Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU ™ ™™ ™  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM      Đề tài: DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN  CỦA VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG  PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT                   Lĩnh vực:                  Sinh học  Người thực hiện:                    Nguyễn Hữu Đàn                     Phạm Thị Bích Ngọc  Tổ chuyên môn:       Khoa học tự nhiên                             Năm thực hiện:        2020 ­ 2021             Điện thoại:     0382575978 ­ 0973174788 1
  2. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những khâu để nâng cao chất lượng học sinh THPT đó là việc   đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc hướng dẫn học sinh cách hệ  thống kiến thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong khi đó, việc học và   hiểu biết của học sinh còn mang tính chất thụ động chỉ dựa vào nội dung trong   sách giáo khoa nên hiệu quả  chưa cao. Chính vì vậy, giáo viên cần xây dựng  những chủ  đề  vừa đảm bảo tính hệ  thống, vừa mang tính chuyên sâu để  giúp  các em dễ dàng học tập và nghiên cứu. Đồng thời, cũng giúp giáo viên phát hiện   năng lực của từng học sinh để  nâng cao hiệu quả  giảng dạy bộ  môn Sinh học.   Nếu học sinh nắm vững kiến thức phần “ Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh   vật” Sinh học 10 giúp các em học tốt nhiều chủ đề khác. Từ thực tiễn dạy học   Sinh học hơn 20 năm trong nghề tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài sáng kiến kinh  nghiệm trên. Tác giả hy vọng sẽ  giúp các thầy, cô giáo và các em học sinh yêu  thích môn Sinh học, có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học. 1. Tổng quan. 1.1. Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu. Từ năm 2015 đến nay tác giả đã tự nghiên cứu, thu thập tài liệu, thông tin,  phát triển đề tài, áp dụng giảng dạy học sinh lớp 10 để  nâng cao hiệu quả học  tập cho học sinh.  1.2. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài đã áp dụng trong Trường THPT Quỳ Châu nói riêng và chia sẻ kinh  nghiệm cho GV Sinh học của các trường THPT Huyện Quỳ  Hợp và Trường  THPT Quế Phong nói chung. 2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp: Khái quát các nhận định độc lập, điều tra, tổng kết  kinh nghiệm GD, khảo nghiệm, thử nghiệm. 2
  3. Phần II. NỘI DUNG Chương 1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.1. Khái niệm năng lực người học Khái niệm năng lực (competency) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: ­ Năng lực là sự thành thạo, là khả năng thực hiện một công việc. ­ Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của các yếu tố  tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tinh thần trách  nhiệm. ­ Năng lực gắn liền với khả  năng hành động cho nên phát triển năng lực  chính là phát triển năng lực hành động. ­ Trong lĩnh vực nghề  sư  phạm, năng lực là khả  năng thực hiện có trách  nhiệm và hiệu quả  nhiệm vụ  nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ  sở  hiểu  biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động. Trong chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, khái niệm   năng lực được sử dụng như sau: 1.1.1. Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: Mục tiêu dạy   học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành. 1.1.2. Trong chương trình, những nội dung học tập và hành động cơ  bản được  liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực. 1.1.3. Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn. 1.1.4. Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức   độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung hoạt động và hành động dạy học về  mặt phương pháp. 1.1.5. Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình  huống. 1.1.6. Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng   chung cho công việc giáo dục và dạy học. 1.1.7. Mức độ  phát triển năng lực có thể  được xác định trong các chuẩn: đến  một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể phải đạt được những gì. 1.1.8. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức   kiến thức, kỹ  năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ  cá nhân… nhằm đáp  ứng hiệu quả  một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.   Năng lực thể  hiện sự  vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người   lao động, kiến thức và kỹ  năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá  nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. 3
  4. 1.1.9. Năng lực của người học là khả năng làm chủ  hệ thống tri thức, kỹ năng,   thái độ… và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí và thực hiện thành công  nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề  đặt ra cho họ trong cuộc  sống. 1.2. Phân biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực với dạy học  theo tiếp cận trang bị kiến thức. Dạy học định hướng phát triển năng lực, hay còn gọi là dạy học  định   hướng kết quả đầu ra, được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và   ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra  của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân  cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn   nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống   và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách   chủ  thể  của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung,  chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả  chất lượng đầu ra, có thể  coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học.   Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ  việc điều khiển “đầu vào” sang   điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm   năng lực được sử dụng như sau: ­ Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: Mục tiêu dạy   học được mô tả thông các năng lực cần hình thành. ­ Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ  bản được liên kết  với nhau nhằm hình thành các năng lực. ­ Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn… ­ Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức  độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động, hành động dạy học về  mặt phương pháp. ­ Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình   huống. Ví dụ  như  đọc một văn bản cụ  thể, nắm vững và vận dụng được các   phép tính cơ bản… ­ Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng   chung cho công việc giáo dục và dạy học. ­ Mức độ  phát triển năng lực có thể  được xác định trong các chuẩn: Đến  một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể phải đạt được những gì. 4
  5.  Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình dạy học theo tiếp  cận trang bị  kiến thức và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ  cho  chúng ta thấy ưu điểm của dạy học định hướng phát triển năng lực. Nội  Dạy học theo tiếp cận  Dạy học theo định hướng phát triển  dung kiến thức năng lực Mục  Mục tiêu dạy học được mô  Kết quả  học tập cần đạt được mô tả  tiêu  tả   không   chi   tiết   và   không  chi   tiết   và   có   thể   quan   sát,   đánh   giá  dạy  nhất   thiết   phải   quan   sát,  được, thể  hiện được mức độ  tiến bộ  học đánh giá được. của HS một cách liên tục. Việc lựa chọn nội dung dựa  Lựa   chọn   những   nội   dung   nhằm   đạt  Nội  vào   các   khoa   học   chuyên  được kết quả  đầu ra đã quy định, gắn  dung  môn, không gắn với các tình  với các tình huống thực tiễn. Chương  dạy  huống   thực   tiễn.   Nội   dung  trình   chỉ   quy   định   những   nội   dung  học được quy định chi tiết trong  chính, không quy định chi tiết. chương trình. ­ GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ  GV  là   người   truyền   thụ   tri  HS tự  lực và tích cực lĩnh hội tri thức.  Chú trọng sự  phát triển khả  năng giải  Phươn thức,   là   trung   tâm   của   quá  quyết vấn đề, khả năng giao tiếp… g   pháp  trình   dạy   học.   HS   tiếp   thu   dạy  thụ   động   những   tri   thức  ­   Chú   trọng   sử   dụng   các   quan   điểm,  học được quy định sẵn. phương pháp và kĩ thuật dạy học tích  cực; các PPDH thí nghiệm, thực hành. Tổ   chức   hình  thức   học   tập  đa   dạng,  Hình  Chủ  yếu dạy học lí thuyết  chú   ý   các   hoạt   động   xã   hội,   ngoại  thức  trên lớp học. khóa, nghiên cứu khoa học, hoạt động  dạy  trải   nghiệm,   đẩy   mạnh   ứng   dụng  học CNTT&TT trong dạy và học Đánh  Tiêu chí đánh giá được xây  Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu  giá   kết  dựng   chủ   yếu   dựa   trên   sự  ra,   có   tính   đến   sự   tiến   bộ   trong   quá  quả  ghi nhớ và tái hiện nội dung  trình học tập, chú trọng khả  năng vận  học  đã học. dụng trong các tình huống thực tiễn. tậ p   của  5
  6. người  học Để  hình thành và phát triển năng lực, cần xác định các thành phần và cấu  trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả  cấu trúc và các   thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động   được mô tả  là sự  kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn,   năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. ­Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả  năng thực hiện  các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một  cánh độc lập, có phương pháp và chính xác về  mặt chuyên môn. Nó được tiếp   nhận qua việc học nội dung ­ chuyên môn và chủ  yếu gắn với khả  năng nhận  thức và tâm lí vận động. Năng lực phương pháp (Methodical competency):  Là khả  năng đối với  ­ những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các  nhiệm vụ  và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp   chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là  những khả  năng tiếp nhận, xử  lí, đánh giá, truyền thụ  và trình bày tri thức. Nó   được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề. ­Năng lực xã hội (Social competency): Là khả  năng đạt được mục đích  trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như những nhiệm vụ khác  nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận  qua việc học giao tiếp. ­Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá  được cơ  hội phát triển cũng như  những giới hạn của cá nhân, phát triển năng  khiếu, xây dựng và thực hiện kế  hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm,  chuẩn giá trị  đạo đức và động cơ  chi phối các thái độ  và hành vi  ứng xử. Nó   được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư  duy và  hành động tự chịu trách nhiệm. Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể  cụ  thể  hóa trong từng lĩnh vực  chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp,  người ta cũng mô tả  các loại năng lực khác nhau. Ví dụ  năng lực của GV bao   gồm những nhóm cơ  bản sau: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực   chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển  năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri  thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã   hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan   hệ  chặt chẽ. Năng lực hành động được trên cơ  sở  có sự  kết hợp các năng lực  này. 6
  7. 1.3. Nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng  lực Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ  giới hạn   trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát   triển các lĩnh vực năng lực: Học nội dung  Học phương  Học giao tiếp –  Học tự trải  chuyên môn pháp­ chiến  xã hội nghiệm – đánh giá lược ­   Các   tri   thức  ­   Lập   kế   hoạch  ­ Làm việc trong  ­ Tự  đánh giá điểm  chuyên   môn   (các  học   tập,   kế  nhóm; mạnh, điểm yếu; khái   niệm,   phạm  hoạch làm việc  ­   Tạo   điều   kiện  ­   Xây   dựng   kế  trù,   quy   luật,   mối  ­   Các   phương  cho sự  hiểu biết  hoạch phát triển cá  quan hệ…) pháp   nhận   thức  về   phương   diện  nhân. ­   Các   kỹ   năng  chung:   thu   nhập,  xã hội. ­   Đánh   giá,   hình  chuyên môn. xử   lí,   đánh   giá,  ­   Học   cách   ứng  thành   các   chuẩn  ­   Ứng   dụng,   đánh  trình   bày   thông  xử,   tinh   thần  mực giá trị đạo đức  giá chuyên môn tin. trách nhiệm, khả  và văn hóa, lòng tự  ­   Các   phương  năng   giải   quyết  trọng… pháp chuyên môn xung đột. Năng lực chuyên  Năng lực  Năng lực xã hội Năng lực cá nhân môn phương pháp PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS  về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với  những tình huống của cuộc sống và nghề  nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí   tuệ  với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm,  đổi mới quan hệ GV ­ HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát   triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ  của các môn học, cần bổ  sung các chủ  đề  học tập phức hợp nhằm phát triển   năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả  học tập không  lấy việc kiểm tra khả  năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc  đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo   tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Tư  tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục   hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người có thể phát triển,   thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả  cuộc   đời. 7
  8. Điều này sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động GDPT,   từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá. Về phương pháp, quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động của  chính người học, tạo cơ hội hình thành và thể hiện kiến thức, kỹ năng, thái độ.  Phương pháp giáo dục mới sẽ  gắn bó với chuẩn mới. Chuẩn GDPT được xem  xét trên ba phương diện là phẩm chất, kỹ  năng học tập phổ  quát và kỹ  năng  thuộc các lĩnh vực học tập. Về  nội dung, giáo dục tích hợp được quán triệt, kết hợp với phân hóa sâu  dần để có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học,  chủ đề tự chọn, giúp HS có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị  tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề. Về  phẩm chất, gồm các tiêu chí: tình yêu gia đình, quê hương đất nước,   nhân ái, khoan dung, quan hệ thân thiện với con người và môi trường tự  nhiên,   trung thực trong học tập và trong các mối quan hệ, có trách nhiệm với bản thân,  gia đình, cộng đồng và xã hội, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó, chấp hành  pháp luật, nội quy, quy định nơi công cộng. Năng lực chung gồm 7 kỹ  năng: năng lực học tập chung, năng lực tư  duy,   năng lực thu thập (tìm kiếm, tổ chức, xử lí thông tin), năng lực phát hiện và giải  quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự  quản lí và phát  triển bản thân. Năng lực chuyên biệt gắn với các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học,   khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức  – giáo dục công dân, giáo dục thể chất. Với tiêu chuẩn mới, cách đánh giá  cũng thay đổi. Trong đánh giá truyền  thống, HS càng đạt được nhiều đơn vị  kiến thức, kĩ năng càng được coi là kết  quả cao hơn, trong khi đánh giá năng lực thì HS hoàn thành được nhiệm vụ càng  khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn, tức là kết quả đánh  giá phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ đã hoàn thành. Cụ  thể, bên cạnh việc thi cử, kiểm tra thì hệ  thống đánh giá mới có quan  sát, làm báo cáo, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập. 1.4. Vai trò của người giáo viên, nhà quản lí trong hoạt động dạy học theo   định hướng phát triển năng lực. Trong hoạt động dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực, GV là yếu  tố  quyết định hàng đầu. Sự  nhận thức đúng đắn, tinh thần trách nhiệm và sự  quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn HS học  tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người GV trong nhà trường. Tri thức của GV là điểm quan trọng trong công tác giáo dục. GV  ở  bất cứ  lớp học nào đều phải hội đủ  các điều kiện về  kiến thức, khả  năng giảng dạy,   lòng nhiệt thành và thân thiện. Bên cạnh đó, GV phải có kỹ năng tổ chức, hướng  8
  9. dẫn HS trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu   thập thông tin để phục vụ yêu cầu dạy học. GV phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kỹ  năng cần truyền đạt đến HS để thiết kế, dẫn dắt HS đi từ dễ đến khó, từ ít đến   nhiều. Tài nghệ của GV trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất   cứ  một lĩnh vực sáng tạo nào khác, thậm chí công tác này có thể  trở  thành một   hình thức sáng tạo nhất. Nếu người GV khéo léo phát huy tính tích cực, chủ  động của HS thì HS ­ đối tượng đang chịu tác động của giáo dục sẽ  trở  thành   chủ thể của giáo dục. Quá trình học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo   thói quen trí tuệ, kĩ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức   xử  lí thông tin. Thói quen học tập là quan trọng trong giáo dục trung cấp, cao   đẳng, đại học. Thực tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi theo thời gian, vì vậy  giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của HS để các em có năng lực tự học  suốt đời. GV hiện nay không còn là người truyền thụ  tri thức mà là người hướng  dẫn, hỗ trợ HS tìm chọn và xử lí thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được  xác định bằng sự độc quyền thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí   tuệ và sự từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt HS tự học, giúp người học  sẵn sàng tiếp thu khái niệm mới, tích cực thể  hiện tương tác, trải nghiệm…   tăng cường hứng thú, tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học. Trong quá trình dạy học trên lớp, GV có thể thực hiện theo trình tự: ­ Giúp học sinh nắm được mục tiêu, nhiệm vụ học tập. ­ HS tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập, khi gặp khó khăn mới trao đổi  với bạn (khi đó, nhóm học tập hình thành một cách tự  nhiên theo nhu cầu của  chính các em). ­ Các HS trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả,  cách làm của mình. ­ HS báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và thầy/cô giáo. ­ HS thực hiện nhiệm vụ học tập mới. Trong khi HS học, GV chọn vị trí thích hợp quan sát thái độ, cử chỉ, nét mặt  để phát hiện em nào gặp khó khăn để kịp thời có biện pháp giúp đỡ. Nếu nhiệm   vụ  học tập là vấn đề  khó đối với đa số  HS, GV mới hướng dẫn chung cho cả  lớp. Để  HS thuận lợi trong trao đổi, tương tác, việc kê bàn ghế  cần bố  trí phù   hợp, nên kê theo nhóm, HS ngồi đối diện với nhau. Với tư cách tổ chức dạy học như vậy, cách đánh giá HS cũng được chuyển  trọng tâm từ  đánh giá kết thúc, đánh giá tổng kết sang đánh giá quá trình, đánh   giá tiến trình, chuyển đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét. 9
  10. Việc đánh giá quá trình phát triển, đánh giá sự  tiến bộ  mới là sự  đánh giá   thiết thực và hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi HS. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân  HS, nhóm HS trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ  trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả  nhóm HS. Đồng thời GV còn quan sát từng học sinh để  kịp thời đưa ra những nhận  định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS. Từ đó, động viên,  khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy  ưu điểm và các tố  chất riêng,  sữa chữa khuyển điểm để ngày càng tiến bộ. 1.5. Đánh giá năng lực người học trong quá trình dạy học 1.5.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực người học Người có năng lực về  một lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủ  các dấu  hiệu cơ bản sau: ­ Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ  thống hoặc chuyên sâu về  lĩnh  vực hoạt động đó. Có khả năng tiến hành hoạt động đó có hiệu quả và đạt kết quả phù hợp  ­ với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức (phương pháp) thực  hiện hành động, lựa chọn được các giải pháp phù  hợp… và các  điều kiện,   phương tiện để đạt được mục đích). ­ Hành động có kết quả,  ứng phó linh hoạt, hiệu quả  trong những điều  kiện mới, không quen thuộc. 1.5.2. Đặc điểm của đánh giá năng lực người học Đánh giá năng lực người học có xu hướng tập trung vào các nhiệm vụ phức  tạp hoặc gắn với bối cảnh cụ thể. Nó cho phép người học chứng minh năng lực   của họ trong một bối cảnh giả lập “đính thực”. Theo Ormiston: “Đánh giá xác thực kết quả  học tập phản ánh các nhiệm   vụ  cụ  thể  và giải quyết những vấn đề  được yêu cầu trong thực tế, bên ngoài   nhà trường”. Ví dụ: Mười cô bạn học cũ gặp nhau trong bữa ăn tối. Khi chia tay, mỗi   người tặng lên má mỗi người khác nhau một nụ  hôn. Vậy có bao nhiêu nụ  hôn   tất cả?  (Gợi ý: A. 90; B. 100; C. 110;  D.120) Những đặc trưng của đánh giá năng lực người học là: ­ Yêu cầu người học phải kiến tạo một sản phẩm. ­ Đo lường cả quá trình thực hiện và cả sản phẩm của quá trình. 10
  11. ­ Trình bày một vấn đề  thực, trong thế giới thực, cho phép người học bộc  lộ khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. ­ Cho phép người học bộc lộ  quá trình học tập và tư  duy thông qua thực  hiện bài thi. 1.5.3. Các hình thức đánh giá năng lực người học ­ Sản phẩm: Bài luận, bài tâp lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học,  báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ  đề, băng ghi hình lại các hoạt  động, danh mục sách tham khảo, đánh giá của bạn học, tự  đánh giá của bản  thân… ­ Dự  án học tập: Dự  án thực hiện trong vài giờ  hoặc 1, 2 tuần, giáo viên   theo dõi quá trình người học thực hiện để  đánh giá khả năng tự tìm hiểu và thu  thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự  án; đánh giá   các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp   tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trình bày… ­ Trình diễn: Người học thực hiện một bài tập nghiên cứu, thu thập thông  tin, viết bài luận để  trình diễn; trình bày bằng lời trước những người quan tâm  và thể hiện khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong trình diễn. ­ Thực hiện (nhiệm vụ): Người học tiến hành thí nghiệm, đi khảo sát và  viết báo cáo về  kết quả  chuyến khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi thư  từ  với   các chuyên gia và viết bài luận từ  kết quả  nghiên cứu; ghi lại tiến trình phát  triển của một sự  vật, hiện tượng, tổ  chức một hoạt động (seminar, sinh hoạt   câu lạc bộ, thảo luận nhóm, hội thảo…) 1.5.4. Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực ­Bước 1: Xác định chuẩn – điều HS cần và có thể  thực hiện. Có các loại   chuẩn: + Chuẩn nội dung: Miêu tả những gì người học phải biết hoặc có thể làm  được trên cơ  sở  một đơn vị  nội dung của một môn học hoặc hai môn học gần  nhau. + Chuẩn quá trình: Miêu tả  những kĩ năng mà HS phải rèn luyện để  cải   thiện quá trình học tập – đó là những kĩ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các  môn học. (Ví dụ: HS có thể tìm được và đánh giá được những thông tin liên quan đến  môn học). + Chuẩn giá trị: Miêu tả  những phẩm chất mà HS cần rèn luyện trong quá  trình học tập. ­ Bước 2: Xác định nhiệm vụ. 11
  12. Nhiệm vụ  là một bài tập được thiết kế  đánh giá năng lực vận dụng kiến  thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong  thực tế. Các kiểu nhiệm vụ: + Câu hỏi – bài tập ngắn. + Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo thí nghiệm, báo cáo khoa học… ­ Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ. + Tiêu chí: Là những chỉ  báo/chỉ  số  mô tả  những dấu hiệu đặc trưng của  việc hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Một tiêu chí tốt phải đáp ứng các yêu cầu:  Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu;  Ngắn gọn;  Quan sát được;  Mô tả được hành vi. ­ Bước 4: Xây dựng thang điểm. + Thang điểm mô tả  hoặc đưa ra các chỉ  số  thực hiện, chỉ  từng mức độ  hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với các tiêu chí. + Có hai loại phiếu đánh giá: phiếu đánh giá định tính và phiếu đánh giá  định lượng:   Phiếu đánh giá định tính: Cho phép đánh giá thực hiện nhiệm vụ  nói  chung, không đi sâu vào từng chi tiết. Phiếu đánh giá này giúp GV chấm bài   nhanh, phù hợp với các kì đánh giá tổng kết.   Phiếu đánh giá định lượng: Chia nhiệm vụ  thành các bộ  phận tách rời   nhau. GV định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó. Phiếu đánh giá này   mất nhiều thời gian hơn vì phải phân tích từng kĩ năng, từng đặc trưng khác  nhau trong bài làm của HS nhưng lại cho phép thu được nhiều thông tin phản   hồi hơn phiếu đánh giá định tính. Chương 2. Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật ” Sinh  học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT.                         Chủ đề: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Chủ đề này bao gồm nội dung kiến thức thuộc bài 25, 26, 27, 28 của Chương  II. Phần ba. Sinh học 10 1. Mục tiêu chủ đề ­ Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. 12
  13. ­ Phân biệt được sự  sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy  liên tục và nuôi cấy không liên tục. ­ Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật. ­ Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. ­ Lấy được một số ví dụ về ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật để  giải thích   một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: thịt để lâu ở  nhiệt độ  bình thường bị  ôi thiu, hiện tượng dưa bị khú…) Phát triển các năng lực: Năng lực tìm tòi, khám phá tự  nhiên; năng lực vận   dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn; năng lực hợp tác. 2. Phương pháp dạy học ­ Dạy học dự án ­ Thực hành thí nghiệm, quan sát. ­ Dạy học hợp tác. ­ Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa. 3. Phương tiện dạy học Bánh mì để lâu ngày, váng nước ở ruộng lúa, nước dưa chua, dịch nấm men,   thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. 4. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu về vi sinh vật Rèn luyện kĩ năng huy động kiến thức, kĩ năng hợp tác và đọc tài liệu. Nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi Giáo viên đưa ra hình ảnh một lát bánh mì, một con cá tươi. Đặt ra một số câu  hỏi:  ­ Để  bánh mì và cá tươi sau 5 – 7 ngày trong điều kiện bình thường. Hiện   tượng gì sẽ xảy ra? ­ Theo em tại sao xảy ra hiện tượng đó? ­ Muốn bảo quản bánh mì, cá được lâu và an toàn cho sức khỏe, em có thể  dùng cách nào? Tại sao dùng cách đó? Học sinh: Thảo luận trước lớp, trình bày ý kiến. Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm 4 người hoặc nhóm 1 bàn học.  Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật? Vì sao (1) Trùng roi (2) Nấm men (3) Nấm rơm 13
  14. (4) Kiến (5) Vi khuẩn lan (6) Nấm mốc tương ­ Hãy kể thêm một số vi sinh vật mà em biết. ­ Hãy đọc thông tin sách giáo khoa Sinh học 10 (trang 88) và trả  lời câu hỏi:  Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật có đặc điểm gì? Tại sao nói vi sinh vật là một “thế  giới tí hon” vô cùng đa dạng và “đông dân số”?  Học sinh thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ.  Giáo viên kết luận, chính xác kiến thức. Hoạt động 2: Thực hành quan sát vi sinh vật Rèn luyện kĩ năng thực hành quan sát. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vật (một ít váng nước  ở  ruộng lúa, một mẩu bánh mì để trong 7 ngày nơi ẩm ướt, một ít nước dưa chua,   dịch nấm men…). Bước 2: Tiến hành quan sát ­ Giáo viên hướng dẫn quy trình quan sát. ­ Yêu cầu kĩ thuật: + Mẫu tiêu bản có lượng mẫu vừa đủ, không quá dày. + Thuốc nhuộm vừa đủ không làm che khuất mẫu vật. + Quan sát rõ được hình ảnh các vi sinh vật, với tiêu bản độc vật nguyên sinh  quan sát được sự chuyển động của chúng. + Nhận dạng và vẽ hình ảnh vi sinh vật, quan sát được vào vở. ­ Học sinh tiến hành quan sát theo vị trí được phân công ­ Giáo viên chiếu hình  ảnh một số  vi sinh vật, học sinh quan sát, đối chiếu  kết quả. Bước 3: Thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi   sinh vật Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng đọc tài liệu. Nhiệm vụ  1: Học sinh thảo luận nhóm 4 – 6 học sinh, đọc thông tin trong  sách giáo khoa và hoàn thành bảng sau: 14
  15. Hình thức chuyển hóa  vật   chất   và   năng  Hô hấp Hô hấp kị  Lên men lượng khí hiếu khí Tiêu chí Khái niệm Điều kiện xảy ra Chấp nhận e cuối cùng Sản phẩm tạo thành Nhiệm vụ 2: Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ Ở nhóm vi sinh vật dị dưỡng, để có nguồn cacbon cung cấp cho tế bào và cơ  thể,   chúng   phải   tiến   hành   hoạt   động   phân   giải   các   chất   hữu   cơ   (protein,  polisaccarit) trong muôi trường nuôi cấy. ­ Điền các từ khóa còn thiếu trong sơ đồ phân giải các chất sau đây        TẾ BÀO vi sinh vật              NH3 (nếu môi trường                                                            ? ? ? đủ cacbon)  Protein         mạch peptit ngắn           ….……                                       Axit hữu cơ (nếu môi                   trường thiếu                Giai đoạn? cacbon thừa nitơ)      Giai đoạn? ­ Tại sao quá trình phân giải protein cần được tiến hành qua 2 giai đoạn? Tên  gọi của 2 giai đoạn đó là gì? ­ Quá trình phân giải polisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ) có điểm gì giống và   khác với quá trình phân giải protein? ­ Hoàn thành bảng sau để phân biệt lên men rượu và lên men lactic. Đặc điểm so sánh Lên men rượu Lên men lactic Loại vi sinh vật Sản phẩm Nhận biết (mùi, vị) 15
  16. Số  phân tử  ATP thu được  từ 1 mol glucôzơ  Học sinh thảo luận hoàn thành nhiệm vụ  Giáo viên kết luận, chính xác kiến thức. Hoạt động 4: Luyện tập Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng phân tích, tổng   hợp. Câu 1: Khi có ánh sáng, giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên  môi trường với thành phần tính theo đơn vị g/l như sau:        (NH)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0 a) Môi trường trên thuộc loại môi trường nào? b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng như  thế  nào? Tại sao? c) Hãy nêu nguồn cacbon, nguồn năng lượng, nguồn nitơ của vi sinh vật này. Câu 2: Tại sao khi quả vải chín để 3 – 4 ngày có mùi chua? Câu 3: Bình nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày mở nắp có mùi  giống nhau không? Tại sao? Câu 4: Hãy kể tên một số loại thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng  vi sinh vật phân giải protein, vi sinh vật phân giải tinh bột. Hoạt động 5: Tìm hiểu sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Rèn luyện kĩ năng, quan sát thí nghiệm, kĩ năng tính toán, khái quát hóa kiến   thức. Nhiệm vụ 1: Học sinh quan sát một số thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn E. coli.  Sau đó kết hợp sử  dụng sách giáo khoa để  hoàn thành bài tập số  1 trong thời   gian 7 phút. Bài tập 1: Một tế bào vi khuẩn E. coli trong điều kiện thích hợp cứ  20 phút  phân chia 1 lần. ­ Xác định số tế bào của quần thể vi khuẩn theo bảng sau: Thời gian Số lần phân chia Số tế bào của quần thể vi khuẩn 0 phút 0 20 = 1 20 phút 40 phút 16
  17. 60 phút n ­ Số  tế  bào của quần thể  vi khuẩn qua các lần phân chia thay đổi theo quy   luật nào? ­ Nêu khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. ­ Thế nào gọi là “Thời gian thế hệ”? ­ Tốc độ  sinh trưởng nhanh của vi sinh vật có lợi gì đối với vi sinh vật và  được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn? Nhiệm vụ 2: Học sinh quan sát 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Vi khuẩn được nuôi trong một bình kín, trong suốt quá trình  nuôi không cho thêm bất cứ chất nào. Thí nghiệm 2: Vi khuẩn được nuôi trong một bình cầu có gắn với máy sục  khí oxi và thiết bị bổ sung chất dinh dưỡng. Hãy dự đoán kết quả nuôi vi khuẩn sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng. Vì sao có kết  quả như vậy? (Kết quả sau 1 tháng: Vi khuẩn ở bình 1 chết hết, bình 2 vẫn còn  sống) Học sinh kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để  hoàn thành  bài tập trong thời gian 10 phút Bài tập 2: Quan sát hình 25 sách giáo khoa (trang 100) ghép cột A với cột B   sao cho phù hợp. ( A) (B) Giai đoạn Số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn Pha tiềm phát  Số lượng tế bào trong quần thể giản dần.                                                                                                    Pha lũy thừa Số  lượng tế  bào trong quần thể  đạt đến cực đại  và không đổi. Pha cân bằng Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Pha suy vong Số   lượng   tế   bào   trong   quần   thể   tăng   lên   rất  nhanh. ­ Tại sao có sự  thay đổi số  lượng tế bào vi khuẩn qua từng giai đoạn? Làm   thế nào để không xảy ra pha suy vong? ­ Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục ? ­ Phân biệt nuôi cấy liên tục với nuôi cấy không liên tục . 17
  18. ­ Con người đã  ứng dụng 2 hình thức nuôi cấy vi khuẩn như  trên trong đời  sống như thế nào? Học sinh thảo luận nhóm, kết hợp sách giáo khoa để hoàn thành bài tập số 3,   thời gian 5 phút Bài tập 3: Ứng dụng thực tiễn a) Chọn đáp án Đúng / Sai trong câu sau: STT Nội Dung Đúng Sai 1 Nuôi cấy  không liên tục  dùng để  nuôi vi khuẩn  theo từng mẻ, trong một hệ thống kín. Sau mỗi mẻ  thu hoạch người ta lại nuôi mẻ vi sinh vật mới. 2 Nuôi cấy liên tục không thể nuôi vi khuẩn dài hạn.  3 Nuôi cấy  liên tục  dùng để  sản xuất sinh khối vi   sinh vật trên quy mô công nghiệp. b) Kể tên các loại thực phẩm, đồ uống, chế phẩm sinh học …. được tạo ra  nhờ các vi sinh vật rồi xếp chúng vào 2 cột sau:          Nuôi cấy không liên tục                     Nuôi cấy liên tục      ………………………………. ……………………………………….. Thông tin bổ sung: Nuôi cấy không liên tục còn gọi là nuôi cấy theo mẻ, trong một hệ  thống   kín. Sau mỗi mẻ  thu hoạch người ta lại nuôi mẻ  vi sinh vật mới, phương pháp này  có  ưu điểm là không cần thiết bị  phức tạp, dễ dàng áp dụng (quy mô gia đình,  trong công nghiệp) Khi muốn nuôi dài hạn để  thu lấy khối lượng vi sinh vật (Sản xuất sinh   khối) hoặc chế phẩm sinh học của chúng (Enzim, hoocmon, vacxin, chất kháng  sinh ….) thì phải dùng nuôi cấy liên tục, hình thức này có nhược điểm đòi hỏi  thiết bị phức tạp. 18
  19. Hoạt động 6: Tìm hiểu các hình thúc sinh sản của vi sinh vật  Rèn luyện kĩ năng đọc sách giáo khoa, kĩ năng phân tích, tổng hợp. Học sinh thảo luận nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi: ­ Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật khác nhau như thế nào? ­ Hãy đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 102 ­ 105, lập bảng để  phân   biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật hoặc sơ  đồ  khái quát các hình thức  sinh sản ở vi sinh vật. ­ Vì sao một số hộp thịt để  lâu ngày bị  phồng, bị  biến dạng? Từ đó hãy đề  xuất cho mọi người cách lựa chọn mua thức ăn dạng đồ hộp. Hoạt động 7: Tìm hiểu các yếu tố   ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi   sinh vật Rèn luyện kĩ năng đọc thông tin, kĩ năng hợp tác và tự học, kĩ năng vận dụng  kiến thức vào thực tiễn. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh theo nhóm nhỏ thực hiện từng nhiệm   vụ hoặc học sinh học theo trạm. Nhiệm vụ 1: Giáo viên chiếu hình ảnh thành phần các chất trong môi trường  nuôi cấy của một loại vi sinh vật. Môi trường tổng hợp dùng để nuôi cấy vi tảo Euglena: ­ Saccarôzơ – 30g; axitmalic – 1,04g; axit boric – 1,14g ­ Muối khoáng: KH2PO4 – 0,6g; MgSO4 – 0,8g; CaCO3 – 0,16g; (NH4)2CO3  ­ 0,72g; FeCL3 – 60mg; ZnSO4 – 6mg; CuSO4 – 5mg; (NH4)2MoO4­ 1,34mg; ­ Các axitamin: Axit glutamic – 6g; axit aspartic – 4 g; glycine – 5g; ­ Vitamin B1 – 12mg; ­ Nước 1000ml. Hãy đọc thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau: ­ Chất dinh dưỡng là gì? Vi sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những  nguồn nào? ­ Tại sao cần bổ  sung một số  nhất hữu cơ  với hàm lượng rất thấp (axit   amin, vitamin) cho những vi sinh vật này? ­ Các chất hữu cơ  với hàm lượng thấp đó được gọi là gì? Có thể  phân   loại vi sinh vật thành mấy nhóm dựa vào nhu cầu cần/không cần các chất hữu   cơ với hàm lượng thấp đó? Nhiệm vụ 2: Quan sát bảng các chất  ức chế sinh trưởng vi sinh vật (sách   giáo khoa trang 106) và cho biết: 19
  20. ­ Có những nhóm chất hóa học  ức chế vi sinh vật nào? (Chất hóa học ức  chế vi sinh vật nhìn chung được xếp vào 3 nhóm: Chất khử trùng, chất sát trùng,  chất kháng sinh) ­ Tại sao các chất hóa học này có thể  kìm hãm sinh trưởng thậm chí tiêu  diệt vi sinh vật? ­ Kể  thêm một số  chất khử  trùng, chất sát trùng, chất kháng sinh mà em   biết. Hãy phân biệt 3 loại chất này. Nêu cơ chế tác động của từng nhóm chất. ­ Muốn ăn món salat rau quả tươi, em có cách gì để rau quả thật sạch và  an toàn vệ sinh? ­ Xà phòng có phải là chất khử trùng, chất sát trùng hay không? vì sao? + Chất khử  trùng: Chất có hoạt tính rất mạnh, diệt tất cả  đối tượng vi   sinh vật (Nấm, vi khuẩn, bào tử) và gây tổn thương cho tế bào người, động vật + Chất sát trùng: Diệt phần lớn hoặc  ức chế vi sinh vật,  ở nồng độ  nhất  định không làm tổn thương tế bào người và động vật + Chất kháng sinh: Tiêu diệt chọn lọc vi sinh vật ngay cả ở nồng độ thấp.  Tuy nhiên cần lưu ý: Ranh giới giữa chất khử  trùng và chất sát trùng chỉ  mang   tính chất tương đối. Một hóa chất có thể là chất khử trùng hay chất sát trùng tùy  thuộc vào tính chất hóa học, nồng độ và thời gian tác dụng lên vi sinh vật. Ví dụ như dung dich cloramin: + 25%      ­> Chất khử trùng, phun xác động vật chết, xử lí rác + 1­3%   ­> Chất sát trùng, tẩy trùng đồ dùng của người mắc bệnh truyền  nhiễm + 0,5­1%  ­> Phun sát khuẩn buồng bệnh, nơi có ổ dịch bệnh. + 0,001%  ­> Thanh trùng nước sinh hoạt Nhiệm vụ  3: Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập 1  (phần in nghiêng là đáp án) Phiếu học tập 1 (Thời gian 10 phút) Yếu tố Cơ chế tác động lên vi sinh vật Ứng dụng 20
nguon tai.lieu . vn