Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 ­­­­­­­­­­­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN” (Lĩnh vực: Quản lý)                                            Tác giả: Nguyễn Hồng Tuấn                                            Tổ: Xã hội                                            Năm 2021                                            Điện thoại: 0919.894.678
  2. 2 2
  3. CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT            VIẾT ĐẦY ĐỦ BGH:                       Ban giám hiệu CBQL:                     Cán bộ quản lý CNH ­ HĐH:           Công nghiệp hoá­ hiện đại hoá CNTT:                     Công nghệ thông tin CSVC:                     Cơ sở vật chất. KTXH:                     Kinh tế xã hội. THPT:                      Trung học phổ thông. GV:                          Giáo viên GDPT:                      Giáo dục phổ thông. GD&ĐT:                  Giáo dục và đào tạo GDCD:                     Giáo dục công dân GDPT:                      Giáo dục phổ thông GDQP:                     Giáo dục quốc phòng HĐND:                     Hội đồng nhân dân QLGD:                     Quản lý giáo dục. PPDH:                      Phương pháp dạy học. UBND:                     Uỷ ban nhân dân TDTT:                      Thể dục thể thao.
  4.                                                MỤC LỤC TT Nội dung Trang PHẦN   1.   ĐẶT   VẤN  1 ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1 4 Giải thuyết khoa học 2 5 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2 6 Phương pháp nghiên cứu 2 7 Đóng góp của sáng kiến 2 8 Cấu trúc của sáng kiến 3 PHẦN   2.   NỘI   DUNG  4 NGHIÊN CỨU I CƠ SỞ KHOA HỌC 4 1 Cơ sở lí luận 4 2  Cơ sở thực tiễn 4 II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT  4 LƯỢNG   ĐỘI   NGŨ   GIÁO   VIÊN   CÁC   TRƯỜNG   THPT  HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội   4 và  tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Tương Dương, tỉnh   Nghệ An 2 Một số  nét khái quát về  giáo dục THPT  ở  huyện Tương Dương.   6 tỉnh Nghệ An 2.1 Về qui mô phát triển trường lớp, giáo viên, học sinh. 7 2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân  10 3 Thực trạng của đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tương   11 Dương. 4
  5. 3.1 Thực trạng về  phẩm chất chính trị, tư  tưởng đạo đức lối sống  11 của giáo viên các trường THPT huyện Tương Dương. 3.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện  12 Tương Dương. 4 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các  16 trường THPT huyện Tương Dương. 4.1 Thực   trạng   về   công   tác   quy   hoạch   đội   ngũ   giáo   viên   trường  16 THPT. 4.2 Thực trạng về  công tác tuyển chọn, sử  dụng và luân chuyển đội  16 ngũ giáo viên trường THPT. 4.3 Thực trạng về  công tác  đào tạo, bồi dưỡng  đội ngũ giáo viên  17 THPT. 4.4 Thực   trạng   về   công   tác   kiểm   tra,   đánh   giá   đội   ngũ   giáo   viên  18 trường THPT. 4.5 Công tác thi đua khen thưởng. 18 5 Thực trạng về đảm bảo các điều kiện cho công tác nâng cao chất  18 lượng đội ngũ giáo viên trường THPT. 5.1 Về trang thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường làm việc 18 5.2 Về chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên. 19 6 Đánh giá chung về  thực trạng quản lý nâng cao chất lượng đội  19 ngũ giáo viên THPT huyện Tương Dương. 6.1 Những mặt mạnh. 19 6.2 Những mặt hạn chế. 20 6.3 Nguyên nhân của thực trạng. 20 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ  22 GIÁO   VIÊN   CÁC   TRƯỜNG   THPT   HUYỆN   TƯƠNG  DƯƠNG. 1 Bồi dưỡng nhận thức về  tư  tưởng chính trị, chủ  trương, đường  22 lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ  5  
  6. giáo viên THPT. 2 Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên các trường   24 THPT huyện Tương Dương. 3 Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ  sư  phạm cho đội ngũ  26 giáo viên các trường THPT. 4 Tăng cường  đổi  mới  phương pháp dạy học,  đổi mới công  tác  30 kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với thực tiễn. 5 Tăng   cường   công   tác   kiểm   tra,   đánh   giá   giáo   viên   các   trường  32 THPT. 6 Tăng   cường   xây   dựng   cơ   sở   vật   chất,   trang   thiết   bị,   tạo   môi  34 trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên các trường THPT. 7 Hoàn thiện chính sách đối với đội ngũ giáo viên các trường THPT. 35 PHẦN III. KẾT LUẬN  39 VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 39 2 Kiến nghị 40 6
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, Giáo dục của Tương Dương đã có những bước  phát triển đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định: Phát triển mạnh về  quy mô, mạng lưới trường lớp, đầu tư  nâng cấp để  xây dựng hệ  thống các  trường chuẩn quốc gia ngày một tăng. Toàn huyện có 2 trường trung học phổ  thông và 1 trung tâm GDHN­GDTX về  cơ bản đáp  ứng được nhu cầu học tập   của nhân dân. Tuy nhiên Tương Dương là huyện nghèo, địa bàn rộng, thiên tai,  lũ lụt xảy ra bất thường, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên ít có điều   kiện chăm lo cho việc học hành của con em. Tư tưởng còn trông chờ  ỷ  lại vào   chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước; nhận thức về việc hoàn thành chương  trình học tập cho con em còn hạn chế gây không ít khó khăn trong việc duy trì và   nâng cao chất lượng....Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng giáo dục, một trong  những yếu tố hết sức quan trọng có tính then chốt đó là công tác bồi dưỡng giáo  viên, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học và giáo dục là một   trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược đổi mới giáo dục ở  nước ta  hiện nay. Vấn đề  xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên đã được  các trường THPT trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An quan tâm chú  ý, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra và hiệu quả cũng còn hạn chế. Mặc dù việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng rất  lớn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục ­ đào tạo nhưng chưa có một đề  tài   nào trong huyện nghiên cứu về vấn đề quan trọng này. Từ những lý do trên, tác  giả chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo   viên các trường trung học phổ  thông huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”   Hy vọng đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường   THPT huyện Tương Dương nói chung, trường THPT Tương Dương 1 nói riêng,  trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một số giải  pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT   huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu 7  
  8. Vấn đề  chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tương   Dương, tỉnh Nghệ An. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện   Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 4. Giả thuyết khoa học Có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT ở  huyện   Tương Dương, tỉnh Nghệ An nếu đề xuất được các giải pháp hợp lý, có cơ  sở  khoa học và tính khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5.1.1 Xác định cơ  sở  lý luận và thực tiễn của việc đề  xuất một số  giải  pháp quản lý nhằm nâng cao chất đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện   Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 5.1.2 Khảo sát thực trạng về  chất lượng đội ngũ giáo viên các trường   THPT của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 5.1.3 Đề  xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất đội ngũ giáo viên các  trường THPT huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm sẽ tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý  nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tương  Dương, Tỉnh Nghệ An. Phạm vi tập trung  ở 2 trường THPT của huyện Tương   Dương bao gồm: ­ Trường THPT Tương Dương I. ­ Trường THPT Tương Dương II. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng nhóm phương pháp này để thu thập thông tin để xây dựng cơ sở  lý luận cho sáng kiến, có các phương pháp nghiên cứu như sau: ­ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. ­ Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp điều tra. ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. ­ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. 8
  9. ­ Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm sư phạm. 6.3. Phương pháp thống kê toán học và xử lý kết quả nghiên cứu 7. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm 7.1. Đóng góp về mặt lý luận: Vận dụng các quan điểm lý luận liên quan đến công tác quản lý nhằm góp   phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường  THPT  huyện Tương  Dương, tỉnh Nghệ An. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn: Sáng kiến nhằm giúp Ban giám hiệu vận dụng để  nâng cao chất lượng   đội ngũ giáo viên  ở  các trường trung học phổ  thông, trong đó có các trường  ở  huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ  An, đáp  ứng yêu cầu của sự  phát triển giáo  dục hiện nay. 8. Cấu trúc của sáng kiến Phần 1. Đặt vấn đề:  Lý do chọn đề  tài:  “Một số  giải pháp quản lý   nâng cao  chất  lượng  đội  ngũ  giáo viên các  trường trung học phổ  thông   huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”. Phần 2. Nội dung nghiên cứu: Cơ  sở  khoa học, cơ  sở  thực tiễn; Thực  trạng công tác  quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các trương THPT ̀   huyện  Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Một   số giải   pháp  quản  lý  nâng  cao  chất  lượng  đội  ngũ  giáo  viên  các  trường THPT huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Phương pháp thực hiện SKKN để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.   Phần 3. Kết luận:    Hiệu quả của sáng kiến; Ý nghĩa của đề tài; Những kết luận sau quá trình  triển khai áp dụng SKKN.   Kiến nghị, đề xuất. 9  
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Ở  nước ta do nhận thức rất rõ về  vai trò giáo dục đối với sự  phát triển  của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu,   đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Toàn xã hội phải có trách nhiệm   chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng  dạy học và giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược   đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.  Vấn đề đặt ra là để  nâng cao chất lượng giáo dục, một trong những yếu  tố  quan trọng có tính then chốt đó là công tác bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng   cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học và giáo dục là một trong những   mục tiêu quan trọng trong chiến lược đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Vấn   đề  xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên đã được các trường  THPT trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ  An quan tâm chú ý, nhưng  chưa có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Mặc dù công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng  rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục ­ đào tạo nhưng chưa có một đề  tài nào trong huyện nghiên cứu về  vấn đề  này. Vậy làm thế  nào để  góp phần  nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện  Tương Dương trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay chính là vấn đề mà  tôi quan tâm trăn trở nghiên cứu. Vì thế, việc đề  xuất nghiên cứu đề  tài: “Một   số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung   học phổ thông huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”  là rất cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn Đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tương Dương hiện nay mặc   dù đủ  về số  lượng, tương đối hợp lý về  cơ  cấu song chất lượng vẫn còn một   số  hạn chế, bất cập cần được cải thiện để  đáp  ứng yêu cầu đổi mới chương   trình trong giai đoạn hiện nay cũng như tiềm lực của huyện Tương Dương. Từ  những vấn đề  nêu trên, tôi chọn đề  tài  “Một số  giải pháp quản lý   nâng  cao   chất  lượng  đội   ngũ  giáo  viên  các   trường  THPT  huyện  Tương   Dương, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu. II.  THỰC TRẠNG  VỀ  CÔNG TÁC  QUẢN LÝ  NÂNG CAO  CHẤT  LƯỢNG  ĐỘI NGŨ  GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG  THPT HUYỆN TƯƠNG  DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 10
  11. 1. Khái quát về  điều kiện tự  nhiên, tình hình phát triển kinh tế  xã   hội và tình hình phát triển giáo dục trung học phổ  thông huyện Tương  Dương, tỉnh Nghệ An Tương Dương là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm  ở  phía Tây   Nam của tỉnh Nghệ  An, là nơi khởi nguồn của dòng sông Lam, có quốc lộ  7 đi  qua từ đầu đến cuối huyện chia Tương Dương thành hai mảnh, mảnh phía Nam   và mảnh phía Bắc. Tương Dương có vị trí địa lý giới hạn như sau: Phía Tây giáp   huyện Kỳ Sơn, phía Đông giáp huyện Con Cuông, phía Nam giáp nước bạn Lào,  có đường biên giới ngăn cách bởi dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp ba huyện Quế  Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Diện tích đất tự nhiên là 280.636,41 ha, với 17 đơn vị  hành chính gồm 16  xã và 01 Thị  trấn, 154 thôn, bản; có 4 xã biên giới (Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam   Hợp, Tam Quang); có 56,5 km đường biên giới chung với nước Cộng hoà dân  chủ nhân dân Lào. Tổng dân số: 83.640 người, mật độ dân số 30 người/1km2  trong đó đồng  bào dân tộc thiểu số  chiếm hơn 90% gồm các dân tộc: Thái, Hmông, Khơ  mú,  Tày Pọong và Ơ đu. Tương Dương nằm trong vùng địa hình có độ  cao trung bình từ  65 ­70 m   so với mực nước biển, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đời sống  nhân dân chủ yếu làm nương rẫy. Trong những năm qua kinh tế ­ xã hội huyện  Tương Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ  lệ hộ  đói nghèo hàng năm   giảm xuống. Tích cực phát huy nội lực, phát huy lợi thế, tiềm năng; đồng thời  tranh thủ, thu hút sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và các nguồn lực khác để  phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, bộ mặt nông thôn có   nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được  giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị  có bước tiến bộ. Những năm tới, cùng với việc đầu tư   xây dựng chương trình nông thôn  mới, với những chương trình mục tiêu quốc gia cho các huyện nghèo trong cả  nước theo Nghị  quyết 30a của Chính phủ, Tương Dương sẽ  tập trung đầu tư  vào trồng và bảo vệ rừng, phát triển du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.   Đặc biệt là việc xây dựng và khai thác các công trình thủy điện hiện có trên địa   bàn. Công nghiệp, dịch vụ:  Công nghiệp được phát triển chủ  yếu dựa trên  nguồn nguyên liệu tại chỗ  (lâm sản, khoáng sản) và nguyên liệu nhập từ  các  huyện miền núi (lâm sản). Với tài nguyên đá phong phú, Tương Dương có thế  mạnh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất đá. Tổng số doanh   11  
  12. nghiệp và cơ sở sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 47,   các doanh nghiệp này chủ  yếu kinh doanh lĩnh vực đầu tư  xây dựng, vận tải,  khai thác khoáng sản, lâm sản, khai thác đá và sản xuất vật liện xây dựng. Tiềm năng khai  thác du lịch:  Tương Dương  được nhắc  đến như  một  “Thiên đường du lịch” hấp dẫn, với tiềm năng vô cùng to lớn, nhưng chưa được  nhiều người biết đến. Tương Dương có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên  sơ, di sản văn hoá phong phú, đa dạng, giàu bản sắc có thể khai thác phục vụ du  lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Các   khu   rừng   nguyên   sinh   như:   Rừng   săng   lẻ   (Tam   Đình),   rừng   lạnh  nguyên sinh (Tam Hợp), rừng cây lùn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát  (Tam Quang), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nga My), nhiều hang động   đẹp  ở  Hữu Khuông, Yên Thắng, Xá Lượng, Tam Đình, Tam Quang… Ngoài ra  còn có hồ thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố rộng lớn, tạo nên vô số  ốc đảo và luồng  lạch; lòng hồ  có nhiều hàng động đẹp như: Thẳm Nặm, Thẳm Kèo... hứa hẹn  những điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn. Với những đặc trưng văn hóa riêng  tạo nên sự đa dạng của bức tranh văn hóa Tương Dương, người dân ở  đây vẫn   lưu giữ  được nhiều di sản văn hóa vật thể  như: nhà  ở, dụng cụ  lao động sản  xuất, vật dụng sinh hoạt, phương tiện vận chuyển... và phi vật thể: văn học dân  gian, chữ  Thái ­ Lai pao, nghệ  thuật biểu diễn, phong tục, tín ngưỡng, lễ  hội,  văn hóa ẩm thực, nghề thủ công truyền thống... Các món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như:  Cá  lăng, cá mát, gà ác, lợn đen,... các loại rau quả  như: Xoài, cà ngọt, măng đắng,  khoai sọ, bí xanh... mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng. Về  không gian  văn hóa, Tương Dương lưu giữ được một số bản Thái với những phong tục cổ  truyền rất đặc sắc như bản Chắn, bản Mác, bản Cây Me, bản Nhẵn, bản Phòng  (xã Thạch Giám), bản Xoóng Con, bản Lưu Phong (xã Lưu Kiền), bản Huồi Tố  (xã Mai Sơn)... Về di tích gắn với không gian văn hoá lễ hội, có Đền Vạn ­ Cửa Rào thờ  Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và Tam toà Thánh Mẫu. Lễ hội Đền Vạn ­ Cửa Rào  dịp đầu xuân hàng năm là nét đẹp văn hoá truyền thống các dân tộc Tương  Dương, thu hút đông đảo du khách gần xa. Ngoài Đền Vạn ­ Cửa Rào còn có   đền Pàng, đền thờ Lý Nhật Quang ở xã Tam Quang. Với đề án “Bảo tồn và phát  huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch”, hi vọng “thiên đường   du lịch Tương Dương” sẽ được đánh thức. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên huyện Tương Dương còn nhiều khó  khăn đó là: Điểm xuất phát kinh tế  ­ xã hội thấp, trình độ  dân trí không đồng  đều, dân cư  phân tán, tỷ  lệ  đói nghèo chiếm 19,2%. Đội ngũ cán bộ  trong hệ  thống chính trị cơ sở chất lượng không đồng đều. Tình hình thiên tai, lũ lụt, dịch   bệnh, cùng với cơ sở hạ tầng và hệ  thống đường giao thông một số vùng chưa  12
  13. thuận lợi, 03 xã vùng lòng hồ thuỷ điện đi lại gặp nhiều khó khăn... đã tác động  và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục và   đào tạo. 2. Một số  nét khái quát về  giáo dục THPT  ở  huyện  Tương Dương,  tỉnh Nghệ An. Giáo dục Tương Dương những năm gần đây đã đạt những thành tích đáng  khích lệ, có nhiều thay đổi tích cực nhưng chất lượng giáo dục vẫn còn thấp,   đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh. Trong những   năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng các chương trình, mục   tiêu về xoá đói, giảm nghèo, chương trình xoá tranh, tre, nứa, mét cho các trường  học, chương trình thay sách giáo khoa, chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên  nên giáo dục Tương Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chất   lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên THPT. Mạng lưới trường được duy trì và  khép kín đến xã, bản tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, quy mô  trường lớp với 56 trường và 01 trung tâm, trong đó: Mầm non: 18 trường; Tiểu   học: 19 trường; THCS: 17 trường; THPT: 02 trường; TT GDNN­GDTX: 01 trung   tâm.  Các nhà trường luôn xây dựng phong trào thi đua “Hai tốt” ngày càng phát  triển. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích cực cả về chất lượng   đại trà và chất lượng mũi nhọn. Hàng năm tỷ lệ học sinh giỏi các môn văn hoá,   thể dục thể thao ngày một tăng, có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh.  Đội ngũ giáo viên ngày càng được củng cố, với cuộc vận động "Dân chủ ­  Kỷ  cương ­ Tình thương ­ Trách nhiệm" và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương   đạo đức, tự  học và sáng tạo”, đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo  tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh” đã có sức lan toả  rộng rãi làm chuyển biến  nhận thức và hành động của mỗi thầy cô giáo. Vì vậy, đội ngũ giáo viên trong   các nhà trường có nề nếp kỷ cương hơn, nhiệt tình say sưa tâm huyết với nghề  nghiệp.  Tổ  chức Đảng, các tổ  chức đoàn thể, tổ  chức Hội của trường luôn luôn  được củng cố  và đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Hàng năm số  lượng cán bộ, giáo  viên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam ngày càng tăng. Đó là cơ  sở  thiết yếu, là nhân tố  quan trọng để  nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói  chung   và   đội   ngũ   giáo   viên   trung   học   phổ   thông   nói   riêng   ở   huyện   Tương  Dương. 2.1. Về qui mô phát triển trường lớp, giáo viên, học sinh. 13  
  14. Trong  những   năm   qua   dưới   sự   lãnh   đạo  của   Sở   GD&ĐT,  Huyện   uỷ,  HĐND ­ UBND huyện, sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, sự ủng hộ của toàn  xã hội, giáo dục huyện Tương Dương luôn luôn quán triệt các quan điểm phát   triển giáo dục của Đảng ta: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Xây dựng nền   giáo   dục   có   tính   nhân   dân,   dân   tộc,  khoa   học,   hiện   đại,   theo   định   hướng   XHCN”,  “Giáo dục là sự  nghiệp của Đảng, của Nhà  nước và của toàn dân”,  “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”.  Giáo dục huyện Tương Dương đã có những bước phát triển vượt bậc.   Thực hiện có kết quả  các mục tiêu giáo dục:   Nâng cao dân trí, đào tạo nhân   lực, bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên giáo dục THPT của huyện còn bộc lộ những  hạn chế như chất lượng giáo dục mặc dù có nhiều chuyển biến song vẫn chưa  đáp  ứng được yêu cầu phát triển chung trong toàn tỉnh. Vì vậy việc nâng cao   chất lượng giáo dục THPT trong những năm tiếp theo đặt ra hết sức cấp thiết. Về  quy mô, mạng lưới hệ  thống trường, lớp phát triển theo hướng đa   dạng, được sắp xếp hợp lý trên địa bàn toàn huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn   nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong huyện. Bảng 2.1: Số  lớp, học sinh các trường THPT huyện Tương Dương trong 3 năm học gần đây. 2017 ­  2018 ­  2019 ­ 2020 Tên  2018 2019 trường Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Tương Dương I 30 820 30 838 30 812 Tương Dương II 15 428 15 457 15 475 Tổng 45 1248 45 1295 45 1287 Bảng 2.2: Số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THPT ở huyện Tương Dương trong  năm học 2019 ­2020 Số cán bộ, giáo viên Tên  Đạt chuẩn Trên chuẩn trường Tổng số Số  Tỷ lệ Số  Tỷ lệ lượng % lượng % Tương Dương I 61 52 85,2 9 14,8 Tương Dương II 36 26 72,2 10 27,8 14
  15. Tổng 97 78 80,4 19 19,6 Bảng 2.3:  Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh các  trường THPT  huyện Tương Dương trong 3 năm học gần đây. Năm  Tổng  Tốt Khá TB Yếu học số  SL % SL % SL % SL % HS 2017 ­ 2018 1248 940 75,4 270 21,6 35 2,8 3 0,2 2018 ­ 2019 1295 1000 77,2 256 19,8 37 2,9 2 0,1 2019 ­ 2020 1287 956 74,3 290 22,5 41 3,2 0 0 Bảng 2.4:  Xếp loại học lực của học sinh các  trường THPT huyện Tương  Dương trong 3 năm học gần đây Năm  Tổn Giỏi Khá TB Yếu Kém học g số  SL % SL % SL % SL % SL % HS 2017 ­ 2018 1248 42 3,36 690 55,28 487 39,02 29 18,88 0 0 2018 ­ 2019 1295 69 5,32 722 55,75 501 38,68 3 0,23 0 0 2019 ­ 2020 1287 55 4,3 738 57,3 482 37,5 12 0,9 0 0 Bảng 2.5 : Số giải học sinh giỏi cấp tỉnh của các trường THPT huyện  Tương Dương trong 3 năm học gần đây Số giải học sinh giỏi cấp tỉnh Năm học Tổng Nhất Nhì Ba KK 2017 ­ 2018 14 0 2 5 9 2018 ­ 2019 8 0 1 0 7 2019 ­ 2020 11 1 3 4 3 Bảng 2.6: Kết quả thi tốt nghiệp THPT của 2 trường THPT Huyện  Tương Dương trong 3 năm học gần đây Trường  Tổng số  Tổng số  Tổng số TS đỗ TN 2019 ­ 2020 TS đỗ  TS đỗ  15  
  16. TN  TN 2018  2017­  ­ 2019 THPT 2018 SL % SL % SL % Tương Dương I 229/231 99,1 268/292 91,78 238/241 98.76 Tương Dương II 136/148 91,89 142/145 97,9 138/141 97.87 Nhìn chung, qua khảo sát 3 năm học (Từ năm học 2017­2018 đến năm học  2019­2020) kết quả  xếp loại hạnh kiểm, học lực và số  giải học sinh giỏi cấp   tỉnh của các trường THPT  ở  huyện Tương Dương đã có nhiều khởi sắc. Chất  lượng giáo dục các trường THPT ở huyện Tương Dương  có nhiều tiến bộ. Học  sinh xếp loại khá và giỏi tăng lên, học sinh xếp loại yếu, kém giảm dần. Hiệu   quả  giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên, công tác bồi dưỡng học sinh   giỏi và phụ  đạo học sinh yếu kém cũng như  giáo dục học sinh được quan tâm.  Số học sinh giỏi hàng năm có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên  số giải nhất, nhì chưa nhiều.  Chất lượng các hoạt động phong trào như  văn nghệ, TDTT, thi tìm hiểu  pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội được nâng cao thực sự  là những sân chơi bổ ích đã có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho   học sinh. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập và   rèn luyện ngày một cao hơn góp phần không nhỏ  vào kết quả  phong trào “Xây  dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mặc dù vậy, do cơ sở vật chất,   các điều kiện phục vụ cho dạy học tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu  thốn nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. Mối quan hệ giữa nhà   trường với địa bàn dân cư  đôi lúc chưa chặt chẽ, một số  phụ  huynh còn thiếu  quan tâm tới con em nên công tác giáo dục đạo đức học sinh ngoài nhà trường   còn gặp khó khăn; Công tác xã hội hoá giáo dục thực hiện không đồng đều ở các  nhà trường và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Một bộ phận nhỏ giáo   viên chưa thực sự  cố  gắng để  phát triển năng lực chuyên môn, còn chậm đổi   mới phương pháp, nặng về  thuyết trình truyền thụ  một chiều nên hiệu quả  công tác chưa cao. Một số  không ít học sinh học tập chưa chăm chỉ  do đó kết  quả học tập còn hạn chế. * Chất lượng sở vật chất trang thiết bị dạy học: Những năm trước đây cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường THPT   trong huyện rất khó khăn, thiếu thốn. Không có phòng thực hành đạt chuẩn,   thiết bị  dạy học vừa thiếu lại không đồng bộ, chất lượng thấp. Trước thực   trạng đó Huyện uỷ, UBND huyện đã có nhiều chủ trương và biện pháp tích cực  trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học. Với phương châm nhà  16
  17. nước và nhân dân cùng làm, cùng với đó là nguồn kinh phí của tỉnh, của Trung   ương để  đầu tư  xây dựng kiên cố  hóa hệ  thống trường lớp học. Với sự  quan   tâm hỗ trợ của Sở GD&ĐT đến nay cơ  sở  vật chất, trang thiết bị dạy học của   các trường hàng năm không ngừng được bổ sung đã phần nào đáp ứng được yêu  cầu của quá trình đổi mới giáo dục. 2.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân * Tồn tại hạn chế: Cơ sở vật chất và thiết bị các trường tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng  vẫn   còn   thiếu   nhiều,   đặc   biệt   một   số   trường   THPT   thiếu   phòng   sinh   hoạt  chuyên môn, máy vi tính đã lạc hậu, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện chưa  đạt chuẩn, hệ thống sân chơi bãi tập chưa đảm bảo… Một bộ phận học sinh chưa chăm chỉ, kết quả học tập còn thấp. Công tác  xã hội hoá còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự  phát huy được nguồn lực từ  bên ngoài đầu tư cho giáo dục. Đội ngũ cán bộ giáo viên mặc dù cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ  cấu  ở  các bộ  môn, nhưng chất lượng không đồng đều, đaphần còn thiếu kinh  nghiệm giảng dạy, còn ngại đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục, số  giáo viên lớn tuổi còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và  ứng dụng CNTT,   ngại đổi mới phương pháp nên chất lượng giáo dục chưa cao. Chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để  khắc phục tình trạng học sinh bỏ  học.  * Nguyên nhân tồn tại: Do tập quán sinh hoạt của nhân dân, mặt bằng dân trí thấp, mặt trái của  cơ  chế thị trường đã tác động mạnh làm cho một bộ  phận phụ  huynh học sinh   chưa chăm lo đến việc học tập của con em hoặc có quan tâm nhưng chưa đúng  cách; Một số học sinh chưa xác định đúng động cơ học tập, công tác xã hội hoá  giáo dục chưa được đẩy mạnh, sự  phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội   còn hạn chế, thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, cơ  chế  tuyển dụng còn  nhiều bất cập do đó chưa thu hút được người tài. Một bộ phận nhỏ giáo viên có  hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa thât sự  tâm huyết và an tâm công tác  ở  miền   núi. Do điều kiện kinh tế quá khó khăn nên tình trạng học sinh bỏ học để giúp  đỡ gia đình vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân học sinh đi   học nghề, đi làm, một số em lập gia đình… 17  
  18. Công tác tham mưu của lãnh đạo các nhà trường với các cấp uỷ  Đảng,   chính quyền, các ban ngành cấp huyện, tỉnh đôi lúc chưa kịp thời. 3. Thực trạng của đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tương   Dương, tỉnh Nghệ An hiện nay. Trong những năm qua giáo dục Tương Dương nói chung, giáo dục THPT  nói riêng đã đạt được những thành tựu cơ  bản trong việc nâng cao chất lượng   đội ngũ giáo viên phục vụ  cho sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  tổ  quốc. Ban   thường vụ huyện ủy đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện   Nghị   quyết   số   29­NQ/TW   ngày   04/11/2013   của   Ban   chấp   hành   Trung   ương  Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu  cầu công nghiệp hóa, hiện  đại hóa trong  điều kiện kinh tế  thị  trường  định  hướng xã hội chủ  nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, trong việc nâng cao   chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên vừa   thiếu vừa thừa, mất cân đối về  cơ  cấu. Một bộ  phận nhỏ  còn lúng túng về  phương pháp dạy học và giáo dục; Nghị  quyết 29­NQ/TW đã chủ  trương xây  dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản  lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội, bảo đảm an ninh, quốc   phòng của địa phương. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ và trình độ  đào tạo, đáp  ứng yêu cầu của thời kì mới. 3.1. Thực trạng về  phẩm chất chính trị, tư  tưởng đạo đức lối sống   của giáo viên các trường THPT huyện Tương Dương Bảng 2.8: Thực trạng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của  giáo viên THPT huyện Tương Dương (Tổng số phiếu điều tra có 22  cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó được hỏi và trả lời) Yế Tốt  Khá  TB u TT Tiêu chuẩn % % % % Chấp hành mọi chủ  trương chính sách của Đảng,  21 1 0 0 1 pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ  công  dân. (95,5%) (4,5%) (0%) (0%) Chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế của của  19 2 1 0 2 ngành, nội quy, quy định của nhà trường. Giữ  gìn  phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. (86,4%) (9,1%) (4,5%) (0%) 3 Thương yêu tôn trọng đối xử  công bằng với học  16 5 1 0 sinh (72,8%) (22,7%) (4,5%) (0%) 18
  19. Đoàn   kết   hợp   tác,   cộng   tác   với   đồng   nghiệp;   ý  15 4 2 1 4 thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện mục tiêu  GD (68,2%) (18,2%) (9,1%) (4,5%) Lối   sống   lành   mạnh   văn   minh,   tác   phong   mẫu  13 7 2 0 5 mực, làm việc khoa học.. (59,1%) (31,8%) (9,1%) (0%) Nhận xét: Về   phẩm   chất   đạo  đức  chính  trị: Hầu  hết  đội ngũ  giáo  viên  các  nhà  trường đều có phẩm chất chính trị  tốt, được đào tạo cơ  bản, gương mẫu trong   công tác, luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương đường lối của Đảng và chính  sách pháp luật của Nhà nước.  Phần lớn giáo viên luôn nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với   sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, phấn đấu không ngừng,  nỗ lực vươn lên trong công tác; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được  giao.  Giáo viên có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh,  trung thực, giản dị và luôn là gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó vẫn   còn một bộ phận nhỏ giáo viên đôi lúc, đôi nơi thiếu chuẩn mực về tác phong,  lối sống và văn hoá giao tiếp, còn chủ  nghĩa cá nhân và thiếu quan tâm đến lợi  ích của tập thể. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu sự hoà nhập ở nơi cư trú. Đội ngũ giáo viên phần lớn đều có ý thức tự  học, tự  bồi dưỡng tốt, thể  hiện  ở  chỗ  tham gia đầy đủ  các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Sở  GD&ĐT tổ  chức, có nhu cầu được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về  lý   luận chính trị, ngoại ngữ, tiếng dân tộc cũng như  nghiệp vụ  chuyên môn để  nâng cao trình độ cho bản thân đáp ứng với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn  hiện nay.  3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học   phổ thông huyện Tương Dương. 3.2.1. Thực trạng về kiến thức của đội ngũ giáo viên THPT huyện Tương   Dương. Bảng 2.9: Thực trạng kiến thức của giáo viên THPT huyện Tương Dương. (Tổng số phiếu điều tra có 22 cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn được hỏi và trả  lời) TT Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu 19  
  20. % % % % Kiến thức: Chính xác, trọng tâm, phù hợp  8 10 4 1 đối tượng.. 0 (36,4%) (45,5%) (18,2%) Có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi 3 5 12 2 2 (13,6%) (22,7%) (54,5%) (9,2%) Có khả  năng  ứng dụng thành thạo CNTT  6 8 7 1 3 vào trong giảng dạy, công việc. (27,3%) (36,4%) (31,8%) (4,5%) Nắm   vững   và   vận   dụng   có   kết   quả  5 8 7 1 4 phương pháp dạy học, giáo dục theo tinh  (22,7% thần đổi mới (36,4%) (31,8%) (4,5%) ) Năng lực nghiên cứu khoa học và viết sáng  3 3 12 4 5 kiến kinh nghiệm (13,6%) (13,6%) (54,5%) (18,2%) Kiến thức hiểu biết chính trị ­ kinh tế ­ văn  8 8 4 2 6 hóa xã hội của địa phương… (36,4%) (36,4%) (18,2%) (9,2%) 8 Nhận xét: Qua số  liệu thống kê tại bảng 2.9 (Thực trạng kiến thức của giáo viên   THPT huyện Tương Dương) cho ta thấy phần lớn giáo viên nắm được kiến  thức chủ yếu của môn học mà bản thân mình giảng dạy. Tuy nhiên, tỷ  lệ  giáo   viên có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi đang còn thấp; Số lượng giáo viên có  khả năng viết sáng kiến kinh nghiệm còn hạn chế.  Phần lớn giáo viên nắm được các phương pháp giảng dạy theo tinh thần   đổi mới, tích cực tham gia học tập, nghiên cứu lý luận để áp dụng phù hợp với  tình hình thực tế của các nhà trường. Tuy nhiên kỹ năng vận dụng vào thực tiễn   đôi lúc còn hạn chế, một số giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương   pháp giảng dạy, dạy chưa sát đối tượng... Nhìn chung các giáo viên nắm được tình hình chung của đất nước và địa   phương, hiểu được nhu cầu giáo dục của địa phương, ảnh hưởng của đời sống  xã hội tác động đến giáo dục.  Song việc vận dụng hiểu biết về tình hình kinh   tế  ­ xã hội của đất nước và của địa phương để  liên hệ, lồng ghép trong môn   học, trong bài giảng còn có phần lúng túng, chưa thường xuyên. Đa số giáo viên nhận thức đúng trong việc nghiên cứu khoa học, viết sáng  kiến kinh nghiệm, xác định đây là điều kiện tốt để  rút kinh nghiệm trong thực  20
nguon tai.lieu . vn