Xem mẫu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH 1 A/ PHẦN MỞ ĐẦU Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đa số học sinh ngại học môn GDCD vì coi đây là môn phụ, không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng. Từ quan niệm đó nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ bộ môn đang diễn ra phổ biến và trở thành thực trạng chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Thứ nhất: Nội dung, chương trình môn GDCD khô khan, nhiều kiến thức trừu tượng dẫn đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy không gây được sự hứng thú đối với người học. Thứ hai: Tư tưởng “thi gì học ấy” đã len lỏi vào trong nhận thức của các em học sinh và gia đình, vì vậy các em chỉ tập trung đầu tư vào các môn thi Đại học. Các em xem nhẹ môn GDCD, đến lớp chỉ học qua loa, học một cách đối phó. Bên cạnh đấy bản thân một số giáo viên dạy môn GDCD còn xem nhẹ môn của mình, coi là môn phụ, không có hứng thú trong giảng dạy, ít đầu tư vào chuyên môn. Đến lớp chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, nặng về phương pháp dạy học truyền thống, ít đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến tiết học khô khan, học sinh dễ nhàm chán và ngại học. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn GDCD ở trường THPT hiện nay.Vì vậy, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh đóng vai trò trung tâm trong các tiết học đòi hỏi mỗi giáo viên dạy môn GDCD cần phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá để mang lại hiệu 2 quả trong dạy - học. Tôi xin mạnh dạn trình bày ở đây với hi vọng cung cấp cho các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy. B/ PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Trong những năm qua Bộ GD & ĐT thực hiện đổi mới nội dung chương trình, SGK ở bậc THPT. Quá trình thay SGK gắn liền với đổi mới về nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Song quá trình đổi mới không đơn thuần về nội dung và phương pháp dạy học mà phải gắn liền với đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá. Bởi vì kiểm tra, đánh giá có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong công tác giảng dạy, nó là kết quả của một quá trình giáo dục. Qua kiểm tra đánh giá không chỉ biết được kết quả học tập của học sinh mà còn thể hiện rõ năng lực sư phạm và kết quả giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra là phương tiện, là hình thức để đánh giá học sinh. Việc kiểm tra còn cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Ngoài ra, kiểm tra để công khai hoá năng lực và kết quả học tập của học sinh, giúp cho học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, đồng thời giúp cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong dạy – học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học. Giúp cho học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại, từ đó khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em. Trước đây việc kiểm tra đánh giá chất lượng môn GDCD chủ yếu thực hiện qua việc trả lời các câu hỏi tự luận. Nội dung các câu hỏi thường chỉ kiểm tra ở mức độ nhớ, thông hiểu ở học sinh chứ chưa chú ý đến khả năng vận dụng liên hệ thực tiễn, phân tích tổng hợp đánh giá. Vì vậy, dẫn đến tình trạng học sinh 3 học, nhớ máy móc thụ động để đối phó với kiểm tra định kỳ và các kỳ thi. Mặt khác, việc kiểm tra truyền thống còn hạn chế ở việc giáo viên chấm bài đôi khi mang tính chủ quan, nhất là đối với môn học mang tính khái quát và trừu tượng hoá cao. II/ THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THPT. 1. Ưu điểm và nhược điểm a. Ưu điểm: Trong quá trình dạy học ở các trường THPT trước đây chúng ta thường kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức tự luận là chủ yếu. Ưu điểm: + Đánh giá được trình độ tổng hợp và cách thức diễn đạt của học sinh. + Nội dung kiểm tra thường xoáy vào những kiến thức trọng tâm của bài. + Học sinh có thể phân tích, so sánh kiến thức, từ đó vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa để giải thích hiện tượng thực tế. + Học sinh có thể trả lời theo ý mình, diễn đạt theo suy nghĩ của mình. Bên cạnh phương pháp truyền thống, chúng ta đã tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Ưu điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan: + Có thể kiểm tra được một phạm vi kiến thức rộng của chương trình. + Mức tin cậy của bài trắc nghiệm khách quan cao hơn tự luận. + Khuyến khích học sinh tích luỹ được nhiều kiến thức. + Kết quả kiểm tra khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý muôn chủ quan của người chấm. + Trắc nghiệm khách quan có thể đánh giá khả năng ghi nhớ các số liệu, sự kiện, các đặc trưng, ... khả năng phán đoán và suy luận của học sinh. + Khâu chấm bài, chữa bài diễn ra nhanh hơn. 4 Bước đầu khâu kiểm tra đánh giá đã có tích cực như đã biết kết hợp kiểm tra giữa phương pháp truyền thống (tự luận) với trắc nghiệm khách quan. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thường xuyên trên các tiết dạy và kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình và theo sự chỉ đạo của đơn vị. b. Nhược điểm Hiện nay ở trường THPT việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu vẫn bị giới hạn bởi một thời gian hạn chế trong tiết học, không gian hạn hẹp trong lớp học. Năng lực soạn thảo các câu hỏi kiểm tra còn hạn chế Đa số giáo viên chỉ chú trọng kiểm tra nội dung, chủ yếu là kiến thức một cách thuyết trình, nặng về tái hiện, trí nhớ, học thuộc mà chưa phát huy được tính tích cực ở học sinh. Giáo viên mới chú trọng phần hiểu mà ít chú ý tới khả năng vận dụng. Hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu chủ yếu được tiến hành theo từng cá nhân mà chưa kết hợp với kiểm tra hoạt động nhóm…, kiểm tra tự luận, hỏi miệng. Mức độ đánh giá trong nhà trường vẫn còn mang tính đồng nhất, cào bằng, tức đó làm cho học sinh có thói quen học đối phó, sử dụng tài liệu trong thi cử. Trách nhiệm trong công tác coi thi, chấm thi đôi lúc chưa cao. Giáo viên độc quyền đánh giá mà chưa có sự tham gia đánh giá lẫn nhau của các học sinh và tự đánh giá của bản thân học sinh đó. Khi chấm bài giáo viên cho điểm sàn sàn như nhau không phân loại được hoc sinh. Một thực tế cho thấy, khi giáo viên chấm bài chỉ cho điểm mà quên đi việc nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của học sinh. Thời gian trả bài kiểm tra không có trong phân phối chương trình, vì vậy thời gian nhận xét ưu nhược điểm của học sinh trong bài làm còn hạn chế. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn