Xem mẫu

  1. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài: ........................................................................... 1 1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ....................................................... 2 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................... 2 1.4. Đóng góp mới của đề tài. ............................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................. 3 2.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................... 4 2.2. Ý nghĩa, tác dụng của đề tài .......................................................... 5 2.3. Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ trong thời gian qua. ........................................................................... 5 2.3.1. Thuận lợi ................................................................................ 5 2.3.2. Khó khăn, hạn chế .................................................................. 7 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ trong thời gian qua............................................... 7 2.3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường. ................................. 7 2.3.3.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của HS. ........................................................................................................... 9 2.3.3.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của Học sinh. ....................................................................................................... 10 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh trường THPT Tân Kỳ. ........................................................................... 11 2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo .................................................... 11 2.4.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục ............................................ 12 2.4.2.1. Tuyên truyền văn bản chỉ đạo các cấp về vấn đề bảo vệ môi trường ........................................................................................................... 12 2.4.2.2. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục môi trường ............... 13 2.4.3. Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh trong ngày, trong tuần .... 18 2.4.4. Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường.................... 20 2.4.5. Giải pháp nêu gương, nhân rộng điện hình tiên tiến .............. 25 2.4.6. Xây dựng các góc trong câu lạc bộ “môi trường xanh” ......... 26 2.4.6.1.“Góc kiến thức” .................................................................. 26 2.4.6.2.“Góc thư giản” .................................................................... 27 2.4.6.3. “Góc sáng tạo”. .................................................................. 30 2.4.6.4. “Góc thông điệp”. .............................................................. 33
  2. 2.5. Kết quả đạt được của một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Tân Kỳ........................................ 35 2.5.1. Kết quả nhận thức về môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ. ................................ 35 2.5.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh. ....................................................................................................... 35 2.5.3. Kết quả thực hiện hành vi bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT Tân Kỳ. ................................................................................. 36 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 39 3.1. Kết luận ....................................................................................... 39 3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài ................................................... 39 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................. 40 3.1.3. Phạm vi ứng dụng ................................................................. 41 3.2. Kiến nghị ..................................................................................... 41 3.2.1. Đối với cơ sở giáo dục .......................................................... 41 3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý giáo dục.................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 43 PHỤ LỤC...................................................................................................
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội Nội dung Viết 1 BCH Ban chấp hành 2 BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo 3 BGH Ban giám hiệu 4 CLB Câu lạc bộ 5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam 7 GS.TS Giáo sư tiến sĩ 8 GV Giáo viên 11 NGLL Ngoài giờ lên lớp 12 SGD&ĐT Sở giáo dục và đào tạo 13 THCS Trung học cơ sở 14 THPT Trung học phổ thông
  4. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời cũng làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như: an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng; ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các quốc gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Bức tranh ảm đạm về môi trường sinh thái bị thay đổi ở nước ta trong thời gian qua cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức trách nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi nhân tính của con người tàn phá môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của con người hạn chế là căn nguyên sâu xa của tình trạng khủng hoảng môi trường toàn cầu. Để hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải không ngừng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của cả xã hội. Ở nước ta trong những năm gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn…đã gây ra những hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường đặt ra vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngày 10 tháng 11 năm 2020 tại phiên họp Quốc hội, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thủ tướng đã có Chỉ thị 45 về việc Tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước và hướng dẫn của ngành Giáo dục cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng…chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp giáo dục cho Học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã mang lại hiệu quả nhất định. Từ thực tiễn đạt được, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trường THPT Tân Kỳ” làm sáng kiến, nhằm đóng góp thêm những giải pháp tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Đây cũng chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước chúng ta ngày nay. 1
  5. 1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học sinh Trường THPT Tân Kỳ trong thời gian từ năm 2019 đến 2021. Trên cơ sở hiểu biết được thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An Phạm vi nghiên cứu: Trong công tác quản lý, từ thực tiễn giảng dạy những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học sinh Trường THPT Tân Kỳ. 1.4. Đóng góp mới của đề tài. Thứ nhất: Bằng các Hoạt động thực tế làm thay đổi nhận thức thái độ của học sinh THPT đối với môi trường, tạo nên động cơ thúc đẩy học sinh THPT giữ gìn môi trường tốt đi song song với nhu cầu phát triển tri thức của bản thân. Thứ hai: Thiết kế quy trình với một chuỗi Hoạt động liên kết nhằm tác động và thay đổi nhận thức, thái độ của học sinh THPT. Thứ ba: Xây dựng nhóm học sinh nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động, giáo dục bảo vệ môi trường (học sinh THPT sau khi tham gia vào các biện pháp tác động của nhóm nghiên cứu, họ trở thành những tuyên truyền viên những người tổ chức hướng dẫn, vận động các đối tượng học sinh khác và mọi người cùng tham gia công tác bảo vệ môi trường). Thứ tư: Thiết kế các sản phẩm hỗ trợ cần thiết cho quá trình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh dựa trên đặc điểm phát triển nhận thức tâm lý xã hội như: Các hoạt động tái chế các vật liệu phế thải để sản xuất các chậu, bình hoa hoặc đồ thủ công mỹ nghệ... Thứ năm: Từ thực tiễn giảng dạy, công tác quản lý chúng tôi đã áp dụng nhiều giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Đó là việc chuyển biến nhận thức của các em về vấn đề bảo vệ môi trường, có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng và còn trở thành tuyên truyền viên giúp địa phương, nơi cư trú của các em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực; Mặt khác hoạt động thu gom, phân loại rác, xử lý rác còn mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp một phần đáng kể vào quỹ thắp sáng ước mơ cho các em học sinh nghèo vượt khó của nhà trường 2
  6. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1. Cơ sở lý luận Môi trường bao gồm các yếu tố của tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ gìn cho môi trường trong lành, bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên, đồng thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà do chính con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ học sinh là quá trình giáo dục có mục đích nhằm giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường để từ đó có thái độ, hành vi và những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sống của mình tốt đẹp hơn. Môi trường sống của con người rất rộng lớn và bao la, chúng được phân thành ba nhóm, đó là: Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên ( địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật); Môi trường xã hội, bao gồm các quan hệ xã hội (trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp); Môi trường nhân tạo, bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người( nhà ở, nhà máy, thành phố…). Trong thực tế các nhóm môi trường này chúng cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Vì vậy, khi một thành phần thay đổi trong môi trường nào cũng đều tác động đến môi trường sống của chúng ta. Trong những thập niên gần đây với sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều khí thải đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho toàn nhân loại chúng ta cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, như: Khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… Tất cả những việc làm đó giúp cho môi trường sống của chúng ta được an toàn và bền vững. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra khá nghiêm trọng, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí…sự suy giảm đa dạng sinh học, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên…Từ thực trạng đó đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, nhiệt độ tăng, nước biển 3
  7. dâng…Con người cũng chính là nhân tố chính làm cho cho môi trường bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nhưng con người cũng sẽ là nhân tố cải thiện môi trường, khắc phục những hạn chế và làm cho môi trường phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Vì vậy, trong công tác giáo dục và đào tạo ngày nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc giảng dạy cho các em học sinh những kiến thức để vận dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội mà cần phải giáo dục các em kiến thức bảo vệ môi trường, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác bảo vệ môi trường vào một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 và sau này là nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng CSVN về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức mọi gia đình và của mọi người”. Quyết định số 256/2003 QĐ-TTg, ngày 12/12/2003 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức cộng đồng và của mọi người dân”. Hiện nay có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chủ đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh, tiêu biểu như các công trình:“Một số biện pháp nâng cao bảo vệ ý thức môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. Tác giả Lương Thị Thu Thùy đã đưa ra các biện pháp cụ thể như: lồng ghép giáo dục về bảo vệ môi trường trong các chủ đề dạy học, sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan. Trong nghiên cứu “nâng cao nhận thức về môi trường cho Học sinh ở một số trường THCS quận Bình Thạch thành phố Hồ Chí Minh” các tác giả Lê Thị Minh, Quách Vân Tài Em đã đưa ra các giải pháp để nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh THPT và THCS. Đó là các trường cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho học sinh. Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường. Tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường với quy mô rộng lớn với sự tham gia đông đảo học sinh. Trong nghiên cứu “Trẻ em nhận thức về môi trường: Những ý tưởng dành cho giáo viên” của tác giả Louise petty đã đưa ra các giải pháp cụ thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức về môi trường cho học sinh như: Tổ chức học tập tại thực địa, tái chế rác thải, tạo các phong trào quần chúng, đổi mới việc kiểm tra đánh giá… 4
  8. Ở Nghệ An đã có nhiều biện pháp trong công tác giáo dục về môi trường cho Học sinh nhưng các biện pháp còn mang tính lí thuyết, chủ yếu thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, chưa đi sâu vào các giải pháp mang tính thực nghiệm, trải nghiệm bằng các việc làm cụ thể, thiết thực. Vì vậy hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn. Đối với học sinh, nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường ở mỗi vùng miền, địa phương lại có sự khác nhau. Cho nên chúng ta không thể áp dụng các biện pháp giống nhau mà phải linh hoạt, lựa chọn các giải pháp phù hợp với từng độ tuổi, từng vùng miền, địa phương. Từ đó các em học sinh sẽ có cách tiếp cận, hành động thiết thực mang lại hiệu quả cao, sẽ nâng cao được nhận thức cho các em học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã áp dụng “Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trường THPT Tân Kỳ”. Từ những việc làm thiết thực, chúng tôi mong muốn mang lại cho các em Học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sống của các em. Với việc làm cụ thể, hành động đẹp của các em Học sinh đối với môi trường sẽ có sức lan tỏa, thu hút được nhiều người tham gia để chúng ta hướng đến môi trường sống an toàn, sạch sẽ và thân thiện. 2.2. Ý nghĩa, tác dụng của đề tài Đề tài cung cấp các kiến thức môi trường; các vấn đề môi trường như: thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, các giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay cho học sinh THPT . Đề tài cung cấp kết quả nghiên cứu và thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ. Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp và các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi học sinh để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Tân Kỳ. Những giải pháp mà đề tài đề cập tới tuy nhỏ nhưng hứa hẹn đem lại hiệu quả cao. Vì góp phần giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong trường học cũng như trong gia đình và xã hội. Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó giúp nhà trường, địa phương có cách xử lý rác tốt hơn, vạch ra cho các em học sinh những giải pháp góp phần giữ gìn môi trường sạch hơn và gia đình của các em cũng có cách để xử lý rác thải tốt hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. 2.3. Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ trong thời gian qua. 2.3.1. Thuận lợi 5
  9. Trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới, theo Quyết định số: 1980/QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó tiêu chí 17 về “Môi trường và an toàn thực phẩm” là một trong 19 tiêu chí quan trọng. Vì vậy, đây sẽ là cơ sở cho mỗi địa phương nỗ lực xây dựng, phấn đấu để đạt được. Từ những việc làm tại địa phương sẽ là cơ hội cho các em học sinh được tham gia, trải nghiệm và nâng cao được ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT Nghệ An trong việc xây dựng môi trường học tập, cảnh quan nhà trường. Đặc biệt, trong các đợt tập huấn về chuyên môn, giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường...luôn chú trọng việc lồng ghép, tích hợp vào môn học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp về kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Các cơ quan, ban ngành từ cấp huyện đến xã, thị, khối, xóm rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện vật chất cần thiết như thùng để rác, bãi tập kết rác, mua xe chở rác... để thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Định kỳ theo ngày hoặc tuần các khối, xóm thường có lịch thu, gom và xử lý rác thải đồng thời kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào làm vệ sinh môi trường nơi cư trú. Đặc biệt có nhiều địa phương còn xây dựng cổng làng, con đường hoa... tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các em Học sinh tham gia, thông qua đó sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bản thân với cộng đồng vì một môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Đầu năm học, trong kế hoạch xây dựng thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường luôn đưa nội dung xây dựng trường học “ xanh-sạch- đẹp” là một nhiệm vụ quan trọng. Từ đó bộ phận chuyên môn đã xây dựng kế hoạch chi tiết, đưa các nội dung giáo dục môi trường vào chương trình ngoại khóa, các buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các môn Sinh học, môn Địa lý, môn Giáo dục công dân... Đồng thời, nhà trường có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời những cán bộ, giáo viên, học sinh và CLB “ môi trường xanh” hoạt động có hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện về cơ sở vật, như: các thiết bị thu, gom phân loại rác; phòng sinh hoạt CLB “ môi trường xanh”... Sự tham gia nhiệt tình của đông đảo học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt các thành viên câu lạc bộ “ môi trường xanh” luôn nhiệt huyết, sáng tạo, tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Các tổ chức trong và ngoài nhà trường luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó sự tham gia vào cuộc, phối kết hợp của 6
  10. đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, BCH Đoàn trường, BCH Công đoàn và các bậc phụ huynh... đã cùng chung tay thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian qua, mang lại hiệu quả thiết thực. 2.3.2. Khó khăn, hạn chế Một số bộ phận học sinh tham gia chưa nhiệt tình, tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thậm chí có những học sinh còn thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường như: vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải không đúng quy định hoặc không tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do lớp, nhà trường và địa phương tổ chức. Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh đòi hỏi phải có sự chung tay, vào cuộc của nhiều cá nhân, tổ chức. Trong khi đó một số bộ phận, tổ chức chưa thực sự quan tâm, ngay trong phạm vi nhà trường cũng vẫn đang chú trọng việc giảng dạy kiến thức là chính, chưa mạnh dạn cho các em sinh tham gia, trải nghiệm nhiều. Một số hoạt động bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có kinh phí, như: Việc mua sắm các thiết bị thu gom, xử lý rác, việc trồng cây xanh, các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo… 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ trong thời gian qua. Để đánh giá đúng thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT Tân Kỳ trong thời gian qua, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát… ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm ra kết quả mang tính khách quan, trung thực và khoa học. Trên cơ sở đó để có các giải pháp phù hợp với thực tiễn đang đặt ra đối với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Các khía cạnh nghiêm cứu, đánh giá về thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh chủ yếu được tập trung ở 3 yếu tố chính: Nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả nghiêm cứu từ 3 yếu tố được thể hiện như sau: 2.3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường. Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thực về môi trường đối với 438 em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của trường THPT Tân Kỳ, trong đó khối 10 có 138 em, khối 11 có 135 em và khối 12 có 165 em. Để thực hiện khảo sát các em học sinh, chúng tôi đã sử dụng Phiểu điều tra nhận về môi trường( mẫu phiếu tại phụ lục I). Sau khi tiến hành điều tra xong, chúng tôi đã phân tích, xử lý số liệu và kết quả thu thập được như sau: 7
  11. Nhận Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Trung Thứ định bình bậc Tần số % Tần số % Tần số % đúng % 1 90.00 65.22 99.00 73.33 120.00 72.73 70.55 3 2 51.00 36.96 45.00 33.33 63.00 38.18 36.30 7 3 41.00 29.71 36.00 26.67 51.00 30.91 29.22 9 4 81.00 58.70 85.00 62.96 96.00 58.18 59.82 4 5 79.00 57.25 77.00 57.04 101.00 61.21 58.68 5 6 122.00 88.41 120.00 88.89 140.00 84.85 87.21 2 7 130.00 94.20 132.00 97.78 149.00 90.30 93.84 1 8 51.00 36.96 50.00 37.04 69.00 41.82 38.81 6 9 34.00 24.64 27.00 20.00 41.00 24.85 23.29 10 10 45.00 32.61 43.00 31.85 55.00 33.33 32.65 8 52.46% 52.89% 53.64% Tỉ lệ trả lời đúng 53.0% (Bảng 2.1. Mức độ nhận thức của học sinh về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường) Kết quả khảo sát cho thấy học sinh Trường THPT Tân Kỳ đã có nhận thức về môi trường và có hiểu biết về tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trình độ nhận thức của các em học sinh vẫn chưa cao chỉ mới đạt ở mức trung bình với tỷ lệ trả lời đúng là 53%. Về mức độ nhận thức có sự phân hóa được thể hiện qua từng mức độ hiểu biết của các em ở mỗi câu hỏi. Với các câu hỏi nhận thức về ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan như: “tình trạng ô nhiễm môi trường của chúng ta hiện nay như thế nào” tỷ lệ các em nhận thức đúng đạt 70.55%; “các em tin rằng sức khỏe của bạn đã bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường” đạt 87.21%; “Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đó là một vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới” có tới 93.84% các em đã nhận thức được. Như vậy, thông qua kết quả khảo sát thu thập được, chúng ta dễ nhận thấy phần lớn các em học sinh đều trả lời đúng những câu hỏi về thực trạng ô nhiễm môi trường, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá cao. Trong 8
  12. khi đó tỷ lệ số câu hỏi nhận thức khác thì có nhiều em học sinh chưa nhận thức được như: “Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành như thế nào” đạt 23.29%, “Chủ thể chính gây ô nhiễm môi trường là gì” thì các em xác định được là 29.22%, “Trong các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nào được cho là căn bản nhất cần phải thực hiện” thì cũng chỉ có 32.65% xác định đúng. Điều này cho thấy học sinh chưa nhận thức được về những vấn đề này. 2.3.3.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của HS. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 199 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của nhà trường. Trong đó lớp 10 là 62 em, lớp 11 là 69 em, lớp 12 là 68 Để có kết quả về thực trạng của học sinh, chúng tôi đã sử dụng một số thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Thử phản ứng của học sinh khi các em đi ngang qua một vật thải (vỏ hộp hoặc vỏ hộp sữa đã sử dụng...) và thùng rác để cách đó khoảng 1 mét và phỏng vấn những học sinh nhìn thấy mà không nhặt rác để tìm hiểu nguyên nhân? Kết quả thực trạng thái độ của học sinh thể hiện qua biểu đồ sau 42.00% 41.17% 40.32% 40.00% 38.69% 38.00% 36.00% 34.78% Thái độ, trách nhiệm 34.00% bảo vệ môi trường của học sinh THPT Tân Kỳ 32.00% 30.00% Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường Biểu đồ 2.1. Thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT Tân Kỳ qua thí nghiệm 1. Thông qua kết quả thí nghiệm, chúng ta nhận thấy rằng vẫn còn khá nhiều tỷ lệ học sinh chưa có ý thức trong vấn đề xử lý rác thải, chưa có ý thức tự giác trong vấn đề nhặt rác, thu gom rác, để rác đúng nơi quy định. Trong 199 em học sinh được tiến hành khảo sát ở thí nghiệm 1 (Trong đó lớp 10 là 62 em, lớp 11 là 69 em, lớp 12 là 68 em). thì chỉ có 38,20% số đó nhặt và bỏ rác vào thùng, còn lại có tới 61.80% không bỏ rác vào thùng. Khi được hỏi về lí do vì sao không nhặt rác và cho vào thùng thì học sinh trả lời không 9
  13. nhìn thấy hoặc một số em cho rằng đó là trách nhiệm của lớp trực nhật chứ không phải do cá nhân các em phải làm. Thí nghiệm 2: Tạo tình huống một bạn học sinh ngang nhiên vứt rác ra môi trường ngay trước mặt các bạn học sinh khác để xem thái độ và hành động của các bạn học sinh đó như thế nào. Trong 90 học sinh được thực hiện tại thí nghiệm 2, có 41.11% số học sinh có thái độ không hài lòng và có hành vi nhắc nhở, còn số học sinh còn lại thì không quan tâm. 2.3.3.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của Học sinh. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trên 438 học sinh từ lớp 10-12 của nhà trường bằng phiếu khảo sát ở phần phụ lục II, sau đó thống kê và tính điểm trung bình số học sinh trả lời phiếu khảo sát. Cụ thể kết quả thực trạng hành vi của học sinh được thể hiện qua bảng số liệu sau. STT     Điểm TB Thứ bậc 1 92 61 65 220 1.94 3 2 95 115 128 100 1.53 9 3 98 89 90 161 1.72 7 4 60 59 95 224 2.10 1 5 81 99 92 166 1.78 5 6 85 102 124 127 1.67 8 7 79 81 97 181 1.87 4 8 90 96 89 163 1.74 6 9 99 115 127 97 1.51 10 10 92 47 66 233 2.00 2 Điểm trung bình chung 1.79 Bảng 2.2 . Thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của Học sinh THPT Tân Kỳ. Kết quả khảo sát cho thấy một số học sinh THPT Tân Kỳ đã ý thức, có trách nhiệm, tự giác thực hiện hành vi bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nếu xét trên phương diện tổng thể thì ý thức của học sinh về thái độ trách nhiệm và hành vi 10
  14. bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ chỉ đạt mức trung bình với số điểm khảo sát chỉ 1.79 điểm. Có nhiều học sinh làm tốt công tác bảo vệ môi trường, biểu hiện như: Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc bảo vệ cây xanh, quang cảnh trường học, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước... nhưng bên cạnh đó còn một số học sinh xả rác bừa bãi, bẻ cành, lãng phí năng lượng... Vậy qua việc nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm đối với các em học sinh Trường THPT Tân Kỳ về vấn đề bảo vệ môi trường, chúng tôi nhận thấy thực trạng về ý thức của các em thể hiện rõ ở một số nội dung sau: - Nhận thức của các em học sinh đối với vấn đề môi trường chưa cao, chỉ mới đạt ở mức trung bình, thậm chí có một số bộ phận học sinh còn thờ ơ, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. - Một số bộ phận các em học sinh chỉ quan tâm đến việc học kiến thức trong sách vở, những việc làm bảo vệ cảnh quan môi trường, vệ sinh môi trường là của người khác làm. Từ thực trạng nêu trên về ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu, tìm ra các giải pháp trước mắt và lâu dài để giáo dục cho các em học sinh có các hành động thiết thực, cần thiết để cùng chung tay bảo vệ môi trường. 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh trường THPT Tân Kỳ. 2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Vào đầu năm học, nhà trường thực hiện theo các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Nghệ An để xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện các nội dung dạy và học, trong đó nhà trường luôn chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức cho học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường. Yêu cầu các tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết như: Ban Lao động vệ sinh, BCH Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy NGLL, giáo viên dạy các môn xã hội, nhân viên y tế trường học… đưa nội dung giáo dục, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường vào kế hoạch hoạt động của cá nhân, tổ chức để thực hiện trong năm học. Xem đây là một nội dung quan trong, cần thiết để giáo dục các em học sinh, nhằm tạo dựng môi trường, cảnh quan học tập “xanh- sạch- đẹp”. Để các hoạt động được tiến hành kịp thời, hiệu quả Ban giám hiệu nhà trường luôn tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Vì 11
  15. nếu không kiểm tra, đánh giá để kịp thời chỉ ra những bất cập, hạn chế thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kế hoạch đôi khi trên giấy tờ và không mang lại kết quả như mong muốn. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá để có hướng chỉ đạo kịp thời những vấn đề, nội dung thực hiện còn bất cập, kém hiệu quả, đồng thời cũng phát huy những việc làm tốt, thiết thực. Bên cạnh đó sẽ tiến hành biểu dương, khen ngợi bằng vật chất hoặc tinh thần đối với những cá nhân, tập thể đã thực hiện tốt, để tạo sức lan tỏa trong cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. 2.4.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục 2.4.2.1. Tuyên truyền văn bản chỉ đạo các cấp về vấn đề bảo vệ môi trường Để nâng cao được ý thức cho học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường, chúng tôi rất coi trọng vấn đề phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề môi trường, đó là: Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, tại điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng, đã quy định rõ “ Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng”; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”; Công văn 5536/BTNMT-TCMT ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc phát động phong trào phòng, chống rác thải nhựa…Và tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Ngành giáo dục, chính quyền địa phương về các nội dung bảo vệ môi trường. 12
  16. Việc tuyên truyền cho cán bộ giáo viên và học sinh các văn bản chỉ đạo là cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường dễ dàng thực hiện. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để lãnh đạo nhà trường chỉ đạo thực hiện đúng hướng, đặc biệt những vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh. 2.4.2.2. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục môi trường Một là: Tuyên truyền thông qua môn học Giáo dục ý thức cho học sinh về kiến thức, kỹ năng trong vấn đề bảo vệ môi trường thông qua môn học là một việc làm cần thiết, hiệu quả. Vì vậy trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học, yêu cầu các bộ môn có nội dung liên quan cần xây dựng, lồng ghép vào trong môn học để giảng dạy cho học sinh về kiến thức bảo vệ môi trường, như các môn: Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp…Cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cả về thời lượng kiến thức, thời gian và mục tiêu hướng đến giáo dục các em học sinh cần đạt được những gì. Giáo dục thông quan các môn học được đánh giá là một kênh dễ dàng thực hiện, mang lại hiệu quả cao, thiết thực. Cho nên đây được xem là một giải pháp quan trọng trong vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. (Hình ảnh 2.1. Học sinh đóng tiểu phẩm tuyên truyền rác thải nhựa và táo môi trường thông qua bài 12 môn GDCD lớp 11) 13
  17. Hai là: Tuyên truyền thông qua hoạt động NGLL ( ngoài giờ lên lớp) Trong kế hoạch xây dựng nội dung thông qua các chủ đề dạy học cho học sinh trong chương trình học tập NGLL, nhà trường rất coi trọng việc xây dựng nội dung dạy học nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Vì vậy, các giáo viên dạy NGLL luôn xây dựng kế hoạch dạy học một cách bài bản, chi tiết, điển hình như: Cho các em tìm hiểu theo chủ đề bảo vệ môi trường thông qua nghiên cứu, thực tế tại địa phương nơi cư trú, sau đó báo cáo bằng bài viết của mình để thuyết trình trong buổi học NGLL; Các nhóm học sinh bằng các hành động thiết thực của mình tham gia bảo vệ môi trường rồi ghi hình hoặc quay phim lại để báo cáo cho giáo viên phụ trách hoạt động NGLL; giáo viên hướng dẫn các em học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương: thu gom rác, trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh… Thông qua các việc làm thiết thực, tiếp cận ngoài thực tế, các em học sinh được làm, được tham gia, trải nghiệm sẽ nâng cao được nhận thức của bản thân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ đó chính các em sẽ tự giác hơn và trở thành những tuyên truyền viên trong vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ bó hẹp phạm vi nhà trường mà còn tại nơi các em sinh sống. Ba là: Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm đang trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực tế, trong thời gian qua, nhiều trường đã chủ động xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch đưa các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm và hiệu quả mang lại có ý nghĩa hết sức to lớn. Trong những năm qua Trường THPT Tân Kỳ cũng đã phối hợp với phụ huynh học sinh đưa học sinh của nhà trường tham gia hoạt động trải nghiệm, những nội dung nhà trường hướng đến đó là: Giáo dục ý nghĩa về truyền thống lịch của đất nước, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, yêu quê hương đất nước… Nhà trường luôn chỉ đạo bộ phận chuyên môn phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trước khi đưa các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm. Trong đó, chú ý đến mục tiêu của môn học là gì, sau khi kết thúc hoạt động các em học sinh phải làm báo cáo về chuyến tham quan, học tập trải nghiệm của bản thân. Trong những buổi hoạt động trải nghiệm hướng đến mục tiêu giáo dục các em trong vấn đề bảo vệ môi trường, chúng tôi đã nhận thấy các em có những cảm nhận và suy nghĩ rất tích cực trong vấn bảo vệ môi trường. Trong những lần cho học sinh tham quan nhà máy sản xuất công nghiệp, các em học sinh được 14
  18. tìm hiểu, giao lưu với cán bộ, công nhân phục vụ nhà máy, bản thân các em không chỉ tìm hiểu vệ quy trình sản xuất mà còn rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Ví dụ, năm 2018, lớp 10C1 tham quan Nhà máy đường Sông Con, em Nguyễn Thị Oanh đã có nhiều câu hỏi với cán bộ nhà máy (1. Tại sao khói bụi của nhà máy làm ảnh hưởng đến nhiều nhà người dân ở khối 5 nhưng nhà máy chưa có giải pháp xử lý? 2. Nước thải nhà máy khi xử lý rồi đổ ra sông có làm cá chết không? 3. Tiếng ồn của nhà máy có gây ảnh hưởng người dân xung quanh không?...) (Hình ảnh 2.2. Học sinh tham gia học tập trải nghiệm tại nhà máy Đường Sông Con Tân Kỳ) Qua hoạt động thực tiễn, bản thân các em học sinh cảm nhận rõ về môi trường và từ đó sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bản thân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bốn là: Tuyên truyền thông qua các cuộc thi Nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng kiến thức về môi trường cho học sinh, nhà trường còn chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường, gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên phát động các cuộc thi tìm hiểu kiến thức môi trường, như: Thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ môi trường bằng hình thức sân khấu hóa; thi tìm hiểu môi trường bằng việc vẽ tranh, bằng các bài thuyết trình về chủ đề môi trường… Trong đó cuộc thi tìm hiểu môi trường bằng hình thức sân khấu hóa” Rung chuông vàng” thực sự có hiệu quả. 15
  19. Đây thực sự là buổi học tập rất hứng thú, đã thu hút được đông đảo các em tham gia, thông qua cuộc thi đã giúp các em tìm hiểu được nhiều kiến thức liên quan đến môi trường. Từ đó sẽ giúp các em có kiến thức, kỹ năng trong vấn đề bảo vệ môi trường. (Hình ảnh 2.3. Học sinh tham gia cuộc thi rung chuông vàng tìm hiểu về môi trường) Vào các ngày lễ lớn trong năm, nhà trường cũng yêu cầu Công đoàn tổ chức các cuộc thi đua “ Dạy tốt- Học tốt”, đặc biệt đáng chú ý cuộc thi vào dịp Kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 năm 2018, hưởng ứng phong trào “ Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên môi trường phát động, Công đoàn trường THPT Tân Kỳ đã tổ chức cuộc thi “ Vì môi trường xanh” đã đem lại kết quả rất bất ngờ. Ban tổ chức cuộc thi yêu cầu các thí sinh phải dùng các loại rác tái chế để biểu diễn thời trang. Thực hiện yêu cầu của BTC các thí sinh dự thi đã có nhiều sản phẩm độc đáo, sáng tạo. ( Hình ảnh 2.4. Giáo viên thi trình diễn thời trang bằng bộ trang phục được thiết kế từ rác thải nhựa) 16
  20. Cuộc thi, thực sự đã có tính giáo dục rất cao trong vấn đề bảo vệ môi trường, có sức lan tỏa lớn đến tầng lớp học sinh trong vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Hưởng ứng phong trào “ chống rác thải nhựa”, Đoàn trường phối hợp với nhóm giáo viên dạy NGLL, HN còn tổ chức cuộc thi “cắm hoa bằng rác thải tái chế” nhân dịp 20/11/2020 cho các em học sinh 40 lớp. Thông qua cuộc thi mới thấy được trình độ, sự sáng tạo của học sinh và đặc biệt các em đã tận dụng rác thải nhựa làm nên những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Vậy nên, nếu tận dụng tốt rác thải nhựa không chỉ có ý thức bảo vệ môi trường mà còn giáo dục các em biết tận dụng rác thải để làm nên những sản phẩm có giá trị sử dụng rất cao. (Hình ảnh 2.5. Học sinh tham gia cuộc thi “Tái chế rác thải nhựa” ) Bên cạnh các cuộc thi do nhà trường tổ chức, nhà trường còn chỉ đạo, yêu cầu các em tham gia các cuộc thi về vấn đề bảo vệ môi trường do các ban ngành ngoài nhà trường tổ chức. 17
nguon tai.lieu . vn