hữu ích của điện thoại thì cũng không thiếu những tai nạn rủi ro. Theo xu hướng sống ảo của giới trẻ, mốt theo thời thượng rất dễ tạo sự cuốn hút đối với học sinh và trở thành một phong trào. Sống ảo trên mạng xã hội, biến mình thành một con người khác cũng đồng nghĩa với việc đánh mất con người của mình ngoài đời thực. Việc không chấp nhận bản thân dễ khiến tâm lý mất bất ổn, dễ bi quan chán nản, đánh mất phương hướng , lối sống của bản thân. Chính thái độ mặc cảm , tự ti ấy mà học sinh phải chạy trốn và tìm cho mình bao bộ mặt giả tạo khác nhau. Chúng không những tác động đến quá trình phát triển tâm sinh lý lâu dài mà còn đánh mất những ước mơ, khát vọng tốt đẹp trong tương lai... Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân về phía nhà trường là một trong những nguyên nhân quan trọng, trong đó vai trò của người giáo viên đặc biệt là GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng cho học sinh. 1.3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1. 3.1.Thuận lợi Bản thân đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nhất định trong hơn 20 năm làm công tác giảng dạy và giáo dục. Trong quá trình công tác tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường, đoàn trường, các phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn, cùng toàn thể quý thầy cô trong hội đồng sư phạm. Nhiều em học sinh tích cực, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động. Đặc biệt nhiều học sinh tốt nghiệp ra trường có công ăn việc làm và những anh chị đã thành đạt luôn sẵn sàng làm cầu nối để hỗ trợ các em khóa sau khi cô giới thiệu. 1. 3.2. Khó khăn Lớp chủ nhiệm của tôi và các lớp khối D đa số là con gái nên dễ nảy sinh phe nhóm, bè phái điều này khiến những học sinh tự ti dễ bị cô lập. Bên cạnh đó, học sinh phân bố trên địa bàn rộng nên rất khó khăn trong việc tập trung sinh hoạt tập thể. Lớp có nhiều học sinh vùng sâu, xa, ít có điều kiện tiếp xúc rộng nên học sinh ít cởi mở, rụt rè, ngại giao tiếp. Một số học sinh không chủ động trong mọi hoạt động của trường lớp. 20
nguon tai.lieu . vn