Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG ======***===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỘI NHẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ SẮC CHẾ THỊ LỆ MỸ ĐIỆN THOẠI: 0912 758 206 Vinh, tháng 4 năm 202 MỤC LỤC Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 0
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 2 3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ................................................................................ 2 Phần B: . NỘI DUNG................................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn ........................................................................ 3 1.1 Cơ sở lí luận ........................................................................................... 3 1.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 6 2. Một số biện pháp góp phần hình thành kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh THPT của GVCN trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .............. 9 2.1. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của kĩ 2.2. Lập kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình .......................................... 14 2.3. Tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh ....................................... 20 2.4. Tổ chức các hoạt động góp phần hình thành kĩ năng hội nhập .............. 22 2.5. Phối hợp với nhà trường và các đoàn thể khác trong trường tổ chức các hoạt động để giáo dục kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh ........................... .34 2.6. Một số phương pháp tích cực hỗ trợ hoạt động rèn luyện kĩ năng, năng lực hội nhập ....................................................................................................... 39 4. Kết quả ứng dụng ..................................................................................... 44 4.1. Kết quả thực hiện .................................................................................. 44 4.2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài................................... 44 Phần C. KẾT LUẬN ................................................................................... 45 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................... 45 II. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 45 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ........................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47 1
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BGH Ban Giám Hiệu GD – ĐT Giáo dục và Đào tạo GD Giáo dục GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh THPT Trung học phổ thông GDPT Giáo dục phổ thông NGLL Ngoài giờ lên lớp 2
  4. Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta luôn coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Thời kỳ phát triển và hội nhập hiện nay đã đặt nền giáo dục Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới. Nhiệm vụ của giáo dục toàn diện là vừa giáo dục cho thế hệ trẻ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại đồng thời cung cấp, trang bị cho người học những tri thức khoa học hiện đại, những kĩ năng để bắt nhịp với xu thế hội nhập toàn cầu. Trong Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 tiếp tục đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc hội nhập quốc tế. Đó là nâng cao hội nhập quốc tế lên tầm mức toàn diện hơn và sâu rộng, với phương châm “ triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Mục tiêu của Giáo dục là đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, phát triển được phẩm chất và năng lực học sinh, đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục không đơn thuần chỉ là hoạt động dạy học kiến thức văn hóa mà còn phải rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh. Vì vậy vai trò của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người giáo dạy học kiến thức mà phải là người chuẩn bị cho học sinh hành trang quan trọng trên con đường lập thân, lập nghiệp, vươn tầm hội nhập. Vậy nhận thức và tâm thế của giáo viên, học sinh THPT như thế nào trước xu hướng mới của thế giới? Chúng ta có thể nhận thấy rằng, phần lớn thế hệ trẻ ở các trung tâm thành phố, các em có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao. Thế nhưng, nhận thức một cách đầy đủ và chuẩn bị cho mình những kĩ năng, tâm thế cho xu hướng hội nhập thì đó là một vấn đề đáng bàn. Vấn đề này cũng là bài toán giáo dục đặt ra cho giáo viên trong thời đại mới. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, ngôi trường có bề dày truyền thống gần 100 năm dạy tốt- học tốt. Đây là trường THPT đầu tiên của tỉnh Nghệ An được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động vào năm 2010. Ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hoạt động giáo dục toàn diện luôn luôn được quan tâm coi trọng. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động GDNGLL lên lớp và luôn xác định đây vừa là nhiệm vụ quan trọng vừa là thế mạnh của các nhà trường. 3
  5. Một trong những nội dung của GDNGLL là hướng học sinh đến mục tiêu là hình thành và rèn luyện kĩ năng hội nhập. Tuy nhiên, những người trực tiếp quản lí và giáo dục học sinh ngoài giờ học chính khóa là giáo viên chủ nhiệm lại chưa thực sự chú trọng mục tiêu giáo dục học sinh những kĩ năng cần thiết để thích ứng với xu thế toàn cầu. Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức về tầm quan trọng của xu hướng hội nhập, chúng tôi mong muốn môi trường THPT ngoài việc giáo dục tri thức còn là nơi để học sinh chuẩn bị được tâm thế, kĩ năng, năng lực để không bỡ ngỡ trước yêu cầu của xã hội thời hội nhập. Với suy nghĩ đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hội nhập cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng qua công tác chủ nhiệm” để nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm. Qua đề tài, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc khảo sát thực trạng rèn luyện giáo dục kĩ năng, năng lực hội nhập cho HS một số trường trên địa bàn thành phố Vinh để làm căn cứ đề xuất những biện pháp thiết yếu. Những biện pháp đó góp phần giúp cho HS trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng và học sinh trên địa bàn thành phố Vinh nói chung hình thành và phát triển kĩ năng hội nhập, phát huy được năng lực của bản thân một cách phù hợp với bối cảnh xã hội mới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp phân tích- tổng hợp - Phương pháp thống kê, khảo sát, quan sát - Phương pháp so sánh - Phương pháp điều tra 3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm: - Cơ sở lí luận - Cơ sở thực tiễn - Một số biện pháp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng hội nhập cho học sinh trường THPT qua công tác chủ nhiệm - Kết quả đạt được - Một số kiến nghị, đề xuất góp phần rèn luyện kĩ năng hội nhập cho học sinh THPT. 4
  6. Phần B: . NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1 Cơ sở lí luận 1. 1.1. Tổng quan chung về xu hướng hội nhập toàn cầu Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc tế. Từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Từ nhận thức về “quốc tế hóa” đã phát triển thành nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” và đi đến nhận thức về “toàn cầu hóa”. Trên cơ sở thực tiễn về “toàn cầu hóa”, Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” và ngày nay là chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”. Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức. Mặt trái của kinh tế thị trường có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành còn hạn chế. Việt Nam vừa tiếp cận với nền kinh tế thị trường, các ngành, nghề chưa được chuyên môn hóa sâu sắc, tất yếu tác động trở lại, tạo sức ép đối với hệ thống GD&ĐT. 1.1.2 Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng hội nhập cho học sinh THPT Ở thế kỷ XXI, nhân loại đứng trước một bối cảnh lịch sử mới và đối mặt với những thách thức chưa từng có. Sự chuyển biến từ thời kỳ công nghiệp sang thời kỳ phát triển của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng đã tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại, dẫn đến sự thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa và giáo dục đã được hình thành qua nhiều thế hệ ở từng quốc gia và trên toàn thế giới. Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển của khoa học công nghệ, mặt khác sự phát triển của khoa học công nghệ lại tác động vào toàn bộ cơ cấu hệ thống giáo dục, đòi hỏi GD&ĐT phải luôn tự mình vận động và phát triển đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. 5
  7. Muốn trở thành một người có khả năng hội nhập trong thời đại mới, chúng ta phải học tập và rèn luyện ngay từ bây giờ. Đó là những kiến thức cơ bản dễ nhìn thấy nhất mà giáo viên, phụ huynh học sinh quan tâm hàng đầu như công nghệ thông tin, đặc biệt là tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, đa phương trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, đó chỉ là những yếu tố cần nhưng chưa đủ cho quá trình hội nhập, quá trình để trở thành công dân toàn cầu. Ngoài những tri thức được trau dồi trên ghế nhà trường thì việc rèn các kĩ năng mềm là yếu tố vô cùng quan trọng. Sau đây là một số kĩ năng cần thiết có thể kết hợp để rèn luyện cho học sinh trong môi trường nhà trường để góp phần hình thành năng lực hội nhập. Thứ nhất, kỹ năng hợp tác với nhau. Đó là sự chung sức, chung lòng, tìm hiểu một vấn đề qua nhiều khía cạnh khác nhau, qua đó giúp bản thân mỗi người hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất. Tuy nhiên, sự hợp tác phải mang lại giá trị cho mọi người, cho xã hội. Thứ hai, kỹ năng giao tiếp. Đây không phải là khả năng nói hay, nói nhiều mà chính là sự lắng nghe và thấu hiểu. Người biết lắng nghe tốt sẽ phân tích và đúc kết tốt. Từ đó hình thành nên một khả năng giao tiếp tốt. Thứ ba, kỹ năng sáng tạo, người có năng lực hợp tác mới tạo ra được những sản phẩm sáng tạo. Sáng tạo ở đây chính là làm cho người khác thấy được sự khác biệt của mình. Để làm được điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi người phải có lập trường vững vàng, bảo vệ được quan điểm vì có những sản phẩm sáng tạo vừa ra đời bị mọi người phủ bỏ, không chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta chứng minh được sản phẩm sáng tạo của mình có ích cho xã hội và thuyết phục được họ thì đó là thành công. Thứ tư, kĩ năng tư duy phản biện. Để có được điều này, bản thân mỗi người phải mạnh dạn đào sâu vấn đề bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi và tự tìm ra câu trả lời để đi đến kết luận cuối cùng. Thứ năm, kỹ năng học tập liên tục suốt đời. Thứ sáu là kĩ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học, giao tiếp với người nước ngoài. “Đây là kỹ năng quan trọng nhất, nó sẽ giúp các em tiếp cận, hội nhập với bất kỳ cuộc cách mạng nào”, Như vậy, có thể khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời đó cũng là con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên, để tham gia “sân chơi” toàn cầu hóa, muốn trở thành một người có khả năng hội nhập trong thời đại mới, chúng ta phải học tập, nắm vững tri thức và rèn luyện ngay từ giờ những kỹ năng cần thiết. Đối với học sinh THPT, có thể coi đây là lứa tuổi vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho các em tâm thế tốt nhất để vươn ra “biển lớn”. Bởi thế, trong công tác giáo dục cũng cần chú trọng xây dựng nền tảng cơ bản để cung cấp kiến thức, kỹ năng giúp học sinh có cơ hội để trở thành công dân toàn cầu, hội nhập với quốc tế. 6
  8. 1.1.3 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.3.1 Khái niệm hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là môt xu thế phát triển lớn của thế giới ngày nay. Đây là một thuật ngữ thông dụng mà các học giả, các chính trị gia dùng để miêu tả đặc trưng của thời đại. Vậy đâu là nội dung cơ bản của khái niệm toàn cầu hóa hàm chứa. Đã có rất nhiều cách lí giải về khái niệm Toàn cầu hóa “ toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp thể hiện dưới dạng những dòng tư tưởng, tư bản, kĩ thuật và hàng hóa ở quy mô lớn, đang tăng tốc và khuếch trương trên toàn thế giới và gây ra những biến đỏi căn bản trong mỗi chúng ta”(1) Toàn cầu hóa nghĩa là kết nối các nền kinh tế trên khắp thế giới về thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, và con người…Có thể thấy rằng, toàn cầu hóa không phải là một định nghĩa cố định, mà đây vẫn còn là một khái niệm khá rộng. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin phép đưa ra một số định nghĩa gần gũi và liên quan đến vấn đề nghiên cứu. “Toàn cầu hóa” là khái niệm dùng để chỉ sự xâm nhập của những yếu tố mang tính toàn cầu vào mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại, làm thu hẹp các khoảng cách không gian, làm xóa mờ dần sự khác biệt giữa các quốc gia, tạo nên các mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, khoa học công nghệ... hướng tới một “thế giới phẳng”. Toàn cầu hóa có thể diễn ra dưới bất cứ cách thức nào, miễn là thông qua đó, các quốc gia trở nên kết nối hơn. Hội nhập toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại mà không một quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngoài cuộc, hiện đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của mỗi cá nhân. 1.1.3.2 Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lí, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học sinh và tập thể học sinh. Bằng phương pháp thuyết phục, sự gương mẫu, kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, GVCN giúp cho mỗi học sinh và tập thể lớp có trách nhiệm tuân thủ và tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu này. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình [6;1] thì GVCN ở trường THPT có các chức năng sau: - GVCN là người quản lí- giáo dục toàn diện học sinh một lớp học - GVCN là người tổ chức các hoạt động giáo dục và các quan hệ của học sinh theo định hướng phát triển toàn diện nhân cách. - GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường - GVCN là người giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân - Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện. 7
  9. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: - Lập kế hoạch năm học, dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học chung của nhà trường. - Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm. - Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện - Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường - Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của HS lớp chủ nhiệm - Quản lí, giám sát việc ghi chép, bảo quản của các loại hồ sơ HS theo quy định Để thực hiện tốt các chức năng của mình thì GVCN cần có những phẩm chất, nhân cách toàn vẹn, có hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ngoài ra, GVCN cần phải yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục, có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững vàng, mẫu mực, trung thực trong cuộc sống. Một yếu tố không thể thiếu để làm nên thành công của trong công tác chủ nhiệm là năng lực. Một người GVCN cần có những năng lực sau: Có hiểu biết rộng về văn hóa chung, có tri thức sâu sắc; vững vàng về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm; có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học; có khả năng thu thập tích lũy tri thức để ngày càng nấng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình; có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức ở học sinh; GVCN cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có thể tung ra trước học sinh nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa cô và trò, giữa trò và trò; có sự thành thạo trong các kĩ năng sư phạm như: giao tiếp sư phạm trước đám đông, biểu lộ và kiềm chế tình cảm, cảm xúc khi cần thiết, ứng xử các tình huống sư phạm linh hoạt. Như vậy, GVCN là người đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng hội nhập để học sinh có thể có được tâm thế tốt nhất trên con đường trở thành công dân toàn cầu. Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình việc học hỏi và không ngừng trau bản thân là yếu tố tiên quyết của một GVCN 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tài liệu tập huấn chuyên đề Những năm qua, các chương trình tập huấn cho công tác chủ nhiệm đã được tiến hành nhưng thực sự đến được với giáo viên làm công tác còn nhiều bất cập. Tài liệu hướng dẫn công tác chủ nhiệm cho giáo viên chưa thấm nhuần, chưa phát huy hết vai trò, thậm chí còn chưa đến tay của những người làm công tác chủ nhiệm tại các trường THPT. Trong tài liệu tập huấn giáo viên THPT đã được tập huấn chuyên đề Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm, nhưng việc cụ thể hoá nội dung và việc tổ chức các hoạt động nhằm 8
  10. nâng cao kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh còn nằm ở mục tiêu. Như vậy, qúa trình đó được thực hiện như thế nào, con đường nào giúp học sinh phát triển năng kĩ năng, năng lực hội nhập còn khá mới mẻ đối với giáo viên chủ nhiệm. 1.2.2. Góc nhìn từ phía giáo viên giáo viên chủ nhiệm - Công tác chủ nhiệm là công việc vừa dễ vừa khó, vừa đơn giản vừa phức tạp, là công việc chiếm nhiều thời gian sức lực của mỗi giáo viên. Tuy nhiên đa số GVCN chỉ thực hiện mức độ những công việc được quy định trong công tác chủ nhiệm lớp như làm theo kế hoạch chung, theo đợt phát động và tổng kết thi đua, tham dự những tiết chào cờ, tổ chức những giờ sinh hoạt lớp…Nếu chỉ như vây thì GVCN chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. - Trong nhận thức của đa số GVCN, việc lập kế hoạch còn mang tính hình thức, duy ý chí. Kế hoạch xây dựng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Đối với xu hướng toàn cầu hóa, một xu hướng không quá mới lạ nhưng trên thực tế khi xây dựng chủ đề sinh hoạt không được GV chú trọng vì thế học sinh mơ hồ khi đứng trước sự đòi hỏi về phẩm chất năng lực của thế hệ trẻ trong xã hội mới. - GVCN có vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện, thế nhưng giáo viên chưa đầu tư thời gian thích đáng nên chưa thể triển khai được cụ thể các hoạt động để giúp học sinh có được những kĩ năng, năng lực cần thiết cho quá trình hội nhập. - Giáo viên đã được tập huấn về công tác chủ nhiệm, nhưng thực tiễn cho thấy ở khâu chú trọng đa dạng hoá hình thức, phương pháp tổ chức, trong đó có vận dụng kết hợp với thế mạnh của học sinh chưa được quan tâm. Có thể thấy nguyên nhân là giáo viên thiếu động lực, hay chưa nhận thức đúng đắn, chưa nhìn thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Sau đây là thực tiễn hoạt động của GVCN trong việc rèn luyện kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh THPT qua việc khảo sát cho 20 GVCN cấpTHPT trên 3 trường tại địa bàn TP Vinh: Câu hỏi Câu trả lời Tần số Tỉ lệ % Câu 1: Theo thầy(cô), việc Không quan trọng 3 6 rèn luyện kĩ năng năng lực Bình thường 11 22 hội nhập cho học sinh trong nhà trường có quan Quan trọng 36 72 trọng không? Câu 2: Thầy (cô) đã Chưa có biện pháp 28 56 tìm được biện pháp gì đề Đã tìm ra biện pháp nhưng 20 40 giúp học sinh nâng cao chưa hiệu quả kĩ năng, năng lực hội Đã tìm ra biện pháp và nhập chưa? thực hiện có hiệu quả 2 4 9
  11. Theo số liệu điều tra giáo viên ở trên cho thấy, đa số giáo viên chưa coi trọng việc chuẩn bị kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh. Có thể thấy đây là hoạt động thiết thực, cần thiết song hành cùng việc bồi dưỡng tri thức để làm tiền đề cho bước chân rộng mở của học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa. 1.2.3 Góc nhìn từ phía học sinh THPT Ngày nay, thế hệ trẻ rất năng động, nhạy bén, nắm bắt được nhiều thông tin thông qua các kênh truyền thông. Các em HS THPT đã biết cách mở rộng tầm nhận thức của mình để vượt qua giới hạn của lớp học, trường học. Thế nhưng, đó không phải là đa số mà mỗi lớp như vậy chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 8% đến 10% số học sinh có khả năng hướng ngoại. Theo Đặc diểm tâm sinh lí lứa tuổi THPT thì xấu hổ, rụt rè, nhút nhát là một căn bệnh khá tiêu biểu của HS ở lứa tuổi này. Với đặc điểm tâm lí này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kĩ năng năng lực hội nhập của thế hệ trẻ. Trong xu thế hội nhập, rất nhiều phụ huynh đã có cái nhìn định hướng cho con em mình. Vì thế, nhiều gia đình đã đầu tư tin học, ngoại ngữ và coi đó là chiếc “chìa khóa vàng” để mở cánh cửa thành công. Từ các cấp học dưới, các em HS đã được định hướng và trang bị những kiến thức theo trào lưu nhưng thực chất các em không hiểu được mục tiêu mình cần có để trang bị hành trang thành công dân toàn cầu của mình là gì. Bởi thế, kết quả của giáo dục đang còn tồn tại hiện tượng của những học sinh “mọt sách” nhưng thiếu trầm trọng các kĩ năng mềm như hợp tác, giao tiếp, sáng tạo…Hay, ở những học sinh hội tụ khá nhiều kĩ năng mềm nhưng các em lại thiếu ý thức và bản lĩnh trong việc bảo vệ văn hóa Việt Nam trước bối cảnh hội nhập thế giới. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng và HS trên địa bàn thành phố Vinh nói chung, có thể thấy so với các vùng miền khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì HS ở đây có nhiều thuận lợi hơn. Các em tiếp xúc được nhiều môi trường mở, các em có cơ hội giao lưu học hỏi nhiều hơn. Thế nhưng, để có được nhận thức một cách thấu đáo về vấn để hội nhập thì các em thực sự chưa có được. Các em đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ học tập nhưng lại chưa hiểu hết đòi hỏi cần có của một công dân trong xu thế mới. Sau đây là cuộc khảo sát của 150 học sinh tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng để tìm hiểu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của kĩ năng hội nhập: Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng, năng lực hội nhập trong nhà trường Câu trả lời Tần số Tỉ lệ % Hoàn toàn không có ý nghĩa 4 2,7 % Không quan trọng 15 10% Bình thường 64 42,7% Quan trọng 40 26,6% Rất quan trọng 27 18% Tổng 150 100% 10
  12. Qua số liệu khảo sát ở trên, số HS không chú trọng việc rèn luyện kĩ năng, năng lực hội nhập chiếm tỉ lệ cao nhất, điều đó chứng tỏ các em chưa nhận thấy sự cần thiết của các kĩ năng mềm. Đối với các em, điểm số của các môn học cao là mục tiêu chính trong quá trình học tập tại trường THPT. 1.2.4 Góc nhìn từ hoạt động dạy- học, tổ chức quản lí Trong công tác của GVCN, giáo viên không chú trọng đến việc hình thành kĩ năng, năng lực thội nhập cho học sinh. Dường như trong các tổ chức hoạt động của mình, giáo viên không nhìn thấy chỗ cho việc rèn luyện kĩ năng, cần thiết đó cho học sinh và coi đây là nhiệm vụ của một số bộ môn có đặc thù liên quan đến hội nhập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu ra của học, đi chệch với mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS trong môi trường giáo dục. Đối với việc tổ chức quản lí, giáo viên cũng gặp một số khó khăn khi tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng hội nhập cho học sinh. Bởi kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm còn phụ thuộc vào kế hoạch chung của nhà trường. Trong khi đó thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động này có thế mất quá nhiều thời gian nếu muốn hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả cao. 2. Một số biện pháp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng hội nhập cho học sinh trườngTHPT Huỳnh Thúc Kháng của giáo viên chủ nhiệm 2.1. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của kĩ năng hội nhập Có thể nói, hội nhập giống như “ mảnh đất màu mỡ” mang đến cho tất cả chúng ta cơ hội để phát triển. Trong thời kì hội hội nhập, thanh niên phải tích cực tham học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị cho bản thân kĩ năng mềm cần thiết để có thể trở thành nhân tố của nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng được các mối quan hệ hữu ích trên con đường phát triển. Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng cần phải nhận thức rằng, trong thời kì hội nhập, mỗi chúng ta cũng phải có bản lĩnh chính trị sâu sắc, không bị dao động, cuốn theo trào lưu xấu. Đồng thời các em cũng phải trang bị cho mình một công cụ không thể thiếu đó là ngoại ngữ, tin học, các kiến thức về nhiều lĩnh vực cùng sự am tường về lịch sử, văn hóa, con người và đất nước mình để quá trình hội nhập diễn ra tốt nhất nhưng không thể “hòa tan”. Giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp để cho học sinh và phụ huynh nhận thức đầy đủ vấn đề này. Đó chính là mục tiêu đầu tiên trên con đường hình thành và phát triển kĩ năng hội nhập cho học sinh. 2.1.1. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh Đây là biện pháp đầu tiên và hết sức quan trọng trong việc hình thành kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh. Với việc giáo dục, phụ huynh luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhận thấy được thực trạng là nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến điều này, chúng tôi đã chú ý đến việc nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển kĩ năng hội nhập. 11
  13. Biện pháp nâng cao nhận thức cho phụ huynh về hội nhập và việc hình thành năng lực hội nhập được tiến hành một cách bài bản qua các buổi họp phụ huynh định kì trong năm học và qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm hàng tháng, khi có Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh đến tham dự. Tại các buổi họp và buổi sinh hoạt đó, giáo viên chủ nhiệm và học sinh đã triển khai chủ đề hội nhập hoặc lồng ghép các vấn đề của hội nhập. Từ đó, hầu hết các phụ huynh đã nhận thấy rằng: Hội nhập là một xu thế tất yếu của thời đại mà không một quốc gia dân tộc nào có thể đứng ngoài cuộc. Để không lỗi nhịp với sự hòa nhập mạnh mẽ của các dân tộc, bắt buộc con em mình, thế hệ trẻ phải có những kĩ năng cần thiết để hội nhập. Từ việc thay đổi nhận thức, phụ huynh sẽ thay đổi mục tiêu giáo dục cho con em mình. Lúc này, các bậc phụ huynh sẽ nhận thấy, việc tiếp nhận tri thức sẽ luôn song hành với quá trình hình thành các kĩ năng mềm tiến tới hình thành năng lực hội nhập. 2.1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh Khẳng định về vị trí, vai trò của lực lượng thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “...Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên...”. Cả trong thời kì cách mạng trước đây và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đều cho thấy vai trò to lớn của thanh niên bao trùm lên nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, hơn lúc nào hết thanh niên Việt Nam cần ra sức học tập, rèn luyện, vươn lên trên mọi lĩnh vực, làm chủ khoa học công nghệ, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên hôm nay nhất thiết phải sống có mục tiêu, lí tưởng cao đẹp, phải xây dựng cho mình ước mơ hoài bão đúng đắn, xác định cho mình những giá trị sống đích thực. Nói cách khác, thế hệ thanh niên hôm nay phải phấn đấu trở thành những thanh niên thời đại mới, có tâm trong trí sáng, hoài bão lớn, có sự tinh nhạy, linh hoạt và năng động, phải trang bị cho mình những kĩ năng thiết yếu để hình thành năng lực hội nhập, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa của thời đại mới. Để các đoàn viên thanh niên hiểu được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tiết sinh hoạt với chủ đề về hội nhập và lồng ghép một số kiến thức và kĩ năng hội nhập trong các hoạt động giáo dục khác như diễn đàn, đại hội... Qua các hoạt động đó, các em đã đã ý thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong thời kì hội nhập từ đó định hướng rõ hơn về quá trình mục đích tu dưỡng và rèn luyện để đáp ứng đước những yêu cầu của thời đại mới. Dưới đây là một tiết giáo án sinh hoạt theo chủ đề nhằm cung cấp các kiến thức thiết yếu về hội nhập cho học sinh và phụ huynh. 12
  14. Giáo án sinh hoạt lớp tháng 9 CHỦ ĐỀ : MỤC TIÊU LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP (Thực hiện tại lớp vào tiết 5 thứ 7 ngày 12 tháng 9 năm 2020) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1.Chủ đề góp phần hình thành và phát triển học sinh: - Hiểu rõ nhiệm vụ của mỗi cá nhân học sinh trong thời kì mới là phải tiến tới hội nhập, vì vậy phải trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng và năng lực hội nhập - Biết vận dụng kĩ năng hội nhập vào quá trình học tập, rèn luyện và gắn với cuộc sống để xây dựng kế hoạch, hành động, quyết tâm phấn đấu thực hiện lí tưởng đó - Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện kĩ năng hội nhập II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG - Tìm hiểu về yêu cầu của hội nhập, kiến thức về hội nhập và các kĩ năng thiết yếu để hình thành năng lực hội nhập. - Chơi trò hái hoa dân chủ II- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Khởi động lớp bằng một bài hát tập thể, bài “Nối vòng tay lớn” - Hoạt động 1: Nhận xét về tình hình học tập và rèn luyện trong tuần. - Hoạt động 2: Các tổ viên cử đại diện lên hái hoa dân chủ (các câu hỏi đã chuẩn bị do GVCN cung cấp tuần trước) IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1. Nhận xét về tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. HOẠT ĐỘNG 2: Hái hoa dân chủ MC: Mời đại diện tổ 1 lên hái hoa. - Đại diện tổ 1 lên hái hoa để bốc câu hỏi: VD tổ 1 bốc được câu: 1/ Vai trò của thanh niên trong thời kì hội nhập? - Tổ viên suy nghĩ và trả lời câu hỏi:  Vai trò của thanh niên hôm nay là phải tích cực học tập, phấn đấu trở thành, những người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Không ngại khó, ngại khổ, vượt qua đói nghèo, lạc hậu, vươn đến một tương lai tươi sáng. Biết giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc, biết tu dưỡng đạo đức và luôn hướng đến cái đẹp. Không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước và toàn cầu, để xây dựng và phát triển Tổ quốc. MC: Mời ý kiến bổ sung từ các tổ bạn (ý kiến của 3 tổ còn lại 2,3,4) MC: Cảm ơn, ý kiến bổ sung từ các tổ (nếu có), nhận xét đánh giá các câu trả lời của thanh viên tổ 1. MC: Tiếp tục mời đại diện tổ 2 lên hái hoa để bốc câu hỏi mình. - Đại diện tổ 2 lên hái hoa. VD tổ 2 bốc được câu : 13
  15. 2/ Bản thân là một thanh niên, vậy bạn có những ước mơ, những hoài bão gì cho tương lai, đáp ứng được yêu cầu hội nhập? - Tổ viên suy nghĩ trả lời: Đây là câu hỏi mà mọi tổ viên đều có cách trả lời khác nhau, vì phần lớn mỗi thành viên trong đều có những hoài bão khác nhau trong tương lai của mình. VD: có bạn mơ ước làm giáo viên, cũng có bạn bác sĩ, kỹ sư, . . .nghề nào cũng có ích, cũng cống hiến sức mình cho xã hội, trong các nghề đó phải luôn chú ý đến việc hội nhập để phát triển? MC: Có thể mời các ý từ các tổ bạn (3-4 ý kiến ) - Đại diện tổ 3 lên hái hoa để bốc câu hỏi, VD tổ 3 bốc được câu: 3/ Theo bạn, chúng ta cần có những kĩ năng gì để hình thành năng lực hội nhập. Tổ viên suy nghĩ trả lời MC: Cảm ơn ý kiến từ tổ 3 MC: Mời các ý kiến bổ sung cho tổ 3 MC: Mới ý kiến từ các tổ (1,2,4) MC: Cảm ơn các ý kiến từ các tổ bạn (nếu có) MC: Nhận xét, đánh giá và chốt: Để có thể hội nhập chúng ta phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức toàn diện ở nhiều lĩnh vực và đặc biệt không ngừng rèn luyện những kĩ năng thiết yếu để hội nhập như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phục vụ bản thân, đặc biệt là rèn năng lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học. MC: Bông hoa cuối cùng còn lại sẽ dành cho tổ 4, mời thành viên tổ 4 - Đại diện tổ 4 lên hái 4/ Bạn có nhận xét gì về lối sống sa đọa của một số thanh niên ngày nay ? Làm thề nào để khắc phục hiện trạng này ? - Tổ viên suy nghĩ trả lời  Hiện nay có một số thanh niên sống rất buông thả, chỉ biết ăn chơi, tập tụ phe cánh, dẫn đến hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội. . . Đầy là hiện tượng tiêu cực ở thanh niên, học không chỉ không giúp ít gì cho gia đình, xã hội mà còn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà mỗi thanh niên chúng ta cần phải tránh lối sống sa đọa này, nó là con đường đưa chúng ta đến bờ vực chứ không dẫn chúng ta đến bến bờ của hạnh phúc, tương lai. Để khắc phục hiện trạng này thì mỗi thanh niên phải ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình và làm thế nào để thực hiện được nó. Có ý thức được mình, giữ mình phấn đấu ra sức học tập để tránh xa được lối sống sa đọa. Bên cạnh đó gia đình- nhà trường và xã hội cần phải quan tâm đến họ. MC: Cảm ơn ý kiến từ tổ bạn MC: Mời các ý kiến bổ sung từ các tổ khác. MC: Cảm ơn các ý kiến (nếu có) MC: Nhận xét, đánh giá chung. Kết thúc hoạt động 1 và chuyển sang hoạt động 2 14
  16. HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi giải ô chữ - Phát biểu cảm nghĩ MC: Chúng tôi sẽ đưa ra ô chữ gồm 12 chữ cái, kèm theo ba dữ kiện về ô chữ này. Khi tôi đọc lần lượt 3 dữ kiện ai đoán được ô chữ, sẽ có 1 phần quà, tuy nhiên giải được ô chữ các bạn sẽ tìm được tên một nhân vật và bạn phải phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật này. MC: Kẻ ô chữ gồm 12 chữ cái trên bảng Đ Ặ N G T H Ù Y T R Â M MC: Đọc lần lượt từng dữ kiện (mỗi dữ kiện cho thời gian 1 phút để các bạn suy nghĩ ) 1/ Đây là một nữ bác sĩ đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ trong cuộc khánh chiến chống Mỹ. 2/ Một bệnh xá được xây dựng gần đây mang tên nữ thanh niên này. 3/ Nữ thanh niên này để lại một cuốn nhật ký rất nổi tiếng, tên cuốn nhật ký cũng là tên của nữ thanh niên này. - Sau khi MC đưa ra lần lượt các dữ kiện cho các bạn đoán và trả lời nếu từ dữ kiện đầu tiên các bạn đoán được, thì MC cũng đọc 2 dữ kiện còn lại, MC có thể nói thêm một số thông tin về nữ anh hùng này. Thành viên nào đoán được ô chữ đầu tiên thì MC mời bạn đó phát biểu cảm nghĩ của mình về người anh hùng Đặng Thùy Trâm. Sau khi phát biểu xong, MC gửi tặng bạn một món quà (quà do BTC chuẩn bị sẵn) MC: Ghi đáp án vào các ô chữ MC: Nhận xét, đánh giá Mỗi chúng ta ai cũng biết Đặng Thùy Trâm là một nữ thanh niên yêu nước rất tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã gạt đi tuổi xuân, gạt đi mọi hạnh phúc riêng tư, theo tiếng gọi non sông, Thùy Trâm đã rời gia đình êm ấm khăn gói ra chiến trường để khám và chữ bệnh cho các chiến sĩ và cũng như mọi thanh niên yêu nước khác Trâm đã hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc, người nữ bác sĩ này đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong chiến tranh đã có biết bao thanh niên ngã xuống vì độc lập, tự do, để hôm nay cho chúng ta hòa bình, cơm no, áo ấm. Chính vì vậy, thanh niên chúng ta cần phải ra sức phấn đấu, học tập để tiếp bước các thanh niên đi trước bảo vệ và xây dựng đất nước giàu và đẹp hơn. - Để kết thúc chương trình MC mời tất cả các bạn hát tập thể bài “Đoàn ca”. V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: MC: Mời nhận xét của GVCN 15
  17. - Cái được: về khâu tổ chức, cách thể hiện của các em, tinh thần học hỏi, hăng say trong hoạt động.Qua hoạt động này các em đã ý thức được gì về vai trò và trách nhiệm của mình. Khi các em đang là học sinh cuối cấp thì các em đã có dự định gì cho tương lai chưa ? - Chưa được: Các em có chuẩn bị tốt các mặt chưa, có chuẩn bị câu hỏi trước không, tinh thần tham gia buổi hoạt động… - Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chủ để tuần tới - Dặn dò và phân công nhiệm vụ để thực hiện chủ đề tuần tới (GV phân công cụ thể theo tổ, định hướng nội dung chủ đề cho các em cần chuẩn bị gì để buổi sinh hoạt sau được tốt hơn) 2.2. Lập kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình` Việc lập kế hoạch cụ thể, chi tiết là một trong những biện pháp vô cùng quan trong đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục. Kế hoạch của mỗi giáo viên chủ nhiệm phải dựa trên cơ sở kế hoạch, nhiệm vụ năm học chung của nhà trường, chương trình hoạt động của Đoàn trường, các tổ chức khác trong trường cũng như tình hình thực tế của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần lập kế hoạch cụ thể, chú ý tới mục tiêu hình thành các kĩ năng cần thiết tiến tới hình thành kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh. Trong năm học 2020-2021, chúng tôi đã lập Kế hoạch chủ nhiệm với những nội dung cốt lõi như sau: Mục tiêu Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức hướng tới Tháng - Tổ chức lao động vệ - Sinh hoạt dưới cờ - Ổn định tổ chức 8/9/2020 sinh trường lớp. - Sinh hoạt lớp và nề nếp của lớp -Tổ chức buổi tuyên - Hoạt động Câu lạc học, tổ chức dạy truyền về bệnh covid- bộ. học có hiệu quả. 19. - Diễn đàn - Học sinh có kiến - Giáo dục ý thức về - Đại hội, sân chơi thức về hội nhập thực hiện ATGT. - Hình thành một số - Tổ chức học học tập kĩ năng hội nhập nội quy nhà trường. -Tham gia lễ khai giảng năm học. - Ổn định tổ chức lớp (chọn, cử cán bộ lớp, tổ...) - Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường. - Lao động tu sửa trường lớp hoặc hoạt động làm sạch 16
  18. trường, lớp học. - Phối hợp với Đoàn tổ chức Ðại hội Chi đoàn, Đoàn TNTP HCM - Xây dựng và phổ biến nội quy, nề nếp học tập ở trường, ở nhà. Xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp. -Tham gia chương trình VOS chào khóa mới - Sinh hoạt lớp chủ đề: Mục tiêu lí tưởng của thanh niên trong thời kì hội nhập - Tổ chức Diễn đàn: Trao đổi về vấn đề hội nhập ( Diễn đàn giao lưu trực tuyến với Tiến sĩ Võ Xuân Vinh, Viện phó Viện nghiên cứu Đông Nam Á) Tháng - Thực hiện kế hoạch -Sinh hoạt dưới cờ - Duy trì nề nếp của 10/2020 lao động. - Sinh hoạt lớp lớp học - Tuyên truyền về ý -Hoạt động Câu lạc - Học sinh có kiến nghĩa ngày thành lập bộ thức về hội nhập Hội Liên hiệp phụ nữ -Diễn đàn, đại hội, - Hình thành một số Việt Nam. sân chơi kĩ năng hội nhập: - Phát động phong trào thi đua chào + Kĩ năng làm việc mừng ngày Nhà giáo nhóm Việt Nam (theo kế + Kĩ năng giao tiếp hoạch của Đoàn + Kĩ năng xác lập trường). mục tiêu và thiết lập - Phối hợp với Đoàn mục hội nhập. trường, Ban Ngoài 17
  19. giờ lên lớp tham gia Diễn đàn: Thanh niên với tình bạn tình yêu - Phối hợp với Câu lạc bộ Tiếng Anh, giúp đỡ học sinh tham gia chương trình Halloween - Sinh hoạt lớp với chủ đề: Kĩ năng thiết lập mục tiêu và thiết lập mục tiêu hội nhập, kĩ năng làm việc nhóm. Tháng -Tổ chức hoạt động -Sinh hoạt dưới cờ - Duy trì nề nếp của 11/2021 chào mừng - Sinh hoạt lớp lớp học - Tham gia Hội diễn -Hoạt động Câu lạc - Học sinh có kiến văn nghệ chào mừng bộ thức về hội nhập 100 năm ngày thành -Diễn đàn, đại hội, - Hình thành một số lập trường. sân chơi kĩ năng hội nhập: - Tham gia cuộc thi + Kĩ năng phục vụ Rung chuông vàng do bản thân Câu lạc bộ tiếng Anh + Kĩ năng làm việc tổ chức nhóm - Tham gia cuộc thi “ + Kĩ năng giao tiếp Quốc học Vinh trong +Kĩ năng giải quyết tôi” vấn đề... -Tham gia Hội trại Chào mừng 100 năm ngày thành lập trường -Tổ chức giao lưu giữa các lớp, tham gia các trò chơi tập thể. - Sinh hoạt lớp với chủ đề kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. 18
  20. Tháng -Tuyên truyền ý -Sinh hoạt dưới cờ - Duy trì nề nếp của 12/2020 nghĩa ngày thành lập - Sinh hoạt lớp lớp học Quân đội Nhân dân -Hoạt động Câu lạc - Học sinh có kiến Việt Nam. bộ thức về hội nhập - GVCN phối hợp với -Diễn đàn, đại hội, - Hình thành một số Đoàn trường phổ biến sân chơi kĩ năng hội nhập: bài hát truyền thống + Kĩ năng làm việc cách mạng cho HS. nhóm - Tham gia chương + Kĩ năng trình bày trình: Tặng cờ Tổ vấn đề, kĩ năng quốc cho ngư dân ở trình bày vấn đề Quỳnh Lưu. bằng tiếng Anh. - Tham gia Hoạt động + Kĩ năng thay đổi ngoài giờ lên lớp và thích nghi... tháng 12 với chủ đề: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. - Sinh hoạt lớp với chủ đề kĩ năng trình bày vấn đề và kĩ năng trình bày vấn đề bằng tiếng Anh, kĩ năng thay đổi và thích nghi Tháng -Tuyên truyền ý -Sinh hoạt dưới cờ - Duy trì nề nếp của 01/2021 nghĩa ngày “ Truyền - Sinh hoạt lớp lớp học thống Học sinh, sinh -Hoạt động Câu lạc - Học sinh có kiến viên”, tuyên truyền bộ thức về hội nhập về phòng chống pháo -Diễn đàn, đại hội, - Hình thành một số nổ cho học sinh sân chơi kĩ năng hội nhập: - Tham gia Hoạt động + Kĩ năng lắng nghe ngoài giờ lên lớp với + Kĩ năng làm việc chủ đề: Thanh niên nhóm với việc giữ gìn bản + Kĩ năng giao tiếp sắc văn hóa dân tộc + Kĩ năng kiên trì - Sinh hoạt lớp với và nổ lực chủ đề: Kĩ năng đọc + Kĩ năng đọc sách sách, kĩ năng kiên trì và nổ lực. 19
nguon tai.lieu . vn