Xem mẫu

  1. TÊN BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP “ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG  TƯƠNG TÁC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN CÔNG NGHỆ  7” Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ Môn học: Công nghệ 7 Đơn vị công tác: trường THCS Đinh Lạc I­LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP Năm học 2021­2022 là năm học hết sức đặc biệt của thầy và trò trong cả nước cũng   như  huyện Di Linh. Vì tình hình dịch bệnh Covid­19 bùng phát và diễn biến phức tạp, một   năm học bắt đầu muộn hơn và học sinh các trường trong huyện phải thực hiện học trực   tuyến, học trên truyền hình với phương châm: “Ngừng đến trường nhưng không ngừng học  tập”.  Thực hiện các văn bản chỉ  đạo của cấp trên, Trường THCS Đinh Lạc đã thực hiện   kế  hoạch dạy học trực tuyến từ  ngày 20/09/2021 bằng phần mềm Google Meet trên nền   tảng Google Classroom.  Sau một thời gian thực hiện dạy và học trực tuyến, bỡ  ngỡ  với hình thức học tập   mới, với không ít khó khăn nhưng cũng nhiều điều mới mẻ  cuốn hút, tôi bắt đầu làm quen  với việc dạy và học trực tuyến.  Thông qua việc dạy học trực tuyến tôi nhận thấy rằng nếu sử dụng powerpoint kết   hợp với google meet cùng với việc hỏi – đáp chỉ mang lại hiệu quả dạy học truyền thụ kiến   thức phần lớn từ GV tới HS mà ít sự tương tác qua – lại giữa GV với HS, giữa HS với HS. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã kết hợp 1 số phần mềm dạy học trực tuyến   nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS thông qua giải pháp   “Ứng dụng một số  phần mềm nhằm tăng khả  năng tương tác của học sinh trong dạy   học trực tuyến môn công nghệ 7” II­NỘI DUNG CHÍNH CỦA GIẢI PHÁP Môn Công nghệ 7 là 1 trong những môn học đòi hỏi HS có kiến thức thực tế và thu   thập thông tin từ thực tế để minh hoạ cho bài học. Nếu GV chỉ hỏi, HS đáp sẽ làm giảm đi   rất nhiều hiệu quả dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến. Trong giải pháp này, ngoài việc sử dụng google meet và powerpoint để dạy học, tôi   còn vận dụng thêm 1 số phần mềm để tăng khả năng tương tác trong môn Công nghệ 7, cụ  thể như sau: 1. Giải pháp 1. Vận dụng phần mềm whiteBoard để  đưa hình  ảnh, âm thanh,   thu thập bài tập của HS dễ dàng hơn. 1.1. Nguồn tải: https://www.viewsonic.com/
  2. 1.2. Tương thích: Từ windown 8, tốt nhất là windown 10. Cấu hình máy phải tương  đối mạnh mới khai thác hết hiệu quả của phần mềm. 1.3. Hướng khai thác, sử dụng Sau khi tải về, chúng ta cài đặt như  các phần mềm khác, tiếp theo dùng tài khoản  google để kích hoạt. a. Sử dụng  whiteboard như một bảng đen dạy học trên lớp học Trên phần mềm whiteboard cung cấp đầy đủ  tính năng như việc viết, vẽ hình, chèn   hình,…Việc dạy online nếu như  chúng ta dùng powerpoint để  HS thấy hết các thao tác,  hướng dẫn của GV đòi hỏi người soạn phải hết sức tỉ  mỉ, công phu từng bước mới thể  hiện được. Tuy nhiên đối với việc sử dụng whiteboard thì khác, nó khắc phục được những  yếu tố trên của powerpoint. Ví dụ  trong bài 2­ Khái niệm của đất trồng và thành phần của đất trồng, mục 2,   thành phần của đất trồng, Gv cung cấp thông tin cho HS về thành phần đất trồng nếu thiết   kế trên powerpoint cần kẻ các bảng, kết hợp với hiệu  ứng để  trình chiếu, HS tiếp xúc lâu   sẽ cảm thấy nhàm chán nhưng khi dạy bằng whiteboard, GV thuyết minh đến đâu viết đến   đó, giúp HS cảm thấy việc học tương tự như trực tiếp khi GV viết lên bảng. Bên cạnh đó, nhờ tính năng của phần mềm, GV có thể thao tác xoá, thêm dễ dàng và  sống động tương tự như khi đang dạy trực tiếp trên lớp học Việc phân tích hình  ảnh cũng rất dễ  dàng để  áp dụng kĩ thuật dạy học trực quan.   Nếu dùng powerpoint để  giảng bài, GV cần phải thiết kế được các tình huống khi HS trả  lời hoặc chỉ áp dụng cho 1 hướng theo thiết kế của GV. Tuy nhiên nếu dùng whiteboard sẽ  tương tác theo hướng phát biểu của HS từ đó Gv chỉnh sửa kĩ năng phân tích hình từ đó kết   luận vấn đề phù hợp. Ví dụ, ở bài 9, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường, GV có thể  sử dụng phương pháp trực quan bằng cách chiếu hình 7­cách bón. Yêu cầu HS trả lời.
  3. Sau khi HS trả lời xong, GV dùng công cụ  bút để  thuyết minh từng phần của tranh  một cách sinh động và trực tiếp, giúp HS có thể  thấy được vấn đề  1 cách cụ  thể  và trực   quan b. Dùng whiteboard để đưa hình ảnh, bài tập của học sinh, sửa bài cho HS Để  sử dụng tính năng này, chúng ta vào thanh công cụ, chọn “Hộp công cụ”(1), sau  đó chọn “Tìm kiếm bằng hình ảnh”(2), tiếp tục mở hình ảnh mình lưu trong máy tính (3) Để sử dụng hiệu quả tính năng này, trước mỗi bài học chúng ta nên tạo 1 thư mục  chứa tài nguyên của bài dạy như hình ảnh, âm thanh, video… để dễ dàng tìm kiếm, lưu trữ  cũng như sử dụng. Khi đưa hình ảnh vào, ta có thể dùng công cụ “bút” để chọn màu mực, tiếp tục phân  tích hình theo kĩ thuật dạy học trực quan. Ngoài ra, theo cách này chúng ta có thể nhúng bất kì định dạng nào vào whiteboard để  phân tích bài học, kể cả SGK Công nghệ 7 được định dạng bằng pdf để giảng cho HS.
  4. Ví dụ ở bài 6­Biện pháp bảo vệ, cải tạo và sử dụng đất. Để HS có thể tương tác với  GV trong bảng trang 15, GV chụp lấy bảng này sau đó đưa vào whiteboard để cùng phân  tích với HS bằng cách yêu cầu HS trả lời, HS nói tới đâu, GV viết trực tiếp tới đó, yêu cầu  HS khác nhận xét, bổ sung từ đó đưa ra kiến thức đúng. Một trong những tính năng nổi trội của phần mềm này là có thể thu thập bài làm của  học sinh sau đó chỉnh sửa trực tiếp trên màn hình, giúp GV có thể “thấy” được hoạt động  của HS khi học online không có giám sát của GV hay phụ huynh. Cách tiến hành thu thập bài làm của HS như sau: + GV giao phiếu bài tập trực tiếp hoặc giao tiết trước. + Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận qua nhóm messenger hoặc nhóm zalo, hoàn thành  nội dung phiếu học tập + Chụp phiếu học tập gửi qua zalo cho GV trong tiết học hoặc trước đó  + GV chiếu kết quả phiếu học tập, thảo luận toàn lớp. Từ đó chốt đáp án đúng Ngoài ra, GV cũng có thể thu thập bài làm của HS ngay trên phần mềm whiteboard  bằng cách: + Từ điện thoại của HS nhập địa chỉ bảng của GV: http://myviewboard.com/nganha Địa chỉ này được tạo và đăng kí khi cài đặt phần mềm. + Tiếp theo HS nhập tên sau đó nhấn confirm + HS nhấn vào biểu tượng hình máy bay giấy sau đó tải hình ảnh mình chụp được,  nhấn upload để gửi trực tiếp lên whiteboard cho GV + Trên phần mềm, GV vào hộp công cụ  Tệp tin đã nhận (hình máy bay) để tải bài  làm của HS về để thảo luận, điều chỉnh cho cả lớp thấy. 2. Giải pháp 2. Sử dụng Jamboard để tổ chức cho HS thảo luận nhóm online  khi dạy học trực tuyến 2.1. Nguồn tải + Trên máy tính: có sẵn trong bộ công cụ của google + Trên điện thoại: từ CHPlay hay appstore tải phần mềm Jamboard
  5. 2.2. Tương thích: Tất cả hệ điều hành của máy tính và điện thoại 2.3. Hướng khai thác và sử dụng phần mềm Đầu tiên: GV tạo 1 bảng trắng trên Jamboard bằng trình duyệt Chrome hoặc cốc  cốc, thiết lập chia sẻ cho tất cả mọi người cùng tham gia chỉnh sửa. Sau khi thiết lập xong, trong quá trình dạy GV chia sẻ link Jamboard cho HS trên  khung chat của google meet. Yêu cầu HS nhấp vào link và gửi ý kiến của mình lên khung  nhóm. Nhóm trưởng tổng hợp, chỉnh sửa nếu cần thiết. (VD: link Jamboard bài “Khái niệm đất trồng và thành phần đất trồng :  https://jamboard.google.com/d/1DuiU3SSVHFbwwMGDSqLsZMeXWqNoo8ZXvI3IHO7KZ Fs/edit?usp=sharing) Lúc này cả lớp đều thấy các thành viên hoạt động. GV quan sát trên màn hình và tóm  tắt thông tin, chốt kiến thức cho HS. Trong quá trình thảo luận, Gv quy ước cách nhập thông tin để HS không nhập lung  tung và kiểm soát được theo cấu trúc : tên_Nội dung Cách tổ chức này khắc phục được tình trạng HS ngồi thụ động trên màn hình, tăng  cao khả năng tương tác với bài dạy của GV và giữa các HS với nhau. Ví dụ: Kết quả thảo luận nội dung 2 bài “Khái niệm đất trồng và thành phần đất  trồng” 3. Giải pháp 3. Sử dụng ứng dụng online quizizz để kiểm tra, đánh giá học sinh  trước hoặc sau bài học 3.1. Nguồn tải: Phần mềm sử dụng trực tiếp tại địa chỉ https://quizizz.com/
  6. 3.2. Tương thích: trình duyệt cốc cốc, chrome, safari 3.2. Hướng sử dụng Để sử dụng phần mềm này, đầu tiên GV truy cập vào địa chỉ trên, dùng tài khoản  gmail của mình để đăng kí 1 tài khoản basic (cơ bản) Tiếp theo, GV nhấn vào biểu tượng [tạo ra] (1) (create)  Bài kiểm tra mới (2) để  tạo gói câu hỏi   Nhập tên bộ câu hỏi (3) và chọn chủ đề (4) sau đó nhấn ]Kế tiếp] GV lựa chọn loại câu hỏi sau đó tiến hành nhập nội dung câu hỏi. Phần này GV có  thể tải file exel nhập câu hỏi vào rồi up lên lại phần mềm. Vì tài khoản basic nên mỗi gói  câu hỏi tối đa là 10 câu. Mỗi câu hỏi không cần phải đánh số câu đằng trước, ví dụ câu 1,  2…. Ưu điểm của phần mềm này là có thể chèn công thức toán học, hình ảnh,.. vào trong  các câu hỏi.  Sau khi tạo xong câu hỏi, GV chia sẻ link cho HS ngay trên khung chat của google  meet. HS nhấp vào link sau đó nhập tên để tham gia. Ví dụ: link kiểm tra bài 2: https://quizizz.com/join?gc=927023 Khi thấy số HS có mặt đầy đủ GV mới tiến hành kiểm tra. Điểm hay của phần mềm  là tính điểm dựa trên câu trả lời đúng và thời gian trả lời nhanh. Ngoài ra còn có bảng sắp  xếp thứ hạng của học sinh. Nhạc nền của phần mềm này cũng là 1 trong những yếu tố gây  kích thích cho HS khi tham gia theo kiểu “học mà chơi ­chơi mà học” Ví dụ: Link kiểm tra bài 3 Link khởi động bài 6 Link kiểm tra bài 7 III­ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG GIẢI PHÁP TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC 1. Hiệu quả về tính tương tác khi dạy học online
  7. Với giải pháp này tôi nhận thấy rằng đã khắc phục được việc truyền thụ theo kiểu  chiếu – giảng – chép. Thông qua việc sử dụng các công cụ dạy học trực tuyến, tôi đã tổ chức dạy học theo  các phương pháp dạy học theo nhóm có hiệu quả. Tôi đã cùng tổ KHTN dạy tiết chuyên đề,  bài Canxi oxit ở lớp 9a2 với công cụ whiteboard kết hợp với Jamboard nhận thấy học sinh  tương tác rất tốt, hào hứng trong tiết dạy. Ở các tuần 1, 2 tôi đã sử dụng giải pháp trên dạy  học trực tuyến môn Công nghệ 7 ở các lớp 7a1, 7a4 nhận thấy rằng đa số học sinh hiểu bài  và vận dụng được kiến thức, đặc biệt khi sử dụng quizizz để tạo bộ câu hỏi sử dụng sau  mỗi tiết học, học sinh có tâm lý “chờ đợi” khí thế để tham gia trò chơi và rất vui mừng khi  mình đạt hạng nhất, nhì khi kết thúc. Việc dùng công cụ nộp bài trong whiteboard cũng khắc phục được tình trạng học  sinh không chép bài bằng cách sau mỗi tiết học, GV yêu cầu HS chụp bài ghi của mình gửi  lên whiteboard để GV kiểm tra hằng ngày. 2. Hiệu quả về tính hứng thú của học sinh Sau đợt học online, bản thân tôi đã thiết kế bộ câu hỏi khảo sát cho HS ở các lớp tôi  dạy trên google form với nội dung sau: Mong các em học sinh vui lòng đọc kỹ và trả lời các câu hỏi dướ i đây một cách trung thực. 1. Em có tham gia học online không? * A. Có B. Không 2. Em tham gia học online bằng phương tiện gì? * Các em có thể chọn nhiều phương án. A. Điện thoại thông minh B. Laptop C. Máy tính bàn D. Mục khác: 3. Mỗi ngày, em dành thời gian cho việc học online là bao nhiêu? * A. Dưới 2 tiếng đồng hồ (
  8. A. Rất thích B. Thích C. Không thích D. Hoàn toàn không thích 5. Khi sử dụng whiteboard để giảng dạy tương tự như trên lớp và các công cụ để  các em nộp bài, tương tác với GV, với bạn, em cảm thấy: A. Rất thích B. Thích C. Không thích D. Hoàn toàn không thích 6. Trong quá trình học online, em thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?  Ví dụ: đường truyền mạng không ổn định, gửi bài,… Câu trả lời của bạn 7. Theo em, việc học online có hiệu quả với em không? * A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Ít hiệu quả E. Không hiệu quả F. Mục khác: 8. Để việc học online mang lại kết quả tốt hơn, theo em c ần ph ải làm gì? * ….. Sau khi khảo sát ở các lớp tôi dạy, đặc biệt là học sinh lớp 7a1, 7a4 dạy Công nghệ, tôi thu  được kết quả như sau: Tổng số HS tham gia khảo sát: 85 em 1. Em có tham gia học online không? * Số lượng Tỉ lệ% A.    Có 85   B.    Không 0 0,00% 2. Em tham gia học online bằng phương tiện gì? *     Các em có thể chọn nhiều phương án. 74 87,06
  9. % A.    Điện thoại thông minh 4 4,71% B.    Laptop 7 8,24% C.    Máy tính bàn 0 0,00% D.    Mục khác:     3. Mỗi ngày, em dành thời gian cho việc học online là  bao nhiêu? *     14,12 A.    Dưới 2 tiếng đồng hồ (
  10. + Hay out khỏi  phòng 7. Theo em, việc học online có hiệu quả với em  không? *     72,94 A.    Rất tốt 62 % 17,65 B.    Tốt 15 % C.    Bình thường 3 3,53% D.    Ít hiệu quả 5 5,88% E.     Không hiệu quả     F.     Mục khác:     Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng: 1. Khả năng học online của HS: các lớp khảo sát là 100%, tỉ lệ HS toàn trường là  98,8%. Như vậy HS đủ điều kiện và khả năng để học online 2. HS tham gia học online chủ yếu bằng điện thoại vì đây cũng là thiết bị dễ sử dụng,  nhiều tính năng,… 3. Số học sinh dành thời gian từ 2­4 tiếng chiếm đa số vì phù hợp với đặc điểm tâm  sinhlý, khả năng tập trung của HS. Do đó 1 tiết học online đảm bảo ở thời lượng  khoảng 30’/tiết 4. Nhìn chung HS không hứng thú với hoạt động chiếu­hỏi­chép mà cần nhiều tương  tác hơn vì đây là đặc điểm của HS THCS hiếu động, ham học hỏi  Thay đổi cách  tổ chức cho phù hợp 5. Học sinh hứng thú với cách học có sự tương tác với các phần mềm hỗ trợ, ở đó HS  có cơ hội sáng tạo, sử dụng công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ học tập 6. Có nhiều khó khăn khi áp dụng dạy học online nói chung và dạy học tương tác nói  riêng là phụ thuộc lớn vào đường truyền mạng cũng như thiếu về công cụ dạy học. 7. Đa số HS đều thích nghi với việc học online trong thời kì dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn  còn 1 số HS thụ động trong việc học, GV chưa có công cụ hữu hiệu để quản lý việc  học từ xa của HS. IV­ KẾT LUẬN Với phương châm “Ngừng học nhưng không ngừng tới trường” để  ứng phó với tình   hình dịch bệnh phức tạp trong năm học 2021­2022 và chuyển đổi liên tục giữa dạy học trực  tuyến và trực tiếp, bản thân nhận thấy rằng việc sử dụng có hiệu quả  và thành thạo các  công cụ dạy học trực tuyến là vô cùng quan trọng.
  11. Việc dạy học trực tuyến với các công cụ  trên tôi nhận thấy rằng phù hợp với đa số  các môn học, đặc biệt là các môn tự  nhiên như  Toán, Lý, Hoá và phát huy hiệu quả  cao  ở  các môn đòi hỏi tính thực tế như Công nghệ Tuy nhiên việc dạy học trực tuyến phụ  thuộc nhiều yếu tố  khác nhau như  nguồn   điện, độ ổn định của đường truyền mạng, ý thức của HS và cách tổ chức lớp học gây hứng   thú cho HS. Trong các yếu tố trên thì GV khó có thể khắc phục được các yếu tố như điện,  nguồn internet. Chính vì vậy, để dạy học trực tuyến tốt và có hiệu quả phải có sự đồng bộ cao giữa  người dạy, người học và phụ huynh giám sát HS. Thông qua giải pháp này, tôi hi vọng rằng có thể thay đổi được cách thức tổ chức lớp  học theo hướng tương tác cao trong quá trình HS tiếp thu tri thức. Giải pháp chắc chắn còn  nhiều yếu tố chưa phù hợp với tất cả HS và GV. Đó là điều mà tôi tiếp tục nghiên cứu để  hoàn thiện giải pháp của mình trong thời gian tới và đánh giá tính hiệu quả  của giải pháp   thông qua kết quả học tập cuối năm của HS. Đinh Lạc , ngày 13  tháng 12 năm 2021 Người thực hiện
nguon tai.lieu . vn