Xem mẫu

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Tính mới của đề tài 5 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. 7 1.1. Cơ sở lí luận. 7 1.1.1. Vai trò của việc sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính 7 thời sự của địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 môn GDCD12. 1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật mang tính 7 thời sự của địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 môn GDCD12. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 8 1.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật ở Yên Thành và câu chuyện, tình 8 huống pháp luật ở Yên Thành có thể vận dụng vào giảng dạy bài 2 môn GDCD12. 1.2.2. Thực trạng chung về sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật 11 trong giảng dạy bài 2 môn GDCD 12. 1.2.3. Thực tiễn về dạy học bài 2 môn GDCD12 gắn với các câu 12 chuyện, tình huống pháp luật của địa phương tại Trường THPT ở Yên Thành. 2. “Khai thác hiệu quả tình huống pháp luật mang tính thời sự của 14 Yên Thành trong giảng dạy bài 2 GDCD12”. 2.1. Nguồn thông tin xây dựng câu chuyện tình huống, pháp luật ở Yên 14 1
  2. Thành. 2.2. Quy trình sử dụng một số câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên 15 Thành vào giảng dạy bài 2 GDCD12. 2.3. Kinh nghiệm sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời 16 sự của địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 GDCD12. 2.4. Những lưu ý khi sử dụng tình huống pháp luật ở yên thành trong giảng 21 dạy bài 2. Giáo án thực nghiệm 22 Phần III. KẾT LUẬN 42 1. Hiệu quả của đề tài 42 2. Khả năng nhân rộng 44 3. Những kiến nghị 44 Tài liệu tham khảo 46 Phụ lục 47 2
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT VHTT - TT Văn hóa thông tin truyền thông UBND Ủy ban nhân dân KN Kĩ năng GV Giáo viên HS Học sinh GDCD Giáo dục công dân THPT Trung học phổ thông 3
  4. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong chương trình bài 2 GDCD12 thực hiện pháp luật gồm có các nội dung. Thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Đây là nội dung pháp luật cơ bản mang tính lý luận và quen thuộc nhưng để giảng dạy có hiệu quả, sinh động, thu hút sự chú ý cũng như phát huy năng lực của học sinh cần gắn với những tình huống pháp luật cụ thể gần gũi với các em học sinh. Sử dụng tình huống pháp luật đã được các đồng nghiệp nghiên cứu và giáo viên bộ môn chúng tôi vận dụng từ lâu.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi rút ra kinh nghiệm so với tình huống pháp luật nói chung thì việc áp dụng tình huống, tư liệu pháp luật nóng hổi, mang tính thời sự của địa phương vào giảng dạy, những câu chuyện, tình huống, tư liệu gần gũi và có thể các em đã mắt thấy, tai nghe sẽ gây hứng thú tìm tòi các tình tiết, tìm ra cách giải quyết phù hợp với pháp luật. Vì tính thực tiễn pháp luật rất cao nên sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững kiến thức, nên hiệu quả giáo dục cao. Trên địa bàn Yên Thành đời sống nhân dân về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.Trong những năm qua việc thực hiện pháp luật của người dân khá đa dạng, nhận thức và chấp hành pháp luật đã được nâng lên.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư nhận thức và hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao nên hành vi vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy bài 2 GDCD12 cũng như nâng cao nhận thức của học sinh trong việc thực hiện pháp luật tôi đề xuất phương án gắn giảng dạy lý luận của bài 2 với thực tiễn pháp luật cụ thể của địa phương. Từ đó xây dựng đề tài nghiên cứu “Khai thác hiệu quả câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự của Yên Thành trong giảng dạy bài 2, GDCD12”. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Việc sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật địa phương Yên Thành vào giảng dạy bài 2 GDCD 12, là tạo nên các chuỗi sự kiện có vấn đề và điều khiển hoạt động của người học thông qua chuỗi sự kiện ấy nhằm giúp người học tự giải quyết vấn đề đặt ra. Cụ thể: + Giáo viên tạo nên một hệ thống tình huống pháp luật có vấn đề theo trình tự logic chặt chẽ gắn bó với nhau theo nội dung bài giảng; + Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động học của học sinh, giúp học sinh vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề đó. + Thông qua hệ thống tình huống, tư liệu minh họa hướng dẫn tìm tòi nội dung kiến thức thực hiện pháp luật của học sinh 12 và các em biết cách vận dụng nội dung kiến thức đó để đánh giá các hiện tượng pháp luật trong đời sống . 4
  5. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất các định hướng rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo để khám phá, phân tích, khai thác và xử lý các tình huống thực tiễn về các vấn đề, hiện tượng pháp luật của địa phương liên quan đến nội dung bài học. Tập trung cho đối tượng học sinh khối 12 trường trung học phổ thông sở tại với mục đích chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực phẩm chất của người công dân tương lai “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.” 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau:  - Làm rõ tính hiệu quả của câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự, sinh động, nóng hổi của địa phương Yên Thành với việc tiếp thu kiến thức của các em.  - Nghiên cứu và đề xuất một số định hướng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tiếp cận thông tin, năng lực giải quyết tình huống cho học sinh 12 thông qua dạy học gắn lý luận với thực tiễn địa phương.  1.5. Phương pháp nghiên cứu  + Nghiên cứu lý luận:  Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, chủ nghĩa Mác- Lê Nin, các sách giáo khoa, các tạp chí, sách, báo, sách tham khảo, phương tiện thông tin đại chúng có liên quan tới việc gắn lý luận với thực tiễn, cách sử dụng câu chuyện tình huống trong nghiên cứu bài học. Các phương pháp nhằm rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tiếp cận thông tin, năng lực giải quyết, xử lí tình huống cho học sinh 12 . + Điều tra quan sát: - Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá trình dạy học các vấn đề về thực hiện pháp luật. + Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 1.6. Tính mới của đề tài Được thể hiện trước hết ở nội dung và đối tượng để học sinh khám phá, phân tích và xử lý các tình huống thực tiễn về các vấn đề pháp luật ở địa phương liên quan đến nội dung bài học. Các câu chuyện, tình huống pháp luật mà giáo viên đưa vào bài học đều xuất phát và gắn liền với không gian sống của các em. Việc tiếp thu kiến thức dựa trên những câu chuyện, tình huống pháp luật cụ thể ở Yên Thành tạo nên sự hấp dẫn cao đối với người học. Làm cho việc tiếp thu kiến thức pháp luật không còn khô khan, tẻ nhạt xa vời mà trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, cuốn hút các em khám phá tri thức bài học nên đạt kết quả cao. 5
  6. Những câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự, tiêu biểu của địa phương được sử dụng vào giảng dạy là những nguồn tư liệu chưa hề có trong sách giáo khoa và nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến bộ môn. Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào. 6
  7. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Vai trò của việc sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật mang tình thời sự của địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 môn GDCD12. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Môn giáo dục công dân đặc biệt chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình, tăng cường sử dụng thông tin, cuộc sống xung quanh gần gũi với học sinh trong việc phân tích, đối chiếu để nội dung bài học có sức hấp dẫn, nhẹ nhàng, hiệu quả, coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai. Sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật của địa phương phù hợp với nội dung bài học sẽ giúp các em không những nắm vững kiến thức mà còn có thể nhìn nhận, đánh giá và có thái độ phù hợp trong việc thực hiện pháp luật trong đời sống. Tình huống, câu chuyện pháp luật mang tính thời sự ở địa phương là những ví dụ thực tiễn có tính thực tế cao, mới mẻ, nóng hổi đang diễn ra hằng ngày của địa phương Yên thành, thông qua câu chuyện pháp luật của địa phương mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng của mình về câu chuyện đó. Tạo điều kiện để các em liên hệ đến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống có liên quan đến bài học, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học. Hiện nay trong khoa học giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về câu chuyện tình huống. Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích giáo dục. Tình huống là những thông tin chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Nói cách khác về tình huống. Tình huống là một câu chuyện có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời sống thực vào lớp học. Phương pháp sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật ở địa phương Yên Thành vào bài 2 giúp các em không những nắm vững các kiến thức về thực hiện pháp luật. Mà còn hiểu biết sâu sắc về việc thực hiện pháp luật của địa phương và có được kỹ năng phân tích, tổng hợp ra quyết định trên cơ sở các tình huống có thật, mới mẻ, gần gũi đòi hỏi sự tương tác, phản ứng, bình luận của người học. 1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật mang tình thời sự của địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 môn GDCD12. *Về kiến thức: + Cung cấp một số câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành một cách chân thực, cụ thể. Gắn kiến thức bài 2, GDCD12 trong sách vở với thực tiễn làm cho kiến thức pháp luật gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu. 7
  8. + Hình thành khái niệm, hiểu được bản chất và những mối liên hệ của thực hiện pháp luật,các hình thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. + Giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức pháp luật. * Về kĩ năng + Tổ chức hoạt động học tập giải quyết tình huống góp phần phát triển khả năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, giải quyết vấn đề, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ… + Tổ chức hoạt động học gắn liền với các tình huống pháp luật mang tính thực tiễn của địa phương chính vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học. Học sinh có điều kiện rèn luyện một số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. * Về thái độ + Góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật. + Hình thành cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học sinh quen với việc làm có tính hệ thống. + Hình thành những phẩm chất: sống yêu thương, sống trách nhiệm… (thể hiện ở phê phán các hành vi vi phạm pháp luật và ủng hộ những hành vi đúng pháp luật ở địa phương) góp phần xây dựng quê hương Yên Thành văn minh, giàu đẹp. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật ở Yên Thành và một số câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành có thể vận dụng vào giảng dạy bài 2. Trên địa bàn Yên Thành trong những năm qua việc thực hiện pháp luật của người dân khá đa dạng, nhận thức và chấp hành pháp luật đã được nâng lên.Tuy nhiên những hành vi vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Đây là nguồn tình huống phong phú và đa dạng của địa phương có thể sử dụng cho giảng dạy bài 2 GDCD12. Cụ thể trong năm 2020 Công An huyện Yên Thành phát hiện, bắt giữ, xử lý 144 vụ, 161 đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, chức vụ, môi trường, phát hiện và bắt giữ 55vụ, 76 đối tượng ma túy, thu giữ gần 11,5 kg ma túy. Riêng tội phạm về trật tự xã hội đã điều tra làm rõ 57/58 8
  9. vụ xâm phạm trật tự xã hội, đã xử lý 72 đối tượng và thu hồi tài sản có giá trị gồm 2 tỷ đồng. Ngoài ra công tác đấu tranh với các tệ nạn xã hội cũng đã thu được nhiều kết quả quan trọng, bắt giữ và xử lý 44 vụ và 208 đối tượng. Hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên ở Yên Thành có xu hướng gia tăng. Theo số liệu điều tra. Vị thành niên vi phạm Vi phạm pháp luật (nói Vi phạm an toàn giao pháp luật chung) thông. Năm 2019 326 vụ vi phạm 220 vụ vi phạm Năm 2020 420 vụ vi phạm 318 vụ vi phạm ( Theo số liệu của Công An huyện Yên Thành cung cấp) Số liệu trên cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật ở Yên thành của trẻ vị thành niên có xu hướng tăng lên. Việc gắn giảng dạy bài 2 GDCD 12 với câu chuyện tình huống pháp luật ở Yên Thành góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các em trong cuộc sống hằng ngày . Một số vụ án vi phạm pháp luật mang tính thời sự ở Yên Thành có thể vận dụng giảng dạy bài 2. - Vi phạm Hình sự + Bà nội thừa nhận sát hại cháu ruột 11 tuổi dưới đập nước. Tại Hậu Thành, Yên Thành. (Theo GiadinhNet 6/11/2019) + Cụ ông 70 tuổi đến Công An đầu thú xâm hại 2 bé gái tại xã Văn Thành, Yên Thành. (Theo GiadinhNet 13/06/2020) + Bắt một phụ nữ đưa người ra nước ngoài với giá 1 tỷ đồng. Đối tượng Phạm Thị Hương xã Mã thành, Yên Thành. (Theo GiadinhNet 23/07/2020) + Khởi tố bảo vệ trường tiểu học hiếp dâm bé gái. Đối tượng Bùi Đức Thuận sinh năm 1953 trú tại Hồng Thành, Yên Thành. (Theo báo lao động 25/09/2020) + Ngày 2/3 đại diện công an huyện Yên Thành tạm giữ nhóm đối tượng thực hiện 13 vụ cướp trên địa bàn huyện. Nhóm đối tượng gồm: Nguyễn Bá Dũng sinh năm 1996, trú tại xóm 3 xã Liên Thành; Lê Văn Đức sinh năm 2001, trú tại xóm 8 Công Thành và Lê Thị Hương sinh năm 1988 trú tại xóm Mỹ Khánh, xã Khánh Thành. (Theo truyền hình Nghệ An.vn ngày 02/03/2020) + Ngày 10/7/2020, thông tin từ phòng cảnh sát kinh tế (Công An Nghệ An) cho biết đơn vị vừa phá chuyên án, bắt giữ Nguyễn Hữu Khánh, huyện Yên Thành thu giữ 600 kg pháo nổ các loại. (Baonghean.vn ngày 10/7/2020) - Vi phạm hành chính: 9
  10. + Phạt thanh niên bôi mặt đen đi ăn xin ở Nghệ An. Đối tượng là Nguyễn Văn Ng trú tại Đồng Thành, Yên Thành bôi mặt đen đứng ăn xin tại cổng trường ở Yên Thành khiến nhiều người dân bức xúc. (Theo GiadinhNet. 11/12/2019) + Công An Yên Thành xử lí một trường hợp đăng tin sai sự thật với nội dung có người ở Viên Thành nhiễm CoVid 19. Đối tượng Trần Thị T trú tại Hùng Thành, Yên Thành. (Đài truyền hình Nghệ An ngày 7/8/2020) + Công An Huyện Yên Thành xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật về người Trung Quốc tràn qua cửa khẩu Lạng Sơn, trong thời điểm dịch CoVid- 19 đang bùng phát. Ông Đào V T xóm 6, Tăng Thành, Yên Thành ( 20/2/2020 Theo Trung tâm VHTH – TT Yên Thành ) + Yên thành lập biên bản xử phạt 5 cơ sở sản xuất bánh vi phạm ATVSTP. Đoàn kiểm tra liên nghành xử phạt cơ sở bánh mì của anh Lê Văn Tuấn ở Sơn Thành. Ngày 22/9/2020 đoàn kiểm tra liên nghành lập biên bản xử phạt hành chính cơ sở bánh mì của anh Lê Văn Tuấn ở Xóm 10 xã Sơn Thành; Anh Đỗ Viết Phong xóm 10 xã Bảo Thành anh Nguyễn Viết Mão, xóm 5 Hợp Thành và cơ sở bành mì anh Chính chợ Rộc, xã Trung Thành với các lỗi vi phạm như kinh doanh thực phẩm tiếp xúc với bụi bẩn, nơi chế biến kinh doanh bảo quản có côn trùng và động vật xâm nhập.Tổng số tiền xử phạt 11.750.000 đồng. Riêng cơ sở bánh mì anh Phạm Văn Chiến xã Công Thành bị đình chỉ hoạt động do không có giấy phép kinh doanh. (Theo Trung tâm VHTH – TT Yên Thành ) - Vi phạm dân sự. + Đăng ảnh người khác lên facebook khi chưa được người đó đồng ý. 10
  11. + Tranh chấp đất đai ở Sơn Thành. - Vi phạm Kỷ luật. + Ngang nhiên bán giấy khám sức khỏe giữa đại dịch. Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành có quyết định tạm đình chỉ công việc đối với bà Nguyễn Thị Biên. ( Báo giao thông ngày 12/8/2020 ) + Bà Vũ Thị Linh công chức văn hóa xã hội xã Tăng Thành đã ghép người thân vào các hộ cận nghèo của xóm để trục lợi của nhà nước: Cụ thể bà Vũ Thị Linh đã đưa ông Nguyễn Văn Thắng (chồng) ghép vào hộ bà Hoàng thị Sen, đưa bà Phạm Thị Đoài (mẹ chồng) vào hộ anh Lê Văn Dũng trú cùng xóm1 là hộ cận nghèo. Mục đích của bà Linh đưa người thân ghép vào hộ cận nghèo khác để hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Ngày 10/6/2020UBND xã Tăng Thành đã có tờ trình số 53/TTr gửi UBND huyện Yên Thành đề nghị thi hành kỷ luật đối với bà Linh. (Theo báo dân tộc và phát triển ngày 23/06/2020) 1.2.2. Thực trạng chung về sử dụng một số câu chuyện, tình huống pháp luật trong giảng dạy bài 2 GDCD 12. Bài 2 GDCD 12 ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên thực trạng học pháp luật ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Kiến thức pháp luật vẫn mang tính chất sách vở, khô khan nên học sinh không mấy hứng thú với môn học này. Hầu hết học sinh đều cảm thấy học pháp luật khó nhớ và mau quên.Và các em không coi trọng mảng kiến thức này với lí do đây là nội dung thuộc “môn phụ”. Những năm gần đây bộ môn GDCD ở trường phổ thông cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều thay đổi tích cực về nội dung, phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học mới được giáo viên tiến hành trong quá trình giảng dạy như: dạy học dự án, thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề…đã mang lại kết quả tốt, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn. Phương pháp dạy học sử dụng câu chuyện, tình huống trong dạy học pháp luật ở các trường phổ thông đã và đang được khá nhiều trường THPT trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai và cho thấy hiệu quả thực sự nhìn từ tất cả các góc độ, đặc biệt là từ tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với nội dung pháp luật. Tuy nhiên, để sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự của địa phương đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian cập nhật thường xuyên các câu chuyện pháp luật mới nhất có tính thời sự liên quan đến nội dung bài học. Do đó việc đầu tư thời 11
  12. gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời gian là một khó khăn cho việc sử dụng phương pháp này. Đây cũng chính là lí do dẫn đến việc sử dụng những câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự của địa phương trong giảng dạy pháp luật chưa được khai thác nhiều. Trên cả nước cũng như ở tỉnh Nghệ An nguồn câu chuyện tình huống pháp luật mới, nóng hổi có thể đưa vào giảng dạy rất phong phú và đa dạng. Song, ở từng địa phương lại có những câu chuyện tình huống pháp luật riêng gần gũi với đời sống, sinh hoạt hàng ngày với các em học sinh địa bàn mà học sinh đang theo học, đang sinh sống. việc khai thác và sử dụng một số câu chuyện tình huống pháp luật mới, nóng hổi của địa phương giảng dạy bài 2 mang lại hiệu quả giáo dục cao cho người học. Khai thác và sử dụng một số câu chuyện tình huống pháp luật mới, nóng hổi của địa phương gắn liền với không gian sinh sống, học tập của học sinh cũng chính là định hướng học sinh vào tìm hiểu thực trạng pháp luật địa phương, hiểu được bản chất của pháp luật thông qua tình huống của địa phương, phân biệt được hành vi đúng và hành vi trái pháp luật từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, đồng thời ủng hộ hành vi đúng pháp luật phê phán đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương các em sinh sống. Góp phần xây dựng quê hương lành mạnh. Tuy vậy, vấn đề này chưa được chú ý để khai thác nhiều hoặc chỉ mới khai thác cầm chừng. Đó chính là thực trạng trong dạy học ở huyện Yên Thành chúng tôi. Đây cũng chính là lí do khiến tôi trăn trở và thực hiện đề tài này. 1.2.3. Thực tiễn về dạy học bài 2 GDCD 12 gắn với các câu chuyện tình huống pháp luật ở địa phương tại Trường THPT Bắc Yên Thành. * Thuận lợi. Nội dung của bài 2 GDCD 12 sẽ giúp các em hiểu được pháp luật là gì ? các hình thức thực hiện pháp luật. Bên cạnh đó hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Để từ đó có thái độ tôn trọng pháp luật, sống theo đúng quy định của pháp luật và có thái độ phê phán các hành vi trái pháp luật, hình thành lối sống có ích cho gia đình và xã hội. Nội dung này gắn bó chặt chẽ với thực tiễn đời sống pháp luật, học sinh học nội dung này và vận dụng vào đời sống thực tiễn bằng việc sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Những câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự ở Yên thành phản ánh những việc có thật diễn ta trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Tạo cho các em niềm tin vào sự công bằng của pháp luật trong cách giải quyết. Tính gần gũi hấp dẫn của câu chuyện pháp luật giúp giáo viên dễ dàng giảng dạy và học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Nguồn tài liệu khi gắn giảng dạy bài 2 với thực tiễn của địa phương rất phong phú và đa dạng. Qua thực tế các em có thể mắt thấy tai nghe. Có thể tìm hiểu thông tin qua báo chí, 12
  13. truyền hình, mạng Internet…Như vậy với nguồn tài liệu phong phú, sinh động đã hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho việc dạy học của giáo viên và học sinh . Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường thì đội ngũ giáo viên giáo dục công dân chúng tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của tổ bộ môn và ban giám hiệu nhà trường. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường luôn được sở Giáo Dục và Đào Tạo tích cực hướng dẫn và triển khai. Trong đó thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu pháp luật. như trường chúng tôi là địa điểm tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2020 do sở Tư Pháp phối hợ p với sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Nghệ An tổ chức . Nhà trường phối hợp với Công An huyện Yên Thành tổ chức nhiều buổi ngoại khóa tuyên truyền phổ biến một số tình hình về an ninh trật tự, an toàn trường học và tình trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trên địa bàn. 13
  14. Đây là một hoạt động phối hợp thường niên giữa nhà trường và công an huyện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh và cũng là nguồn cung cấp các câu chuyện pháp luật hỗ trợ cho việc giảng dạy. * Khó khăn Bên cạnh mặt thuận lợi khi vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện, tình huống pháp luật địa phương trong giảng dạy thì trong quá trình vận dụng phương pháp này cũng có những khó khăn nhất định . Để vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua tình huống pháp luật ở Yên thành trong giảng dạy bài 2 thì yêu cầu người dạy và người học phải sưu tầm được nguồn tài liệu. Đối với bài 2 nguồn tài liệu khá phong phú và đa dạng nên việc sưu tầm cần phải chọn lọc. Việc sưu tầm tài liệu cũng mất thời gian đối với học sinh và giáo viên. Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được do không đúng trọng tâm bài học hoặc quá dài. Giáo viên phải đầu tư thời gian cập nhật các câu chuyện pháp luật mới nhất có tính thời sự liên quan đến nội dung bài học. Do đó việc đầu tư thời gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời gian là một khó khăn cho việc sử dụng phương pháp này. Học sinh quen với những phương pháp truyền thống : Thụ động, ỷ lại, chỉ nắm vấn đề khi được giáo viên cung cấp. Khả năng nắm, hiểu và giải thích một số khái niệm pháp luật là khó đối với các em ví dụ như khái niệm “tội phạm ” , “ trách nhiệm pháp lý”, “ hành vi hợp pháp”… nếu không có tình huống cụ thể, gần gũi để chứng minh. Đa số các em mới dừng lại ở mức độ ghi nhớ kiến thức sách giáo khoa. Sự hiểu biết về pháp luật của các em còn hạn chế. Nhiều em khi chưa học bài 2 được hỏi bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự khi vi phạm, các em đều khẳng định 18 tuổi và vi phạm kỷ luật không phải là vi phạm pháp luật dù các em đã được học nội dung này ở lớp 9. Mặt khác môn GDCD 12 nội dung liên quan đến pháp luật nên khá khô khan, đây không phải là môn thi đại học nên tâm lý học sinh ít quan tâm sâu sắc như các môn học khác, Chính vì một số học sinh có thái độ thờ ơ với môn học nên giáo viên gặp trở ngại rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để gây hứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực thì đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hết mình trong giờ dạy. Đây cũng là khó khăn chung của bộ môn. 2. “Khai thác hiệu quả tình huống pháp luật mang tính thời sự của Yên Thành trong giảng dạy bài 2 GDCD 12”. 2.1. Nguồn thông tin xây dựng câu chuyện tình huống pháp luật ở Yên Thành . 14
  15. Giáo viên khi giảng dạy bài 2 thực hiện pháp luật. Nguồn thông tin về câu chuyện pháp luật của địa phương để xây dựng tình huống phục vụ cho việc giảng khá dồi dào, đa dạng. Những thông tin rất đa dạng từ nhiều kênh, nhiều nguồn và nhiều chiều, vì vậy trong quá trình sưu tập các câu chuyện pháp luật phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải chính thống để cung cấp cho học sinh. Để sử dụng các câu chuyện pháp luật có hiệu quả để xây dựng tình huống tốt, đảm bảo độ chân thực của tình huống thì lấy “ Chất liệu ” từ địa phương Yên thành chủ yếu tập trung vào các nguồn sau: Thứ nhất: Từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan công an Yên thành, Tòa án nhân dân huyện Yên Thành. Thứ hai: Các phương tiện thông tin đại chúng Như Báo Nghệ An, báo công an Yên thành, truyền hình Nghệ An, truyền hình Yên thành, trung tâm văn hóa thông tin và truyền thông Yên Thành…Nguồn thông tin này vừa đa dạng, vừa đáp ứng yêu cầu thời sự của câu chuyện tình huống. Thông thường những vụ việc nêu trên báo chí là những tình huống có vấn đề do cuộc sống đặt ra. Điều qua trọng là giáo viên khi sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật cần nhìn thấy được vấn đề pháp lý được nêu ra trong một số vụ việc báo chí đưa tin và khai thác nội dung thông tin một cách hiệu quả. Đồng thời lưu ý những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng được nhìn qua “ lăng kính” chủ quan của người viết nên gây khó khăn nhất định cho khai thác câu chuyện tình huống. Vì vậy người giáo viên cần phải có những chỉnh sửa hợp lý cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài giảng. Thứ ba: Từ hoạt động thực tiễn của giáo viên và học sinh. Từ hoạt động, kinh nghiệm trong đời sống thực tiễn , ví dụ như tham gia giao thông, tham gia học tập và các hoạt động tại gia đình và địa phương cũng là nguồn thông tin phong phú và quan trọng về thực hiện pháp luật để giáo viên và học sinh vận dụng trong bài 2. 2.2. Quy trình sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành vào giảng dạy bài 2 GDCD12. Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống bằng cách trình chiếu, phô tô tình huống cho học sinh. GV cần mô tả kĩ tình huống, đặt câu hỏi mô tả kỹ vấn đề cần giải quyết. Ví dụ 1: Khi giảng dạy nội dung vi phạm hình sự mục 2c bài 2, giáo viên có thể đưa tình huống sau: Ngày 2/3 đại diện Công An huyện Yên thành tạm giữ nhóm đối tượng thực hiện 13 vụ cướp trên địa bàn huyện. Nhóm đối tượng gồm: Nguyến Bá Dũng sinh năm 1996, trú tại xóm 3 xã Liên Thành; Lê Văn Đức sinh năm 2001, trú tại xóm tám Công Thành và Lê Thị Hương sinh năm 1988 trú tại xóm Mỹ khánh, xã khánh thành. Qua đấu tranh cả ba đối tượng khai nhận cùng nhau thực hiện 13 vụ cướp giật dây chuyền, bông tai vàng và điện thoại di động trên địa bàn Yên thành từ tháng 10 năm 2019 đến nay. (Theo truyền hình nghệ An.vn ngày 02/03/2020) Câu Hỏi: 15
  16. + Theo em hành vi vi phạm trong tình huống trên Của Dũng, Đức, Hương có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? + Phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật của ba đối tượng trên ? + Hậu quả của hành vi này là gì? + Hành vi của 3 đối tượng này thuộc loại vi phạm pháp luật nào? Theo em trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu như thế nào ? Bước 2: Tổ chức phân tích tình huống . Thời gian: 5-7 phút. Các nhóm nghiên cứu tình huống, học sinh liệt kê các dữ liệu, sự kiện trong tình huống những vấn đề cần giải quyết. Bước 3: Tổ chức giải quyết tình huống Học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết tình huống.Học sinh đưa ra giải pháp để giải quyết tình huống và thư kí của nhóm ghi chép lại. Bước 4: Trình bày cách giải quyết tình huống. Các nhóm cử người đại diện trình bày cách giải quyết tình huống pháp luật của nhóm. Cả lớp lắng nghe đồng tình hoặc bổ sung ý kiến. Bước 5: Bài học rút ra từ tình huống pháp luật của địa phương. Giáo viên phân tích, bổ sung cùng cả lớp lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất từ đó gv hướng dẫn học sinh rút ra khái niệm. Ví dụ: Tình huống ở ví dụ 1 sau khi học sinh trình bày và bổ sung ý kiến Gv đưa ra kết luận. + Hành vi vi phạm trong tình huống trên Của Dũng, Đức, Hương là hành vi vi phạm pháp luật. + Dấu hiệu vi phạm pháp luật của ba đối tượng trên. + Là hành vi trái luật, cướp tài sản, đây là hành vi hành động xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.Cả 3 đối tượng đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật hình sự. Cả 3 đối tượng nhận thức cướp tài sản là sai, trái quy định pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện, lỗi cố ý. Với dấu hiệu trên cả 3 đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Do đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Sau khi làm rõ tình huống trên GV rút ra khái niệm hình sự và trách nhiệm hình sự. 2.3. Kinh nghiệm sử dụng các câu chuyện tình huống pháp luật mang tính thời sự của địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 Thực hiện pháp luật. Để khai thác có hiệu quả một số tình huống pháp luật của địa phương Yên Thành tôi đã áp dụng như sau : - Sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật ở Yên Thành để giới thiệu nội dung, dẫn dắt vào bài học. 16
  17. Việc đưa tình huống pháp luật của địa phương vào giới thiệu nội dung, dẫn dắt bài học là một việc làm có hiệu quả tạo cho học sinh bất ngờ và thu hút sự chú ý của các em. Ví dụ : Để giới thiệu tiết 1 bài 2 giáo viên sử dụng tình huống sau : Bước 1: GV chiếu tình huống tham gia giao thông do học sinh đóng vai thể hiện các lỗi vi phạm giao thông mà các em thường thấy của học sinh địa phương Yên Thành. Bước 2: GV yêu cầu học sinh theo dõi tình huống . Bước 3: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem? HS: trả lời. GV hỏi: Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện chở 3, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách võng là đúng hay sai? Vì sao? HS trả lời dự kiến : Hành vi trên là sai vì đều thực hiện không đúng quy định của pháp luật là đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện , cấm lạng lách đánh võng, chở quá số người quy định khi tham gia giao thông. GV dẫn dắt vào nội dung bài học. Vậy thế nào là thực hiện pháp luật? có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Đó là những hình thức nào? Các em cùng đi tìm hiểu nội dung của tiết học hôn nay bài 2: Thực hiện pháp luật. Hình thức sử dụng câu chuyện tình huống tình huống pháp luật ở Yên thành để dẫn dắt nội dung bài học là một cách làm hiệu quả , tránh được kiểu vào bài rập khuôn, công thức của giáo viên khi bắt đầu bài mới. Cách làm này tạo cho học sinh sự hứng thú cho các em khi nghiên cứu bài học mới. - Sử dụng một số câu chuyện tình huống pháp luật của Yên thành để dạy bài mới. GV sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ nội dung kiến thức là hình thức giáo viên sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật của địa phương có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lí luận để phân tích giảng giải tri thức cho học sinh. Sử dụng tình huống pháp luật ở Yên Thành để làm rõ nội dung mục 2 vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Giáo viên sử dụng câu chuyện pháp luật gây chấn động của địa phương diễn ra trên địa bàn các em sinh sống. Ví dụ 1: GV: Chiếu nội dung câu chuyện: Bà nội đẩy cháu ngã xuống đập. Do mâu thuẫn với con trai bà Phạm Thị H sinh năm 1953 trú tại Hậu Thành, Yên Thành đã nhẫn tâm sát hại cháu gái 11 tuổi. Chiều 3/11/2019 cháu Nguyễn Thị T ( sinh năm 2008 trú tại xã Hậu Thành cháu nội bà N ) đi xe đạp điện sang xóm khác dự sinh nhật một người bạn học Đến 16 giờ 30 phút bị cáo H gặp cháu nội, do mâu thuẫn từ trước với bố T nên bà H suy nghĩ “không trị cha thì trị con”. Lúc này bà H rủ T đến đập Bàu Ganh xóm Thọ Trà 17
  18. ( Hậu Thành) với lý do tắm rửa nhờ cháu H lau hộ. Do đang tức dận bố nên bà H đã đẩy cháu T ngã xuống nước và chết. Gv: Đặt câu hỏi. + Em có nhận xét gì về hành vi của bà H? + Những dấu hiệu nào giúp em xác định bà H vi phạm pháp luật? + Theo em thế nào là vi phạm pháp luật ? + Ở tình huống trên bà H phải chịu trách nhiệm pháp lý không? + Căn cứ vào đâu để xử phạt bà H? Xử phạt như thế nào? + Việc xử phạt đó có ý nghĩa gì? + Theo em trách nhiệm pháp lý là gì? Thảo luận tình huống làm rõ nội dung vi phạm hình sự mục 2C bài 2: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Ví dụ 2: Ngày 2/3 đại diện Công An huyện Yên thành tạm giữ nhóm đối tượng thực hiện 13 vụ cướp trên địa bàn huyện. Nhóm đối tượng gồm: Nguyến Bá Dũng sinh năm 1996, trú tại xóm 3 xã Liên Thành; Lê Văn Đức sinh năm 2001, trú tại xóm 8 Công Thành và Lê Thị Hương sinh năm 1988 trú tại xóm Mỹ khánh, xã Khánh Thành. Qua đấu tranh cả ba đối tượng khai nhận cùng nhau thực hiện 13 vụ cướp giật dây chuyền, bông tai vàng và điện thoại di động trên địa bàn Yên thành từ tháng 10 năm 2019 cho. (Theo truyền hình nghệ An.vn ngày 02/03/2020) GV: Đặt câu hỏi: + Theo em hành vi vi phạm trong tình huống trên của Dũng, Đức, Hương có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? + Phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật của ba đối tượng trên ? + Hậu quả của hành vi này là gì? + Hành vi của 3 đối tượng này thuộc loại vi phạm pháp luật nào? Theo em trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu như thế nào? + Trình bày hiểu biết của nhóm em về vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự? Ví dụ 3: Thảo luận tình huống làm rõ nội dung vi phạm hành chính mục 2c bài 2 18
  19. Ngày 3/8/2020 ông Nguyễn Cảnh Nam xã Xuân Thành, Yên Thành có đi làm thuê từ vùng dịch Đà Nẵng về và đến trạm y tế xã khai báo. Do sức khỏe chưa có biệu hiện gì và cho về cách ly tại nhà, đồng thời quán triệt các quy định và kí cam kết thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên đến ngày 8/8 ông Nam tụ tập uống rượu với 2 người cùng xóm thì bị chính quyền địa phương phát hiện và mời 3 công dân nói trên làm việc và ra quyết định xử phạt cảnh cáo. Ngày 14/8 ông Nam tiếp tục vi phạm, ông tự tiện ra khỏi nhà và đến khu vực chợ Gám để mua sắm.Trước những hành vi trên, UBND xã Xuân Thành đã xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cảnh Nam theo Nghị định 176/2013NĐ-CP ngày 14/3/2013 trong lĩnh vực y tế. (Trung tâm VHTT&Truyền thông Yên Thành đăng truyenhinhnghean.vn ngày 17/08/2020 ) Câu hỏi thảo luận: + Theo em hành vi trên của Ông Nam có vi phạm pháp luật không? + Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật nào ? + Trách nhiệm pháp lý mà ông Nam phải gánh chịu cho hành vi trên là gì? + Nêu hiểu biết của nhóm em về vi phạm hành chính ? Ví dụ 4: Thảo luận tình huống làm rõ nội dung vi phạm kỷ luật mục 2C bài 2 Bà Vũ Thị Linh công chức văn hóa xã hội xã Tăng Thành đã ghép người thân vào các hộ cận nghèo của xóm để trục lợi của nhà nước: Cụ thể bà Vũ Thị Linh đã đưa ông Nguyễn Văn Thắng(chồng) ghép vào hộ bà Hoàng thị Sen, đưa bà Phạm Thị Đoài (mẹ chồng) vào hộ anh Lê Văn Dũng trú cùng xóm1 là hộ cận nghèo. Mục đích của bà Linh đưa người thân ghép vào hộ cận nghèo khác để hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Ngày 10/6/2020UBND xã Tăng Thành đã có tờ trình số 53/TTr gửi UBND huyện Yên Thành đề nghị thi hành kỷ luật đối với bà Linh. (Theo báo dân tộc và phát triển ngày 23/06/2020) Câu hỏi thảo luận: + Theo em hành vi trên của bà Linh có vi phạm pháp luật không? + Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật nào ? + Trách nhiệm pháp lý mà bà Linh phải gánh chịu cho hành vi trên là gì? + Nêu hiểu biết của nhóm em về vi phạm kỷ luật? Việc sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành để làm rõ nội dung kiến thức của bài học sẽ giúp các em hình thành những năng lực pháp luật cần thiết, hình thành khả năng giải quyết tình huống pháp luật gắn với đời sống thực tiễn. - Sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành để củng cố bài 2. Đây là hình thức sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật ở Yên Thành sau khi kết thúc bài học. Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện tình huống có thật trong cuộc sống có nội dung phù hợp với bài học trong đó, nhấn mạnh đến những chi tiết thể hiện tri thức của bài học để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. 19
  20. Ví dụ: GV sử dụng tình huống sau để củng cố tiết 2 bài 2 và tiết 3 bài 2: Bài tập 1: Các em theo dõi tình huống sau và trả lời câu hỏi. 1. Ngày 20/2/2020 Công An huyện Yên Thành triệu tập ông Đào Văn T, xóm 6 xã Tăng Thành về trụ sở làm việc về nội dung đăng tải video không đúng sự thật trên mạng xã hội với nội dung: Người Trung Quốc tràn qua cửa khẩu Lạng Sơn. 2. Ngày 10/7/2020, thông tin từ phòng cảnh sát kinh tế (Công An Nghệ An) cho biết đơn vị vừa phá chuyên án, bắt giữ Nguyễn Hữu Khánh, huyện Yên Thành thu giữ 600 kg pháo nổ các loại. (Baonghean.vn ngày 10/7/2020) 3. Anh Nguyễn Văn C trú tại xóm 5 Lăng Thành có giấy chứng nhận tâm thần. Cuối tháng 5 năm 2018 anh C đi theo nhóm học sinh xem các hoạt động lễ hội do anh chị sinh viên tổ chức. Do không kiềm chế được hành vi anh C đã đập vỡ tivi 42 inch của nhà trường. 4. Do cần tiền chơi điện tử T (13 tuổi trú tại xóm X, xã Lăng Thành) đã bán chiếc xe đạp diện bố mua cho để đi học với giá 2 triệu đồng cho ông M thợ sửa xe trước cổng trường. khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, sau nhiều lần tra hỏi, bố T mới biết việc mua bán đó. Bố T đã tìm gặp ông M đã tìm gặp ông M đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 2 triệu đồng nhưng ông M không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và T là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe.   5.Với chiêu bài huy động tiền cho người cần đảo khế vay với lãi suất cao, nữ cán bộ Phạm Thị Thủy (SN1982), nhân viên Agribank huyện Yên Thành đã móc nối một đối tượng khác lừa đảo chiếm đoạt khoảng 5 tỷ đồng. (Báo 6.Nghean.vn ngày 21/8/2019) 6. Một số hộ dân kinh doanh trên quốc lộ 7B, quốc lộ 48E và đường nội thị Yên Thành lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Giáo viên: Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết. + Hậu quả của những hành vi này là gì? + Người thực hiện có mắc lỗi hay không? + Hành vi đó có trái với quy định của pháp luật hay không? stt Hành vi Hậu quả Lỗi Trái pháp luật Có Không Có Không 1 - Ông T đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội gây hoang mang cho người dân. 2 - Nguyễn Hữu Khánh buôn bán,vận chuyển 600kg pháo nổ. 3 - Anh C tâm thần đập ti vi của trường THPT A ở Yên Thành. 20
nguon tai.lieu . vn