Xem mẫu

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của  Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ  thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể  chất được hiểu là: “Quá trình sư  phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế  hệ  trẻ,   hoàn thiện về  thể  chất và nhân cách, nâng cao khả  năng làm việc và kéo dài   tuổi thọ của con người”.  Giáo dục thể  chất cũng như  các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư  phạm với đầy đủ  đặc điểm của nó, có vai trò chủ  đạo của nhà sư  phạm, tổ  chức hoạt  động của nhà sư  phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư  phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động   tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục   nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục,  đức dục,  mỹ   dục và  giáo  dục  lao  động.  Là  một  lĩnh vực  thể  dục  thể  thao   (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên  cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố  sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết   các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”.  Bản thân giờ  học GDTC có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc  quản lý và giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể  chất,  các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một   cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên   môn.  Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát  triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như  rèn kỹ  năng vận  động cơ  bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể  dục, các trò chơi vận động, các   môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong  chương trình giáo dục phổ  thông, nội dung giáo dục thể  chất được phân chia  theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng   nghề nghiệp. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ môn GDTC là một trong 5   môn học bắt buộc, giúp học sinh (HS) biết cách chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân   thể; hình thành thói quen tập luyện thể  thao nâng cao sức khoẻ; thông qua các  trò chơi vận động và tập luyện thể  dục, thể  thao hình thành các kỹ  năng vận   động cơ  bản, phát triển các tố  chất thể  lực,  thể  hình, nâng cao khả năng vận  động giúp các em có đủ  sức khỏe để  học tốt các môn văn hóa, nâng cao  thành  tích các môn thể thao góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh,  làm  cơ sở để phát triển toàn diện. 1
  2. Theo đó, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, GDTC được thực  hiện thông qua hình thức câu lạc bộ  thể  thao; được chọn nội dung hoạt động   thể thao phù hợp với nguyện vọng và sở trường của mình và khả năng đáp ứng   của nhà trường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và   vệ sinh thân thể, có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp   tác thân thiện, thể  hiện khát khao vươn lên; từ  đó có những định hướng cho   tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây  dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong hoạt động GDTC, Điền kinh là một trong những phương tiện hoạt   động vui chơi, giải trí, thi đấu; là các bài tập có hiệu quả  nhằm nâng cao sức   khoẻ và là môn cơ sở phát triển cho nhiều môn thể thao khác… Điền kinh được  thế giới tôn vinh là “Nữ  hoàng” của các môn thể thao… Điền kinh là một hoạt   động dễ phổ cập đến tất cả mọi người. Vì thế cho tới nay thi đấu điền kinh chỉ  theo giới tính và lứa tuổi mà không phân biệt về  chiều cao hay trọng lượng cơ  thể. Đây là hoạt động tự  nhiên cơ  bản của con người, bắt nguồn từ  lao động   sản xuất và từng bước được xây dựng, hoàn thiện các kỹ năng vận động cơ bản  để  phát triển thành các môn Điền kinh thi đấu trong nước và quốc tế, nhằm  phục vụ sức khoẻ, lao động sản xuất, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Chạy cự  ly ngắn là nội dung đơn giản, phương tiện và dụng cụ  để  tiến   hành (bàn đạp, đồng hồ). Chạy ngắn  ở  cự  ly 100m, đòi hỏi phải chạy với tốc   độ cực đại nên người tập phải xuất phát nhanh, chạy tăng tốc thật nhanh trong   chạy lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại và cố  gắng duy trì tới đích. Là quá   trình phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn: xuất phát ­ chạy lao sau xuất phát  ­ chạy giữa quãng và về  đích. Ngoài ra chạy ngắn là nội dung được rất nhiều  học sinh yêu thích. Bởi là môn thể  hiện đầy đủ  các yếu tố  nhanh nhẹn, khỏe   mạnh, khéo léo, cơ  thể  không nợ  oxi trong quá trình vận động và tâm lý muốn   khẳng định mình so với tập thể  của học sinh; là nội dung dễ  tổ  chức thi đua   giữa các nhóm với nhau vì thời gian thực hiện chu kì bài tập ngắn. Cùng với những năm công tác và niềm đam mê trong giảng dạy, cùng quá  trình huấn luyện đội tuyển tại các kỳ hội khoẻ, tôi cũng đã có những thành tích  huấn luyện học sinh đạt giải cấp tỉnh, bản thân đã có những kinh nghiệm nhất  định,  ấp  ủ  từ  mấy năm trước. Năm nay, đứng trước phong trào viết sáng kiến  kinh   nghiệm   của   ngành   giáo   dục   (GD),   tôi   mạnh   dạn   viết   lên   những   kinh  nghiệm nhỏ  bé của mình, hy vọng có những đóng góp bổ  ích cho đồng nghiệp  nói riêng, cho ngành GD nói chung, với đề  tài “Một số  bài tập bổ  trợ  nhằm  nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT   Nguyễn   Đức   Mậu”.  Là   hệ   thống   các   bài   tập,   phương   pháp   đã   được   thể  nghiệm giúp học sinh phát triển tốt các tố chất nhanh, mạnh, tạo sự  ham thích  của học sinh đối với môn học, giúp các em tích cực, tự giác luyện tập nâng cao  thành tích tốt trong kiểm tra và thi đấu.  2
  3. Đề tài này hoàn toàn do bản thân tôi tự mày mò, là những giải pháp, cách   thức thực hiện được sự sắp xếp một cách khoa học, dễ hiểu, dễ thực hiện; đề  tài hoàn toàn mới, không có sự copy, sao chép ở đâu cả. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Ý nghĩa và vị trí điền kinh trong giáo dục Việt Nam Điền kinh là một trong những môn hoạt động vận động cơ  bản của học  sinh; điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường   học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lương vũ trang nhân dân và  trong   chương   trình   thể   thao  sức   khỏe  cho   mọi   người.   Là   một   trong   những  môn thi chính trong các kỳ đại hội thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng các cấp.  Các bài tập điền kinh có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố  sức  khỏe cho con người. Một người tập đi bộ  hoặc tập chạy thường xuyên, tim co  bóp khỏe hơn, thành mạch máu co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập   luyện một cách rõ rệt. Các bài tập điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối  với sức khỏe mà còn là cơ  sở  để  phát triển toàn diện các tố  chất thể  lực, tạo  điều kiện thuận lợi để nâng cao thành tích các môn thể thao khác. Động tác chạy là hoạt động tự  nhiên có chu kỳ, là kỹ  thuật không thể  thiếu của vận động viên khi luyện tập các môn thể thao, là môn học có sức hấp  dẫn mạnh mẽ để phát triển sức mạnh, sức nhanh. Khi thực hiện động tác chạy  thì tất cả các nhóm cơ đều tham gia, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh,  mạnh, bền, khả  năng phối hợp, là biện pháp tốt nhất để  nâng cao sức khỏe,  giúp cho học sinh tu dưỡng phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo vận động nâng  cao tác dụng và hiệu quả môn học. Điền kinh được mệnh danh là nữ hoàng của   sắc đẹp, chạy ngắn là một trong nội dung cơ bản của điền kinh. 1.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của chạy cự ly ngắn Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động có  chu kỳ, là dạng phổ  biến nhất trong các bài tập thể  lực của các môn thể  thao.  Chạy tốc độ được áp dụng từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại dùng để  huấn luyện binh   sĩ năm 776 trước công nguyên. Chạy ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo  léo, khả năng phối hợp vận động, mà đặc biệt là sức mạnh tốc độ, đây là một  nội dung để  phát triển thể  lực rất cần thiết cho các môn thể  thao khác. Tập   luyện chạy ngắn giúp cho cơ thể thích nghi với các hoạt động đòi hỏi sự nhanh  nhẹn, khéo léo. Đặc biệt giúp cơ thể con người thêm săn chắc phát triển cân đối  toàn diện.  Đặc điểm của chạy ngắn là chạy với tốc độ  cao và cường độ  lớn nhất  trong khoảng thời gian ngắn nhất. Thành tích cao trong chạy ngắn phụ thuộc rất   3
  4. nhiều vào các yếu tố  thể  lực như  sức nhanh  hay tần số  bước chạy, sức mạnh  tốc độ, sức bền tốc độ cho nên phải có những bài tập thích hợp, phối hợp tốt về  sức mạnh, sức nhanh, những bài tập phù hợp giới tính, độ  tuổi giúp học sinh  phát triển toàn diện các tố chất, rèn luyện đạo đức tác phong, ý thức tự giác, kỷ  luật để  thực hiện tốt nội dung học, nâng cao sức khỏe và thành tích thể  thao.  Đồng thời có thể thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự  nỗ lực của bản thân người học. 1.1.3. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 10 với học tập nội dung điền kinh. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời đạt sự trưởng   thành về  mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ  thể  còn kém so với sự  phát triển   cơ  thể  của người lớn. Có nghĩa  ở  lứa tuổi này cơ  thể  các em đang phát triển  mạnh, khả  năng hoạt động của các cơ  quan và các bộ  phận cơ  thể  được nâng  cao cụ thể là:   * Hệ vận động: ­ Hệ xương:  Ở lứa tuổi này, cơ  thể  các em phát triển một cách đột ngột   về chiều dài, chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ  trong xương giảm do hàm   lượng magiê, photpho, canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hóa xương ở các bộ  phận chưa hoàn tất. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh  tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá  mạnh. ­ Hệ cơ: Ở lứa tuổi này, hệ cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để  đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ  xương.  Cơ  to phát triển nhanh hơn cơ  nhỏ, cơ  chi phát triển nhanh hơn cơ  dưới, khối  lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính của cơ tăng không đều, chủ yếu là nhỏ và   dài nên khi cơ  hoạt động nhiều dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy, khi tập luyện giáo  viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em. * Hệ thần kinh: Ở  lứa tuổi này, hệ  thần kinh trung  ương đã khá hoàn thiện, hoạt động  phân tích trên vỏ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng nhận hiểu   cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao. * Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực   còn nhỏ, hẹp nên các em thở  nhanh và lâu không có sự   ổn định của dung tích   sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng   cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu oxi, dẫn đến mệt mỏi. *Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp thời phát triển  toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh. Do đó nâng  4
  5. cao khá rõ lưu lượng máu/ phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm  hơn), nhưng khi vận động tăng thì tần số nhanh hơn, phản  ứng của tim đối với   các lượng vận động thể  lực đã khá chính xác, tim trở  nên hoạt động dẻo dai   hơn. Từ những đặc điểm tâm sinh lí trên mà ta lựa chọn một số bài tập căn bản  khối lượng, cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT.   Đặc biệt, khi áp dụng các bài tập căn cứ  vào tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc   điểm thể  lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để  cho quá trình giảng dạy đạt  kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn   diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn  các em hăng say tập luyện và thi đấu ở các kì thi hội khỏe phù đổng các cấp. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua khảo sát thực tế  các trường THPT trong địa bàn huyện. Tôi nhận   thấy môn điền kinh rất được các giáo viên và học sinh quan tâm chú ý nhiều.  Vì  sự đa dạng của các bài tập và mức độ tác động của lượng vận động, đặc biệt là  môn Chạy ngắn giúp cho người tập dễ  dàng điều chỉnh và lựa chọn hình thức  tập luyện phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, đặc điểm, cá nhân v.v... Mặt  khác, sự đơn giản về sân bãi, dụng cụ  tập luyện là điều kiện để  có nhiều học   sinh lựa chọn môn cự  ly chạy ngắn này. Để  giảng dạy tốt môn chạy ngắn thì  phải phối hợp giảng dạy có hiệu quả  các phương pháp giảng dạy kỹ  thuật và  những bài tập phát triển sức nhanh, sức bền tốc độ  giúp các em học sinh nắm   vững kỹ thuật nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. Để  đạt được thành  tích cao trong chạy ngắn phụ  thuộc rất nhiều vào các yếu tố  thể  lực  như  sức  nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Phương pháp tốt nhất phát triển  sức  nhanh   là   các   bài   tập   phản   ứng   nhanh,   nâng   cao   tần   số   động   tác,   phối   hợp   nhiều bài tập khác nhau thì mới đạt được hiệu quả cao.  Bài tập phát triển sức nhanh là những bài tập bổ  trợ, giảng dạy để  phát   triển  các tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh, khéo léo linh hoạt giúp học sinh nắm  vững các kiến thức cơ  bản, vận dụng thực hiện tốt bài học. Bài tập phát triển  sức nhanh phải liên quan đến kỹ thuật sẽ giúp cho học sinh  nắm vững chắc nội  dung học, bài tập cần phải được lựa chọn phù hợp để  đạt được hiệu quả  giờ  học đồng thời nâng cao chất lượng môn học. Hướng dẫn rèn luyện tốt sức  nhanh giáo viên cần cho học sinh những ví dụ cụ thể, gần gũi trong cuộc sống,  gợi mở cho học sinh biết được một số nguyên tắc và phương pháp tập luyện để  các em có thể vận dụng một cách đa dạng, hiệu quả,  tạo động lực tự học, sẵn  sàng và hăng hái tập luyện cho các em; cần phải chỉ dẫn, giúp đỡ  cho bản thân  các em học sinh tự xây dựng cho mình một kế hoạch tập luyện hợp lý. 5
  6. Đây là một số  vận động viên (VĐV)  ấn tượng nhất là giải điền kinh vô   địch quốc gia 2020 vừa kết thúc tại Hà Nội. VĐV Lê Tú Chinh giành 5 HCV  trong đó có 2 ngôi vô địch cá nhân cự ly chạy ngắn 100m (thành tích 11 giây 43),   200m nữ. VĐV Phùng thị Huệ (17 tuổi) đạt thành tích 11 giây 78 ở cự ly 100m   nữ, VĐV Ngần Ngọc Nghĩa kỷ  lục quốc gia 100m nam đạt thành tích 10 giây  47. Những con số  này, giúp học sinh có sự  hứng khởi, đam mê trong quá trình  học chạy ngắn. Qua cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở phần trên thì việc xây dựng   đề  tài tìm ra những biện pháp tối  ưu, những bài tập phù hợp giúp học sinh phát  triển  tốt tố  chất nhanh để  học tốt môn chạy ngắn là vấn đề  thật sự  cần thiết mang  tính  cấp bách cần được giải quyết ngay.  1.2.1. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình chạy ngắn  ở  một số  trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An   Khảo sát, điều tra phương pháp giảng dạy, kết quả  giảng dạy, các điều   kiện giảng dạy từ  đồng nghiệp  ở  các trường THPT trong Huyện Quỳnh Lưu,   Hoàng Mai 2, Diễn Châu qua dự  giờ  đồng nghiệp; trao đổi cùng đồng nghiệp;   đồng thời thử nghiệm những kinh nghiệm của bản thân thực tế qua các lớp dạy.  Đặc biệt nghiên cứu và thực nghiệm sâu về  phương pháp, cách thức dạy học   chạy ngắn tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu; từ  sự  sáng tạo, mày mò của  bản thân tôi thấy rất có hiệu quả, chất lượng. Tuy nhiên,  ở  lứa tuổi học sinh   trung học nói chung và học sinh trường THPTNguyễn Đức Mậu nói riêng, rất  vui tươi, hồn nhiên, hiếu động. Tâm lí có nhiều thay đổi. Vì vậy, trong môn  GDTC không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các  em mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn  đến phản tác dụng. Mặc khác, có  nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một khối nói chung và từng lớp nói riêng,  có em có sức khỏe tốt, có em có sức khỏe yếu không tiếp thu  được nội dung mà  giáo viên truyền đạt.  Bảng thống kê số  liệu điều tra phỏng vấn 100 học sinh lớp 10 tại trường   THPT   Diễn   Châu   2,   Diễn   Châu   4,   THPT   Quỳnh   Lưu   1,   Quỳnh   Lưu   2,   Quỳnh Lưu 3, Quỳnh Lưu 4, Hoàng mai, Hoàng Mai 2. 6
  7. Học   sinh   yêu  Học sinh ngại học thích Chủ đề SL/Tỷ lệ Chủ đề SL/Tỷ lệ a. Chạy tiếp sức  25/100 (25%) a. Chạy tiếp sức 35/100 (35%) b. Chạy ngắn 30/100 (30%) b. Chạy ngắn 25/100 (25%) c. Nhảy cao 15/100 (15%) c. Nhảy cao 50/100 (50%) d. Chạy bền  10/100 (10%) d. Chạy bền 30/100 (30%) e. Đá cầu 27/100 (27%) e. Đá cầu 25/100 (25%) g. Cầu lông 35/100 (35%) g. Cầu lông 27/100 (27%) h. Nhảy xa 20/100 (20%) h. Nhảy xa  43/100 (43%) Bảng số liệu điều tra qua Giáo viên GDTC một số trường THPT Trường Số GV  Số bộ  Số dây  Đường  CLB TT Cờ đuôi  GDTC bàn đạp đích chạy  neo ngắn THPT  Cầu  Quỳnh  7 4 2 3 x 60m 10 lông Lưu 1 7
  8. THPT  Quỳnh  8 8 4 3 x 100m Bóng đá 15 Lưu 2 THPT  Quỳnh  7 8 4 3 x 80m 14 Lưu 3 THPT  Bóng  Quỳnh  7 6 5 3 x 80m 25 chuyền Lưu 4 THPT  Nguyễn  Bóng  7 10 10 3 x 100m 20 Đức  bàn Mậu THPT  Diễn  7 8 6 3 x 80m 15 Châu 2 THPT  Diễn  7 6 3 3 x 80m 10 Châu 4 Hoàng  Mai          8 9 5 3 x 80m 10 Hoàng  Mai 2 3 5 2 3 x 80m 6 8
  9. 1.2.2. Kết quả  khảo   sát   từ  300   học   sinh  lớp   10   ở   3  khóa   gần   đây  tại   Trường  THPT  Nguyễn   Đức  Mậu   mức   độ  yêu   thích   và  ngại   học   các  chủ   đề   của  học sinh. Học sinh yêu  Học sinh ngại học thích Chủ đề SL/Tỷ lệ Chủ đề SL/Tỷ lệ 9
  10. a. Chạy tiếp sức 25/100 (25%) a. Chạy tiếp sức 46/100 (46%) b. Chạy ngắn 30/100 (30%) b. Chạy ngắn 55/100 (55%) c. Nhảy cao 18/100 (18%) c. Nhảy cao 53/100 (53%) d. Chạy bền  17/100 (17%) d. Chạy bền 52/100(52%) e. Đá cầu 32/100 (32%) e. Đá cầu 25/100 (25%) g. Cầu lông 28/100 (28%) g. Cầu lông 30/100 (30%) h. Nhảy xa 20/100 (20%) h. Nhảy xa 45/100 (45%) Qua số  liệu khảo sát trên cho thấy, số  lượng học sinh trước khi áp dụng  giải pháp ở đề tài này thì lượng yêu thích bộ môn này rất ít, kéo theo chất lượng   ở  các giờ  học cũng thấp và việc hình thành đội tuyển tham gia các kì hội khỏe  rất khó khăn. Nhờ  áp dụng các giải pháp mới này thấy chất lượng môn chạy   ngắn tốt hơn hẳn. Cho nên đối với người trực tiếp giảng dạy việc xây dựng đề  tài tìm ra những giải pháp tối ưu, những phương pháp cải tiến thích hợp, khắc   phục những sai sót, tạo sự  hưng phấn tốt cho học sinh khi học nội dung chạy   ngắn. Mặc dù kết quả thi đấu chưa cao nhưng tôi thấy những tháng áp dụng đề  tài này đã cho thấy kết quả của việc áp dụng các giải pháp này là rất tốt. 1.2.3.  Bảng số  liệu điều tra về  thực trạng dạy học   chạy ngắn  của giáo  viên và học sinh lớp l0 ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An STT Tên trường Cự ly Phương pháp cơ bản Sử  dụng  bàn  đạp,  dây đích 1 THPT Quỳnh  60m Bài tập bổ trợ, Tập luyện  Có Lưu 1 đồng loạt, phân chia, trò  chơi. 10
  11. 2 THPT Quỳnh  100m Tập các bài bổ trợ, đồng  Có Lưu 2 loạt, phân chia, trò chơi. 3 100 ­  Xây dựng khái niệm,  THPT Nguyễn 120m, 200,  nhiều bài tập bổ trợ,  Có 400 nhiều bài tập khởi động  Đức Mậu phù hợp với học sinh, các  phương pháp phân chia,  đồng loạt, trò chơi, tư  vấn, giao bài tập, kiểm tra  kỹ thuật và thành tích. 4 THPT Quỳnh  80m Tập các bài tập bổ trợ,  Có Lưu 3 phân chia nhóm tập luyện. 5 THPT Quỳnh  80m, 200,  Nâng cao gối, chạy bước  Có Lưu 4 400 nhỏ, phân chia, đồng loạt,  trò chơi. 11
  12. 6 THPT Cù Chính  70m Các bài tập bổ trợ, đồng  Có Lan loạt, phân chia, các bài tập  phát triển tốc độ. 7 THPT Diễn  80m Nâng cao đùi, chạy đạp  Có Châu 2 sau, chạy bước nhỏ, tập  đồng loạt, phân chia, các  bài tập phát triển tốc độ. 8 THPT Diễn  80m, 200m Các bài tập bổ trợ, bật cóc  Có Châu 4 đẻ phát triển sức mạnh  của chân, tập đồng loạt,  phân chia, các bài tập phát  triển tốc độ. 1.2.4. Bảng khảo sát thành tích chạy ngắn qua 3 kì hội khỏe phù động gần  đây của các trường THPT trong huyện và các trường lân cận. Giải STT Tên trường Kỳ hội khỏe Nhất Nhì Ba 1 THPT Quỳnh Lưu 1 Lần thứ XVI,  0 0 0 XVII, XVIII trong  2 THPT Quỳnh Lưu 2 0 0 1 tỉnh Nghệ An 3 THPT Nguyễn Đức Mậu 0 1 1 4 THPT Quỳnh Lưu 3 0 0 0 12
  13. 5 THPT Cù Chính Lan 0 0 0 6 THPT Diễn Châu 2 0 0 1 7 THPT Diễn Châu 4 0 0 0 Qua số liệu thống kê trên chứng tỏ rằng giáo viên là người rất quan trọng   khi đưa ra các bài tập, các phương pháp tổ chức cho học sinh tập luyện. Vì trên   một địa bàn, cùng điều kiện, thậm chí cơ  sở  vật chất trường tôi còn khó khăn  hơn các trường khác trong huyện. Nhưng cùng với sự  nổ  lực, tập luyện hăng   say, tự giác,tích cực của giáo viên và học sinh đã có kết quả khá cao. 2. Bản chất của sáng kiến : 2.1. Tình trạng giải pháp đã biết  Chạy ngắn là môn học mà người chạy phải thực hiện xuất phát nhanh,   tăng tốc khi chạy lao về  trước để  đạt được tốc độ  cực đại, duy trì tốc độ  về  đích, tuy nhiên trong quá trình luyện tập đa số học sinh còn gặp hạn chế về thể  lực, sức nhanh, sức mạnh, kỹ  thuật sai khó sửa, làm cho người tập chưa phát   huy tốt kỹ thuật, thể lực, tố chất nhanh để hoàn thành tốt bài học. Xuất phát từ  những vấn đề  trên tôi quyết định tìm ra những phương pháp  riêng giúp khắc  phục những vấn đề nêu trên. Một trong những nội dung tôi tìm hiểu đó là: “Một  số bài tập bổ  trợ  nhằm nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh  lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Mậu”. Thực tế  trong phân phối chương trình chạy cự  ly ngắn mà các em đang   học. Các em thực hiện được 4 giai đoạn trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn. Còn về  mặt thể lực, phát triển sức mạnh và sức nhanh của chân còn hạn chế. Để  nâng  cao thành tích và đạt được hiệu quả  cao trong mỗi giờ  dạy của mình. Tôi đưa   một số bài tập bổ trợthêm cho các em đó là: giậm chân nhanh tại chỗ nhằm phát  triển tần số  động tác của hai chân; bật cóc nhằm phát triển sức mạnh tốc độ  của cơ chân; ngồi xuống đứng lên nhằm phát triển sức mạnh của hai chân; chạy  tiếp sức nhằm phát triển sức nhanh và thi đua với nhau tạo sự  hứng thú trong   tập luyện. 2.2. Những vấn đề mới được hình thành Đề tài đã tạo được mục tiêu, động lực rõ ràng cho học sinh phấn đấu hết   khả năng của mình; khắc phục được tình trạng học sinh e ngại và lo sợ khi học   nội dung chạy ngắn; tạo được ý thức hoàn toàn tự  giác hay còn gọi là tự  giác   tích cực, hứng khởi đến mỗi học sinh. Cụ  thể  là có nhiều phương pháp giảng   dạy, bài tập bổ  trợ  kỹ  thuật, bài tập thể  lực, giúp học sinh tăng cường sức   nhanh ­ sức mạnh ­ sức bền để  học sinh đạt được thành tích tốt nhất. Qua đó  13
  14. hướng dẫn, giáo dục các em biết sử dụng các kỹ năng vận động trong khi chơi  và thi đấu đạt hiệu quả giáo dục. Các trò chơi thường được sử dụng nhằm phát  triển tố  chất nhanh, mạnh: Lò cò tiếp sức, cướp cờ, bám đuổi, chạy tiếp sức,   chạy đuổi tiếp sức, ai nhanh hơn. Để nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn người tập cần lưu ý:  ­ Việc khởi động rất quan trọng trước khi chạy, cần làm đủ  các động tác khởi  động toàn thân, khi chạy thì chú trọng động tác chân, nhưng cũng không có nghĩa  là các bộ  phận khác không được dùng đến, thêm nữa là nếu không khởi động  đầy đủ  sẽ  bị  co rút  ở  bộ  phận nào đó thì không nhất thiết là chân đau, người  chạy cũng vẫn phải đứng lại. Cần khởi động thật kỹ các khớp để cảm thấy cơ  thể  thích nghi với việc vận động, không nên khởi động quá sức, sẽ  làm giảm  thành tích khi chạy.  ­ Giày chạy ta nên chọn loại giày vải, nhẹ, ôm sát vào chân nhưng không quá  chật tới mức làm đau chân. Chạy với giày rộng sẽ khiến kết quả bị giảm đáng   kể.  ­ Ngoài các kỹ thuật chạy, người chạy cần bồi dưỡng cho cơ thể, không để  bị  đói hay no trước và trong khi chạy. Cần thiết thư  giãn đầu óc và cơ  thể  trước   khi đến đường chạy, vì tinh thần không tốt, cơ  bắp chưa sẵn sàng... thì chạy  thành tích cũng không tốt.  ­ Xuất phát đúng lệnh (đây là điều quan trọng vì nếu xuất phát trước lệnh người  chạy sẽ bị phạm quy, xuất phát sau lệnh thành tích bị giảm).  ­ Phải sử  dụng kỹ  thuật xuất phát thấp để  xuất phát vì tư  thế  xuất phát thấp  tạo bước đà tốt hơn.  ­ Khi chạy cự ly ngắn (100m) chỉ cần nín một hơi không cần thở (hoặc thở nhẹ)  và chạy về tới đích; một số buổi sử dụng bài tập cự ly cao hơn, từ 100 ­ 110m. ­ Chú ý đừng để giành sức cho đoạn giữa hay đoạn cuối mà nên chạy hết khả  năng của mình từ khi xuất phát. Ngoài ra tư thế chạy cũng quyết định nhiều đến  thành tích, vì vậy nên để thân người hơi đổ  về phía trước, khi đánh tay, hai tay   gập ở khuỷu, đánh so lo và phù hợp với nhịp điệu bước chạy của hai chân.  ­ Muốn có được phản xạ tốt khi xuất phát, trước ngày thi đấu khoảng 2 đến 3   tuần, giáo viên nên tập xuất phát rồi chạy thật nhanh khoảng 30m để  tạo thói   quen, sẽ không bị bất ngờ với lệnh xuất phát khi thi đấu thật.  ­ Không ít học sinh có quan niệm sai lầm: Khi cách vạch đích khoảng 2m ­ 3m  có xu hướng giảm tốc độ  rồi nhảy bước thật dài để  chạm tới đích. Nhưng   tưởng cách đó sẽ  giúp cho chặng về đích nhanh hơn, nhưng thực ra cách đó sẽ  14
  15. lấy mất đi 0,1s ­ 0,2s so với việc giữ nguyên tốc độ ban đầu lao nhanh qua vạch   đích. Vì thế cần chạy theo một đường thẳng và duy trì hết sức lực của mình cho  tới khi vượt qua đích, sau đó giảm tốc độ khoảng 5m ­ 10m rồi mới dừng lại.  3. Nội dung giải pháp: Trong phân phối chương trình THPT về chạy ngắn khối 10, các bài tập bổ  trợ tương đối ít nên lượng vận động chưa cao, ảnh hưởng đến thành tích của cá  nhân. Nên tôi đưa thêm một số  bài tập bổ  trợ  vào tập luyện. Trong các bài tập   này, bổ trợ thêm phần sức mạnh và sức nhanh chân; kết hợp trò chơi phát triển   tốc độ  và phản  ứng nhanh nhẹn của học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn viết giải   pháp này. Các bước thực hiện giải pháp mới được thực hiện theo 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng  một giáo án theo chương trình chuẩn. Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành như sau: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau. Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính, từ 30 ­ 60m. Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp. Thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng” và “chạy”. Xuất phát thấp với bàn đạp, chạy 15 ­ 20m. Chạy có giới hạn độ dài bước. Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20 ­ 30m.  Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật về đích. Chạy chậm 6 ­ 10m làm mẫu động tác đánh đích. Chạy tăng tốc độ 15 ­ 20m làm động tác đánh đích. Chạy 50m làm động tác đánh đích. Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn. Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại). Chạy 100m xuất phát thấp với toàn bộ  kỹ  thuật (từ  80 ­ 100% sức mạnh  tối đa). + Phương pháp kiểm tra sư phạm: Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề  ra giáo viên tiến  hành kiểm tra theo tiêu chuẩn thành tích chạy 100m(s) đối với học sinh 4 lớp 10   15
  16. gồm lớp 10A9, 10A3 là nhóm thực nghiệm và lớp 10A10, 10A4 là nhóm đối  chứng. Cách cho điểm  theo TC RLTT  (mục đích để  tạo động lực cho các em phấn  đấu) Chưa  Điể Đạt Tốt đạt m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nam 17,20 17,00 16,80 16,40 16,20 16,00 15,80 15,20 14,50 14,20 Nữ 19,20 19,00 18,80 18,40 18,20 18,00 17,80 17,40 16,50 16,20 +Giai đoạn 2: Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Để  kiểm nghiệm về  phương pháp tập luyện và hệ  thống các bài tập  nhằm phát triển sức mạnh tốc độ  và nâng cao thành tích tôi tiến hành thực   nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước như sau: *Nhóm đối chứng: Lớp 10A10, 10A4 các em học theo phân phối chương trình thời gian 1 tháng. *Nhóm thực nghiệm: Lớp 10A9, 10A3 các em học theo phương pháp nâng cao thành tích do tôi biên   soạn với thời gian 1tháng với các bài tập bổ trợ và trình tự như sau: Giậm chân nhanh tại chỗ (giây). Ngồi xuống đứng lên (giây). Bật cao tại chỗ hai gối co về phía trước (giây). Bật cóc 10m (3 lần). Chống đẩy 40 cái (3 lần). Chạy 30m xuất phát cao (giây). Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20 ­ 30m tốc độ cao (giây).   Chạy 60m xuất phát cao (giây).  Chạy tiếp sức. Đuổi bắt. Lò cò tiếp sức.  Chạy tiếp sức chuyển vật.  Chạy tiếp sức.  16
  17. Chạy đuổi tiếp sức.  Ai nhanh hơn. Kéo co. Ngoài ra sử dụng các bài tập giáo dục sức nhanh trong vận động như  bài  tập lặp lại liên tục với các tín hiệu tạo phản xạ nhanh, các bài tập nhằm nâng   cao tần số động tác, thực hiện động tác theo nhịp tăng dần đến tối đa. Cho học  sinh tập thể lực tăng cường các bài tập bổ trợ. Nhằm tăng sức mạnh của nhóm   cơ chân. Để phát triển sức mạnh tốc độ  cần lưu ý đến sự  luân phiên tập luyện   và nghỉ  ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực   hiện trên nền tảng của sự  phục hồi khả  năng vận động khi tần số  nhịp tim   khoảng 120 ­ 135 lần/ phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy  60m khoảng 2 ­ 3 phút. Dựa vào cách cho điểm trên kết quả thu được trước khi áp dụng  sáng kiến kinh nghiệm của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm như  sau: Năm học 2017 ­ 2018  Nhóm đối  chứng Nhóm Nhómthực nghiệm (Giải pháp  (Giải pháp của đề tài) thông  Xếp thường) loại Lớp10C6 Lớp 10C7 Lớp 10C9 Lớp 10C10 (40 HS) (40 HS) (38 HS) (40 HS) Tốt 3 HS (7,5%) 5 HS (12,5%) 2 HS (5,26 %) 6 HS (15%) Đạt 30 HS (75%) 26 HS (65%) 28 HS (73,69%) 29 HS (72,5%) Chưa  7 HS (17,5%) 9 HS (22,5%) 8 HS (21,05%) 5 HS (12,5%) đạt Năm học 2018 ­ 2019 Nhóm Nhóm đối  Nhóm thực nghiệm chứng (Giải pháp của đề tài) Xếp (Giải pháp  thông  17
  18. thường) loại Lớp10A2 Lớp 10A3 Lớp 10A4 Lớp 10 A12 (42 HS) (40 HS) (40 HS) (39 HS) Tốt 7 HS (16,67%) 6 HS(15%) 5 HS(12,5 %) 5 HS (12,82%) Đạt 25 HS (62,5%) 25 HS (62,5%) 26 HS (65%) 26 HS (66,67%) Chưa  10 HS (23,8%) 9 HS (22,5%) 9 HS (22,5%) 8 HS (20,51%) đạt Năm học 2019­ 2020  Nhóm đối  chứng   Nhóm Nhóm thực nghiệm (Giải pháp  (Giải pháp của đề tài) thông  Xếp thường) loại Lớp10A10 Lớp 10A4 Lớp 10A9 Lớp 10A3 (35 HS) (40 HS) (35 HS) (39 HS) Tốt 3 HS (8,57 %) 4 HS (10,25 %) 4 HS (11,43 %) 5 HS (12,8%) 25 HS  Đạt 23 HS(65,72%) 28 HS (71,79%) 27 HS (67,5%) (71,43%) Chưa  9 HS (25,71%) 8 HS (20,51%) 6 HS (17,14%) 7 HS (17,9%) đạt Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập kiểm tra lần đầu của giai   đoạn 1 trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá tố chất sức mạnh ban đầu  của 2 nhóm. Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhóm qua 3 năm thực nghiệm và  đối chứng chênh lệch nhau không đang kể.Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp  dụng phương pháp giảng dạy để nâng cao thành tích chạy ngắn. 4. Tổ chức thực hiện các giải pháp Trình tự các nhiệm vụ và giải pháp giảng dạy được tiến hành như sau: 4.1. Giải pháp 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật chạy ngắn  Mục đích là giúp các em học sinh hiểu được thế  nào là sức nhanh, xây  dựng  khái niệm kỹ  thuật, phân tích rõ toàn bộ  kỹ  thuật động tác, tìm hiểu đặc điểm  18
  19. chạy  của học sinh; tạo niềm tin và sự sẵn sàng học tập cho học sinh, hướng dẫn toàn  bộ kỹ thuật động tác theo trình tự: ­ Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật. ­ Cho xem tranh, ảnh kỹ thuật (đúng và sai, toàn bộ và chi tiết động tác). ­ Cho người học chạy lặp lại 30 ­ 50m, giáo viên nhận xét ưu và nhược điểm  của từng người. 4.2. Giải pháp 2: Tổ chức truyền tải bài tập phát triển sức nhanh, tần số 4.2.1. Bài tập kỹ thuật chạy trên đường thẳng Giúp các em học sinh hình thành và làm quen tốc độ trên đường thẳng  thông qua các bài tập sau:  ­ Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc 20 ­ 30m (tăng  dần cự ly, tần số và độ dài bước chạy). ­ Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính 50 ­ 70m. ­ Tập đánh tay (đứng tại chỗ, tăng dần biên dộ và tần số động tác). ­ Chạy biến tốc các đoạn ngắn (40 ­ 60m).  Hình ảnh 1: Bài tập chạy bước nhỏ              Hình ảnh 1:Bài   tập nâng cao đùi   Hình   ảnh   3:Bài   tập   nâng   cao   đùi  Hình  ảnh 4: Bài tập   tăng   tần   số   bước   chạy Sai   lầm   thường   mắc: ­   Sai:  Không   chạy  theo đường thẳng. ­ Cách sửa: Phân tích  tác   hại   của   sai   sót  19
  20. trên (giảm thành tích, phạm quy…) kẻ đường thẳng, yêu cầu chạy đặt chân trên  đường thẳng đó. 4.2.2. Bài tập chạy nhanh tại chỗ ­ Mục đích: Bài tập phát triển tần số  động tác và phối hợp hoạt động của hai   chân.  ­ Động tác: Thực hiện chạy nhanh tại chỗ  phối hợp tốt với động tác đánh tay  trước ­ Sau, tăng tốc nhịp nhàng, từ  chậm đến nhanh theo hiệu lệnh của giáo   viên. Khi thực hiện chạy hai tay được đánh giao nhau phối hợp tốt với động  tác của hai chân, sự hoạt động của tay khi đánh ra trước thì hơi chếch vào trong,  khi đánh ra ngoài thì hơi chếch ra ngoài. Động tác đánh tay có nhiệm vụ  giữ  thăng bằng cơ  thể  trong quá trình chạy, nó giúp cho chân hoạt động với tần số  nhanh hơn, tần số  và biên độ  đánh tay phụ  thuộc vào tần số  và biên độ  của  chân. Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc, tích cực bài tập. 4.2.3. Bài tập chạy biến tốc  ­ Mục đích: Rèn luyện tinh thần, tăng cường khả  năng sử  dụng oxi, khả  năng  bứt phá trong các chặng đường. ­ Động tác: Cự ly chạy được chia thành 2 ­ 3 đoạn ngắn bằng nhau: Người tập  thực hiện chạy thay đổi tốc độ, có đoạn chạy nhanh với tốc độ cao rồi đoạn sau   chạychậm, từ từ tăng dần cự ly chạy nhanh, tốc độ  chạy yêu cầu phải tăng lên  thì cự ly chạy chậm được rút ngắn và tốc độ chạy các đoạn ngắn đó từ  từ tăng  lên để cuối cùng người tập có thể chạy hết cự ly với tốc độ tối đa.  Yêu cầu: Học sinh thực hiện nghiêm túc, tích cực thực hiện chạy biến tốc đúng   qui định, đúng cự ly theo hướng dẫn của giáo viên.  4.2.4. Bài tập chạy tốc độ cao 30m, 60m, 80m ­ Mục đích: Củng cố kĩ thuật chạy, có thể dùng trong khởi động, tập kỹ thuật  và cả phát triển thể lực chuyên môn. Chạy tốc độ  cao là bài tập phải thực hiện lượng vận động lớn, được  dùng với mục đích đánh giá khả  năng phát triển tốc độ  của học sinh, là bài tập   hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng trong chạy cự ly ngắn.  Bài tập này thường  dùng với mục đích phát triển tốc độ (thực hiện 20  ­ 30m), phát triển sức bền tốc  độ   (thực   hiện  chạy   50­  80m).   Sau  khi   tăng  tốc   để   đạt  được   tốc   độ   tối   đa  thì chuyển sang kỹ thuật chạy giữa quãng rồi duy trì tốc độ  đạt được để  chạy  về đích. Chạy tốc độ cao cự  ly 20 ­ 30m (thực hiện 2 ­ 4 lần). Chạy tốc độ tối  đa cự ly 50 ­ 80m (thực hiện 2 ­ 3 lần, có tính thời gian).  4. 3. Giải pháp 3: Bài tập kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát ­ Mục đích: Giúp học sinh biết cách đóng bàn đạp và hoàn thiện được kỹ  thuật  xuất phát thấp với bàn đạp thông qua các biện pháp sau: + Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp. + Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”. 20
nguon tai.lieu . vn