Xem mẫu

Phần I: MỞ ĐẦU LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên không chỉ đơn thuần là người cung cấp kiến thức và kỹ năng mà còn nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Đặc biệt nền giáo dục tiểu học, giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụng suốt cuộc đời của mỗi con người. Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện con người. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài. Vì thế, làm tốt GDTH là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một trong những yêu cầu để đảm bảo thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo…” Đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Sinh thời Bác đã từng nói “Không có thầy thì không có giáo dục”. Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục ở đơn vị nhà trường. Để cải thiện tình hình và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cần đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để từng bước đáp ứng các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Trong những năm học qua, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Song để đáp ứng tốt và kịp thời chương trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Đòi hỏi người thầy giáo phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố cơ bản: Phẩm chất đạo đức ­ Tư tưởng chính trị ­ Kiến thức và kĩ năng sư phạm mà luật giáo dục đã quy định: “Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và noi gương tốt cho người học”. Song thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Nho nói riêng làm việc còn dựa trên kinh nghiệm, chưa thực sự đổi mới cách tư duy, đổi mới phương pháp, cách đánh giá, chưa gắn hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống, chưa đáp ứng kịp thời với yêu 1 cầu đổi mới giáo dục. Chính vì vậy là người quản lý ở trường tiểu học Văn Nho huyện Bá Thước tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và cần phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Cho nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về: “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học”. Phần II: NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. I. Cơ sở lý luận. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định quá trình dạy và học. Thầy giỏi sẽ có trò giỏi, để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thích ứng yêu cầu đổi mới chương trình Sách giáo khoa trong giai đoạn sau năm 2015 theo đề án của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đòi hỏi người giáo viên ngay từ bây giờ phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là để tiếp cận nhanh phương pháp giảng dạy mới. Bởi vậy, việc chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong quản lý ở trường tiểu học. Trong tập thể sư phạm nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng, giáo viên là nguồn lực quan trọng đặc biệt. Người quản lý nhà trường đặc biệt, người Hiệu trưởng có nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng giáo viên, nhân viên tạo thành sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm nhà trường nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. Người Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp tập thể giáo viên, học sinh, là người đề ra các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên, phát hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi, đây là trách nhiệm nặng nề trong nhà trường. Do vậy việc quản lý, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người quản lý phải được xây dựng kế hoạch từng năm, bồi dưỡng định kì, bồi dưỡng thường xuyên…làm thế nào để tự giáo viên phải thấy được nhu cầu cần thiết phải tự rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. II. Cơ sở thực tiễn. Thực tiễn giáo dục của các nhà trường tiểu học trong thời gian qua đã khẳng định, nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường. Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. 2 Do vậy công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học. Thực tế hoạt động của công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở đơn vị trường tiểu học Văn Nho trong những năm học qua cho thấy: Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Nho có nhiều chuyển biến rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham ra vào các hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên của trường vẫn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cũng như trình độ tay nghề một cách thường xuyên, liên tục xuyên suốt quá trình giảng dạy của người giáo viên. Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ BỒI DƯỠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN NHO 1. Đặc điểm tình hình nhà trường. a. Thuận lợi. Trường tiểu học Văn Nho được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở Văn Nho năm 1997 với địa bàn dân cư 100% là người dân tộc Thái. Là một trong những xã nghèo (Vùng 135) của huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hoá nhưng có truyền thống hiếu học. Năm học 2012 – 2013 được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND, HĐND, Phòng giáo dục và đạo tạo huyện Bá Thước, cùng với sự cố gắng nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và sự đồng thuận của nhân dân, chính quyền địa phương quan tâm, tạo nhiều điều kiện giúp đỡ trong những năm qua, nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào tháng 1 năm 2013. Nhiều năm học liên tục trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện và được Giám đốc Sở giáo dục, chủ tịch UBND tỉnh tặng Giấy khen, Bằng khen. b. Khó khăn. Đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị còn hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao 57%. Nhận thức của đại đa số bộ phận quần chúng nhân dân về sự nghiệp phát triển giáo dục còn 3 hạn chế nhiều, do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển giáo dục trong nhà trường. Hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường mặc dù trong những năm qua đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, song vẫn còn đang thiếu thốn nhiều về phòng học cũng như các phòng chức năng. Chất lượng đội ngũ giáo viên còn khập khểnh, chưa phát triển đồng bộ, mặc dù trong những năm qua đội ngũ giáo viên đã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đào tạo, song trình độ tay nghề còn hạn chế. Chất lượng giáo dục học sinh còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh lưu ban hàng năm còn cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi, học sinh mũi nhọn còn thấp so với yêu cầu. 2. Đánh giá thực trạng về công tác chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm học qua. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên hầu hết đều đạt chuẩn về nghề nghiệp, nhưng còn một bộ phận chưa đạt yêu cầu về năng lực chuyên môn, nhất là năng lực sư phạm. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường vừa thừa lại vừa thiếu cục bộ, thừa thiếu giáo viên do điều động luân chuyển đi nghĩa vụ ở trường vùng sâu, vùng xa trong huyện, không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, thừa giáo viên văn hóa, nhưng lại thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù. Trong thực tiễn đội ngũ giáo viên ở nhà trường còn làm vệc dựa trên kinh nghiệm, chưa thực sự đổi mới phương pháp, đổi mới cách đánh giá, chưa gắn kết lồng ghép các hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống, chưa tổ chức các hoạt động dạy học với giáo dục kĩ năng sống cho các em. Đáng chú ý một số đồng chí giáo viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, chưa chịu khó cố gắng phấn đấu vươn lên trong công tác, chưa có ý thức tự giác, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như trình độ tay nghề, đôi lúc còn ỷ lại, phó mặc. Song trong những năm học gần đây nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao và phát triển chất lượng về chuyên môn của đội ngũ giáo viên và chất lượng đại trà của học sinh thông qua nhiều hình thức đổi mới trong công tác quản lí, chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng và đã có nhiều chuyển biến khá rõ rệt. Năm học 2012 ­ 2013 trường có 35 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó có 3 cán bộ quản lí, 2 nhân viên và 30 giáo viên, cùng với 456 học sinh được chia thành 23 lớp trên 5 khối lớp. Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. * Chia theo trình độ đào tạo: 4 Chia ra Tổng Quản lý số GV Văn hoá CBGV: GVTD 35đ/c; TPTĐ GVTTHTCĐ Nhân viên Số lượng 3 27 1 1 1 2 Trình độ chuyên môn đào Nữ tạo Ghi chú ĐH CĐ TC SC 2 3 20 6 12 9 1 1 1 0 2 Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ trao đổi với phụ huynh. Có đội ngũ nòng cốt chuyên môn nhiệt tình, năng nổ, sẳn sàng giúp đỡ, bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên còn hạn chế, yếu về phương pháp cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy trong 3 năm học gần đây nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào, nhất là việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng đồng. Không những phát triển về số lượng mà điều quan trọng là đã nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt: Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Số giáo viên giỏi các cấp ngày một tăng lên, số giáo viên được xếp loại chuyên môn khá giỏi ngày một nhiều. Nhà trường không có giáo viên bị xếp loại chuyên môn yếu, kém. * Kết quả cụ thể qua bảng số liệu thống kê như sau: Năm học Giáo viên giỏi các cấp Tổng số Cấp Cấp GV trườn huyệ tỉnh Xếp loại chuyên môn Giỏi Khá TB Yếu 2009 ­ 2010 26 5 3 2 7 13 6 0 2010 – 2011 27 7 5 1 8 14 5 0 2011 – 2012 26 9 4 1 14 10 2 0 2012 ­ 2013 24 12 3 0 12 11 1 0 Qua kết quả đạt được và thành tích về giảng dạy và học tập của đội ngũ cán bộ giáo viên có thể đánh giá như sau: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn