Xem mẫu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do về mặt lý luận Hoạt động Đội là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các mặt hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học và THCS. Đặc trưng của hoạt động Đội chính là tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, định hướng học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để cùng với nhà trường giáo dục học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, là người có ích cho xã hội. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi”. Nhiệm vụ chính của nhà trường là thực hiện mục tiêu “Dạy và học tốt”. Thực hiện được mục tiêu này không những là trách nhiệm của riêng cá nhân hay tập thể nào mà là trách nhiệm chung của xã hội. Dưới mái trường XHCN, giáo dục học sinh thực hiện đúng theo 5 điều Bác dạy, với mục đích giúp các em sau này là người công dân có ích cho xã hội là chức năng trách nhiệm của HĐSP nói chung của mỗi người thầy nói riêng, trong đó vai trò của giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trong mỗi nhà trường không kém phần quan trọng. Một trong những công tác trọng tâm của hoạt động Đội chính là công tác tuyên truyền. Qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc, truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các ngày kỷ niệm truyền thống trong năm, ...; qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm một số kiến thức về các lĩnh vực học tập, văn hoá, y tế, ...; qua truyên truyền nhắc nhở, định hướng các em có những hành động, suy nghĩ đúng trong đời sống xã hội,.... 1 Hiện nay, công tác tuyên truyền trong hoạt động Đội ở nhà trường được tổ chức với rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: sinh hoạt chủ điểm tháng, tuần; các hội thi; phát thanh măng non; đội tuyên truyền măng non; về nguồn; ... Trong đó, phát thanh măng non hàng tuần là một hoạt động không thể thiếu. Phát thanh măng non chính là kênh thông tin hiệu quả và thiết thực nhất. Thông qua phát thanh măng non, học sinh biết được tin tức về hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường; hiểu thêm về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các gương anh hùng liệt sỹ, ...; một số kiến thức, kỹ năng trong đời sống ;.... Chính vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền thì việc xây dựng Chương trình phát thanh phải được thực hiện thường xuyên và phải phong phú về mặt nội dung. 1.2. Lý do về mặt thực tiễn Làm thế nào để từng bước giúp mỗi em tự nhận ra mình là một cá thể trong một cộng đồng có trách nhiệm, có tinh thần và phát huy làm chủ tập thể, biết độc lập, sáng tạo và học hỏi phấn đấu thành một học sinh tốt, một Đội viên gương mẫu là vấn đề trong quá trình công tác với chức vụ giáo viên Tổng Phụ trách Đội của tôi trăn trở. Bên cạnh những tiến bộ trong học tập của học sinh ­ kết quả giảng dạy của giáo viên ­ vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục như các hiện tượng sai trái trong nền nếp, thiếu động cơ thi đua học tập, chưa thật thà khiêm tốn, thiếu tinh thần đoàn kết, … dù được nhà trường nhắc nhở nhiều lần. Với học sinh, biện pháp răn đe, roi vọt không bao giờ mang lại hiệu quả tích cực mà còn phản tác dụng, đi ngược lại chủ trương cũng như định hướng của nền giáo dục tiến bộ. Tiết Sinh hoạt tập thể trong tuần hay những nhắc nhở động viên khen ngợi mỗi khi chào cờ đầu tuần cho đến những lần nhà trường tổ chức cho các em nghe và tìm hiểu truyền thống hiếu học của dân tộc, của điạ phương hay những phát động phong trào: “Vườn hoa điểm mười”, “Người tốt ­ Việc tốt” 2 trong học sinh toàn trường mang tính chất chưa thường xuyên như thế khó có thể tạo được trong các em học sinh một độ bền trong động cơ học tập chấp hành nội qui của nhà trường, hình thành một thói quen tốt, có chăng những kết quả cho thấy lúc ấy chỉ như “ Gió lên cờ phất, gió lặng cờ nằm”. Người xưa nói: “Mưa dầm thấm đất” hay “Kiến tha lâu đầy tổ”, cho thấy bằng biện pháp thông tin tuyên truyền trong nhà trường là một cách để giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách chân chính, nhận ra mình là một công dân, một thành viên hữu ích trong cộng đồng xã hội với vị trí là một con ngoan trò tốt. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của nhà trường được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả khá tốt. Hầu hết các trường đều đã được trang bị hệ thống máy vi tính, các thiết bị mày móc, …; do đó hiệu quả công việc khá tốt. Đặc biệt, nó hỗ trợ tốt cho hoạt động Đội, trong đó có công tác tuyên truyền thông qua hoạt động chương trình phát thanh măng non. Bên cạnh đó, việc kết nối internet ­ Cổng thông tin đa năng ­ cũng đã thiết lập đến từng trường. Việc truy cập, tìm kiếm thông tin đã thuận lợi, nhanh chóng và đa dạng hơn trước. Do đó, việc xây dựng nội dung chương trình Phát thanh măng non gặp rất nhiều thuận lợi. Chúng ta có thể xây dựng chương trình phát thanh với nhiều chuyên mục hơn, bài viết tốt hơn mà đa số các bài viết đó ta có thể tìm kiếm trên mạng internet. Các thiết bị thực hiện cho phát thanh ở nhà trường ngày càng hiện đại. Lúc trước ta chỉ có thể đọc hàng ngày, rồi sau đó là thu vào băng cassette để phát những lần sau. Nhưng hiện nay chúng ta có thể sử dụng một số phần mềm thu âm để chúng ta thu và phát rất nhiều lần sau đó mà chất lượng khá tốt. 3 Với việc nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về máy móc, đã kết nối mạng internet cùng với việc học hỏi đồng nghiệp về tin học nên tôi đã mạnh dạn ứng dụng CNTT vào chương trình phát thanh măng non tại trường. Chính vì thế, với những lý do trên và với nhiệm vụ là một người tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi, năm học 2014­ 2015. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. Phương pháp trò chuyện. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ PHÁT THANH MĂNG NON 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Câu lạc bộ Câu lạc bộ là từ Trung Quốc, phiên âm từ chữ Clup của Tiếng Anh và đọc theo âm Hán­ Việt. Chữ Câu lạc bộ ở nước ta thường được dùng theo nghĩa phổ biến là một danh từ: Câu lạc bộ là một tổ chức xã hội, tập hợp theo tinh thần tự nguyện, gắn với sở thích cá nhân, nhằm tiến hành các hoạt động chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, thể thao,…. 1.1.2. Câu lạc bộ phát thanh măng non Câu lạc bộ phát thanh măng non là tổ chức của Đội, được tổ chức nhằm tuyên truyền về các hoạt động của Đội, thông qua đó góp phần giáo dục Đội viên, thiếu niên nhi đồng theo mục tiêu của tổ chức Đội. 1.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn