Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC, ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lĩnh vực: Môn GDCD Tháng 3 năm 2021
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC, ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lĩnh vực : môn GDCD Nhóm tác giả: Hồ Thị Hà Nguyễn Thị Hằng Phan Xuân Phàn Số điện thoại: 0919558399 Tháng 3 năm 2021
  3. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2 2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 3. Tính mới ............................................................................................................ 3 4. Đóng góp đề tài ................................................................................................ 3 II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………….4 1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học ôn thi THPTQG…………... 4 1.2. Sơ lược vấn đề nghiên cứu ……… ........................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………. .... 5 2.1. Thực trạng về việc tổ chức dạy học ôn thi tốt nghiệpTHPTQG môn GDCD ..... 5 2.2. Nguyên nhân ............................................................................................. 9 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD .. 9 Giải pháp 1: Tăng cường vai trò quản lý của BGH nhà trường trong dạy học, ôn thi TN môn GDCD…………………………………………… ……………10 1.1. Lập kế hoạch và tổ chức dạy học, ôn thi………………………………..10 1.2.Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả……………………………………….10 1.3. Tư vấn, định hướng hướng nghiệp………………………………………11 Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD………… ... …………12 2.1. Sử dụng phương pháp tích cực ................................................................ 12 2.2. Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực ........................................................... 18 Giải pháp 3: Rèn luyện một số kỹ năng tự học và làm bài thi tố nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT môn GDCD ..28 3.1. Rèn luyện kỹ năng tự học………………………………………………28. 3.2. Rèn luyện kỹ năng làm bài……………………....................................... 33
  4. 4. Kết quả đạt được ............................................................................................. 37 4.1. Kết quả thực nghiệm……………………………………… .................... 37 4.2. Hiệu quả của đề tài ................................................................................... 41 5. Bài học kinh nghiệm.. .................................................................................... 41 III. KẾT LUẬN ................................................................................................. 43 1. Phạm vi và nội dung ứng dụng………………………………………….43 2. Kêt luận và kiến nghị……………………………………………………43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1. Một số giáo án dạy học, ôn thi TN môn GDCD Phụ lục 2. Một số tư liệu sử dụng trong dạy học, ôn thi TN môn GDCD Phụ lục 3. Một số mẫu phiếu, kế hoạch
  5. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài“Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân”, nhóm tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn GDCD, các bậc phụ huynh và các em học sinh các trường THPT: Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, chuyên Phan Bội Châu, Lê Viết Thuật…, thầy giáo Bùi Tiến Dũng, phó giáo sư Viện KHXH trường Đại học Vinh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót mong nhận được góp ý bổ sung của quý vị để đề tài hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 03 năm 2021 Nhóm tác giả
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT - THPT : Trung học phổ thông - THPTQG:Trung học phổ thông quốc gia - TN: Tốt nghiệp - GV : Giáo viên - HS : Học sinh - KTDH : Kĩ thuật dạy học - PPDH : Phương pháp dạy học - LĐTD : Lược đồ tư duy
  7. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Môn Giáo dục công dân (GDCD) có vị trí quan trọng trong nội dung giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, ngày 28-9-2016, Bộ GD-ĐT quyết định đưa GDCD trở thành môn thuộc tổ hợp khoa học xã hội tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Trong những năm qua, nhiều học sinh đã vững tin lựa chọn môn GDCD trong kỳ thi THPT quốc gia, môn GDCD liên tục dẫn đầu về kết quả, luôn đứng tốp đầu so với các môn thi khác. Thống kê chung cả nước, phổ điểm chung môn GDCD: năm 2017 là 7,8 điểm, 2018 là 7,1 điểm, 2019 là 7,84 điểm (309 bài điểm 10), năm 2020: hơn 4000 bài đạt 10, 100% các địa phương đều đạt trên 7,0 điểm trung bình môn GDCD thi tốt nghiệp THPT. Một bước chuyển của bộ môn từ môn phụ sang môn cứu cánh thi TN cho HS, tỷ lệ học sinh chọn thi môn GDCD năm sau cao hơn năm trước, góp phần nâng cao kết quả thi TN cho các lớp khối C,D; các em lựa chọn khối C14, C15, C16, C17 đạt điểm cao trong thi ĐH. Hiện nay, đáp ứng yêu cầu thi cử, đa số các nhà trường THPT đã triển khai dạy học, ôn thi, nhưng dạy học, ôn thi môn GDCD như thế nào để đạt hiệu quả mà không tạo áp lực cho các em HS quả là một bài toán khó. Bởi thực tế có trường triển khai học ôn, có trường không thể có điều kiện triển khai thực hiện. Ngược lại, ở một số trường THPT, một số GV xem môn GDCD là “phao cứ sinh”- dễ kiếm điểm nhất trong tổ hợp khoa học xã hội, nên ngoài dạy học chính khóa còn đưa vào dạy thêm buổi chiều, tuần 2 ca, tuy có hiệu quả song gây mệt mỏi, áp lực cho học sinh suốt cả năm học. Mặt khác, mặc dù kết quả thi đã cao như vậy nhưng thực sự chưa phát huy đúng năng lực của học sinh. Với mong muốn điểm thi của các em cao hơn, rèn kỹ năng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng TN môn GDCD, đưa kết quả tốt nghiệp đậu với tỷ lệ cao, thiết nghĩ rất cần sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường cũng như sự chuyên tâm của GV dạy, phương pháp học và ôn luyện của học sinh. Với phương cách dạy học và ôn phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em phát huy hết khả năng của mình. Từ thực tế trên làm chúng tôi suy nghĩ, trăn trở và đã đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp ôn luyện ngay trong quá trình dạy học chính khóa, trong thời gian của năm học. Sự đổi mới đường đi đầu tiên của chúng tôi về vấn đề này còn 1
  8. gặp nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ, nhưng dần dần cũng đã thu được kết quả rất khả quan. Nhận thức được vai trò của việc dạy học ôn thi TN, cùng với những kết quả đạt được, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD”. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa công tác dạy - học ôn thi trong trường THPT. Nếu có phương cách phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em phát triển hết khả năng của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học - Đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần làm tốt hơn việc nâng cao chất lượngdạy học ôn thi TN môn GDCD, tạo niềm tin trong phụ huynh, toàn xã hội; Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề ra trong năm học. - Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, tài liệu về ôn thi TN. - Nghiên cứu các tài liệu về “ Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 môn GDCD”; chuẩn kiến thức GDCD; Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10,11,12; Thiết kế bài giảng GDCD 10,11,12; Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10,11,12; Tài liệu gây hứng thú về dạy học GDCD; Chương trình GDPT năm 2018. - Dự giờ, tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy của bản thân và đồng nghiệp. - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí. - Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm dạy học ôn thi TN của các trường bạn để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: + Học sinh lớp 11, 12 + Phụ huynh có con học lớp 11,12 + Cán bộ quản lý nhà trường phụ trách chuyên môn 2
  9. - Kiến thức: Tập trung nghiên cứu môn Giáo dục công dân cấp THPT. - Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, THPT Thái Lão, PT Hecrmann... - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài liệu; nghiên cứu các văn bản pháp quy về dạy học ôn thi môn GDCD. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm. 3. Tính mới - Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn GDCD. - Ôn thi TN THPT môn GDCD là cần thiết nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và đây là một đề tài hoàn toàn mới. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 4. Đóng góp của đề tài Những giải pháp mà đề tài đề cập đến khẳng định vai trò của BGH, GVBM, HS trong việc nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT môn GDCD. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông trong tỉnh, trên cả nước góp phần nâng cao chất lượng ôn thi TN môn GDCD, lấy kết quả đó làm khối thi ĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3
  10. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi THPTQG - Luật Giáo dục và đào tạo - TT 04/2017/TT-BGD-ĐT quy chế thi THPTQG và xét tốt nghiệp THPT ngày 25/01/2017 Theo đó, dạy học ôn thi TN còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD - ĐT; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD-ĐT; kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên. 1.2. Sơ lược vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Các khái niệm liên quan trong đề tài * Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân. * Ôn thi là học và ôn luyện lại những điều đã học, đã nhớ và nắm chắc, nhớ lâu và thể hiện, đánh giá kiến thức thông qua thi cử. * Nâng cao là làm tăng thêm hơn trước * Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. * Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của việc dạy học. * Học sinh được hiểu là “người theo học ở trường” (theo Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển bách khoa năm 2007- trang 437). Học sinh là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần phải theo dõi, định hướng, giáo dục của gia đình và nhà trường. 1.2.2. Cấu trúc ma trận đề thi THPT QG môn GDCD qua các năm Nghiên cứu cấu trúc ma trận đề thi, đề thi minh họa lần 1, 2 và 3 của bộ giáo dục năm 2017, đề minh họa các năm2018, 2019, 2021 cho thấy điểm chung: Đề gồm 40 câu với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trải dài 9 bài của chương trình lớp 12, lớp 11 trong đó kiến thức bài 2,4,6,7,8 luôn có số lượng câu hỏi nhiều nhất trong đề thi. 4
  11. Ví dụ đề thi minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tỷ lệ phân bố câu hỏi gồm: 30% câu hỏi nhận thức, yêu cầu HS nắm được kiến thức cơ bản; 30% hiểu để phân tích, so sánh, đánh giá được các đơn vị kiến thức trong bài học; 30% vận dụng thấp nhằm vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá các tình huống đơn giản và 10% vận dụng cao với yêu cầu sáng tạo, tổng hợp kiến thức để giải quyết các tình huống khó, phức tạp trong thực tế. Theo đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Giáo dục công dân có nội dung thi chủ yếu nằm trong phần kiến thức lớp 11 và lớp 12 theo tỉ lệ 90% kiến thức lớp 12 (36 câu) và 10% kiến thức lớp 11 (4 câu). Mỗi thí sinh sẽ có 50 phút để hoàn thành bài thi. Câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động dạy học, ôn thi môn GDCD Trong những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu thi cử, các trường THPT đã triển khai dạy học, ôn thi tốt nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng có một số nhà trường chưa có điều kiện triển khai thực hiện hoặc chưa chú trọng đầu tư về vấn đề này. Đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD mới chỉ chú trọng đến dạy học như thế nào chứ chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện ôn thi. Để hiểu rõ thực trạng, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát về việc dạy học, ôn thi TN môn GDCD như sau: Bảng 1: Khách thể nghiên cứu TT Khách thể Sốlượng Chức vụ Trường THPT 1 Cán bộ quản lý 22 - Hiệu trưởng - Lê Viết Thuật -Phó hiệu trưởng -Huỳnh Thúc Kháng 2 GV GDCD 29 -GV -Hà Huy Tập -Nhóm trưởng - Chuyên Phan Bội Châu - Tổ trưởng -Hermann Gmeimer 3 Học sinh 878 Học sinh -Nguyễn Trường Tộ, Thái Lão (Hưng Nguyên) - Nghi Lộc 4 - Dân tộc nội trú 1 5
  12. Bảng 2: Khảo sát việc tiến hành hoạt động day học, ôn thi môn GDCD Nội dung Số lượng Tỷ lệ (51) % 1. Thực hiện hoạt động dạy học ôn thi - Có 38 74,5 Không 13 25,5 2. Kế hoạch dạy học, ôn thi của nhà trường có tập trung cho môn GDCD - Có 6 11,8 - Không 45 88,2 3. Vị trí, thời lượng ôn tập môn GDCD như thế nào - Số lượng tiết ôn thi giống như những môn khác 0 100 - Số lượng tiết ôn thi giống các môn thi tổ hợp khác 35 69,4 - Không có trong kế hoạch ôn thi 16 30,6 4. Cơ sở tiến hành dạy học và ôn thi - Xuất phát từ nội dung kiến thức sách giáo khoa 16 31,4 - Nội dung liên quan đến nội dung thi TN 15 29,4 - Nguồn đề làm 11 21,6 - Nguồn đề tham khảo 9 17,6 - Phương pháp dạy học tích cực 30 60 - Kỹ thuật dạy học tích cực 21 40 - Theo kế hoạch của nhà trường 34 66,7 - GV tự tổ chức, không có kế hoạch ôn thi 17 33,3 5. Mục đích dạy học, ôn thi - Kiểm tra và thống kê kiến thức của học sinh 20 41,2 - Nắm vững kiến thức cơ bản 21 39,2 - Hiểu và biết vận dụng kiến thức giải quyết tình huống 10 19,6 - Góp phần nâng cao kết quả thi TN 45 88,2 6.Cách thức tiến hành dạy học, ôn thi thường dùng - Dạy kiến thức riêng, ôn thi riêng 20 39,2 - Dạy kiến thức trong giờ học chính khóa, ôn thi vào 31 60,8 buổi chiều trong trời gian của năm học - Kết hợp dạy học và ôn thi trong giờ học chính khóa, 10 19,6 trong thời gian của năm học - Dạy ôn sau khi đã kết thúc năm học 45 88,2 7. Mức độ thu hút và hiệu quả - Cao 25 49,0 - TB 18 35,3 - Thấp 8 15,7 6
  13. - Nhận xét: Đa số các nhà trường và GV môn GDCD đã tổ chức ôn thi TN, tuy nhiên vẫn còn có một số ít trường chưa có kế hoạch tổng thể chung, kế hoạch của nhóm trong việc ôn thi. Ở một vài trường việc tổ chức ôn thi chủ yếu do các giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch ngắn hạn hàng tuần nên thiếu sự đồng bộ trong trường, các buổi ôn tập không đồng đều giữa các giáo viên, các môn, các lớp các nhóm học sinh; tạo sự chồng chéo, nhiều lúc tạo áp lực cho học sinh. Việc quản lý còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra giám sát. Không tổ chức được việc phân loại học sinh theo nguyện vọng, năng lực, sở trường... mà việc phân nhóm học sinh còn manh mún, chủ yếu tự phát hoặc theo định hướng sơ bộ từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Không có PPCT, kế hoạch hướng dẫn ôn tập nên giáo viên bị động trong việc soan giáo án, chuẩn bị bài..., học sinh bị động trong việc học bài, làm bài ở nhà. Do không có PPCT cụ thể nên không có sự thống nhất trong các tổ, nhóm chuyên môn; Dạy nhiều hay ít, dạy gì, học gì, hướng dẫn ôn tập như thế nào đều phụ thuộc vào trách nhiệm, năng lực của giáo viên mặc dù đa số giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện dạy học, ôn thi. Chính vì vậy vẫn có giáo viên gặp lúng túng khi tổ chức do chưa nắm được các yêu cầu, mục tiêu cơ bản của việc dạy học, ôn thi nên làm cho giờ học còn nặng nề, nhàm chán. Một số ít giáo viên đã sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhưng còn mang tính hình thức, chưa xuất phát và tạo được liên kết thực sự với bài học để tạo hứng thú, kích thích sự sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Bảng 3: Khảo sát biện pháp GV sử dụng trong dạy học, ôn thi môn GDCD TT Các PP và hình thức tổ chức Số người sử dụng Không sử dạy học ( % số người ) dụng Thường Không thường xuyên xuyên 1 Sử dụng lược đồ tư duy trong 3 (13,6%) 7 (31,8%) 12 (54,5%) giờ dạy học bài mới 2 Sử dụng lược đồ tư duy trong 2 (9,1%) 6 (27,3%) 14 (63,6%) giờ dạy ôn tập 3 Sử dụng các kĩ thuật dạy học 2 (9,1%) 7 (31,8%) 13 (59,1%) tích cực khác 4 Sử dụng các phương pháp dạy 2 (9,1%) 7 (31,8%) 13 (59,1%) học tích cực khác 7
  14. -Nhận xét: GV ở các trường THPT ít sử dụng lược đồ tư duy, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học GDCD, nhiều GV còn chưa sử dụng. Hầu hết GV đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy học; đầu tư cho việc dạy và soạn bài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GV có tư tưởng ngại nghiên cứu, đầu tư đổi mới PPDH. Bảng 4: Khảo sát đối với học sinh về việc tiếp cận phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Em có đồng ý với phương pháp và kỹ thuật dạy học ôn thi mà GV sử dụng không? - Có 792 90,2 - Không 86 9,8 2. Mức độ hiểu bài khi GV sử dụng phương pháp dạy học và kỹ thuật tích cực - Rất hiểu 348 39,6 - Hiểu bài 355 40,5 - Bình thường 125 14,2 - Không hiểu 50 5,7 3. Mức độ nắm chắc kiến thức khi GV sử dụng phương pháp lược đồ tư duy - Cao 460 52,4 - Trung bình 380 43,3 - Thấp 38 4,3 4. Mức độ vận dụng để giải quyết tình huống trong câu hỏi vận dụng và vận dụng cao của em khi GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề - Vận dụng tốt 437 49,8 - Biết vận dụng 391 44,5 - Không biết vận dụng 50 5,7 5. Em có gặp khó khăn trong việc tiếp cận dạy học ôn thi - Không 588 67 - Có 90 10,2 - Có một chút lúng túng 200 22,8 8
  15. 6. Mức độ hứng thú và hiệu quả trong học và ôn tập, làm bài - Rất hứng thú, rất hiệu quả 375 42,7 - Hứng thú, hiệu quả 435 49,5 - Chưa hứng thú, chưa hiệu quả 57 6,5 - Không hứng thú, không hiêu quả.. 11 1,3 - Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh đồng ý với cách GV sử dụng PPDH và TDH tích cực, tham gia hoạt động học tập tích cực hơn thông qua nhiều hình thức học tập phong phú. Các em đều muốn có được tình huống gợi sự tò mò kích thích được nhu cầu học tập của các em để có được kết quả học tập tốt hơn. Tuy nhiên, lúc mới triển khai vẫn có tình trạng một số học sinh gặp khó khăn trong lập sơ đồ tư duy nhưng sau đó các em quen dần và yêu thích. Nhiều em rất hứng thú và ghi nhớ nhanh, thể hiện và phát huy năng lực sáng tạo của mình trong học tập và ôn thi bộ môn. 2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan - Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn, từ trước đến nay PH và HS xem GDCD là môn phụ, không thi TN. - Các nhà chức trách - quản lý thiếu sự chỉ đạo sát sao, còn lỏng lẽo, thiếu sự đồng bộ đối với việc dạy học, ôn thi bộ môn. Chính vì vậy môn GDCD chưa phản ánh đúng vị trí vốn có của nó. *Nguyên nhân chủ quan - Về phía giáo viên: năng lực đội ngũ còn hạn chế, thiếu sự đầu tư, còn ngại chuẩn bị, tìm tòi, sưu tầm tài liệu trong dạy học, gặp lúng túng, thiếu kinh nghiệm ôn thi TN bộ môn. - Về phía học sinh: Đón nhận môn GDCD cho việc thi TN một cách hời hợt, chưa tập trung, không muốn học. 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, với nguyên tắc: đảm bảo tính thực tiễn, hệ thống và đồng bộ, tính khả thi, tính mới và tính mục đích, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và thực hiện các giải pháp cụ thể như sau: 9
  16. Giải pháp 1: Tăng cường vai trò quản lý của BGH nhà trường trong dạy học, ôn thi môn GDCD 1.1. Lập kế hoạch và tổ chức dạy học, ôn thi *Mục tiêu: Lập kế hoạch tổng thể năm học, kế hoạch từng nhóm GDCD phù hợp nội dung dạy học, ôn thi tốt nghiệp. *Nội dung: Xây dựng kế hoạch: - Vào đầu mỗi năm học, nhóm chuyên môn triển khai tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được trong công tác của nhóm năm học liền kề trước, kết quả giáo dục toàn diện, kết quả thi THPT Quốc gia. Đồng thời căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm sở trường công tác của đội ngũ giáo viên trong nhóm, dự kiến phân công nhiệm vụ giáo viên dạy chính khóa ở các khối lớp, ôn thi THPT quốc gia, việc phân công nhiệm vụ cần chú trọng tính kế thừa. Nhóm chuyên môn nộp biên bản và danh sách dự kiến phân công cho Ban giám hiệu nhà trường. - Ban giám hiệu nhà trường, tổ chỉ đạo căn cứ vào biên bản, danh sách dự kiến của các tổ, nhóm chuyên môn; các điều kiện về năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm và tình hình thực tế của nhà trường để lựa chọn, lập danh sách và phân công chính thức giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giáo viên hỗ trợ trong công tác hướng dẫn ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia phù hợp với yêu cầu của từng nhóm đối tượng nhóm học sinh. Ví dụ 1: Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm học 2019 - 2020 của Trường THPT Lê Viết Thuật (Phụ lục 3). Ví dụ 2: Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp của nhóm GDCD năm học 2019-2020 (Phụ lục 3) 1.2.Tổ chức kiểm tra, đánh giá * Mục tiêu - Nắm được tình hình tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức, kỹ năng để trả lời, giải các dạng câu hỏi, bài tập, đề thi từ đó đánh giá công tác chỉ đạo, hướng dẫn ôn tập, việc hướng dẫn của giáo viên, ôn tập của học sinh. - Giúp học sinh tự đánh giá bản thân, biết được năng lực học tập, kỹ năng làm bài của mình để lựa chọn nguyện vọng đăng ký phù hợp. - Là căn cứ để nhà trường điều chỉnh phương pháp, nội dung dạy học, ôn tập phù hợp; thực hiện tốt công tác định hướng, hướng nghiệp cho học sinh khối 12 khi đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia hàng năm. * Nội dung 10
  17. - Chủ động và tham gia ra đề thi thử THPT quốc gia theo lịch của nhà trường, theo cụm các trường THPT thành phố Vinh và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá khách quan năng lực học sinh của nhà trường tương quan với năng lực học sinh của các trường bạn. Thông qua việc phân tích ma trận đề thi THPT quốc gia môn GDCD, trường chúng tôi tổ chức ra đề thi theo môn giữa kỳ và cuối kỳ, cuối năm, thi thử tốt nghiệp. Ví dụ 1: Đề thi thử liên trường môn GDCD năm học 2018-2019 (Phụ lục 2) Ví dụ 2: Đề thi thử liên trường môn GDCD năm học 2019 -2020 (Phụ lục 2) - Cách thức tổ chức, hình thức, nội dung thi theo hướng dẫn của kỳ thi THPT quốc gia hàng năm. - Sau khi có điểm thi, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu điểm, so sánh kết quả thi giữa các lớp, giữa các giáo viên dạy để đánh giá về khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức từng của học sinh mỗi lớp cũng như hiệu quả giảng dạy của mỗi giáo viên. Từ đó chúng tôi tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. 1.3. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp *Mục tiêu: Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, nhà trường vạch ra kế hoạch tiếp theo và tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh. *Nội dung: Tùy theo thực tế, nhà trường có nhiều hình thức và cách thức để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh như tổ chức tập trung, thông qua sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua tập huấn hay tổ chức thành tiết học trải nghiệm… Cụ thể, chúng tôi thự hiện như sau: - Tư vấn, định hướng cho học sinh, phụ huynh: Căn cứ vào kết quả các đợt thi thử của mỗi học sinh, giáo viên giảng dạy phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tư vấn cho học sinh, phụ huynh về năng lực, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức, dự báo kết quả đạt được trong kỳ thi THPT quốc gia để học sinh, phụ huynh có sự định hướng lựa chọn khối thi, ngành nghề, lựa chọn trường phù hợp. - Tư vấn cho học sinh về cách thức, phương pháp ôn tập hiệu quả.. - Tư vấn, định hướng về việc tham gia ôn tập, thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh ĐH, CĐ hay tập trung ôn tập chỉ để thi, xét công nhận TN THPT (đối với HS có năng lực yếu). Ví dụ: Về việc tư vấn nghề nghiệp cho đối tượng học sinh hòa nhập thông qua GVCN: Từ chỗ đánh giá khách quan, đúng năng lực của trẻ khuyết tật học hòa nhập, GVCN định hướng nghề cho HS. Chúng tôi biết rất rõ những hộ gia đình 11
  18. có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, TKT có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Đây là trăn trở không chỉ PH- HS mà cả GVCN. Cô giáo Hồ Thị Hiền - GVCN lớp 12A9, năm học 2018-2019, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng rất hạnh phúc khi hỗ trợ tư vấn cho PH và HSHN Dương Phương Linh thi THPTQG đạt điểm khối thi D1 là 22,5 điểm, đậu khoa Ngôn ngữ trường ĐH KHXH&NV theo ước nguyện. Nhưng thực tế sau đó do sức khỏe không đảm bảo em phải tự học thông qua trực tuyến ngoại ngữ tiếng Anh, hướng tới công việc dịch thuật sau này. Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, GVCN lớp 12D6 năm học 2019-2020 trường THPT Lê Viết Thuật chia sẻ về công tác tư vấn nghề cho PH- HSHN như sau“ Trong suốt gần 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp hòa nhập, có hai HSHN, bên cạnh niềm vui thì cũng có nhiều điều trăn trở, nhất là định hướng nghề cho các em. Làm thế nào để các em xuất phát từ sự đam mê, sở thích, năng lực và điều kiện hoàn cảnh để lựa chọn cho bản thân một nghề phù hợp, đảm bảo cho chính cuộc đời của mình là vấn đề không dễ tý nào”. GVCN Nguyễn Thị Hằng còn chia sẻ thêm “ Nếu như tâm nguyện của PH-HS Trần Tuấn Hiếu là mong muốn hòa nhập tốt hơn với cộng đồng thì PH-HS Quốc Bảo lại không muốn mọi người nhìn vào con mình với quan điểm là HSHN, muốn con tham gia thi để thử sức, trên cơ sở đó chọn cơ hội học tập ở cơ sở đào tạo tốt hơn. Về vấn đề này không phải GVCN nào cũng làm được, bởi thực tế số HSHN tốt nghiệp 12 xong hiện nay đang ở nhà cùng GĐ, phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ mà chưa qua cơ sở đào tạo nghề nào để có việc làm phù hợp, đảm bảo cuộc sống sau này’. Sự trăn trở và kinh nghiệm tư vấn này đã đem đến thành công: hai HS xét học bạ và hiện nay là sinh viên của khoa Công nghệ thông tin trường Đại học kỹ thuật 3 (học sinhTrần Tuấn Hiếu) và trường Đại học Vinh (học sinh Nguyễn Quốc Bảo). Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD 2.1. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực 2.1.1. Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. 12
  19. * Quy trình thực hiện - Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống. - Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra. - Liệt kê các cách giải quyết có thể có. - Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị). - So sánh kết quả các cách giải quyết. - Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất. - Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn. - Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác. * Một số lưu ý Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau: - Phù hợp với chủ đề bài học - Phù hợp với trình độ nhận thức của HS - Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS - Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS - Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải - Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề. Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý: - Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động. - HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề. - Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có. - Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau. *Vận dụng vào dạy học, ôn thi bộ môn GDCD - Mục tiêu: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng vận dụng kiến thức giải quyết tình huống trong thực tiễn. - Cách thức tiến hành: + Tạo tình huống có vấn đề, từ đó học sinh nhận biết những nội dung liên quan. + Vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập vận dụng cao 13
  20. Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết1 - GDCD 12) *Mục tiêu: Kích thích tư duy, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành: - GV đưa ra tình huống: Nghi ngờ em A ăn trộm hàng của siêu thị A nên bảo vệ X đã bắt nhốt em A lại trong phòng, đồng thời còn chửi và đánh em A. - Các nhóm sẽ thảo luận và đóng vai đưa ra cách xử lý. - GV đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của Bảo vệ X? - GV sẽ căn cứ vào câu trả lời của HS để GV dẫn dắt học sinh vào nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu hôm nay. Cụ thể khi HS trả lời hành vi của bảo vệ X là vi phạm pháp luật…GV dẫn dắt vậy thì hành vi đó xâm phạm đến quyền gì của công dân? Quyền đó có nội dung như thế nào thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học. Ví dụ 2: Vận dụng kiến thức về pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để giải quyết một tình huống cụ thể - Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn - Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý đúng pháp luật - Sản phẩm: Học sinh viết thành môt bài viết hoàn chỉnh trình bày cách giải quyết của mình đối với tình huống đó. - Cách thức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau Câu 1: Anh P điều khiển xe máy khi đã sử dụng rượu bia. Anh H chở chị K đi phía sau do phóng nhanh vượt ẩu đã tông vào xe của anh P làm anh P ngã và bị xây xát nhẹ. Sau va chạm, anh T ngồi sau xe anh P đã đánh anh H bị thương tật lên đến 15%. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Anh P và anh T. C. Anh P và anh H. B. Anh H và chị K. D. Anh T và chị K. Câu 2: Ông V là giám đốc, chị N là trưởng phòng tài vụ, anh B là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông V cùng chị N lập chứng từ giả rút 1 tỷ đồng của cơ quan để cho vay nặng lãi, anh B đã báo với bà K là lãnh đạo cơ quan chức năng. Do bà K sơ ý làm lộ thông tin và biết anh B là người tố cáo mình, ông V đã điều chuyển anh B sang bộ phận khác không làm đúng với chuyên môn của anh. Bức xúc, anh B đã phun sơn làm bẩn tường nhà ông V. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỷ luật? 14
nguon tai.lieu . vn