Xem mẫu

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Thực hiện tinh thần công văn số 3350/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và môi trường ngày 22/8/2005 về việc tổ chức chiến dịch “ Làm cho thế giới sạch hơn”, đòi hỏi mỗi nhà trường cần quan tâm tích cực hơn trong việc xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm ở trường học cũng như khu vực xung quanh và chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT, ngày 22/07/2008 về phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường học hiện nay không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống mà còn rèn cho các em những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp. Đào tạo con người mới Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp ổn định. Căn cứ vào mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh trung học phổ thông và công văn của Sở giáo dục Nghệ An (6/2020) về việc tổ chức hoạt động “ Tháng hành động về môi trường”, tiếp tục thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn gắn với môi trường văn hóa trong trường học hiện nay. Cảnh quan môi trường là một trong những vấn đề rất cần thiết của toàn xã hội đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Tạo cảnh quan xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp là một nội dung giáo dục không thể thiếu trong nhà trường. Trong những năm học ở trường phổ thông cũng là bước ngoặc sẽ để lại ấn tượng khó phai trong kí ức của các em học sinh. Kỷ niệm gắn bó của cuộc đời học sinh chính là ngôi trường. Một ngôi trường xanh – sạch – đẹp sẽ là sân chơi với không khí trong lành, là niềm tự hào của thầy cô và các em. Trường học xây dựng cảnh quan hài hòa, phù hợp với thực tế môi trường nơi học sinh học tập sẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với các em học sinh. Từ đó, đề cao trách nhiệm của thầy và trò trong việc chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên. Đặc biêt, giáo dục tạo cảnh quan môi trường nhằm trang bị cho học sinh tri thức , kĩ năng và thái độ giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong trường học nói riêng và cộng đồng nói chung. Tạo được cảnh quan môi trường xanh – sạch - đẹp trong trường học góp phần quan trọng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện “ đức – trí – thẩm – mĩ ’’ cho mỗi học sinh. Cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp tạo sự hứng thú, phấn khởi, tươi vui, sáng tạo, tâm lí thoải mái cho thầy cô, học trò mỗi khi đến trường, đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ của học sinh. Đây cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi một cán bộ quản lí để góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường , thói quen sống vệ sinh , ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, biết yêu quý và 1
  2. tôn trọng cảnh quan thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình. Chính vì giáo dục môi trường cho học sinh trong nhà trường nói riêng và cuộc sống bên ngoài nói chung là việc làm hết sức cần thiết, cấp bách hiện nay. Đó là những lí do tôi nghiên cứu và tiến hành thực hiện đề tài: “ Biện pháp tạo cảnh quan môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức quản lí giáo dục để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện học sinh: hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực nói chung cho học sinh như phẩm chất nhân ái và khoan dung, làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh, giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, lao động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức cũng như phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách cho các em: Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào, trân trọng về mái trường - nơi học tập của mình. Mặt khác, việc tạo cảnh quan môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần không nhỏ vào việc giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cảnh quan môi trường trong trường học nói riêng và cộng đồng nói chung. Đặc biệt, thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích góp phần phát triển một số năng lực và kĩ năng sống cho học sinh như: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng tư duy, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu, kĩ năng quản lí thời gian... Xác định được những nguyên tắc , đề xuất các hình thức, một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường học một cách hợp lí, khoa học, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay. Không những thế, đề tài còn nhằm mục đích chứng minh tính cần thiết và tính khả thi của việc tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực . Giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiêm, biết trồng cây xanh và làm cho môi trường của nhà trường, của cộng đồng xã hội luôn xanh- sạch- đẹp. 2
  3. Trang bị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tri thức, kĩ năng và thái độ gìn giữ , bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong trường học nhằm giáo dục toàn diện : Đức – Trí – Thể - Mĩ cho học sinh. Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích, giữ gìn vệ sinh . Biết trân quý thành quả lao động và những gì thiên nhiên ban tặng.Hình thành thái độ tình cảm đạo đức về thẩm mĩ và phát triển tốt về sức khỏe, thể chất cho học sinh và một số kĩ năng như: Biết yêu thương, đoàn kết, cảm thông, chia sẻ... III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Biện pháp tạo cảnh quan môi trường phù hợp với đối tượng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh ở trường học hiện nay . IV. Kế hoạch nghiên cứu STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Từ 14/10 đến - Đọc tài liệu về tình hình môi -Tuyển tập các 1/12/2019 trường hiện nay dạng tài liệu. - Khảo sát tình hình thực tế tại các trường học hiện nay -- -Các số liệu đã Tổng hợp số liệu thực tế. được xử lý. 2 Từ 01/12/2019 đến - Trao đổi với đồng nghiệp về - Nắm được ý kiến 30/12/2019 đề tài của mình. của đồng nghiệp - Nắm chắc kết cấu chung của sáng kiến kinh nghiệm. - Đọc tài liệu tham khảo về giáo dục kĩ năng sống, xây - Viết phần mở đầu dựng trường học hạnh phúc. - Viết cơ sở lý luận 3 Đợt 1: Từ 1/1/2020 đến - Thực nghiệm tại trong toàn - Hoạt động cụ thể 25/03/2020, trường và trao đổi cách thức - Viết phần trọng Đợt 2: Từ 5/9/2020 đến thực nghiệm với một số trường tâm của đề tài: Giải 25/1/2021 bạn pháp và hiệu quả đề tài 4 Từ 25/01/2021 đến - Khảo sát thực tiễn và kết quả - Viết phần kết 25/02/2021 thực nghiệm luận - Hoàn thiện đề tài 3
  4. V. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu về lý luận như phương pháp giữ gìn và bảo vệ môi trường, những vấn đề chung về đổi mới giáo dục toàn diện, tài liệu về giáo dục kĩ năng sống, trường học hạnh phúc và các tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá qua từng giai đoạn để kiểm chứng các biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp và mang lại kết quả tốt như thế nào. +Phương pháp đàm thoại. Trao đổi với cán bộ quản lí, thầy cô giáo, nhân viên, đồng nghiệp và học sinh. Xử lý thông tin Rút ra kết luận khoa học, điều tra thực tế qua việc tổ chức tiến hành thực nghiệm + Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiêm cụ thể ở các nội dung : Công tác lao động, công tác vệ sinh, công tác trực tuần, tổ chức thiết kế và xây dựng vườn hoa trong khuôn viên nhà trường, xử lí rác thải để kiểm chứng, rút ra biện pháp đúng, loại trừ biện pháp không hợp lý qua việc tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến. VI. Đóng góp mới của đề tài. Tính mới Sáng kiến góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực phẩm chất toàn diện cho học sinh. Trang bị cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức trách nhiệm chung tay thường xuyên bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp nơi công tác, địa bàn cư trú, cộng đồng xã hội. Đồng thời, tạo ra cơ hội để hiểu biết về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của con người, để sử dụng tất cả các kỹ năng liên quan đến cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai. Chứng minh tính khả thi và tính cần thiết của việc tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong trường học nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 4
  5. Khẳng định tầm quan trọng của việc tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong trường học nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tính khoa học Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lí thuyết, dựa trên tình hình thực tiễn hiện nay của các nhà trường nhằm đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp để việc tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong trường học nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tính hiệu quả Phạm vi ứng dụng: Đề tài áp dụng trong trường trung học phổ thông nói riêng và nhà trường các cấp học nói chung. Đối tượng ứng dụng: Tất cả các trường học, có thể làm mô hình tham khảo cho các trường học và các địa phương, cơ quan khác. Kết quả ứng dụng: Xây dựng được cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong trường học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆN PHÁP TẠO CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC. 1.1. Cơ sở lý luận Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái. Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói tận dụng cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. 5
  6. Bảo vệ môi trường hiện là một trong mối quan tâm mang tính toàn cầu ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 củ Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 về định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Tạo cảnh quan môi trường trong trường học nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý môi trường. Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hòa nhập với các môn học khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của con người. Giáo dục môi trường cũng tạo ra cơ hội để sử dụng tất cả các kỹ năng liên quan tới cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một hy vọng học sinh có nhiều ý kiến sáng tạo và tham gia tích cực cho sự lành mạnh của thế giới. 1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.2.1. Thực trạng việc tạo cảnh quan môi trường trong trường học nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Công tác giáo dục cảnh quan môi trường trong các trường học đã được ngành giáo dục quan tâm và lồng ghép trong các bộ môn văn hóa như: Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ ..., nhất là từ khi Bộ giáo dục-Đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp được nhà trường chú trọng, tổ chức trồng cây xanh trên sân trường, xây dựng vườn hoa, lao động làm vệ sinh trường lớp, phân công học sinh các lớp làm vệ sinh trực tuần hàng tuần, quản lí rác thải... Tuy nhiên, do ý thức của học sinh và một số giáo viên, nhân viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường vì vậy ý thức bảo vệ môi trường xanh–sạch-đẹp vẫn còn nhiều hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chỉ nhắc nhở học sinh làm vệ sinh lớp học hàng ngày chưa để ý đến khu vực xung quanh. . Chính vì vậy trong những năm qua công tác chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch – đẹp mang lại hiệu quả chưa cao, khuôn viên các nhà trường còn 6
  7. thiếu bóng mát của cây xanh, công tác vệ sinh trường lớp nhiều lúc không đảm bảo nhất là trong thời gian thi học kỳ và cuối năm, khu xử lý rác chưa đảm bảo. Công tác kiểm tra việc làm vệ sinh của các lớp học chưa thường xuyên, có nhiều lớp sau khi làm vệ sinh xong chưa tập kết rác về hố rác. Qua thực trạng công tác giáo dục môi trường ở các trường học, tôi nhận thấy rằng giáo dục môi trường, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp trong khuôn viên nhà trường là một việc làm rất cần thiết. Tại đơn vị công tác đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả những yêu cầu của nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động, do ảnh hưởng những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đã có một số tồn tại đáng kể. 1.2.2 Nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiên việc tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Đảm bảo nguyên tắc đồng bộ phối hợp. Các tổ chức, trưởng – phó các ban nghành cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, tạo cảnh xanh – sạch – đẹp trong nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Phối hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường như: Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên, ban nữ công, các tổ chuyên môn, hội cha mẹ học sinh Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên, bảo vệ trong nhà trường nâng cao vấn đề giáo dục ý thức tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực - Tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh thời vụ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bạn, nghành, tổ chức, đoàn thể, học sinh trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục như: Ngoài giờ lên lớp, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 15 phút của Đoàn thanh niên, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, những tiết thực hành nghề làm vườn, những lần trải nghiệm của học sinh giỏi Tỉnh ở các khu vườn sinh thái… 7
  8. Chương 2 BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH TẠO CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Xuất phát từ tình hình thực tế cũng như nội lực của nhà trường hiện nay, tôi đã tiến hành các biện pháp sau nhằm giáo dục bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhân viên, học sinh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan xanh- sạch- đẹp trong nhà trường 2.1.1. Đối với cán bộ quản lý. Nhận thức về công tác giáo dục bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan xanh- sạch- đẹp trong nhà trường là một việc làm cần thiết, thường xuyên Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh – sạch – đẹp góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Triển khai cụ thể đến từng giáo viên yêu cầu, tiêu chí trường học xanh – sạch- đẹp, an toàn .Cuối năm học tự đánh giá theo kế hoạch của nhà trường đã đề ra . Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của Ban Giám Hiệu và Hội đồng giáo dục trong nhà trường. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu thiên nhiên và trân quý cuộc sống xung quanh mình. Đầu tư thích đáng để công tác giáo dục môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch- đẹp trong nhà trường có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất 2.1.2. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Nâng cao nhận thức đối với sự hợp tác, phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm -giáo viên bộ môn về công tác giáo dục bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan xanh- sạch- đẹp trong nhà trường là việc làm rất cần thiết. Thông qua hoạt động ngoại khoá, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp của các tổ chuyên môn và các buổi sinh 8
  9. hoạt tập thể như: Họp hội đồng, họp tổ - nhóm chuyên môn , sinh hoạt tập trung vào tiết chào cờ đầu tuần,... giúp giáo viên nhận thức được tầm quan về công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng sống và hoạt động. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc hợp tác tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh về việc bảo vệ môi trường , xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp dưới mái trường các em đang học tập và rèn luyện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 2.1.3..Đối với học sinh: Nâng cao ý thức và hành động tự giác trong việc gìn giữ, xây dựng môi trường xanh – sạch –đẹp ngay từ ngày đầu tiên các em bước chân đến trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các em học sinh thường xuyên , liên tục vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt 15 phút của đoàn thanh niên, các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần , các buổi học ngoài giờ lên lớp, các buổi học hướng nghiệp, lồng ghép liên môn trong các tiết học : Sinh học, địa lý, văn học, giáo dục công dân… Tiến hành cho học sinh thực hiện chương trình trải nghiệm đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt từ đầu năm học nhằm nâng cao hiệu quả nội dung tuyên tuyền và ý thức về công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp . 2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lao động, vệ sinh, trực tuần Tiến hành xây dựng kế hoạch lao động của năm học ( phụ lục 1 ) Kế hoạch vệ sinh, kế hoạch trực tuần của lớp ( phụ lục 2), trong đó cụ thể: Công tác lao động của học sinh tiến hành thường xuyên một tháng một lần, theo các đơn vị lớp – khối lần lượt quay vòng . Tuy nhiên, kế hoạch này cũng có sự linh hoạt, tùy tình hình thực tế ở nhà trường có thể một tuần hoặc hai tuần các lớp được phân công thực hiện nhiệm vụ lao động khi cần thiết với khoảng từ hai lớp trở lên. Nội dung công việc do Ban Lao Động của nhà trường phân công gửi lên trang giáo viên chủ nhiệm và in ra giao đến cho từng lớp được điều lao động ngay từ thứ hai đầu tuần. Kế hoạch này được tiến hành từ đầu năm học đến kết thúc năm học, các lớp thay phiên nhau làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ phụ trách lao động.( Lưu ý: Khối 12, nhà trường tổ chức cho làm lao động trước vào học kì 1. Học kì 2 được miễn lao động để tập trung toàn tâm, toàn ý 9
  10. vào việc học, thi trung học quốc gia; Các em học sinh có trong danh sách đi thi học sinh giỏi tỉnh, thi khoa học kĩ thuật cũng được miễn lao động để học bồi dưỡng tại trường). Ngoài ra, ban lao động còn tổ chức cho các lớp lao động, vệ sinh khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở xã Diễn Mỹ - địa bàn nơi trường đóng vào các dịp: Chuẩn bị khai giảng năm học mới, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và quốc phòng toàn dân ( 22/12 ), dịp gần tết nguyên đán, ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), ngày thương binh, liệt sĩ ( 27/7 ). Công tác vệ sinh của học sinh trên các lớp học tiến hành thường xuyên do tổ trực nhật làm . Buổi sáng kết thúc trước khi vào sinh hoạt 15 phút để chuẩn bị học tiết 1 . Buổi chiều kết thúc trước khi vào tiết 1(học phụ khóa) . Nội dung công việc của tổ trực nhật quét dọn phòng học, hành lang của lớp sạch sẽ; Sắp xếp lại bàn ghế và các vật dụng trong lớp ngăn nắp, để đúng nơi qui định; Lau bảng, giặt sạch khăn lau tay, lấy nước sạch nơi qui định của nhà trường vào thau đưa lên lớp; Đổ rác vào trong hố rác của nhà trường, làm sạch dụng cụ đựng rác thải trước khi đưa về lớp để đúng nơi qui định. Tuy nhiên, công tác vệ sinh lớp học nhà trường linh hoạt cho học sinh như sau: Tiết học cuối cùng vào các buổi sáng, buổi chiều tổ trực nhật có thể làm vệ sinh lớp trước để các buổi học gối tiếp nhanh gọn hơn hoặc phòng trường hợp học sinh làm trực nhật hôm đó đi học bị hư xe, ốm…Nội dung công việc này do giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban cán sự lớp phân công , kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với các tổ học sinh làm vệ sinh trong tuần tại lớp. Công tác vệ sinh chung của khu vực giáo viên, nhân viên, học sinh: Nhà trường kí hiệp đồng thuê nhân viên tiến hành làm thường ngày vào các buổi sáng trong tuần trước khi học sinh vào học tiết 1 và các buổi chiều sau khi học sinh học phụ khóa xong. Nội dung công việc này do y tế nhà trường phối hợp với cán bộ quản lí phụ trách lao động – vệ sinh kiểm tra, đánh giá cụ thể, kịp thời. Công tác trực tuần: Các lớp tiến hành lần lượt, thường xuyên theo sự điều hành của Ban giám hiệu nhà trường. Mỗi lớp thực hiện một tuần vào các buổi học sáng và chiều trong tuần. Nội dung công việc của lớp trực tuần do Ban Vệ Sinh của nhà trường phân công công việc ( phụ lục 3 ). Tuy nhiên, công tác trực tuần của các lớp, nhà trường cũng linh hoạt như sau: Buổi sáng các em chỉ nhặt sạch rác, quét dọn sạch sẽ ở trong sân trường và trước cổng trường . Buổi chiều lớp học phụ khóa xong mới tiến hành thực hiện nội dung công việc trực tuần, những buổi chiều khác trong tuần không học phụ khóa lớp trực tuần bắt đầu công việc từ 15h. Kế hoạch này được tiến hành thường xuyên, liên hoàn từ đầu năm học đến hết hè và xoay vòng theo khối, không có kết thúc ( chỉ tạm dừng khi có việc đột xuất yêu cầu ví dụ như dịch bệnh covid cần giãn cách, không tập trung đông người…). Nội dung công việc các lớp luân phiên nhau làm dưới 10
  11. sự hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá của Ban vệ sinh nhà trường. Phụ trách trực tuần của lớp là do giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp chịu trách nhiệm điều hành.( Lưu ý: Khối 12, nhà trường phân công trực tuần vào hè và học kì 1. Học kì 2 giành thời gian để học sinh tập trung toàn tâm, toàn ý vào việc học, thi trung học quốc gia). 2.3. Biện pháp 3: Thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan xanh- sạch- đẹp trong nhà trường *Thành phần Ban chỉ đạo gồm, Hiệu Trưởng : Trưởng ban Một phó hiệu trưởng phụ trách cảnh quan môi trường: Phó trưởng ban Chủ tịch công đoàn: Phó trưởng ban Bí Thư Đoàn Trường: Thư kí Tổ trưởng chuyên môn: Ban viên Trưởng ban thanh tra nhân dân: Ban viên Kế toán: Ban viên Phụ trách y tế: Ban viên Giáo viên chủ nhiệm: Ban viên Trưởng Ban Đại Diện Cha Mẹ Học Sinh: Ban viên *Nội dung thực hiện: - Ban chỉ đạo mỗi tháng tổ chức họp một lần để đánh giá tình hình của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong nhà trường. - Đôn đốc quá trình thực hiện - Điều chỉnh kế hoach một cách kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường hiên nay. 2.4.Biện pháp 4 :Thiết kế và xây dựng vườn hoa, trồng cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường - Tùy thuộc vào vị trí, khuôn viên thực tế của nhà trường để tiến hành thiết kế và xây dựng vườn hoa, trồng cây bóng mát phù hợp, đảm bảo yếu tố cần thiết: Xanh – sạch – đẹp, tạo sự yêu thích và phấn khởi , vui tươi , thân thiện , sáng tạo mỗi khi đến trường. - Đảm bảo tính bền, duy trì được vẻ đẹp quanh năm - Nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn 11
  12. - Nghiên cứu và lưa chọn loại hoa, cây cảnh, cây bóng mát nên trồng, thích hợp từng mùa, điều kiện đất trồng ở địa phương - Sắp xếp cây, hoa theo luống : Phía sau cùng là loài hoa hay cây to, cao. Càng về phía trước chiều cao và kích thước của cây càng nhỏ lại nhằm tạo vườn hoa thành một thể thống nhất, hài hòa, đẹp mắt và ngăn nắp. - Kết hợp nhiều loai hoa với đa dạng về màu sắc. kết hợp với các vật liệu từ phế thải trong nhà trường để tạo nên những cổng vòm, lan can, xích đu, độc bình, tạo những nhánh đường quanh co vào vườn hoa . - Phối hợp với Đoàn thanh niên cho các lớp nạp lốp xe máy, xe ô tô đã hư hỏng. sau đó, cử mỗi lớp 1 em tập trung để sơn lốp thành nhiều màu sắc qui định. - Phối hợp với giáo viên dạy môn sinh học, dạy nghề phổ thông trong trường (chủ yếu nghề làm vườn, nghề điện ), yêu cầu học sinh thực hành ươm cây, ươm hoa và chiết cây nạp lại cho nhà trường. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp 12, Đoàn thanh niên động viên học sinh lớp 12 chuẩn bị có kế hoạch trồng cây kỉ niệm mái trường. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, Bác bảo vệ trường để gìn giữ và chăm sóc cho vườn hoa, cây cảnh, cây bóng mát… 2.5.Biện pháp 5 : Tổ chức các buổi lao động, tham gia các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về môi trường góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà cần tổ chức những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe, sự chăm chỉ của bản thân và tinh thần trách nhiệm góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp. Điều quan trọng nữa là rèn luyện kỹ năng sống cho mọi người, đó chính là mọi người biết chia sẻ, , biết giúp đỡ nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ, biết yêu thương và đoàn kết, đùm bọc nhau hơn. Nhà trường phối hợp với Ban lao động tiến hành tổ chức cho học sinh lao động theo đơn vị lớp ( từ hai tuần trở lên/ 1 lần ). Mỗi lần có ít nhất hai lớp tham gia ( linh hoạt theo nội dung công việc để cắt cử cho phù hợp). Phối hợp với Đoàn thanh niên để tiến hành tổ chức lao động công ích sau các đợt học sinh tham gia học xong lớp cảm tình Đoàn.Tổ chức học sinh 3 khối tham gia chiến dịch lao động trồng cây gây rừng với Huyện Đoàn dọc các bờ biển thuộc xã Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Hùng. Lao động chăm sóc khu tưởng niệm anh hùng Phùng Chí Kiên và nghĩa trang liệt sĩ địa phương nơi trường đóng 12
  13. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức lao động định kì theo kế hoạch của nhà trường, các lớp lần lượt luân phiên nhau Phối hợp với Ban an ninh nề nếp nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên bảo vệ tổ chức lao động cho các em học sinh vi phạm nội quy của nhà trường. Phối hợp với Ban vệ sinh, nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm cho các lớp lao động vệ sinh trực tuần. Ra quân lao động làm sạch lớp học và khu vực xung quanh lớp học. Phối hợp với Ban nữ công, tổ trưởng công đoàn các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên, nhân viên lao động cuốc đất, cuốc cỏ, trồng hoa mỗi khi mùa xuân về. Nội dung công việc linh hoạt theo tình hình cụ thể của nhà trường lúc đó để phân công các lớp đưa dụng cụ lao động phù hợp, làm có hiệu quả Các lớp làm xong cử ban cán sự gặp người phụ trách lao động để kiểm tra sỹ số tham gia và đánh giá mức độ hoàn thành công việc mới được ra về. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa của nhà trường. Tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi viết, vẽ về cảnh quan môi trường của nhà trường 2.6.Biện pháp 6 : Quản lí rác thải *Các lớp học, phòng ban , nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh đều được trang bị thùng đựng rác thải phù hợp với các kích thước khác nhau. Xây dựng hố rác đảm bảo lưu lượng chứa đựng, cách rất xa với các phòng học của học sinh và phòng làm việc khác của nhà trường. *Phân hóa rác thải thành ba loại : - Rác thải dễ phân hủy: Thức ăn thừa ( bánh, kẹo), vỏ củ - quả… - Rác thải khó phân hủy: Sách, vở cũ; Giấy loại; Chai nhựa; Long nước ngọt; Các vật dụng bằng kim loại… - Rác thải khác: Pin, bóng đèn , thủy tinh vỡ, linh kiện điện tử bị hư hỏng, cành cây khô, túi ni lông,vỏ gói mì tôm… *Hợp đồng với công ty vệ sinh thu gom và chở loại rác không có khả năng tái chế sử dụng ( rác thải khác ) 1 tháng /1 lần để tránh ô nhiễm môi trường. 2.7. Biện pháp 7 : Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp trong nhà trường. 13
  14. Kiểm tra, đánh giá là một biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng hoạt động. Bất kỳ một hoạt động nào trong nhà trường cũng phải chú ý đến khâu kiểm tra, đánh giá. Không kiểm tra, không đánh giá có nghĩa là không có quá trình quản lý. Vì vậy, cán bộ quản lí phối hợp với Ban chỉ đạo hoạt động, các đoàn thể ở trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá cụ thể công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong nhà trường. Nội dung công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong nhà trường của các lớp đã được đưa vào tiêu chí thi đua của toàn cơ quan và thống nhất tại hội nghị viên chức người lao động từ đầu năm học để chủ đông kiểm tra, đánh giá thường xuyên và liên tục Phân công các ban phụ trách như: Ban vệ sinh, ban lao động thường xuyên kiểm tra, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện công việc, kịp thời nhắc nhở các lớp làm chưa tốt, tuyên dương các lớp hoàn thành tốt và xuất sắc về các nội dung: . - Vệ sinh hàng ngày, hàng tuần của các lớp - Các buổi, các đợt lao động làm sạch cảnh quan trong nhà trường. - Trồng và chăm sóc các bồn hoa , khu vực hoa, cây cảnh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường - Công tác trực tuần của các lớp, khối. - Công tác tham gia các chiến dịch lao động trồng cây phòng hộ chắn cát – gió ở biển của Huyện Đoàn, chiến dịch lao động nhặt ,vớt rác thải ở biển của Đoàn trường phụ trách và lao động giúp đỡ gia đình các bạn học sinh trong trường có hoàn cảnh neo đơn, côi cút. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong nhà trường bằng điểm số ( thang điểm 10 ), có nhận xét và công khai gián tại bảng tin trong phòng hội đồng và thông báo lên trang “giáo viên chủ nhiệm” Giải đáp ý kiến thắc mắc của học sinh và giáo viên chủ nhiệm tại người phụ trách của các ban. Sau kết luận thì thông báo chính thức kết quả kiểm tra, đánh giá tại các địa điểm như trên. Chương 3 THỰC NGHIỆM VỀ VIỆC TẠO CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC 3.1. Mục đích thực nghiệm Xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh trung học phổ thông và tình hình thực tế việc tạo 14
  15. cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp hiện nay tại các trường học cũng như khả năng tư duy gắn lí thuyết với thực tiễn, hình thành thái độ hứng thú và say mê , yêu thích trường – lớp và sáng tạo trong lao động. Đồng thời, góp phần giáo dục đạo đức và nhân cách toàn diện cho học sinh gắn bó hơn với cuộc sống xung quanh mình, bồi dưỡng tình cảm tự hào với những thành quả, năng lực của mình đối với mái trường. Từ đó giúp các em tự nảy sinh ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ, xây dựng tạo cảnh quan xanh -sạch -đẹp gắn bó với quãng đời học sinh của các em. Đề tài nghiên cứu và thực nghiệm này nhằm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức quản lí giáo dục để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Để khẳng định tính khả thi của đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường. Kết quả thực nghiệm là bằng chứng cho thấy sự cần thiết của việc đổi mới công tác quản lí trong trường học để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh toàn diện về “ Đức – Trí – Thẩm – Mĩ ’’, bồi dưỡng cho các em phương pháp tự chủ việc học tập và sáng tạo trong lao động, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hình thành, phát triển, phát huy phẩm chất nhân ái và khoan dung, yêu quê hương, tự hào về mái trường của mình… Mặt khác, cũng góp phần tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh ở nhà trường nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng. 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 3.2.1. Tại trường phổ thông – đơn vị nơi công tác. Tiến hành thực nghiệm biện pháp tạo cảnh quan môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các đối tượng: - Cán bô, giáo viên, nhân viên nhà trường - Bốn tổ công đoàn: Toán – Tin; Văn – Anh; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội – nhân văn. - Các em học sinh ở 36 lớp 3.2.2.Tại các trường học khác Được sự nhất trí của ban giám hiệu các nhà trường, tôi đã trao đổi phương pháp, kĩ thuật, đưa ra mô hình và hình thức tổ chức tiến hành thực nghiệm biện pháp tạo cảnh quan môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 15
  16. 3.3. Nội dung thực nghiệm: Căn cứ vào tình hình thực tế khuôn viên của nhà trường, phát hiện và phát huy tiềm năng của giáo viên, nhân viên , học sinh để tổ chức thực nghiệm tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở những nội dung sau: - Công tác lao động - Công tác vệ sinh - Công tác trực tuần - Tổ chức thiết kế và xây dựng vườn hoa, trồng cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường - Xử lí rác thải 3.4. Phương thức thực nghiệm 3.4.1. Phương thức chung Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về công tác tổ chức thực nghiệm tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực . 3.4.2. Phương thức cụ thể Tuỳ thuộc vào đối tượng và năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh để đưa ra những cách thức tổ chức tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp phù hợp ở nhiều cấp độ khác nhau. *Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Phân công nhiệm vụ theo năng lực và lợi thế của các tổ chuyên môn, tổ công đoàn. *Đối với học sinh: Phân công nhiệm vụ với nội dung công việc phù hợp theo năng lực của các nhóm lớp ( trong đó các lớp thuộc khối 12 chỉ tổ chức thực hiện ở học kì 1. Học kì 2 ưu tiên cho các em tập trung ôn tập để chuẩn bị thi trung học quốc gia ). Nhóm các lớp khối A : 10 A2, 10 A3, 10 A4; 11 A2 ,11 A3, 11 A4. 12 A1, 12 A2, 12 A3. Nhóm các lớp khối A1: 10 A1, 11 A1. Nhóm các lớp khối D : 10 A10, 10 A11; 11 A10 ,11 A11, . 12 A10, 12 A11. Nhóm các lớp khối C : 10 A7, 10 A9; 11 A8 ,11 A9; 12 A8,12 A9 16
  17. Nhóm các lớp khối B : 10 A6, 11 A7, 12 A6 . Nhóm các lớp cơ bản : 10 A5, 10 A8, 10 A12; 11 A5 ,11 A6, 11 A12. 12 A4, 12 A5, 12 A7,12 A12. 3.5. Thiết kế và tổ chức tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3.5.1. Tiến hành tổ chức về công tác lao động *Bước 1: Phân công nội dung công việc lao động cụ thể cho các lớp được điều động thực hiện nhiệm vụ trước một tuần ( tùy vào nội dung công việc để phân công dụng cụ lao động – Phụ lục 4) * Bước 2 :- Cử một thành viên trong ban lao động phụ trách và điều hành chung buổi lao động - Cử giáo viên chủ nhiệm tham gia điều hành trực tiếp buổi lao động của lớp. *Bước 3 : Lớp phó phụ trách lao động báo cáo kết quả lao động của lớp với người phụ trách và điều hành của ban lao động nhà trường sau khi hoàn thành công việc. *Bước 4 : Ban lao động của nhà trường kiểm tra , nhận xét ( nếu chưa đạt yêu cầu phải làm lại ). *Bước 5 : Đánh giá kết quả của ban lao động ( bằng điểm số cụ thể) – phụ lục 4 *Bước 6 : Ban lao động gửi kết gửi kết quả đánh giá đến trưởng ban ( phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất). *Bước 7: Trưởng ban ( phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất) kiểm tra, đóng dấu, gửi kết quả được đánh giá lên trang chủ nhiệm và gián công khai ở bảng qui định tại phòng hội đồng của nhà trường. *Bước 8 : Giải đáp ý kiến thắc mắc của giáo viên chủ nhiệm ( nếu có ) tại phòng làm việc của phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất. 3.5.2. Tiến hành tổ chức về công tác vệ sinh lớp học tại phòng học của học sinh. *Bước 1: Thông báo đến với giáo viên chủ nhiệm về thời gian và những nội dung công tác vệ sinh hằng ngày của lớp phải thực hiện ( Biện pháp 2 ) *Bước 2: Một tháng/ lần các lớp tiến hành tổng vệ sinh lớp học. Ngoài nội dung công tác vệ sinh hằng ngày cần làm thêm công việc lau bàn nghế, quét váng nhện trần nhà và hành lang thềm của lớp, lau chùi cửa kính ở cửa chính và tất cả cửa sổ của lớp 17
  18. học, chú ý sắp đặt các vật dụng đúng qui định của nhà trường. Thời gian tổng vệ sinh được tiến hành sau tiết 4 ( tiết cuối cùng của các buổi học thêm trong tuần) *Bước 3:- Nhận xét, đánh giá kết quả vệ sinh lớp học – phụ lục 5 Ban vệ sinh ( chủ yếu là nhân viên y tế nhà trường ) kiểm tra, nhận xét và chấm điểm vệ sinh hằng ngày: 1 tuần học / 3 lần/ 1 lớp ( bất kì buổi sáng hoặc buổi chiều ). Kết quả chấm cộng lại chia cho lần chấm lấy điểm trung bình đưa vào thi đua từng học kì 1 và học kì 2. Điểm trung bình vệ sinh cả năm bằng điểm tổng vệ sinh học kì 1 và học kì 2 cộng lại chia 2. - Ban cờ đỏ của Đoàn thanh niên được phân công chấm chéo khối và chéo lớp vào tiết sinh hoạt 15 phút hằng ngày ( các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7), Sau đó nạp lại cho thầy – cô giáo là bí thư, phó bí thư đoàn trường trực tuần đó, đưa vào thi đua tuần. *Bước 4: Ban vệ sinh gửi kết quả đánh giá đến trưởng ban ( phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất) *Bước 5: Trưởng ban ( phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất) kiểm tra, đóng dấu, gửi kết quả được đánh giá lên trang chủ nhiệm và gián công khai ở bảng qui định tại phòng hội đồng của nhà trường. *Bước 6 : Giải đáp ý kiến thắc mắc của giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp ( nếu có ) tại phòng làm việc của phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất. 3.5.3. Tiến hành tổ chức về công tác trực tuần cho các lớp *Bước 1: Phân công lịch trực tuần lần lượt cho các lớp thực hiện ( phụ lục 6 ) *Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban vệ sinh ( nhân viên y tế ) để nhận nội dung công việc cụ thể của lớp trực tuần – phụ lục 3 *Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban cán sự lớp điều hành công tác trực tuần *Bước 4: Đại diện ban cán sự lớp báo cáo kết quả từng buổi làm vệ sinh trực tuần của lớp với Giám hiệu trực hoặc nhân viên y tế ( phụ trách điều hành vệ sinh ) *Bước 5: Giám hiệu trực hoặc nhân viên y tế ( phụ trách điều hành vệ sinh ) của nhà trường kiểm tra , nhận xét ( nếu chưa đạt yêu cầu phải làm lại ). *Bước 6 : Đánh giá kết quả của ban vệ sinh ( nhân viên y tế ) bằng điểm số cụ thể) – phụ lục 7 *Bước 7 : Ban vệ sinh gửi kết quả đánh giá đến trưởng ban ( phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất). 18
  19. *Bước 8 : Trưởng ban ( phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất) kiểm tra, đóng dấu, gửi kết quả được đánh giá lên trang chủ nhiệm và gián công khai ở bảng qui định tại phòng hội đồng của nhà trường. *Bước 9 : Giải đáp ý kiến thắc mắc của giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp ( nếu có ) tại phòng làm việc của phó hiệu trưởng phụ trách lao động – vệ sinh - cơ sở vật chất. 3.5.4. Tổ chức thiết kế và xây dựng vườn hoa, trồng cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực *Bước 1: Nghiên cứu vị trí đất đai phù hợp với khuôn viên nhà trường để lập ý tưởng thiết kế và xây dựng vườn hoa *Bước 2: Tận dụng tất cả nguồn phế thải trong nhà trường, tập kết lại một chỗ thích hợp để chuẩn bị làm mô hình như: - Nguồn phế thải từ chai nhựa, ống nhựa - Lon nước ngọt - Các vật dụng bằng kim loạị như ống sắt, kẽm - Cây mét nứa của các lớp cắm trại được gom về kho từ năm học trước, thanh gỗ được gỡ bỏ từ các phòng ban. - Mỗi lớp học sinh nạp 02 lốp xe ô tô, lốp xe bò, lốp xe máy đã bị hỏng *Bước 3: Phối hợp với các đối tượng để tổ chức phân công trang trí các vật dụng tận dụng từ nguồn phế thải - Các thầy, cô giáo trong chi đoàn giáo viên đảm nhận sơn mét, nứa, gỗ - Các thầy, cô giáo trong ban cơ sở vật chất của nhà trường đảm nhận cắt, hàn phế thải từ kim loại thành vật liệu có giá trị trong vườn hoa - Mỗi lớp cử 2 bạn ( lớp trưởng, Bí thư ) tập trung sơn lốp hỏng theo những màu sắc quy định của “tác giả” thiết kế. - Các lớp tự tạo không gian xanh, thân thiện với môi trường trên các lớp học từ chai nhựa, ống nhựa ,lon nước ngọt. *Bước 4: Phối hợp với Đoàn thanh niên, một số giáo viên, nhân viên có tính thẩm mĩ cao tiến hành xây dựng các mô hình trong vườn hoa ( phụ lục 8 ) - Vật liệu từ mét, nứa dựng thành mái nhà với hai lối đi vào - Vật liệu từ gỗ dựng thành giàn cho hoa giấy leo - Vật liệu từ gạch, sò tạo thành con đường khúc khỉu, quanh co 19
  20. - Vật liệu từ kim loạị như ống sắt, kẽm hàn thành giá để bỏ lốp xe trồng hoa, làm xích đu trong khuôn viên của vườn hoa, tạo độc bình để các bình hoa, tạo cổng vòm, lan can... - Vật liệu từ lốp xe xây thành bồn hoa với nhiều kiểu dáng đa dạng khác nhau, ghép thành hình con Rồng uốn lượn, con Hà Bá, treo theo khoảng cách được thiết kế trong khuôn viên trông rất bắt mắt trong vườn hoa - Vật liệu từ chai nhựa, ống nhựa, lon nước ngọt : Học sinh các lớp cắt tỉa thành bình trồng hoa, để đồ dùng trong lớp *Bước 5: + Tiến hành trồng hoa, cây cảnh trong vườn hoa - Xác định vị trí trong khuôn viên vườn hoa để trồng các loại hoa phong phú về màu sắc theo mùa cho phù hợp - Chia diện tích của khuôn viên vườn hoa thành 2 phần Phần 1: Trực tiếp trồng các loại hoa và cây cảnh theo mùa vào các lốp xe hỏng, bồn hoa và khoảng đất phía sau . Phần 2 : Phần đất trước khuôn viên vườn hoa là nhà xe cũ của giáo viên, hiện không dùng đến. Ở dưới là sỏi và đất, phía trên là những thanh sắt nối dọc, ngang kéo dài chạy dọc theo vườn hoa. Khoảng này dùng để treo toàn bộ cây cảnh ưa bóng râm của học sinh học nghề phổ thông thực hành ươm, trồng cây. *Bước 6: Phân công học sinh các lớp trồng hoa vào lốp xe, bồn hoa, khoảng đất phía sau theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách. Mùa hè trồng các loại hoa chịu nhiệt tốt như: Cánh Bướm nhiều màu sắc; Dừa cạn màu trắng, đỏ, tím sen; Hướng dương; Hoa hồng hường; Vân khôi; Triều tím; Hoa Giấy; Các loại hoa lan đất. Mùa Thu trồng các loại hoa: Hoa cúc vàng; Cánh Bướm nhiều màu sắc; Dừa cạn màu trắng, đỏ, tím sen; Hoa hồng hường; Vân khôi; Triều tím; Hồng cổ sa pa; Hoa bỏng rạ Mùa Xuân ấm áp trồng tất cả các loại hoa của các mùa. + Tiến hành trồng cây bóng mát trên sân trường, sân thể dục, hai bên cổng trường.( công tác này phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp 12, Đoàn thanh niên nhà trường phụ trách). - Xác định vị trí , chia khoảng cách để trồng cây bóng mát trên sân trường, sân thể dục, hai bên cổng trường cho phù hợp - Ở sân trường tiến hành trồng các loại cây vừa cho bóng mát, vừa cho hoa như: cây hoa bằng lăng, hoa ban, hoa hoàng hậu, hoa phượng vĩ, xà cừ, bàng 20
nguon tai.lieu . vn