Xem mẫu

MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề.............................................................................................................................2 2. Lý luận chung về đề tài nghiên cứu......................................................................................4 2.1. Một số vấn đề chung về trò chơi vận động......................................................................4 2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................4 2.1.2. Đặc điểm..........................................................................................................................4 2.1.3.Cấu trúc (Cách tổ chức)....................................................................................................4 2.2. Lý luận chung về kỹ năng vận động cho trẻ 5­ 6 tuổi......................................................6 2.2.1. Khái niệm.........................................................................................................................6 2.2.2. Cấu trúc của giờ hoạt động giờ học thể dục.................................................................6 2.3. Đặc điểm tâm sinh lý vận động của trẻ 5­ 6 tuổi.............................................................6 3. Sử dụng các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 5­ 6 tuổi thông qua giờ học thể dục.........................................................................................................7 3.1. Cơ sở để lựa chọn trò chơi vận động................................................................................7 3.2. Các trò chơi vận động.........................................................................................................9 3.2.1. Trò chơi 1: “ Khéo léo”....................................................................................................9 3.2.2. Trò chơi 2: “ Ném qua dây”..............................................................................................9 3.2.3. Trò chơi 3: “ Chọn quả”................................................................................................10 3.2.5. Trò chơi “ Làm theo tín hiệu”........................................................................................11 3.2.6. Trò chơi: “ Tung bóng”..................................................................................................12 3.2.7. Trò chơi: “Nhảy qua suối nhỏ”.....................................................................................12 3.2.8. Trò chơi: “ Bé làm thợ xây”...........................................................................................13 3.2.9. Trò chơi: “ Thi hái dừa”.................................................................................................13 3.2.10. Trò chơi: “ cáo và thỏ”.................................................................................................14 4 . Kết luận...............................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................16 PHỤ LỤC..................................................................................................................................17 1 1. Đặt vấn đề Xu hướng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non đang hướng tới là sử dụng trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao… Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi vận động nhằm rèn luyện cơ thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe, đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục vào phát triển vận động là rất quan trọng giúp cho thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhẹn hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Vai trò của trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động đối với trẻ 5­ 6 tuổi là: Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực Trò chơi vận động không chỉ thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ mà nó góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan và tăng cường thể lực. Thông qua vận động, giúp trẻ phát huy tính tích cực, tinh thần tập thể biết chia sẻ với bạn bè, có lòng dũng cảm, tính kiên trì và kỷ luật tốt Trò chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ. 2 Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi vận động phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo cũng không đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có xung quanh ta. Trò chơi vận động giúp nhận thức về tinh thần kỷ luật tập, tính trung thực trong ganh đua, các mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, lòng yêu mến tôn trọng thiên nhiên và của công, góp phần giáo dục tính cách dần hoàn thiện của trẻ. Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các kĩ năng vận động góp phần phát triển toàn diện. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ở trường mầm non hiện nay: Qua thực tế quan sát tại trường Mầm non , tôi thấy việc tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng được thể hiện một cách đảm bảo. Các tiết học thể dục, các trò chơi vận động cũng được giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện khá đầy đủ. Các trò chơi vận động được giáo viên lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi, khả năng của từng lớp cũng như địa điểm điểm diễn ra trò chơi. Giáo viên chỉ mới hướng dẫn trẻ tập luyện được những động tác , vận động cơ bản còn việc rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo vận động hầu như chưa được chú ý đến. Chỉ có một số trẻ khá giỏi thì những kĩ năng, kĩ xảo vận động mới được hình thành và củng cố. Trong các trường Mầm non hiện nay, các giáo viên nhận thức như thế nào về trò chơi vận động và việc sử dụng chúng? Họ lựa chọn, sắp xếp, sử dụng trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho trẻ ra sao? cách hướng dẫn trò chơi vận động như thế nào? Làm thế nào để giáo viên rèn luyện kĩ năng vận động sử dụng các trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho trẻ 5­ 6 tuổi,..... là một trong những vấn đề rất cấp thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của mình là: " Sử dụng các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhà trẻ 5­ 6 tuổi thông qua giờ học thể dục". 3 2. Lý luận chung về đề tài nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề chung về trò chơi vận động 2.1.1. Khái niệm ­ Trò chơi vận động là những trò chơi nhằm củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản của con người như đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác,… ­ Trò chơi vận động là loại trò chơi có luật mà khi người chơi tham gia vào trò chơi thực hiện các thao tác vận động để giải quyết các nhiệm vụ vận động được đặt ra như là nhiệm vụ chơi. 2.1.2. Đặc điểm ­ Trò chơi vận động thường do người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi. ­ Đa số các trò chơi vận động dành cho lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ. ­ Khi tham gia trò chơi vận động, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích của cô (về nội dung chơi, luật chơi, cách chơi) để giải quyết các nhiệm vụ chơi.Do đó đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là đồi hỏi phải có sự phối hợp giữa quá trình nhận thức và vận động.Đặc điểm của trò chơi vận động đó là: + Nội dung chơi đó chính là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện. Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Trong trò chơi này trẻ thực hiện nhiệm vụ vận động là chạy, và việc chạy này giúp rèn luyện sức khỏe cho trẻ. + Hành động chơi đó là những thao tác vận động mà trẻ thực hiên trong quá trình chơi. Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” trẻ thực hiện những thao tác vận động như: đuổi, bắt, chui, luồn lách,… + Luật chơi là những quy ước, quy định mà trẻ phải thực hiện trong lúc chơi. Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” luật chơi là: Mèo không được đón đầu chuột để bắt, nếu mèo bắt được chuột thì chuột làm mèo, mèo không bắt được chuột thì làm chuột. ­ Trong trò chơi vận động mọi trẻ đều phải tham gia. 2.1.3.Cấu trúc (Cách tổ chức) Hướng dẫn trò chơi vận động gồm có 3 bước: Bước 1: Hướng dẫn trò chơi ­ Trước khi cho trẻ chơi nên cho trẻ làm quen với đồ vật, đồ chơi sẽ sử dụng khi chơi. Trẻ biết cách thao tác với đồ vật, đồ chơi này. 4 ­ Giới thiệu trò chơi, nội dung chơi, luật chơi. Cô có thể giới thiệu nội dung chơi, luật chơi bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, vào sự hiểu biết của trẻ…Nếu là trò chơi mới, khi giới thiệu và giải thích trò chơi cô cần làm mẫu, lời giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu kèm theo các thao tác, hành động phụ họa. Đối với những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi, sau khi nêu lên trò chơi, cô chỉ cần giải thích sơ lược, nhắc lại luật chơi, cách chơi và có thể đưa ra một số yêu cầu cao hơn, đòi hỏi trẻ phải cố gắng mới hoàn thành được nhằm tránh sự nhàm chán, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. ­ Sau khi giới thiệu nội dung chơi, luật chơi, cách chơi, cô tổ chức giao nhiệm vụ cho trẻ (những trò chơi vận đọng theo chủ đềthì đây là việc phân vai). Trẻ nhỏ, cô trực tiếp phân vai (và thường cô cùng chơi và đóng vai chính: cáo, quạ…). Đối với những trẻ lớn, cô để trẻ tự thỏa thuận về vai. Những trò chơi mang tính thi đua, cô cần chọn những trẻ tương đương về thể lực, về kỹ năng chơi, về số lượng trẻ trong các nhóm chơi. Bước 2: Điều khiển trò chơi Khi tham gia vào trò chơi, cô cần lưu ý mấy điểm sau khi điều khiển trò chơi của trẻ: ­ Cô cần chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ đều nhìn rõ cô làm gì nói gì. Cô quan sát được toàn bộ hoạt động chơi của trẻ. Vị trí đứng của cô không được gây cản trở đến cuộc chơi của trẻ. ­ Theo dõi xem trẻ thực hiện được nội dung chơi, hành động chơi không, có theo đúng luật chơi không. ­ Động viên khuyến khích trẻ tích cực vận động, giúp đỡ kịp thời những trẻ phạm luật. Cô cần tạo ra không khí ganh đua giữa trẻ với trẻ, giữa nhóm này với nhóm khác để trẻ tích cực vận động đạt được mục đích. ­ Theo dõi mối quan hệ của trẻ trong khi chơi, giúp trẻ có tinh thần đoàn kết, đồng đội trong khi chơi, không tranh dành, xô đẩy nhau trong khi chơi. ­ Theo dõi lượng vận động và tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh vận động kịp thời. Nếu trẻ vấn hào hứng tích cực(chưa có biểu hiện mệt mỏi) thì có thể kéo dài thêm thời gian chơi, tăng nhịp độ của trò chơi. Nếu thấy trẻ biểu hiện mệt mỏi, không hứng thú nữa thì có thể rút ngắn thời gian chơi, thay đổi phạm vi, mức độ hoạt động hoặc cho nghỉ giải lao và dần dần chuyển trẻ sang hoạt động khác. Bước 3: Kết thúc chơi 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn