Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: Chương trình tiếng Pháp ở Nghệ An, thực trạng và  giải pháp (La situation des classes bilingues de français à Nghe An  et des perspectives) TÁC GIẢ: LÊ VĂN KIÊN TỔ:  NGOẠI NGỮ Năm học 2020­2021 Page | 1 
  2. A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thế  giới mở  đang rất cần những con người có thể  sử  dụng thành thạo  một đến hai ngoại ngữ.  Ở  Việt Nam, tiếng Anh đang chiếm một vị  trí quan  trọng trong  giáo dục. Nhưng bên cạnh đó ngoại ngữ khác cũng đang được giảng   dạy và góp phần quan trọng trong sự  nghiệp  đào tạo nhân tài, nhân lực có  chuyên môn cao và sử  dụng tốt ngoại ngữ, đủ  khả  năng làm việc trong môi  trường quốc tế. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận vai trò và vị trí quan trọng  của Tiếng Anh trên toàn thế  giới. Tuy nhiên, với xu thế  toàn cầu hóa, thế  giới   mở, những môn ngoại ngữ  khác cũng cần được quan tâm đúng mức, có chiến  lược phát triển lâu dài và bền vững. Chính sách đa ngôn ngữ đang được Bộ GD   và ĐT triển khai và đưa vào chương trình giảng dạy như  (tiếng Pháp, tiếng  Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc…) trong chương trình NN1 và  NN2.  Trước năm 1954 tiếng Pháp được sử  dụng trong các trường Đại học, là  ngôn ngữ giao tiếp, làm việc và nghiên cứu của các nhà khoa học và trí thức. Sau  nhiều thăng trầm, từ sau 1975, ngôn ngữ của Voltaire được sử dụng rộng rãi cả  hai miền Nam­Bắc.  Ở Nghệ  An, nơi được coi là địa phương có số  lượng học   sinh học tiếng Pháp nhiều nhất cả  nước. Đặc biệt từ  năm 1994 chương trình  song ngữ  tiếng Pháp được chính thức đưa vào giảng dạy trong một số  trường   điểm trên địa bàn thành phố  và từ  đây, hàng năm, đóng góp rất nhiều học sinh  Pháp ngữ  vào trường chuyên Phan Bội Châu, rồi vào các trường Đại học lớn  trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, các lớp song ngữ đang mất dần học sinh,   từ 02 trường tiểu học, 02 trường cấp THCS dạy học ti ếng Pháp nay chỉ còn lại  mỗi cấp học một trường. Sỹ số học sinh, chất lượng học tiếng Pháp ngày càng  giảm. Vậy đâu là nguyên nhân của sụt giảm này? Thực trạng học tiếng Pháp  song ngữ  trên địa bàn như  thế  nào? Giải pháp cho những khó khăn mà các lớp  song ngữ đang gặp phải là gì? Bài viết này sẽ làm sáng tỏ các vấn đề trên đồng  thời gợi ý những giải pháp tích cực để  không chỉ  lấy lại vị  thế của tiếng Pháp   mà còn là gợi ý cho các cấp quản lý về  chiến lược phát triển tiếng Pháp nói   riêng và các ngoại ngữ khác nói chung trên địa bàn thành phố.  B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng các lớp song ngữ tiếng Pháp.  Theo số liệu của Bộ GDĐT (2019), cả nước hiện có 33/63 tỉnh/thành phố  có giảng dạy tiếng Pháp. Tổng số học sinh theo học ngoại ngữ này khoảng hơn   40.000 trong đó số  lượng học sinh học chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ  2   chiếm đại đa số  với khoảng 20.000 học sinh, tiếp đó là các học sinh chương   trình song ngữ  và tăng cường tiếng Pháp với khoảng 10.000 học sinh. Tổng số  giáo viên tiếng Pháp khoảng hơn 500, giáo viên Toán tiếng Pháp khoảng 30.   Nghệ An chính thức tham gia chương trình song ngữ từ 1994 với 02 trường tiểu   Page | 2 
  3. học Lê Lợi và Cửa Nam 1 (10 lớp), 02 trường THCS là Lê Lợi và Cửa Nam (8   lớp) với 2 lộ  trình: lộ  trình A (cursus A) dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp từ  lớp 1 đến hết lớp 12 và lộ  trình B (cursus B) triển khai dạy học tiếng Pháp từ  lớp 6 đến hết lớp 12. Cả  hai lộ  trình dạy học các môn: tiếng Pháp, Toán học,   Vật Lý bằng tiếng Pháp (các môn khoa học học từ  lớp 9). Sau khi tốt nghiệp   cấp THCS, học sinh song ngữ  tiếng Pháp phải trải qua kỳ  thi tốt nghiệp bằng   tiếng Pháp (03 môn thi bắt buộc bằng tiếng Pháp) và nếu đậu, học sinh sẽ được   đăng ký vào trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Lớp tiếng Pháp hệ song ngữ  đã từng là mong muốn của nhiều phụ huynh và học sinh khi hàng năm hồ sơ xin  thi tuyển vào lớp 1 những năm đầu là khoảng 500 hồ sơ trong khi đó chỉ lấy 60  em với 02 lớp mỗi trường. Học sinh song ngữ được tuyển chọn trên toàn địa bàn  thành phố và trải qua kỳ thi tuyển theo chuẩn của nền giáo dục Cộng hòa Pháp.  Các lớp song ngữ  tiếng Pháp đã từng là các lớp điểm, lớp mẫu của toàn thành   phố  khi lần đầu tiên áp dụng dạy ngoại ngữ  từ  lớp 1 với chương trình mang   tầm quốc tế. Với số lượng ít và có tuyển chọn, đặc biệt các lớp song ngữ được   phía cộng đồng Pháp ngữ tài trợ (trợ cấp lương cho giáo viên, phòng máy, thiết  bị nghe nhìn, sách giáo khoa…) và sự xã hội hóa tích cực từ phụ huynh (chuyên   bán trú…), nên các lớp này luôn là lựa chọn số một của những gia đình khá giả  cũng như có dự định du học sau này. Tuy nhiên, sau khi chương trình song ngữ tiếng Pháp không được nhận sự  hỗ trợ từ cộng đồng Pháp ngữ và sau khi chương trình chính thức được chuyển  giao sang cho phía Việt Nam (2006) số  trường tham gia chương trình trên cả  nước không ngừng giảm. Nghệ  An cũng không phải ngoại lệ  khi trường Tiểu   học Cửa Nam 1 giảm dần số lớp học và dẫn đến trường THCS Cửa Nam cũng  mất đi lớp tiếng Pháp. Hiện nay chỉ có 01 trường Tiểu học Lê Lợi và 01 trường   THCS Lê lợi tiếp tục chương trình với sỹ số học sinh ngày càng giảm, đặc biệt   khi lên đến cấp THPT. Mỗi năm thi vào trường chuyên Phan Bội Châu, sỹ số thí  sinh thậm chí dưới 30 em. Hơn thế nữa chất lượng học sinh song ngữ cũng đang  đi xuống và đáng báo động.      2. Nguyên nhân.  Để  làm sáng tỏ  những nguyên nhân khách quan và chủ  quan, trực tiếp và  gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chương trình tiếng Pháp song ngữ,   quyết định thành công hay thất bại của chương trình trên qui mô toàn Tỉnh, bài  viết này dựa trên những kiến thức khoa học và những nghiên cứu mang tính  khoa học trực tiếp trên đối tượng học sinh, gia đình, nhà trường và khu dân cư  nơi trường đặt dự  án song ngữ. Ba khái niệm sẽ  giúp chứng minh nguyên nhân  sụt giảm sĩ số học sinh song ngữ, giảm chất lượng học tiếng Pháp trong các lớp  song ngữ được lựa chọn gồm: “vốn văn hóa” (capital culturel), “hiệu ứng trường  học” (effet d’établissement), “chiến lược” (stratégie).  Page | 3 
  4. Vốn văn hóa (capital culturel).  Khái niệm “vốn văn hóa” (capital culturel), theo giáo sư  Pierre Bourdieu   (1930­2002), được dùng để chứng minh sự bất bình đẳng trong trường học dựa  trên tầng lớp xã hội của từng cá nhân. Cũng theo Bourdieu, “vốn văn hóa” là  tổng thể những nguồn lực văn hóa của một cá nhân. Nguồn lực đó có thể được  chia ra thành ba dạng: nguồn lực nội sinh (incorporé) bao gồm những kiến thức,   kỹ  năng, năng lực …, nguồn lực ngoại sinh (objectivé) gồm những tư  liệu văn  hóa như sách vở, thiết bị nghe nhìn… và nguồn thể chế hóa (institutionnalisé) là  những chứng chỉ bằng cấp, trình độ  chuyên môn.  Nguồn lực nội sinh là những   khả năng, kiến thức tự hình thành trong mỗi bản thân trong một quá trình dài và   thường mang tính di truyền, không phụ  thuộc vào qúa trình học tập, rèn luyện   của người đó. Quá trình đó thường diễn ra một cách âm thầm, vô hình và tự  nhiên. Chính vì vậy, môi trường gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng,  ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một học sinh. Những ảnh hưởng đó được   hình thành hàng ngày qua lời nói, cử  chỉ, hành động, cách cư  xử  của bố  mẹ,   người thân đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Bourdieu gọi đây là “ngôn  ngữ  chuẩn mực” (langage légitime) mà học sinh xuất thân từ  giai cấp xã hội  khác nhau sẽ được thừa hưởng một cách không công bằng khi giai cấp thấp hơn   thường không có được ngôn ngữ  chuẩn mực trong môi trường gia đình hàng   ngày. Mà chính ngôn ngữ hàng ngày đó đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ngôn   ngữ học đường của mỗi học sinh. Gia đình là trường học đầu tiên của học sinh,  ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của học sinh.  Nếu nguồn lực nội sinh là di truyền hay tích lũy từ môi trường gia đình thì  nguồn lực ngoại sinh cũng đến từ gia đình qua việc đầu tư giáo dục như trang bị  cho con cái tư liệu văn hóa cần thiết như sách vở, bút mực, tài liệu nghe nhìn, từ  điển…bảo đảm điều kiện đầy đủ, thậm chí tốt nhất cho việc học tập của con   cái. Bên cạnh đó việc dẫn con đi xem phim, kịch, xem ca nhạc, đến những địa  chỉ  văn hóa lịch sử  góp phần quan trọng để  con tích lũy kiến thức văn hóa cần  thiết. Nguồn lực ngoại sinh này sẽ gắn bó chặt chẽ với vốn tài chính, tuy nhiên  nếu chỉ  vốn tài chính không là chưa đủ. Vì vậy trình độ  văn hóa của cha mẹ  (nguồn lực thể chế hóa) cho phép họ theo dõi, đồng hành và hỗ trợ con cái trong  quá trình học tập. Bố  mẹ  được đào tạo sẽ  biết cách sử  dụng tài chính hợp lý  nhất trong việc lựa chọn trang bị tư liệu văn hóa phù hợp, đồng thời có thể cùng  con khai thác nguồn tư liệu văn hóa đó. Một đứa trẻ  sinh ra trong một gia đình   có trình độ văn hóa cao sẽ thường xuyên tiếp xúc với sách vở trong khi một đứa  trẻ  khác sinh ra trong một gia đình nông dân thường quen hơn với cày, cuốc,   ruộng vườn. Một đứa trẻ  xuất thân từ  gia đình khá giả  sẽ  được thụ  hưởng  những công nghệ  hiện đại, một đứa trẻ  khác lớn lên trong một gia đình công  nhân, thợ thủ công thì chỉ quen với tournevis, cưa xẻ, dùi đục…   Rõ ràng là hai   Page | 4 
  5. nguồn lực quan trọng này sẽ  là sự  bất bình đẳng giữa những gia đình  ở  nông   thôn với những gia đình ở thành thị, những gia đình tầng lớp tri thức và gia đình  gia cấp xã hội thấp hơn. Từ đó sẽ  có sự  bất bình đẳng trong quá trình học tập   và thành công trong giáo dục của mỗi học sinh.  Chiến lược (stratégie). Nhiều nhà khao học giải thích sự  bất bình đẳng giáo dục chủ  yếu dựa   trên khái niệm “vốn văn hóa”, tuy nhiên nhiều nhà khoa học khác lại chọn khái   niệm “chiến lược”. Khái niệm này, với nghĩa sơ khai trong tất cả các ngôn ngữ,  trong đó có ngôn ngữ  tiếng Việt, đều được sử  dụng trong chiến tranh. Theo từ  điển tiếng Việt, “chiến lược là kế  hoạch và sách lược toàn cục chỉ  đạo chiến  tranh”.   Còn   theo   wikipedia   “Chiến   lược” là   một   từ   có   nguồn   gốc   từ   lĩnh  vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc  chiến tranh. Có  nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành  động, kế  hoạch hành động được thiết kế  để  đạt được một mục tiêu cụ  thể, là  tổng hợp những mục tiêu dài hạn và những biện pháp, cách thức, con đường đạt   đến những mục tiêu đó.  Tuy nhiên khái niệm “chiến lược” nay được dùng rộng rãi trong nhiều  lĩnh  vực   như  kinh  tế,  thương  mại  và  giáo   dục.  Theo  Minzberg,   Ahstrand  et  Lampel, chiến lược (stratégie) là những hoạch định của các nhà quản lý nhằm  đến việc đạt được những kết quả như mong muốn dựa trên những nhiệm vụ cụ  thể, những mục tiêu cụ  thể  và mang tính lâu dài. Rõ ràng là chiến lược là một  khái niệm bao gồm các hoạch định, hành động, phương pháp, nguồn lực ...được   xây dựng lâu dài để đạt được một hoặc nhiều mục đích trong tương lai. Khi nói   đến chiến lược, Minzberg đã đưa năm từ  bắt đầu bằng chữ  «  P » trong đó có  « plan » (hoạch định), « perspective » (tương lai).   Trong giáo dục, Bộ giáo dục  và đào tạo cũng đã đề  cập đến chiến lược  phát triển giáo dục của Quốc gia,   của Tỉnh, của từng địa phương và từng trường học tùy theo nhiệm vụ riêng của  mình để áp dụng những chiến lược giáo dục phù hợp. Từ đó mỗi gia đình cũng  sẽ  có một chiến lược riêng cho mình trong định hướng và đầu tư  giáo dục cho  con mình.  Pierre Bourdieu cũng khẳng định rằng « các chiến lược phụ thuộc vào vốn  kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội». Chia sẻ vấn đề chiến lược trong giáo dục,   Bourdon cũng khẳng định rằng « người học đến từ  thành phần gia đình khác  nhau sẽ  không có những định hướng học tập giống nhau  ». Ông cũng nói thêm  rằng, « chiến lược của mỗi cá nhân sẽ khác nhau dựa trên tầng lớp xã hội khác   nhau ».  Rõ ràng là mục đích của một chiến lược không chỉ là một kết quả gần  như  ngay lập tức mà là mục tiêu lâu dài. Nếu chiến lược của mỗi cá nhân phụ  thuộc vào chính cách ứng xử của chính mình, phụ thuộc vào các nguồn lực của   mình có (nguồn lực nội sinh, ngoại sinh...) thì chiến lược của một tổ chức phải   đề cao tính hợp tác, tính liên kết của tất cả các nhân tố cùng nhau hành động vì  Page | 5 
  6. những mục tiêu chung đồng thời là những mục đích riêng của mỗi cá nhân dựa  trên những kế hoạch hành động cụ thể đã được xác định trước.  Hiệu ứng trường học (effet établissement).  Khái niệm « hiệu  ứng trường học » là một khái niệm mới trong lĩnh vực  giáo dục tại Việt Nam, tuy nhiên, việc lựa chọn trường học của bố  mẹ  phụ  huynh học sinh lại là một hiện tượng không mang tính thời sự  nữa. Từ  rất lâu  rồi, trước khi gửi con vào một trường học nào đó, nếu như  có sự  lựa chọn, bố  mẹ thường quan tâm đến một số tiêu chí như là chất lượng giảng dạy, kết quả  đào tạo của học sinh, vị  trí xếp hạng của trường ... Chính vì thế, khái niệm  « chạy trường »  ở  Việt Nam luôn được nhắc nhiều trên các diễn đàn, trên mọi   phương tiện thông tin trước mỗi năm học mới. Theo Demailly, khái niệm «  hiệu  ứng trường học » chỉ ra « sự khác biệt hóa của một số hoạt động của hệ thống   trường học dựa trên những tính chất riêng biệt của từng trường ». Điều đó có  nghĩa là, để  phân tích một trường học nào đó, cần phải dựa trên nhiều yếu tố  khác nhau : «cơ cấu xã hội và giáo dục của nhà trường, vị trí xếp hạng của nhà  trường, đội ngũ giáo viên và người đứng đầu của trường đó ». Những đặc điểm  quan trọng này sẽ  là những dấu hiệu cần thiết để  phân biệt trường này với  trường khác.  Rõ ràng là thành công trong giáo dục không chỉ  quyết định bởi chính bản   thân người học với sự đầu tư  văn hóa, chiến lược phát triển giáo dục của mỗi   gia đình, của mỗi cá nhân học sinh, mà sự  thành công đó phụ  thuộc rất nhiều  vào cơ cấu xã hội, giáo dục của một trường học. Các trường học nằm trong khu   phố  có tầng lớp xã hội khá giả  sẽ  có nhiều lợi thế  hơn với những trường chỉ  đón con em của tầng lớp dân thường. Qủa vậy, « văn hóa cao quý cũng có khu  phố riêng của nó » (Pierre Bourdieu, 1966, trang 327). Mặt khác, vị thứ xếp hạng  của một trường học sẽ là một tiêu chí quan trọng quyết định sự lựa chọn trường  của cha mẹ học sinh. Bởi đây là một dấu hiệu tường minh, kết quả chính thống  về  chất lượng giáo dục của một trường học được công bố  rộng rãi. Chính vì  vậy, những trường có vị trí cao trong bảng xếp hạng thường là sự  lựa chọn ưu   tiên của phụ huynh, học sinh. Hơn nữa, những gia đình khá giả, gia đình tri thức  thường có xu hướng chọn trường cho con mình hơn so với những gia đình khác.  Khi càng nhiều gia đình khá giả  lựa chọn, thì cơ  cấu xã hội, giáo dục của   trường đó rất tốt. Từ đó, chất lượng giáo dục càng được nâng cao.  Khi giải thích cho những khó khăn mà chương trình song ngữ tiếng Pháp ở  Nghệ An, chúng tôi cần phải đề cập đến mọi yếu tố liên quan khi đi sâu nghiên  cứu dựa trên ba khái niệm « vốn văn hóa », « chiến lược » và « hiệu ứng trường  học ». Và từ ba khái niệm này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những nguyên nhân   Page | 6 
  7. trực tiếp và gián tiếp  ảnh hưởng đến chất lượng và số  lượng của các lớp song   ngữ tiếng Pháp.      2.1. Thực tế khách quan: Tiếng Pháp trải qua nhiều thăng trầm không chỉ   ở  Nghệ  An và trên cả  nước. Sau những năm 2000, số lượng các lớp tiếng Pháp trên cả nước giảm dần  theo từng năm. Chỉ tính riêng từ năm học 2011­2012 đến năm học 2012­2013 tại   Nghệ an, số lượng trường có tiếng Pháp (bao gồm cả tiếng Pháp NN1, NN2 và  song ngữ) giảm 07 trường trong 1 năm với hơn 2000 học sinh. Đặc biệt sau năm   học 2014­2015, chỉ  còn lại chương trình song ngữ  trên cả  Tỉnh. Đây là một sự  thật không thể  phủ  nhận và cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp  ảnh   hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hệ song ngữ. Sự “xóa tên” các lớp tiếng  Pháp khác trên địa bàn toàn tỉnh kéo theo một xu hướng tiêu cực khi phụ  huynh   và học sinh chạy theo phong trào và chuyển hướng sang lựa chọn tiếng Anh. Hai   trường cấp 1,2 Cửa Nam và Lê Lợi tham gia chương trình song ngữ  cùng nhau  vào cùng thời điểm (1994). Tuy nhiên, hiện nay chỉ có trường tiểu học và THCS   Lê Lợi đang tiếp tục chương trình mặc dù số lượng lớp, số lượng học sinh ngày  càng giảm.      Bảng 1. Dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2011­2012 tại Nghệ  An.  Số trường Số lớp Số giáo viên Số học sinh Tiếng Pháp song ngữ 5 19 11 468 Tiếng pháp chuyên Tiếng Pháp ngoại ngữ 2 5 17 5 460 Tiếng Pháp ngoại ngữ 1 17 111 46 4230 Tổng 27 147 62 5158 Bảng 2. Dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2012­2013 tại Nghệ  An.  Số trường Số lớp Số giáo viên Số   học  sinh Tiếng Pháp song ngữ 5 18 12 457 Tiếng Pháp chuyên Tiếng Pháp ngoại ngữ 2 1 3 1 90 Page | 7 
  8. Tiếng Pháp ngoại ngữ 1 13 60 26 2410 Tổng 20 84 43 3008 Số liệu do Sở GD và ĐT cung cấp 2.2. Đối với phụ huynh học sinh: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong định hướng, giúp đỡ học sinh trong  quá trình học tập. Đặc biệt từ  cấp tiểu học, gia đình đóng vai trò quyết định   trong việc lựa chọn trường, định hướng học tập, đầu tư  và giúp đỡ  học sinh  trong quá trình học tập. Gia đình được xem như là trường học đầu tiên và là nơi  tạo nên nguồn lực ngoại sinh (objectivé) giúp cho học sinh tích lũy vốn văn hóa   của mình.    “vốn văn hóa” của gia đình là yếu tố quan trọng quyết định đến sự  thành công trong học tập của mỗi học sinh. Vì vậy khi đánh giá về  một trường  học, chúng ta cần nghiên cứu cơ  cấu xã hội của trường đó, đặc biệt là cha mẹ  học sinh, khi làm sáng tỏ  các đặc điểm xã hội, nguồn lực kinh tế, nhu cầu giáo  dục của từng gia đình liên quan đến học tập và giáo dục con cái. “Học sinh đến   từ   gia   đình   càng   khá   giả,   thì   tiến   bộ   trong   học   tập   càng   rõ   ràng”   (Pascal   PRESSOUX, 1995). Rõ ràng là một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình khá giả sẽ  được thừa hưởng vốn văn hóa và kinh tế  của gia đình và thường được định   hướng tốt từ bố mẹ, những người nói chung có trình độ văn hóa cao và một tầm  nhìn xa hơn những gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn. Hơn nữa, những gia đình  thuộc tầng lớp cao hơn có xu hướng mong muốn con cái học tập cao hơn, đi xa   hơn so với những gia đình thuộc tầng lớp thấp, những người mà đòi hỏi con  mình trong học tập là không cao. Vì một phần là do nguồn lực kinh tế chưa đủ  để có thể định hướng học tập xa hơn, cao hơn; phần khác là do họ có thể cũng  chưa có tầm nhìn đủ  xa để  định hướng sớm và lâu dài cho con mình trong quá  trình học tập.       Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tầng lớp xã hội và   kết quả  học tập của con cái. Khi nói đến bất bình  đẳng trong trường học,   Bourdieu nhấn mạnh đến vốn văn hóa của học sinh và phụ  huynh. Mặt khác,  khái niệm “chiến lược” gia đình, phụ  thuộc nhiều vào nguồn lực kinh tế, vốn  văn hóa và vốn xã hội, phải được xem xét nghiêm túc khi nó có mối liên hệ chặt   chẽ với những lựa chọn học tập của gia đình học sinh cũng như  của chính học   sinh. Những chiến lược này, theo chúng tôi, được hiểu theo hai loại: chiến lực   bên trong và chiến lược bên ngoài. Chiến lược bên trong bởi vì chính gia đình,   học sinh, tùy theo trình độ học vấn và vị trí xã hội, sẽ có những chiến lược riêng  của của mình trong sự  lựa chọn trường, định hướng học tập và trong quá trình  Page | 8 
  9. học tập. Chiến lược bên ngoài là vì xã hội không ngừng phát triển, nhu c ầu xã  hội thay đổi, thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải; tất cả vấn đề này đòi hỏi gia   đình phải có những tính toán, suy nghĩ kỹ  trước khi chọn trường cho con. Nếu   như  gia đình khó khăn thường gần như  không có chiến lược nào bởi vì điều  quan trọng đối với họ  là nỗi lo cuộc sống hàng ngày khi bố  mẹ  phải lao động   vất vả  để  kiếm sống. Hơn nữa, trình độ  hiểu biết của họ  hạn chế, khái niệm   “chiến lược” dừng như không tồn tại trong suy nghĩ của họ,  điều đó có nghĩa là  sự lựa chọn trường học cho con hay đầu tư giáo dục là không thể. Trong khi đó,  những gia đình khá giả, kinh tế vững, có trình độ  văn hóa cao, hiểu biết xã hội   rộng, sẽ luôn quan tâm đến năng lực học tập và bằng cấp khi định hướng từ rất   sớm con mình đến học những ngôi trường có chất lượng, hướng đến học cao   hơn và xa hơn nữa là nghề  nghiệp trong tương lai. Quả  vậy, khi nói đến bất  bình đẳng giáo dục, nếu Bourdieu xem trọng tầng lớp xã hội, thì Boudon lại   khẳng định “bất bình đẳng xã hội  ở  trường học là kết quả  của việc áp dụng   những chiến lược khác nhau của từng gia đình thùy theo định hướng học tập   của họ”. Boudon cũng khẳng định rằng mỗi một lựa chọn (học ngoại ngữ nào,  môn học tự chọn nào ...) là kết quả của những chiến lược cá nhân dựa trên tầng   lớp xã hội của họ.             Chúng tôi đã thực hiện của khảo sát bố mẹ học sinh hai trường THCS C1   và THCS C2 và thấy rằng trình độ  học vẫn của hai đối tượng khác nhau.  Ở  trường C1 25% bố  mẹ  là cán bộ  công chức, 67,1% buôn bán và chỉ  có 7% làm   nghề khác hoặc thất nghiệp. Trong khi đó ở trường C2, số lượng bố mẹ là công  chức là 28,5%, buôn bán là 42,8% (buôn bán nhỏ ở chợ) và số còn lại là 28,5%.   (xem phụ lục). Điều đó có nghĩa là trình độ của bố mẹ của hai trường khá khác  nhau. Cần phải nói thêm rằng trình độ học vấn của bố mẹ (đặc biệt là mẹ) ảnh  hưởng rất lớn đến học tập của học sinh (vì theo điều tra, giúp đỡ  con cái học  tập  ở  nhà thường là mẹ). Trên thực tế, bố  mẹ  không có bằng cấp hoặc bằng   cấp thấp của trường C2 chiếm 90% trong khi đó con số  này là 64%  ở  trường  C1. Vì thế, chũng tôi cũng đã đặt câu hỏi liên quan đến việc hỗ  trợ  học tập  ở  nhà của bố mẹ.  Ở trường C1 34,21% mẹ giúp đỡ  con làm bài tập về  nhà trong   khi đó chỉ  có 5% mẹ  có đồng hành cùng con trong học tập và 90% học sinh   không nhận được sự hỗ trợ nào của bố mẹ ở nhà ở học sinh trường C2; con số  này là chỉ chiếm 9% ở trường C1.  Sự  lựa chọn trường học của phụ huynh, học sinh dựa vào nhiều yếu tố,  trong   đó   yếu   tố   “Hiệu   ứng   trường   học”   mang   tính   quyết   định.   Cũng   theo  Demailly, đánh giá một trường học cũng cần dựa trên “vị  trí xếp hạng của   trường, đội ngũ giáo viên, người lãnh đạo”. Vì thế, trường có vị  thứ  xếp hạng   cao, đội ngũ giáo viên tốt, hiệu trưởng năng động…sẽ  thu hút được nhiều gia  đình học sinh có định hướng, có đầu tư  trong khi những gia đình khó khăn hơn  thường chấp nhận qui định tuyển sinh chung. Vì vậy những trường có chất   lượng tốt, thứ  hạng cao thì thường thừa hưởng đối tượng phụ  huynh có tầng   lớp xã hội cao hơn, có nguồn lực kinh tế và vốn văn hóa tốt hơn, có chiến lược   Page | 9 
  10. phát triển giáo dục cho con dài hạn và rõ ràng hơn …Nói cách khác khi đưa một  chương trình giáo dục mới vào như  chương trình song ngữ  tiếng Pháp chẳng   hạn, thì điều quan trọng phải lựa chọn trường học hội đủ các tiêu chí như có cơ  cấu xã hội có trình độ văn hóa cao, có nguồn lực kinh tế vững và có chiến lược   phát triển lâu dài và bền vững. Hơn nữa, khi lựa chọn tiếng Pháp song ngữ  thì   gia đình phụ huynh thường có định hướng du học sau này, hoặc ít nhất cũng theo  học những trường đại học có chất lượng trong nước. Vì mục đích của chương  trình này là đào tạo thế  hệ  trẻ  Nghệ  An, đặc biệt thành phố  Vinh, có trình độ  ngoại ngữ  cao, đủ  sức tiếp tục học nâng cao ở  nước ngoài và trở  thành những   công dân toàn cầu trong tương lai. Những gia đình đủ  hiểu biết, đủ  nguồn lực  kinh tế mới có thể thực hiện được mục đích và định hướng của chương trình.          2.3. Đối với các Trường tham gia chương trình song ngữ :   Việc lựa chọn chương trình song ngữ là quyết định của Tỉnh, của Sở giáo  dục với sự đồng ý của Hiệu trưởng các trường nơi thực hiện chương trình. Nếu  có sự  đồng thuận cao thì việc phát triển các lớp tiếng Pháp là dễ  giàng, nhưng  nếu lãnh đạo các trường không quyết tâm, tâm huyết với chương trình thì khó  khăn trong quản lý và phát triển lớp học này là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa,  với cơ  chế  phân cấp quyền lực, hiệu trưởng có quyền được lựa chọn nhóm   môn học không bắt buộc dựa trên điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất có sẵn.  Hiệu trưởng thực sự  đóng một vai trò hết sức quan trọng trong trường học.  Nhiều nghiên cứu khoa học đã phân tích vai trò của hiệu trưởng  mặc dù kết quả  chưa đồng nhất vì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau của các nước, của   từng vùng, thậm chí từng khu phố. Nếu như   ở  các nước nói tiếng Anh, hiệu   trưởng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Ngược lại, ở Pháp  “hiệu trưởng chỉ  là một nhiệm vụ  chứ  không phải là một chức vụ” (Pascal  BRESSOUX, 1995).  Ở Việt Nam, luôn tồn tại một thứ  bậc quyền lực rõ ràng:  thầy cô được xếp trên bố mẹ, nhưng thầy cô lại phải chịu sự chỉ đạo của Hiệu   trưởng. Nói cách khác, trong một trường học, Hiệu trưởng là người có  ảnh  hưởng quan trọng mang tính quyết định thành công hay thất bại của một trường   học. Vì người đứng đầu của một trường học phải chịu trách nhiệm lớn nhất  trong chính sách lãnh đạo của mình, trong cách điều hành các hoạt động giảng   dạy và đặc biệt là áp dụng chiến lược phát triển giáo dục của trường mình.  Ở  giai đoạn đầu của dự  án song ngữ  tiếng Pháp khi chương trình này  đang phát triển mạnh, chất lượng học sinh rất tốt khi được tuyển chọn trên địa   bàn toàn thành phố. Đối tượng học sinh gần như xuất thân từ gia đình có kinh tế  vững vàng và có chiến lược phát triển lâu dài. Các lớp song ngữ lúc đó được coi  là lớp “vip” khi phụ  huynh học sinh đầu tư  nhiều vào lớp này như  cơ  sở  vật   chất (lắp đặt phương tiện nghe nhìn hiện đại...), đầu tư  học tập cho con (sách  vở, tài liệu, đĩa nghe, ...); trường học quan tâm khi bố trí giáo viên tốt nhất trực   tiếp chủ nhiệm và giảng dạy các môn văn hóa tại lớp này. Tuy nhiên, chính sách   Page | 10 
  11. luân phiên lãnh đạo đã làm thay đổi người quản lý và Hiệu trưởng không tâm   huyết với tiếng Pháp sẽ không dành ưu tiên cho lớp này nữa khi xã hội đang dần   phát triển và tiếng Anh đang được lựa chọn đưa vào trường học sớm hơn, nhiều   phụ huynh lựa chọn tiếng Anh hơn theo xu thế. Lớp tiếng Pháp thì luôn hạn chế  sỹ số (35 học sinh) và chỉ mỗi lớp một khối, lợi ích từ lớp này đem lại là không   cao và chưa rõ ràng (vì đây là những lớp đầu tiên) nên có thể số lượng ít ỏi này  không được đưa vào chiến lược phát triển của các nhà trường. Nhiều Hiệu  trưởng không đưa kế hoạch phát triển tiếng Pháp vào chương trình nhà trường;   yêu cầu giáo viên tiếng Pháp phải học văn bằng 2 tiếng Anh để  chuyển sang   dạy ngoại ngữ này và vì vậy các lớp tiếng Pháp bị “xóa sổ” ở cấp THCS và kéo   theo hệ  lụy cấp tiểu học cũng phải dừng học. Vì theo lộ  trình quy định hiện   hành thì cấp tiểu học  ở phường nào thì lên cấp THCS  ở phường đó. Trong khi  đó các lớp tiếng Pháp song ngữ vẫn tồn tại ở phường khác là nhờ  sự  quyết liệt  của Hiệu trưởng khi xác định tiếp tục với chương trình.         Mặt khác, một số  trường đã không xây dựng cho mình một chiến lược  phát triển  ổn định, lâu dài nên bị  động khi chương trình song ngữ  được phía  Pháp ngữ  chuyển sang cho phía Việt Nam quản lý và phát triển. Vì vậy, nhiều   trường đã gặp không ít khó khăn trong quản lý chương trình, quản lý đội ngũ  giáo viên và chiến lược phát triển lớp học.  Sự  thay đổi xã hội  ảnh hưởng rất  lớn đến trường học, sự thiếu chuẩn bị hoạch định lâu dài, thiếu chiến lược đầu  tư phát triển, các lớp song ngữ tiếng Pháp không còn là sự ưu tiên và thay vì tiếp   tục chương trình trong sự  thiếu định hướng, các trường quyết định chọn tiếng   Anh như nhiều trường khác trên địa bàn. Chính giáo viên đang giảng dạy tiếng   Pháp cũng bị “bỏ rơi” khi thậm chí một giai đoạn dài học không được biên chế,  thậm chí còn bị coi là giáo viên dự án. Rõ ràng là nhà trường đã không có chiến   lược cụ  thể  trong việc bảo vệ  giáo viên và tạo điều kiện cho giáo viên được   yên tâm cống hiến. Và đến lượt mình, giáo viên tiếng Pháp cũng phải chấp nhận  dạy tiếng Anh khi nhà trường đã quyết định lựa chọn ngôn ngữ này.   2.4. Đối với Tỉnh và Sở giáo dục đào tạo:   Dường như  lãnh đạo Tỉnh và Sở  cũng chưa xây dựng được kế  hoạch,  chiến lược phát triển tiếng Pháp lâu dài khi trên thực tế chưa có chương trình cụ  thể trong đào tạo giáo viên, phát triển lớp học, lựa chọn trường học và lộ  trình   học. Trên thực tế, giáo viên giảng dạy các lớp song ngữ (kể cả những môn khoa   học bằng tiếng Pháp) đều được phía Pháp ngữ đào tạo sớm từ năm thứ 2 ở cấp  Đại học qua cuộc thi tuyển chọn quốc gia khó khăn và khoa học. Những sinh   viên được lựa chọn tiếp tục được đào tạo để chuẩn bị cho các lớp song ngữ sau  này. Sau khi tốt nghiệp Đại học, các sinh viên này phải trải qua kỳ  thi do Bộ  giáo dục và đào tạo kết hợp với cộng đồng Pháp ngữ  tổ  chức trên qui mô toàn   quốc với phương châm sinh viên đến từ  vùng miền nào sẽ  được về  giảng dạy   tại đại phương đó (nếu vượt qua kỳ  thi tuyển chọn). Như vậy, phía Pháp ngữ  Page | 11 
  12. đã có sự chuẩn bị và định hướng sớm khi xây dựng đội ngũ để  chuẩn bị cho sự  ra đời của chương trình. Nói cách khác, phía Tỉnh, Sở giáo dục không cần có sự  chuẩn bị  này vì gần như tất cả, từ nhân lực, vật lực đều do phía Pháp đài thọ.  Tuy nhiên, khi chương trình song ngữ chuyển sang hoàn toàn cho phía Việt Nam   quản lý, nhiều khó khăn bắt dầu xuất hiện như sự khó khăn về nguồn lực : chế  độ tiền lương cho giáo viên, cơ sở vật chất cho các lớp song ngữ ; về nhân lực :  biên chế hay không biên chế giáo viên giảng dạy các lớp song ngữ, đào tạo hay  không giáo viên tiếng Pháp, tuyển dụng giáo viên dạy các bộ  môn khoa học   bằng tiếng Pháp... Và những khó khăn trong định hướng phát triển các lớp song  ngữ  cũng là bài toán khó cho các cấp lãnh đạo từ  trung  ương đến địa phương.  Học sinh tiếp tục chương trình này ở Nghệ An sẽ lên trường chuyên  Phan Bội   Châu để  tiếp tục học, nhưng với điều kiện phải vượt qua kỳ  thi tuyển chọn   chung của nhà trường. Vậy học sinh không muốn đi tiếp theo chương trình sẽ  học gì và ở đâu ? Học sinh muốn học tiếp chương trình song ngữ mà không vào  được trường chuyên Phan Bội Châu thì sẽ  học  ở  đâu ? Đây là hướng đi mà  chúng ta chưa có tính toán trước, chưa có chiến lược lâu dài. Vì thế  rất nhiều   học sinh ở cấp tiểu học, thậm chí cấp THCS phải từ bỏ chương trình vì cơ hội  đi hết chương trình THPT với tiếng Pháp là rất hạn chế. Hơn nữa, các trường  có tiếng Pháp có thể  quyết định dừng chương trình mà không có một qui định   văn bản nào từ  phía Tỉnh, Sở  giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường tiếp tục  chương trình và vì vậy “phép vua thua lệ  làng”, chính Hiệu trưởng các trường  song ngữ là người đua ra quyết định cuối cùng.   2.5. Nguyên nhân khác: Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và vị  trí hàng đầu của tiếng Anh, vì  vậy xu hướng lựa chọn ngôn ngữ  này không phải là khó hiểu, thậm chí đây là   định hướng mang tích quốc sách nếu chúng ta muốn hội nhập nhanh hơn với thế  giới.  sự thay đổi xã hội buộc chính sách giáo dục cũng phải thay đổi theo, từ đó  các trường học cũng phải có chiến lược riêng của mình cho phù hợp với thời   đại. Gia đình học sinh cũng có những tính toán, định hướng học tập cho con em  mình.   Hàng năm, sau khi học xong cấp THPT, trung bình khoảng gần 10% sỹ số  học sinh song ngữ tiếng Pháp đi du học (con số chưa chính thức). Chủ  yếu lựa  chọn nước Pháp để  học đại học và cao hơn đại học, và một số  khác chọn   Canada (vùng nói tiếng Pháp), Bỉ. Số học sinh còn lại chủ yếu chọn các trường  Đại học trong nước và chuyển sang học chuyên ngành khác mà không theo tiếng  Pháp nữa, chỉ một số ít tiếp tục với ngôn ngữ này. Như đã phân tích ở trên, việc  lựa chọn đi du học chỉ là sự  lựa chọn của rất ít phụ  huynh học sinh, những gia   đình có điều kiện cũng như  có chiến lược lâu dài từ  trước. Hơn nữa, nhiều gia   đình có điều kiện sẽ lựa chọn các nước nói tiếng Anh để gửi con đi du học. Vì  Page | 12 
  13. thế  tiếng Pháp không còn là lựa chọn tối  ưu của các gia đình này và lớp Pháp  song ngữ thiếu đi những gia đình tiềm năng.  Khi lớp song ngữ  tiếng Pháp không còn là lựa chọn số  một nữa, khi trên  địa bàn thành phố  có nhiều trường THCS có chất lượng, các trường có tiếng  Pháp không có nhiều học sinh đặc biệt là những học sinh có định hướng tiếng   Pháp lâu dài. Các trường này phải chấp nhận lấy học sinh trong phường và chỉ  có những học sinh của các gia đình thường không chọn tiếng Pháp mà tùy sự  sắp xếp của nhà trường hoặc có học sinh ngoài phường thì họ  chấp nhận vào  lớp tiếng Pháp vì trái tuyến. Việc sụt giảm sỹ số, sụt giảm chất lượng của các  lớp tiếng Pháp song ngữ là không thể tránh khỏi và mất hẳn chương trình song  ngữ  của một số  trường rõ ràng là dễ  hiểu. Mặt khác, chương trình song ngữ  nặng   hơn   chương   trình   phổ   thông   bình   thường   kể   cả   về   thời   lượng   (7   tiết/tuần), kể  cả  môn học (3 môn học bắt buộc tiếng Pháp, Toán,Vật lý bằng  Pháp). Đây cũng là một lý do mà nhiều học sinh không theo kịp chương trình dẫn  đến chất lượng và số lượng sụt giảm.  Giải thích cho số lượng lớp tiếng Pháp sụt giảm không thể không đề cập   đến tình hình giảng dạy ngôn ngữ này ở các cấp sau THPT và đặc biệt là cơ hội  việc làm cho sinh viên học tiếng Pháp sau khi ra trường. Trên thực tế hiện nay  rất ít các trường Đại học trong nước có ngành học tiếng Pháp hoặc bằng tiếng  Pháp. Chỉ  tồn tại  ở  một số  thành phố  lớn và số  lượng lớp cũng khá hạn chế.   Trường ĐH Vinh đã từng là điểm đến của rất nhiều học sinh học tiếng Pháp  trong tỉnh và kể cả các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, sau khi chính sách một ngoại ngữ  được trường này áp dụng thì khoa tiếng Pháp cùng với khoa tiếng Nga, tiếng   Trung lần lượt bị xóa sổ. Hơn 30 giáo viên phải chuyển sang dạy tiếng Anh. Và  từ đây các trường THPT trên địa bàn không có sự lựa chọn khi cạnh tranh  ở các  trường tại các tành phố  lớn là khó khăn nên cũng dần dần chuyển sang tiếng   Anh. Sự  chuyển đổi này  ảnh hưởng rất lớn đến các lớp song ngữ.  Tuy nhiên,   một lý do quan trọng giải thích cho sự  sụt giảm các lớp tiếng Pháp trong đó có  lớp song ngữ là thiếu cơ hội việc làm sau khi học xong Đại học. Thực tế trên thị  trường công việc hiện nay, cơ hội dành cho những người sử dụng tiếng Pháp là  rất hạn chế. Khi các lớp tiếng Pháp đang không ngừng giảm thì không thể tiếp  tục đào tạo sinh viên sư  phạm ngành pháp. Và rất nhiều sinh viên ngành sư  phạm tiếng Pháp phải chuyển sang làm du lịch, làm nhiều công việc khác không  liên quan tiếng Pháp hoặc chấp nhận thất nghiệp. Các công ty nước ngoài tại   Việt Nam gần như   ưu tiên tuyển dụng tiếng Anh, thậm chí kể  cả  các công ty   đến từ Pháp.   Page | 13 
  14. C. KẾT LUẬN “Sự  thành công của học sinh không chỉ  là do các đặc tính của chính học  sinh đó (tuổi, xuất thân…), mà thành công đó là kết quả của một quá trình có sự  tham gia của mọi nhân tố  giáo dục liên quan” (Olivier COUSIN, 1993, p403).   Hiển nhiên là sự thành công của một học sinh phụ thuộc rất lớn vào nhiều nhân   tố  khác  nhau nhưng tạo thành một khối liên kết chặt chẽ  không thể  tách rời.  Giải quyết một vấn đề  giáo dục không thể  ngày một ngày hai, mà cần có một   quá trình lâu dài và cần có sự vào cuộc của tất cả các nhân tố liên quan: từ chính   sách của Bộ giáo dục và Đào tạo đến sự quyết tâm của từng học sinh. Qua bài   viết này, chúng tôi cũng xin phép được đưa ra một số  giải pháp với hy vọng   đóng góp ý kiến nhỏ  để  giải quyết những vấn đề  mà hệ  thống giáo dục đang  gặp phải nói chung và đối với các lớp song ngữ tiếng Pháp nói riêng.   Có nhiều nguyên nhân của việc sụt giảm số lượng lớp học và chất lượng   học sinh song ngữ  tạo Nghệ  An như  đã phân tích  ở  phần trên. Vì vậy rất cần  việc phân tích từng nguyên nhân để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất có thể.  Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến những vấn đề của hệ thống giáo dục hiện   nay. Dường như hệ thống giáo dục của chúng ta, từ mấy năm lại đây, đang luẩn   quẩn với việc cải cách trong giảng dạy và học tập ngoại ngữ và phân bổ quota  cho mỗi ngoại ngữ  trong mọi lộ  trình hiện có. Đã có thời điểm, chỉ  dạy một   ngoại ngữ duy nhất trên toàn quốc đã được đề nghị. Nói cách khác, Bộ giáo dục   chưa hành động quyết liệt khi để  cho các Tỉnh, các Sở  tự  quyết định lựa chọn   môn học ngoại ngữ  cho mình. Mà  ở  mỗi Tỉnh, các trường học lại đưa ra lý do   để đồng ý hoặc không đồng ý với với chính sách của Sở giáo dục và đào tạo với  cớ  là thiếu cơ  sở  vật chất, thiếu giáo viên hoặc là do nhu cầu người học hay  Page | 14 
  15. cũng do chính sách phân quyền. Chính vì vậy phía Bộ phải có những chính sách  cụ  thể, bắt buộc các Tỉnh có tiếng Pháp phải tiếp tục chương trình đồng thời   yêu cầu các Tỉnh phải áp dụng chính sách đa ngôn ngữ.  Bộ giáo dục, dưới sự chỉ  đạo của Chính phủ  phải hợp tác với tất cả  các doanh nghiệp, nghiên cứu các  yêu cầu của doanh nghiệp để  có những định hướng chuyên môn phù hợp với  từng ngành nghề  và từng khu vực. Trường học không còn là một tổ  chức độc  lập, một đơn vị bị tách rời; mà cần mở ra với thế giới bên ngoài và đào tạo theo  nhu cầu của xã hội. Tại sao các công ty Pháp cần người nói tiếng Anh? Có thể  vẫn còn thiếu những người nói tiếng Pháp chất lượng vì thực tế   ở  Việt Nam,  các trường Đại học hoặc các khoa có lớp tiếng Pháp đang tỏ  ra quá khiêm tốn  trong khi Bộ giáo dục và đào tạo chưa có chiến lược đầu tư nguồn nhân lực nói  tiếng Pháp chất lượng cho các lĩnh vực như y học, kiến trúc, khoa học và công  nghệ cao ... Thứ  hai, việc thiếu tính liên tục của các khóa học tiếng Pháp sẽ  là trở  ngại lớn đối với sự phát triển của ngôn ngữ này tại Nghệ An. Khi Đại học Vinh  xóa bỏ hoàn toàn các khóa tiếng Pháp, học sinh trung học ở các cơ  sở  nói tiếng   Pháp sẽ  đi đâu và học tiếng Pháp để  làm gì khi  ở  trường Đại học, họ  sẽ  phải   học một ngôn ngữ  khác? Đây là lý do tại sao các lớp học tiếng Pháp  ở  trường   trung học biến mất theo thời gian, nó gây ra hậu quả tương tự  ở trường  THCS  và tiểu học. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì sự liên tục từ cấp độ tiểu học  đến giáo dục đại học, đặc biệt  Nghệ  An là  một tỉnh nói tiếng Pháp truyền  thống. Đối với chương trình song ngữ, tương lai không rõ ràng hơn khi ở  trung  học, cánh cửa mở  ra cho học sinh vẫn còn rất hạn chế: chỉ  có 35 học sinh vào  trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Sau đó những học sinh kém may mắn sẽ đi  về đâu? Bởi vì không có cơ sở nào khác có lớp học tiếng Pháp. Do đó, tốt hơn là  nên mở  các lớp học ngoại ngữ 1, hoặc ngoại ngữ 2 cho những học sinh không  thể tiếp tục với chương trình song ngữ. Các gia đình sẽ tự tin gửi con mình đến  các lớp học song ngữ vì những học sinh này sẽ  luôn có cơ  hội thứ  hai nếu các   em không được lựa chọn vào trường chuyên. Nói cách khác, nên có ít nhất hai  khóa học song song  bắt đầu từ  THCS  để  đảm bảo tất cả  những người chọn   tiếng Pháp bất kể  trình độ nào, lộ  trình nào cũng được tiếp tục với ngôn ngữ  mình đã chọn. Thậm chí, nếu phía Tỉnh và Sở quyết tâm và có chiến lược lâu dài  thì có thể mở 02 lớp tiếng Pháp tại trường chuyên Phan Bội Châu trong đó một  lớp chuyên và một lớp song ngữ (như một số Tỉnh khác đã và đang thực hiện).  Thứ  ba, theo  những phân tích  ở  phần nguyên nhân, chúng tôi một lần  nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ cấu xã hội của các trường học. Đây là lý  do tại sao việc lựa chọn một ngôi trường như  vậy cho các lớp học tiếng Pháp  đòi hỏi sự  nghiên cứu nghiêm túc và chiến lược cụ  thể  từ  phía Bộ nhưng trên  hết là trách nhiệm của lãnh đạo Tỉnh bao gồm Sở  giáo dục, Phòng giáo dục và  lãnh đạo nhà trường. Theo chúng tôi, nên thành lập các lớp học tiếng Pháp  ở  những vùng thuận lợi có trình độ  văn hóa cao; lựa chọn những trường có chất  lượng giáo dục tốt có uy tín trong thành phố và cả Tỉnh. Bên cạnh đó, phía Tỉnh  Page | 15 
  16. cần phải giữ gìn và phát triển mỗi quan hệ ngoại giao, hữu nghị giữa hai nước   Việt Nam­Pháp và giữa hai tỉnh kết nghĩa Côtes d’Armor­ Nghệ  An bằng cách  phát triển các lớp tiếng Pháp trên địa bàn.  Thứ tư, đó là việc bổ nhiệm các hiệu trưởng. Không thể phủ nhận rằng  hiệu trưởng đóng một vai trò quyết định trong trường học khi họ có một quyền  lực nhất định trong hệ  thống phân quyền. Khi họ  muốn thực hiện một chính  sách,   họ   huy   động   mọi   lực  lượng  có   thể   bằng   quyền  của   mình,  bằng   ảnh   hưởng của mình và rõ ràng là bằng vốn xã hội của mình. Sau đó, cần phải bổ  nhiệm các hiệu trưởng  ủng hộ tiếng Pháp hoặc ít nhất là ủng hộ chính sách đa  ngôn ngữ. Việc bổ nhiệm hiệu trưởng các trường đương nhiên không phải dễ,   nhưng số lượng các trường có lớp dạy học tiếng Pháp không phải lúc nào cũng  đông, việc ưu tiên các trường này có vẻ như không phải là một vấn đề khó. Nếu  chúng ta phải tôn trọng luật thay đổi vị trí hiệu trưởng 5 năm một lần, thì có thể  luân chuyển những người đứng đầu các trường nói tiếng Pháp với nhau để  xây   dựng   một   hệ   thống   trường   học   ổn   định   với   những   nhà   lãnh   đạo   hiểu   hết  chương trình. Giải pháp này sẽ được hưởng lợi từ những kinh nghiệm và ý chí  của các hiệu trưởng đối với sự phát triển bền vững của các lớp tiếng Pháp. Cuối cùng, một mặt, do chương trình các lớp song ngữ  rất   nặng, nên  cần đội ngũ giáo viên có chất lượng được đào tạo hàng năm mà không quên việc  đổi mới, sửa đổi sách giáo khoa và thiết kế đề thi cho phù hợp với trình độ của  học sinh hiện nay.  Trên thực tế, Bộ  cũng đã có những chỉnh sửa giảm nhẹ  chương trình hơn cũng như  phù hợp với thực tế  hơn khi giảm tiết dạy mỗi   tuần, thay thế các môn khoa học bằng tiếng Pháp những nơi không có giáo viên  bằng tiếng Anh. Mặt khác, đối với sự  thành công của học sinh, đội ngũ giảng  viên đóng một vai trò quan trọng đến mức chúng ta nói đến hiệu  ứng của lớp  học và theo Pascal  BRESSOUX, “sự   ổn  định của hiệu quả  trường học phụ  thuộc rất nhiều vào sự ổn định của đội ngũ giáo viên. " Do đó, điều quan trọng  là phải xây dựng một tổ chức giảng dạy ổn định bao gồm các nhà lãnh đạo, giáo  viên và các chuyên gia chủ động và hợp tác.  Chiến lược giáo dục nói chung được xây dựng trong một thời gian dài,  đồng thời huy động trí tuệ không  chỉ của tất cả những nhân tố giáo dục mà còn  của toàn xã hội. Đề  xuất của chúng tôi vẫn mang tính cá nhân và khách quan.   Ngoài ra, những sáng kiến này chỉ dừng lại trong khuôn khổ của một tình huống  giáo dục cụ  thể  với tất cả  những đặc điểm riêng biệt của nó. Tuy nhiên, cần   nhấn mạnh rằng giáo dục luôn đòi hỏi những phản ánh, phản biện và sự  tham  gia tích cực của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi nhà trường và toàn xã hội và tất  nhiên như chính phủ đã tuyên bố “Giáo dục là chiến lược quốc gia hàng đầu”. SKKN này được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm của bản thân và   những trăn trở  khi tiếng Pháp đang gặp khó khăn. Bài viết dựa trên lý thuyết   Page | 16 
  17. vững chắc của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, những nghiên cứu mang   tính khoa học, có điều tra và thông tin đáng tin cậy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp   những nhà quản lý giáo dục, các trường đã và đang giảng dạy tiếng Pháp song   ngữ  trên địa bàn và cả  các tỉnh khác trên cả  nước nhìn nhận lại quá trình quản  lý, xây dựng và phát triển hệ song ngữ nói chung và hệ song ngữ tiếng Pháp nói  riêng. Từ đó sẽ có được chiến lược giáo dục đúng đắn, duy trì, phát triển và mở  rộng lớp học dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Trước thực trạng tiếng Pháp   hệ  song ngữ  đang gặp khó khăn, SKKN này hy vọng sẽ  đóng góp một số  giải   pháp căn cơ để duy trì các lớp tiếng Pháp trên địa bàn và mong muốn phát triển   cả  về  số  lượng và chất lượng đưa các lớp song ngữ  tiếng Pháp trở  về  những  ngày vinh quang của mình. Đồng thời đóng góp ý kiến cho sự  phát triển chung  trong chiến lược đa ngôn ngữ trong chương trình giáo dục, đáp ứng mọi yêu cầu  hội nhập quốc tế và là bản tham chiếu cho chương trình phát triển hệ song ngữ  tiếng Anh trên địa bàn.  Nguồn tài liệu tham khảo: 1. QĐ 2658 QD­BGDĐT   2018  kế hoạch triển khai đề án dạy học ngoại ngữ trong  hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017­2025.   2.   BERNOUX,   Ph.   (2004).  Sociologie   du   changement,   dans   les   entreprises   et   les   organisations. Edition du Seuil.  3.   BERTUCCI,   M   M   (2007).   Enseignement   du   français   et  plurilinguisme,  Le   Français  aujourd'hui 1/2007 (n° 156), p. 49­56. Consulté sur le site  www.cairn.info/revue­le­francais­aujourd­hui­2007­1­page­49.htm.  4. BOURDIEU,  P (1966). L’école conservatrice. Les inégalités devant l’école et devant la  culture. R.franç de sociol. 1966, 7­3. Les changements en France (pp 325­347).  5. BOURDIEU,  P (1979). « Les trois états du capital culturel »,  Actes de la recherche en   sciences   sociales,   vol.   30,   n°   30,   p.   3–6.   En   ligne:   .   6. BRESSOUX, P. (1995). Les effets du contexte scolaire sur les acquisitions des élèves :  effet­école et effets­classes en lecture. Revue française sociologie, XXXVI (pp 273­294)  7.   COUSIN,  O   (1993)   « L’effet   établissement,   construction   d’une   problématique »,  R.franç.sociol.XXXIV,395­419 Page | 17 
  18. 8.   DEMAILLY,   L.   (1991)  L’effet   établissement   (chapitre   VII,     pp   191­204)   dans  Le  collège, crise, mythes et métiers (1991) 9. THURLER,  G   et PERRENOUD,  Ph (2004),  Professionnalisation et formation des chefs   d’établissement, Administration et Education, no102, pp. 67­76. Các trang mạng tham khảo: 1. Capital culturel: http://www.leconflit.com/article­du­capital­culturel­56757504.html 2. La stratégie. www.lemondedepolitique.fr 3. La stratégie. www.techo­science.net 4. La stratégie. www.linternaute.com/dictionnaire 5. L’avenir de la francophonie. http://www.senat.fr/rap/r97­001/r97­001.html,  6.   L’enseignement   du   français   au   Vietnam.  http://www.ambafrance­vn.org/L­ enseignement­du­francais­auVietnam Phụ lục  Kết quả điều tra học sinh song ngữ tiếng Pháp Tên trường THCS C1 THCS C2 76 21 Số lượng học sinh  tham gia    Cán bộ công chức 22.5 % 28.5 % Buôn bán 67.1 % 43.0 % Nghề nghiệp của   Nghề khác 10.4 % 28.5 % mẹ  Tiến sỹ 3% 5 % Thạc sỹ 9% 0 % Page | 18 
  19. Cử nhân 24% 5 % Trình độ chuyên  Khác 64% 90 % môn của mẹ   Từ điển 68% 100 % Sách giáo khoa 61% 100 % Phương tiện học  Đĩa nghe 25% 81 % tập  Khác 13% 57.2 % Tiếng Pháp 51% 66 % Tiếng Anh 4% 33 % Học thêm  Toán 30.3 % 100 % Văn  19.7 % 81 % Môn học khác 4 % 19 % Bố mẹ 34.21% 5 % Hỗ trợ học bài ở  Người khác 57% 5 % nhà Không 9% 90 % Page | 19 
nguon tai.lieu . vn