Xem mẫu

  1. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu………………………………………………………...……………  …...1 2. Tên sáng  kiến…………………………………………………………………………...2 3. Tác giả sáng  kiến……………………………………………………………………….2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến………………………………... …………………………..2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến……………………………………. …………...................2 6.   Ngày   sáng   kiến   được   áp   dụng   lần   đầu   hoặc   áp   dụng   thử……..……….. ………………2 7.   Mô   tả   bản   chất   của   sáng   kiến………………………………. ………………………….2   7.1.   Nội   dung   sáng   kiến…..………………………………………………... ………………...2   7.2.   Khả   năng   áp   dụng   của   sáng   kiến………………………………..... ………………..23 8.   Những   thông   tin   cần   được   bảo   mật………………………………….. ………………..23 9.   Các   điều   kiện   cần   thiết   để   áp   dụng   sáng   kiến………………………... …………….....23 10.   Đánh   giá   lợi   ích   thu   được   do   áp   dụng   sáng   kiến…………………….........................24 10.1.   Đánh   giá   lợi   ích   thu   được   do   áp   dụng   sáng   kiến   theo   ý   kiến   của   tác  giả.................24 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ  chức, cá   nhân  …………………………………………………………………………………………...2 4
  2. 11.   Danh   sách   những   cá   nhân   đã   tham   gia   sp   dụng   thử   sáng   kiến   lần   đầu.......................25 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………….… 26 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa là THPT Trung học phổ thông  GV Giáo viên HS Học sinh
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm học gần đây, Bộ  giáo dục – đào tạo đã và đang tiến hành   lộ trình đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới hình thức dạy ­ học của giáo viên và   học sinh. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề  cấp bách hiện  nay. Thực tiễn đất nước đang đòi hỏi  ở  thế  hệ  trẻ  sự  năng động, sáng tạo, khả  năng tự  học, tự  đánh giá, biết cộng tác với mọi người và làm việc trong tập thể.   Lần đổi mới này đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát  huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Khi đó, giáo viên đóng  vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng học sinh về phương pháp dạy học   tích cực. Giáo viên bên cạnh bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải thiện  phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn để  đáp ứng yêu  cầu của tình hình mới. Trong quá trình đổi mới , phát huy năng lực tự học và tư duy sáng tạo của học   sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở  tự nhận thức, tự hành động ( tư duy và thực tiễn). Vì vậy việc khơi dậy, phát triển  ý thức, ý chí, năng lực ,bôì dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát  triển tối ưu của giáo dục. Qua nhiều năm giảng dạy môn Hóa học tại trường trung học phổ  thông đặc   biệt là từ khi đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy việc phát huy năng lực tự  học vàn phát triển tư duy sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nó   có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Nếu khơi dậy đúng mức   tính tích cực và sự  chủ  động trong học tập cũng như  các hoạt động khác không  những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức cho bản thân mà còn là cơ  sở vững chắc để các em bước vào môi trường chuyên nghiệp nơi mà các em phải có  năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn. Trong chuỗi các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm kết nối đóng vai   trò như hoạt động khởi động của một bài dạy và là một vấn đề cần được quan tâm  và cải tiến trong giảng dạy. Bởi xây dựng được nội dung, hình thức phù hợp, tổ  chức hợp lý các hoạt động trải nghiệm kết nối sẽ định hướng, rèn luyện khả  năng  tự học của học sinh, phát huy phương pháp dạy học tích cực. 1
  4. Với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của hoạt động khởi động, với  những kinh nghiệm của bản thân có được trong quá trình giảng dạy, sáng kiến  “Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm kết nối, nhằm phát huy tính   tích cực của học sinh trong chương trình hóa học THPT   ” được xây dựng nhằm  làm tốt hơn nữa các khâu lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo sự  hào hứng ngay đầu giờ mỗi tiết học, xóa bỏ tâm lý căng thăng lo lắng của học sinh   trong khi kiểm tra bài cũ, góp phần định hướng nội dung trọng tâm của bài dạy.   Phát huy khả  năng tự  học, tư  duy sáng tạo của học sinh ngay từ  hoạt động khởi   động của bài học. 2. TÊN SÁNG KIẾN: Một số  cách thức tổ  chức hoạt động trải nghiệm kết nối,   nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình hóa học THPT   3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: ­ Họ và tên: Lê Thị Xuân ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thị Giang– Huyện Vĩnh Tường –  Tỉnh Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0978.556.400        Email: tomato.x86@gmail.com 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Giáo viên Lê Thị Xuân 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Chương trình hóa học THPT 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU  HOẶC ÁP DỤNG THỬ:  08/10/2016 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN  7.1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN  7.1.1. Sử dụng câu truyện lịch sử hóa học hay vở kịch Có thể  sử  dụng các câu truyện do giáo viên, học sinh xây dựng hoặc tham   khảo dựa trên tính chất,  ứng dụng, điều chế, … nguồn gốc phát minh ra chất cần  nghiên cứu trong bài học. Những câu truyện này có thể  được truyền đạt bằng lời   kể, bằng tranh vẽ  và tốt hơn nữa là diễn xuất thành vở  kịch từ  các em học sinh   trong lớp hoặc nhóm học sinh anh chị lớp trên. Ưu điểm của việc sử dụng câu truyện hay vở kịch trong hoạt động khởi động:  Tạo sự  mới mẻ, hào hứng của các em học sinh. Khai thác đượ c nhiều nội dung  kiến thức bài học. Phát triển khả  năng viết văn, diễn xuất, năng khiếu hội họa,   làm mô hình 3D của các em học sinh.  Ví dụ 1 : Sơ lược về hợp chất có oxi của clo 2
  5. Phần khởi động sẽ  là các “ chiến lược maketing của hai công ty   Sáng cancel­  sản xuất và phân phối nước ja­ven và công ty  Hight vim  ­ sản xuất và phân phối sản  phẩm clorua vôi”. Các công ty sẽ cử các thành viên tiếp thị về sản phẩm của công ty   mình thông qua việc nêu thành phần, công dụng, cách sản xuất. Mỗi công ty phải  chuẩn bị mô hình sản phẩm, quá trình tiếp thị sẽ phát tờ rơi (phiếu học tập nhỏ) quảng   bá về sản phẩm của công ty mình. Sự cạnh tranh giữa hai công ty sẽ là ứng dụng thực  tế, chiến lược marketing để thuyết phục nhà đầu tư và người tiêu dùng.  ­ Giáo viên sẽ đóng vai là nhà đầu tư “ shark” ­ Các học sinh còn lại : là đại diện cho hiệp hội người tiêu dùng Sự vào bài hấp dẫn, mới mẻ gây sự hứng thú, tò mò cho học sinh sẽ làm tiền  đề cho các hoạt động tiếp theo của bài. Khi đó hoạt động hình thành kiến thức cũng  trở nên dễ dàng và hứng thú hơn qua sự phát vấn của “nhà đầu tư” và “người tiêu   dùng” để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.  Ví dụ 2:  Xây dựng vở kịch về sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl Giảng dạy bài liên kết hóa học – Hóa 10, Giáo viên cùng học sinh xây dựng vở  kịch và diễn xuất đầu giờ.  Diễn viên: gồm 04 học sinh (02 nam đóng vai các nguyên tử  Na, Ne, 02 học   sinh nữ đóng vai các nguyên tử Cl, Ar). Trang phục: được gắn biển tên nguyên tố, thiết kế mũ cho mỗi diễn viên mô  tả được cấu hình electron của các nguyên tử Na, Ne, Cl, Ar). Đoạn hội thoại để thấy được Na muốn đạt cấu hình electron của Ne, Cl muốn   đạt cấu hình electron của Ar. Từ đó có sự nhường electron từ Na cho Cl tạo ion Na +,  Cl­; hình thành liên kết ion NaCl. Yêu cầu học sinh dưới lớp định nghĩa liên kết ion, viết sơ đồ  hình thành liên   kết ion sau khi xem các bạn diễn vở kịch đó. Ví dụ 3 : Xây dựng câu truyện về Anken qua tranh vẽ và lời kể Chủ  đề  Anken – Hóa 11, Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị  bài giảng:  Nghiên cứu cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học về  Etilen như  hãy vẽ  một   bức tranh và viết nên câu truyện về  Etilen, sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để  khai thác các kiến thức hóa học từ các câu truyện đó. Có thể dẫn ra hai câu truyện   khác nhau được xây dựng tạo sự hứng thú ở các em học sinh. H’hen Etilen 3
  6. Cô nàng H’hen Etilen là cô gái út dòng họ  nhà Anken. Giống như  anh chị em   của   cô   là   propilen,   butilen,   cô   có  thân   hình   mảnh   mai   với   đôi   cánh  biết bay và đôi chân biết chạy nhảy  trên  mặt  nước.   Khi  nhiệt  độ   tăng,  gặp   được   anh  chàng   Hidro   với   sự  chứng kiến của chị Niken, Etilen bé  bỏng   lớn   nhanh   và   trở   thành   cô  thiếu nữ  Etan của dòng họ  Ankan.  Etilen được thừa hưởng khả năng di  truyền của dòng họ Anken là có tài biến hóa có thể làm dung dịch Br 2 với màu vàng  – da cam hay dung dịch KMnO4 màu tím mất mầu, điều mà dòng họ  Ankan không  thể làm được.  Vào năm 1933, cô nàng Etilen cùng với những nhân bản của mình tự  kết hợp   với   nhau   tạo   nên   Polietilen   có  nhiều ứng dụng cho loài người. ETEN Cô   gái   nhỏ   sinh   ra   bởi   bố  rượu,   mẹ   đanh  đá.   Cô   nhỏ   bé   và  thường   chạy   nhảy   khắp   nơi,   từ  những khu vườn thoáng rộng đến  những hồ  nước mênh mông. Được  thừa hưởng tính cách của mẹ, Eten  thường   làm   hai   người   bạn   của  mình là dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4 rất sợ hãi khi gặp mặt bởi Eten làm họ  mất hết sắc màu lung linh vốn có của mình. Tuy nhiên Eten sẵn có khả  năng cộng   hợp nên cô cũng tạo được những hóa chất, vật liệu polime rất quý được ứng dụng  nhiều trong cuộc sống 4
  7. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu các thông tin về việc phát minh ra   một số  kiến thức, hợp chất hóa học tiêu biểu và báo cáo, dựng kịch như  ví dụ  4,5  sau. Ví dụ 4: Giấc mơ về vòng benzen của nhà hoá học Kekules Benzen dùng làm dung môi và là nguyên liệu để tổng hợp chất nổ được nhà khoa  học người Anh Micheal Faraday (1791­1867) phát hiện từ năm 1825, nhưng sau đó vài   chục năm người ta vẫn chưa tìm ra công thức phân tử phù hợp cho chất này. Người ta hiểu phân tử benzen rất đối xứng nhưng không tưởng tượng ra được   là 6 nguyên tử  C hoá trị IV và 6 nguyên tử H hoá trị  I được tổ hợp như thế nào để  hình thành một phân tử  benzen  ổn định. Một ngày mùa đông năm 1865, Friedrich   August Kekules (1829­1896), nhà hóa học người Đức ngồi ngủ  gật cạnh bếp lò   trong sự mệt mỏi của công việc nghiên cứu. Trong giấc mơ, cùng với  ảo giác về  những nguyên tử  cacbon và hydro nối   nhau nhảy múa thành một dây xích, ông đã nhìn thấy một con rắn đang quay đầu,   miệng ngoặm cái đuôi mình và xoay tròn. Kekules bừng tỉnh giấc và hiểu ra rằng   benzen là vật chất kết cấu dạng vòng, đó là một vòng benzen 6 cạnh, 6 nguyên tử  cacbon là 6 đỉnh của một lục giác đều. 5
  8.   Ví dụ 5 .Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev Có một giấc mơ  quan trọng đã xảy ra vào một đêm tháng 02/1869, liên quan   đến “hiến pháp của vương quốc hóa học” – luật tuần hoàn của các nguyên tố. Lúc   bấy giờ  người ta chỉ  mới tìm ra 63 nguyên tố  hóa học, nhưng còn chưa rõ chúng   được sắp xếp như thế nào. Các nhà khoa học luôn trăn trở, cho rằng nhất định các  nguyên tố hóa học phải được sắp xếp thứ tự theo một quy luật nào đó. Giáo sư hóa  học người Nga Dimitri Ivanivich Mendeleev (1834­1907) lúc bấy giờ  mới 35 tuổi,  đã tìm tòi rất nhiều về vấn đề này. Một hôm, sự mệt mỏi khiến ông ngủ thiếp đi và   ông đã mơ.  Trong   giấc   mơ,   ông   thấy  một  bảng   gồm   nhiều  ô,   đồng  thời   lại  thấy   các  nguyên tố hóa học lũ lượt rơi vào các ô một cách trật tự. Khi bừng tỉnh, ông vội ghi  lại ý tưởng và sau đó kiểm chứng lại các tính chất của từng nguyên tố. Bất ngờ là   khi kiểm tra lại thì ông thấy rất phù hợp, tính chất các nguyên tố  thay đổi theo   chiều tăng diện tích hạt nhân và các tính chất được lặp lại một cách tuần hoàn theo   từng hàng. Đáng ngạc nhiên hơn, những nguyên tố còn trống được ông dự đoán tính   chất gần sát với thực tế. Và thế  là bảng tuần hoàn các nguyên tố  hóa học của   Mendeleev ra đời và được sử dụng trên toàn thế giới. 6
  9.     7.1.2. Sử dụng hình ảnh, đoạn video Từ  các hình  ảnh, thí nghiệm liên quan đến kiết thức cần kiểm tra và nghiên   cứu trong bài giảng, giáo viên thiết kế một đoạn video và yêu cầu học sinh trả  lời   các câu hỏi sau khi xem xong đoạn video đó. Ưu điểm của việc sử  dụng đoạn video trong hoạt động khởi động: Tạo sự  hứng thú cho học sinh ngay từ đầu buổi học. Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ,   kích thích tư  duy, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trước những yêu cầu,   nhiệm vụ đặt ra.  Ví dụ 1 : Bài oxi  Giáo viên cho học sinh xem một đoạn video được thiết kế từ một số hình ảnh,   thí nghiệm liên quan đến trạng thái tự nhiên, tính chất, điều chế oxi.  Yêu cầu học sinh cho biết tên nguyên tốt được nói đến qua đoạn video, phân  tích ý nghĩa các hình ảnh cụ thể Dưới đây là một số hình ảnh trong đoạn video Ví dụ 2 : Bài Anken 7
  10. Giáo viên cho học sinh xem một đoạn video được thiết kế  từ  một số  hình  ảnh liên quan đến tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế anken. Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau khi xem xong đoạn video Dưới đây là một số hình ảnh trong đoạn video PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Các chất xuất hiện qua hình 1, 2, 3 là  Hình 1:…………………………………………....………………………… Hình 2: ……………………………………………………………………... Hình 3: ……………………………………………………………………… 8
  11. Câu 2: Phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm được mô tả bởi hình 4,  hình 5 là Hình 4: ……………………………………………………………………… Hình 5: …………………………………………………………………….... Ví dụ 3 : Chủ đề về Photpho  Giáo viên cho học sinh xem một đoạn video được thiết kế từ một số hình ảnh,   thí nghiệm liên quan đến dạng thù hình quan trọng , trạng thái tự  nhiên, tính chất,   ứng dụng của photpho  Yêu cầu học sinh cho biết tên nguyên tốt được nói đến qua đoạn video, phân  tích ý nghĩa các hình ảnh cụ thể Dưới đây là một số hình ảnh trong đoạn video        7.1.3­ Sử dụng phiếu học tập Phiếu học tập là tờ  giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ  học   tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ  đó học sinh   thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để  tìm hiểu nội dung của bài, mở  rộng  kiến thức, bổ sung kiến thức, hoặc củng cố bài học.  9
  12. Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức  cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một cách tích  cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập thường được diễn ra theo quy trình sau:  ­ Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo   hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu hay mỗi   nhóm một phiếu.  ­ Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh.  ­ Tổ  chức cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi sau đó hoạt   động nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao   đổi, bổ  sung hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên có thể  yêu cầu học sinh trao đổi  chéo nhau để sửa chữa và phát vấn giữa các nhóm để đánh giá kết quả làm việc với   phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên.  Ưu điểm của việc sử  dụng phiếu học tập trong hoạt động khởi động:  Huy  động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến   thức mới. Ví dụ 1  : Bài Liên kết ion ­ Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập. ­ Giáo viên cho học sinh hoạt động chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm  báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. PHIẾU HỌC TẬP  Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí  Minh về tinh thần đoàn kết? Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử  hóa học thể hiện sự “ đoàn kết ” của mình như thế nào? 10
  13. Câu 3: Tại sao các nguyên tử hóa học lại có xu hướng liên kết với nhau thành phân  tử hay tinh thể? Câu 4: Lớp vỏ của các nguyên tử mang điện tích gì? Vậy khi đặt các nguyên tử  cạnh nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? Tại sao lại có phân tử NaCl Ví dụ 2: Bài phenol: ­ Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập. ­ Giáo viên cho học sinh hoạt động chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm  báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. ­ Dự kiến 1 số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ: + Dựa vào kiến thức đã học  ở bài ancol, học sinh nhận ra các ancol và nhận ra   loại hợp chất mới có nhóm ­OH nhưng không thuộc loại ancol. Học sinh so sánh đặc  điểm cấu tạo, kết hợp sách giáo khoa để nhận ra, định nghĩa ra được hợp chất phenol. + Học sinh có thể dự đoán được một số tính chất của phenol giống ancol (tác   dụng với Na), không xác định được tính chất khác ancol     Nảy sinh nhu cầu  tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu qua bài học. PHIẾU HỌC TẬP Cho   các   hợp   chất:   CH3OH,   C2H5OH,   CH2=CH­CH2OH,   CH2OH­CH2OH,  C6H5CH2OH, C6H5OH, H3C­C6H4­OH, HO­C6H4­OH Học sinh kết hợp SGK trả lời các câu hỏi sau: 1) Phân loại các hợp chất trên. 2) Định nghĩa hợp chất phenol. 3) Dự đoán tính chất hóa học của phenol? Giải thích. * Chủ đề polime và vật liệu polime ­ Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập. ­ Giáo viên cho học sinh hoạt động chung cả  lớp bằng cách mời một số  học   sinh báo cáo nội dung hoàn thành ở phiếu học tập. ­ Dự kiến 1 số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ: + Dựa vào kiến thức đã học, học sinh viết được công thức, phương trình phản   ứng điều chế một số polime tiêu biểu. + Học sinh có thể  dự  đoán được một số  tính chất của polime, phương pháp   điều chế  polime không xác  định được  phản  ứng trùng hợp, trùng ngưng từ  hai  11
  14. monome, chưa nắm vững được việc phân loại các loại tơ, cao su     Nảy sinh  nhu cầu tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu qua bài học. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1:  Viết phương trình phản  ứng trùng hợp các chất sau: etilen, vinyl clorua,  metyl metacrylat. Câu 2: Cho các tơ  sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon­6, tơ axetat, tơ olon, tơ lapsan, tơ  nilon­6,6. 1. Phân loại các loại tơ trên? 2. Viết phương trình điều chế các loại tơ tổng hợp trong các loại tơ trên? Câu 3: Cho các cao su sau: Cao su buna, cao su isopren, cao su buna­S,cao su buna­N 1. Phân loại các loại cao su trên? 2. Viết phương trình điều chế các loại cao su trên? 7.1.4­Sử dụng bài tập về sơ đồ phản ứng Phản ứng là ngôn ngữ hóa học, sơ đồ phản ứng thể hiện sự biến đổi các chất.  Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa là một hình thức rất phổ biến và   đặc trưng của môn Hóa học, giúp học sinh củng cố kiến thức về tính chất, điều chế  các chất. Dùng sơ đồ phản ứng có chứa đựng kiến thức đã học và kiến thức mới để  kiểm tra bài cũ sẽ phát huy tốt tư duy của học sinh, đáp ứng mục tiêu bài học.  Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ phản ứng có chứa đựng kiến thức mới trong   hoạt động khởi động: Kiểm tra được kiến thức bài cũ đồng thời yêu cầu học sinh  tư duy kiến thức mới. Toàn bộ nội dung bài mới đã được thể hiện ngay trong sơ đồ  phản ứng. Định hình cho học sinh kiến thức trọng tâm của tiết học, việc giải quyết   các nội dung khác của bài sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả  hơn. Phần kiểm tra bài cũ đã   đáp ứng phần nào mục tiêu của bài học. Ví dụ 1. Bài  Axit sunfuric – Muối sunfat ­ Rèn cho học sinh kỹ  năng tư  duy logic, sâu chuỗi các kiến thức đã học và   kiến thức mới nhằm khắc sâu kiến thức. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:            (5)           Na2SO4    (7) BaSO4    FeS2  (1)   SO2  (2)   SO3   (3)   H2SO4    ( 4)    CuSO4                                (6) + Fe NaHSO4    (8)  khí X 12
  15. Câu hỏi phụ: 1. Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất từ  quặng sắt pirit. Các   phản ứng nào trong sơ đồ trên thể hiện quá trình sản xuất đó?  2. Axit sufuric tạo được mấy loại muối? lấy ví dụ Giáo viên nhận xét và giới thiệu: các phản  ứng (4), (5), (6) minh họa một   số tính chất của axit sunfuric (nội dung ở tiết học trước). Các phản ứng (1), (2), (3)   là giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp. Axit sunfuric tạo hai loại   muối (muối trung hòa và muối axit, thể hiện  ở các chất xuất hiện trong sơ đồ  như  Na2SO4, BaSO4, CuSO4, NaHSO4). Phản ứng (7) nêu lên cách nhận biết muối sunfat.  Tính chất riêng của muối hidrosunfat được thể hiện ở phản ứng (8).  Kiến thức về sản xuất axit sufuric và muối của axit sunfuric sẽ được nghiên   cứu trong tiết học hôm nay.                       Na2SO4    (7)  BaSO4                                                                                                                                                       (5) FeS2  (1)   SO2  (2)   SO3   (3)   H2SO4    (4)    CuSO4                                        (6) + Fe              NaHSO4  (8)  khí X               Quá trình sản xuất axit sunfuric                                                                                   Muối của axit sunfuric Phân tích cụ thể trong sơ đồ sau: Ví dụ 2 : Bài  Axit photphoric­ Muối photphat Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:      (4)    NaH2PO4   Ca3(PO4)2  (1)  P  (2) P2O5   (3) H3PO4 (5) Na2HPO4 13
  16.                                                          (6)   Na3PO4    (7)  Ag3PO4 Câu hỏi phụ: 1. Các phản ứng nào trong sơ đồ trên thể hiện quá trình sản xuất axit  phophoric?  2. Axit phophoric tạo được mấy loại muối? lấy ví dụ Giáo viên giới thiệu: các phản ứng (4), (5), (6) minh họa một số tính chất của  axit phophoric (nội dung  ở  tiết học trước). Các phản  ứng (1), (2), (3) là giai đoạn  sản xuất axit phophoric trong công nghiệp. Axit phophoric tạo ba loại muối (muối   muối hidrophotphat, đihidrophophat và muối photphat). Phản ứng (7) nêu cách nhận  biết muối photphat. Những kiến thức về sản xuất axit photphoric và muối của axit  photphoric sẽ được nghiên cứu trong tiết học hôm nay.      (4) NaH2PO4 Ca3(PO4)2  (1)  P  (2) P2O5   (3) H3PO4 (5) Na2HPO4                                                                  (6)   Na3PO4    (7)  Ag3PO4 Quá trình sản xuất axit photphoric Muối của axit phophoric Phân tích cụ thể trong sơ đồ sau: 7.1.5­ Sử dụng câu hỏi tiếng anh Học sinh vận dụng kiến thức môn Tiếng anh để  trả  lời một số  câu hỏi về  trạng thái tự  nhiên, tính chất vật lí, hóa học, điều chế,  ứng dụng giúp các em tăng   vốn từ tiếng anh với môn hóa học. 14
  17. Ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi tiếng anh trong hoạt động khởi động: Phát  huy tư duy kiến thức tiếng anh vào nội dung môn Hóa học. Tạo sự mới mẻ, thu hút  sự hứng thú tích cực của học sinh. Ví dụ 1: Bài Oxi ­ Ozon  Question:  X is a colorless, odorless gas and heavier than air. X also is a life­ sustaining substance and fire. X is strong oxidizing compound. What is X? Key: X is O2. Câu hỏi: X là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Là chất  duy trì sự sống và sự cháy. X có tính oxi hóa mạnh. X là chất nào? Đáp án: X là O2. Ví dụ 2 : Bài Hidrosunfua ­Lưu huỳnh đioxxit­ Lưu huỳnh trioxit  Question: Y is a colorless gas, Its smell as rotten eggs, heavier than air. Y has a strong  reduction property. What is Y? Key: Y is H2S. Câu hỏi:  Y là chất khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí. Y có  tính khử mạnh. Y là chất nào? Đáp án:  X là H2S. Ví dụ 3 : Bài  Amoniac và muối amoni  Question 1:  Z is gas with strong pungent smell, which is lighter than air. It is  dissolved in water and the solution is basic. What is Z? Key: Z is NH3.  Câu hỏi 1:  Z là chất khí có mùi khai, nhẹ  hơn không khí. Tan nhiều trong  nước tạo dung dịch có môi trường bazơ. Z là khí nào? Đáp án:  Z là NH3. Question   2:  Which   ammonium   salts   that   has   most   nitrogen   content   in   the  following salts? Key: B. Câu hỏi 2: Muối amoni nào có hàm lượng nitơ nhiều nhất trong các muối sau A. NH4Cl.              B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4. D. (NH4)3PO4. Đáp án: B. Ví dụ 4: Bài  Photpho  15
  18. Question 1: Configuration electron of phosphorus is...  Key: B. Câu hỏi 1:  Cấu hình electron của P là.. A. 1s22s22p3. B. 1s22s2 2p63s23p3. C. 1s22s2 2p63s2. D. 1s22s22p5. Đáp án: B. Question 2: What colour is ordinary phosphorus in the dark ? Key: white­green.  Câu hỏi 2: Màu của P trắng phát quang trong bóng tối là màu nào? Đáp án:  Màu trắng – xanh. Question 3: Who found phosphorus?  Key: Hennig Brand Câu hỏi 3:  Ai là người tìm ra P? Đáp án: Hennig Brand. Question 4: Ordinary phosphorus is reserved in ... A. fuel. B. benzene. C. oil. D. Water. Key: D. water Câu hỏi 4:  P trắng được bảo quản trong…. A. nhiên liệu. B. benzen. C. dầu. D. nước. Đáp án: Nước 7.1.6. Sử dụng các câu hỏi thực tế, vấn đề thời sự…. Có thể sử dụng các câu hỏi thực tế, vấn đề thời sự để các em thấy sự gần gũi  của hóa học với đời sống… Ví dụ 1. Bài Nitơ  GV đưa ra vấn đề thời sự nóng vừa diễn ra tại Thái Lan :   “Khoảng 13h ngày 23/6, một nhóm gồm 12 thiếu niên trong độ tuổi 11 tới 16   thuộc đội bóng địa phương mang tên "Lợn hoang" cùng huấn luyện viên Ekkapol  Chantawong, 25 tuổi đã vào hang Tham Luang để  khám phá và tổ  chức mừng sinh  nhật 17 tuổi của Peerapat Sompiangjai, một cầu thủ trong đội. Kế hoạch khám phá  hang Tham Luang một tiếng của các cậu bé trở thành bi kịch khi cả đội bị mắc kẹt   không thể ra ngoài do nước mưa ngập lối ra”. 16
  19. Giáo viên yêu cầu HS cho biết loại khí  nào là 1 trong những nguyên nhân gây trở  ngại cho việc cứu hộ đội bóng và huấn luyện viên ra khỏi hang? HS trả lời, GV nhận xét và mở rộng Đó chính là : Trở ngại về Nitơ Nếu lặn sâu hơn (40 mét), người lặn có thể rơi vào trạng thái "say Nitơ". Lý  do, khi lặn sâu, Nitơ lại tan vào trong máu nhiều hơn là do định luật về chất khí hòa  tan trong nước.Khi nhiệt độ không thay đổi thì số lượng khí hòa tan trong nước tỉ lệ  thuận với áp suất của khí đó. Bình thường, khi  ở trên cạn chúng ở trạng thái cân bằng và nồng độ  Nitơ  ở  mức an toàn trong máu. Nitơ sẽ xâm nhập vào máu khiến người lặn như một kẻ say  rượu với các thao tác vụng về.Triệu chứng còn nặng hơn, nếu vừa mệt lại vừa   lạnh. Xuống tới độ  sâu 90­ 100 mét, thì có thể  bị  mê sảng, bất tỉn. Gây nguy hiểm  cho tính mạng người lặn. Một nguy cơ  nguy hiểm khác khi người thợ  lặn lặn sâu  nhưng đột ngột nổi lên mặt nước là, do áp suất nước giảm, nitơ trong máu bị  giãn   nở nhanh tạo nên những bọt khí làm tắc mạch máu vô cùng nguy hiểm. Nitơ hòa tan quá nhiều gây rối loạn và tác động lên toàn bộ cơ thể, đây được   xem là nguy cơ  khiến cho nhiều người tử vong hoặc bị các di chứng nặng nề  khi  lặn. Lưu ý : Tuy nhiên câu hỏi này hơi khó với học sinh để  tìm ra ngay N2, cho nên với  bài này tôi thường kết hợp với tổ chức trò chơi: Tìm từ khóa  GV chiếu các hình  ảnh, yêu cầu học sinh quan sát lần lượt các hình  ảnh để  tìm ra   nguyên tố từ khóa 1 cách nhanh nhất (tương tự phần thi tăng tốc của Đường lên đỉnh  Olympia) ­ Hình ảnh 1: thợ lặn giải cứu đội bóng ­ Hình ảnh 2: bảo quản mẫu sinh học ­ Hình ảnh 3: sấm sét, cây cối xanh tốt sau trời mưa có sấm sét, câu ca dao ­ Hình ảnh 4: ADN ­ Hình ảnh 5: vị trí nguyên tố trong BTH  Hình ảnh nói đến nguyên tố hóa học nào? Sau đó GV có thể mở rộng về vấn đề trở ngại của thợ lặn khi giải cứu đội bóng đề  làm tăng hứng thú cho học sinh Ví dụ 2 : Bài Axit Nitric và muối nitrat 17
  20. Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ  từ  cuối tiết trước yêu cầu HS chuẩn bị  bài với nội  dung : Mưa axi được phát hiện ra lần đầu tiên năm 1948 tại Thụy Điển nơi có rất nhiều   mỏ than. Đến năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về  hiện tượng này. Và thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào   năm 1972. Em hãy  cho biết quá trình tạo thành mưa axit trong tự nhiên, tác hại của   mưa axit và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.  Các nhóm có thể thuyết trình bằng powerponit, hình ảnh, video, kịch…  Tác hại của mưa axit ­ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ  vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao  suy yếu hoặc chết hoàn toàn. ­ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua   của đất, hoà tan các nguyên tố  trong đất cần thiết cho cây như  canxi (Ca), magiê   (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. ­ Mưa axit  ảnh hưởng đến hệ  thực vật trên trái đất, làm cho khả  năng quang hợp   của cây giảm, cho năng suất thấp ­ Mưa axit còn phá huỷ  các vật liệu làm bằng kim loại như  sắt, đồng, kẽm,... làm  giảm tuổi thọ  các công trình xây dựng, làm lở  loét bề  mặt bằng đá của các công   trình xây dựng, di tích lịch sử  ­ Đối với con người, mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như  với các loại  thực vật hay sinh vật, nhưng các loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về  hen suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim  Các giải pháp ngăn ngừa mưa axit 18
nguon tai.lieu . vn