Xem mẫu

  1. Tên   sáng   kiến:   MỘT   SỐ   GIẢI   PHÁP   QUẢN   LÝ   NHẰM   NÂNG  CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN.  a) Tác giả sáng kiến: Lưu Thị Giang. ­ Ngày tháng năm sinh: 19/01/1983                                           Nam/ nữ: Nữ ­ Đơn vị  công tác: Trường mầm non Phú Xuân B – Bình Xuyên – Vĩnh   Phúc. ­ Chức danh: Phó Hiệu trưởng. ­ Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN ­ Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lưu Thị Giang. c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến;  các thông tin cần được bảo mật (nếu có): ­ Tên sáng kiến:  Một số  giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng   sinh hoạt tổ chuyên môn.   ­ Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực: Quản lý chuyên môn. + Sáng kiến có thể  áp dụng cho tất cả  đội ngũ cán bộ  quản lý  ở  các   trường mầm non. ­ Mô tả bản chất của sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Hiện nay với nhịp sống của thời đại công nghiệp 4.0 thì hoạt động giáo  dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cần có bước phát triển một cách   hài hòa và phù hợp để  bắt nhịp cùng với thời đại. Thời đại của những văn   minh và văn hóa tiên tiến nhằm đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chính  vì điều này mà con người luôn luôn phải vận động và phát triển để  bắt nhịp   cùng thời đại. Để con người phát triển toàn diện và bắt nhịp cùng với thời đại   thì nền giáo dục phải có hướng đổi mới và phát triển để đào tạo ra những con   người có tầm nhìn tri thức mới. Cũng như tất cả các bậc giáo dục khác, bậc học mầm non cũng có vai trò  không kém, bởi đó là bậc giáo dục sơ  khai, bậc giáo dục đầu tiên của con   người, nó ảnh hưởng rất lớn đến tiền đề học thức và sự phát triển tốt của trẻ  sau này. Trong các hoạt động của trường mầm non thì hoạt động chuyên môn  đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục   trẻ. Hoạt động chuyên môn có mạnh hay không điều đó phụ  thuộc rất nhiều   vào chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Thực tế  cho thấy những trường nòng cốt, trường chất lượng cao, các  trường có phong trào chuyên môn mạnh là những trường rất chú trọng đến vai  trò sinh hoạt của tổ chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.   Giúp giáo viên nâng cao năng lực sư phạm và phát triển kiến thức 1
  2. Trong những năm qua tôi nhận thấy công tác sinh hoạt tổ chuyên môn làm  sao cho có chất lượng, có hiệu quả   ở  các trường mầm non là một việc làm   gặp rất nhiều khó khăn, và trường mầm non Phú Xuân B của chúng tôi nằm   trong số đó. Phần vì đội ngũ giáo viên còn thiếu so với quy định, chất lượng   đội ngũ chưa đồng đều về tay nghề. Phần vì giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin  trong các vấn đề  trao đổi về  chuyên môn. Trước tình hình đó năm học 2018­   2019 này tôi được phân công phụ  trách công tác chuyên môn của nhà trường,  nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “Một số  giải pháp quản lí nhằm   năng cao chất lượng sinh hoạt tổ  chuyên môn” cho các tổ  trong nhà trường.  Với lương tâm trách nhiệm, nghĩ rồi làm. Tôi đã mạnh dạn xin ý kiến của   đồng chí Hiệu trưởng và thế là vạch ra các giải pháp cần thực hiện như sau: 1. Giải pháp 1: Xây dựng kế  hoạch chuyên môn của nhà trường có  gắn nội dung sinh hoạt tổ  chuyên môn cụ  thể  từng tháng cho từng tổ  chuyên môn. a. Mục đích : Giúp ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn nắm được lịch trình, kế  hoạch và thời gian sinh hoạt cụ  thể của từng tổ chuyên môn. Thông qua kế  hoạch sẽ  giúp cho các tổ  trưởng chuyên môn đào sâu suy nghĩ để  đưa ra các   giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của các thành viên  trong tổ. Nâng cao ý thức trách nhiệm và hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc   xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học của nhà trường, từ đó người cán bộ  quản lý sẽ  nắm rõ hơn kế  hoạch sinh hoạt chuyên môn của từng tổ  để  tiện  cho việc kiểm tra, giám sát. b. Nội dung cách thức thực hiện: Ngay từ đầu năm học khi tôi lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường,  ngoài việc dựa và kế  hoạch năm học của hiệu trưởng thì việc đầu tiên tôi  cần chú ý đến trong kế hoạch mình xây dựng là thiết kế, lựa chọn để  đưa ra  kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của nhà trường có gắn thời gian cụ thể  cho   từng tổ. Qua kế hoạch này tôi đã vạch sẵn, dự kiến được thời gian, nội dung   sinh hoạt tổ  cụ  thể  cho từng tổ. Cuối mỗi tháng có để  lại những khoảng  trống để đưa ra những kế hoạch bổ xung khi phát sinh.   Muốn xây dựng được kế hoạch chuyên môn có hiệu quả, có chất lượng,   thì người cán bộ  quản lý cần vạch ra những nội dung cụ  thể, những công  việc sát thực cần làm hàng ngày, những nội dung không xa vời mà thực tế.  Việc làm này không phải là việc làm một sớm một chiều mà đó phải là cả  một khoảng thời nhất định. Để làm được việc làm này tôi phải theo dõi năng   lực chuyên môn của từng giáo viên trong một thời gian dài và rút ra được  những nhận xét phù hợp với từng giáo viên về  năng lực chuyên môn. Qua đó  xây dựng kế hoạch gắn với biện pháp chung cho toàn trường.  Ví dụ: Qua theo dõi, đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên của   trường mầm non Phú Xuân B, tôi nhận thấy đa số  giáo viên còn hạn chế  về  việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.  2
  3. Hay qua các buổi dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy giáo viên trường tôi đa  số thực hiện một số hoạt động chưa sáng tạo, chưa giám bứt phá, chưa tìm ra   được các hình thức tổ chức thu hút, mới lạ  đối với trẻ. Mà các hoạt động đa  số mang tính chất “Xưa, cũ” nên không hứng thú cao đối với trẻ.  Vì vậy mà khi xây dựng kế hoạch tôi đã đưa ra các nội dung còn yếu đó  nhằm chỉ đạo các tổ  chuyên môn cần đưa vào kế  hoạch để  bồi dưỡng trong  tổ của mình. Cụ thể khi để giáo viên tự thiết kế một tiết khám phá, tôi thấy chủ yếu  giáo  viên  cho  trẻ   hoạt   động  theo  cả  và  hình  thức  thì  gồm  các  phần  như  phương pháp của môn học đưa ra. Qua nghiên cứu tôi đã xây dựng và chỉ đạo  giáo viên làm theo hình thức sáng tạo từ  cách chọn đề  tài liên kết với hình  thức cho phù hợp như với bài “ Khám phá tên gọi, đặc điểm, công dụng của   Thuyền buồm với trẻ 3­4 tuổi” Thay vì cho trẻ ngồi để quan sát tranh, tôi chỉ  đạo tổ  trưởng cho giáo viên dạy với hình thức khác. Vào bài là đi thăm một  làng nghề  đóng thuyền buồm qua video sau đó đưa thuyền buồm được làm   bằng gỗ ra, thả trên bể bơi phao của trẻ cho cả lớp quan sát…  Với giải pháp này giáo viên được mở  mang kiến thức, trẻ hứng thú hơn  nhiều so với cách dạy “Truyền thống thông thường” 2.   Giải   pháp   2:   Thảo   luận,   lựa   chọn   nội   dung   cần   bồi   dưỡng   chuyên môn trong năm. a. Mục đích :  Nhằm giúp cho cán bộ  quả  lý và tất cả  giáo viên có thể  thoải mái lựa  chọn ra, nêu lên được những ý kiến của mình, những mặt mà mình làm tốt và  những mặt còn hạn chế, những mặt cần khắc phục. Từ đó giúp cho ban giám  hiệu, các tổ  trưởng chuyên môn lựa chọn, chắt lọc ra những nội dung chủ  yếu để  đưa vào các buổi sinh hoạt chuyên môn cho phù hợp. Thảo luận để  lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn còn giúp cho nhà hướng tới mục tiêu  chung. Mặt khác lựa chọn được ra những nội dung sinh hoạt phù hợp còn giúp  cho hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổ trưởng có thời gian đầu tư suy nghĩ  để đưa ra các nội dung, hình thức cho các hoạt động cần bồi dưỡng cho hợp   lý, giúp cho giáo viên nắm bắt một cách phù hợp và dễ hiểu nhất. Bên cạnh đó còn giúp cho tất cả  tập thể giáo viên nắm vững nội dung,   phương pháp, hình thức cho từng hoạt động một cách dễ dàng. b. Nội dung cách thức thực hiện: Ngay từ  đầu năm học tôi đã  tổ  chức lấy ý kiến thăm dò giáo viên  qua   phiếu thăm dò, để  tất cả  giáo viên được lựa chọn những nội dung, các hoạt   động mà mình cảm thấy chưa thực sự nắm chắc, chưa tự tin, hiểu rõ về  các  bước hay các phần để  tiến hành một hoạt động nào đó. Từ  những ý kiến đó   giáo viên có thể  thoải mái nói ra những khúc mắc của chính bản thân mình   cần trao đổi trong các vấn chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Điều đặc   biệt của giải pháp này là khi giáo viên ghi vào phiếu những nội dung cần trao   3
  4. đổi, cần bồi dưỡng thì không cần ghi rõ họ tên mình cụ thể, ở đây mang hình  thức kín đáo nhằm tránh những mặc cảm không muốn nói ra của một số giáo  viên.  Với giải pháp này tôi thấy không mất nhiều thời gian, giáo viên lại được  thoải mái nói lên những điều mình đang cần từ các tổ  chuyên môn, từ  người  quản lý chuyên môn và từ nhà trường. Từ đó các tổ chuyên môn và nhà trường  sẽ có hướng chung để bồi dưỡng cho giáo viên một cách cụ thể. Ví dụ: Đầu năm học tôi đã đến từng lớp phát phiếu thăm dò trao đổi ý   kiến nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ  cho từng giáo viên. Tôi   đã gặp gỡ  trao đổi trực tiếp, gợi ý những nội dung cần đề  ra cho giáo viên  như: Các nội dung gì còn vướng mắc về lập kế hoạch, hay thiết kế giáo án ở  các hoạt động, các lĩnh vực thì mọi người cứ thẳng thắn đưa ra. Hay sử dụng   công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử để phục vụ cho công tác  giảng gặp khó khăn  ở  đâu…Mọi người cứ  thoải mái đưa ra để  các tổ  cùng  nhà trường có các biện pháp khắc phục…. 3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. a. Mục đích: Giúp cho tổ  trưởng và tổ  phó chuyên môn nắm vững, nắm chắc kiến   thức, kỹ  năng của từng hoạt động. Mặt khác còn bồi dưỡng để  giúp cho tổ  trưởng, tổ phó chuyên môn có thêm kiến thức lên kế  hoạch sinh hoạt chuyên  môn trong tổ, đào sâu thời gian suy nghĩ để  tìm hiểu, vạch ra kế  hoạch sinh  hoạt chuyên môn sao cho thiết thực, hiệu quả  và trọng tâm, đặc biệt là kỹ  năng quản lý, đôn đốc công việc của các thành viên trong tổ. Không những thế  bồi dưỡng cho tổ  trưởng và tổ  phó chuyên môn còn giúp cho họ  nắm bắt  được một cách kịp thời những nội dung đổi mới, từ  đó đưa vào chỉ  đạo các  thành viên trong tổ cùng thực hiện một cách thống nhất.  b. Nội dung cách thức thực hiện: Bắt đầu vào năm học mới, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường  để tìm và lựa chọn ra những tổ  trưởng, tổ phó chuyên môn có kiến thức, kỹ  năng phù hợp với từng tổ. Khi có quyết định tổ  trưởng, tổ  phó chuyên môn   của hiệu trưởng, tôi đã lên kế hoạch, sắp xếp thời gian để bồi dưỡng cho tổ  trưởng, tổ phó chuyên môn những nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết mà  một người tổ  trưởng hay tổ phó chuyên môn cần phải có để  thực hiện công   việc trong tổ. Đầu tiên tôi bồi dưỡng cách lên kế  hoạch sinh hoạt tổ. Để  làm được   việc này thì yêu cầu tổ  trưởng phải vạch được ra, tìm được ra những điểm  yếu mà giáo viên trong tổ  mình thường gặp phải để  đưa ra được các biện   pháp khắc phục, chú ý đến từng chỉ  tiết nhỏ  nhất. Để  tìm ra những điểm  mạnh và điểm yếu của từng giáo viên trong tổ thì tổ trưởng cần kết hợp với   hiệu phó chuyên môn để  nắm bắt được một cách chính xác. Khi tổ  trưởng   nắm rõ được đặc điểm tình hình của giáo viên trong tổ  mình một cách chính  xác thì việc lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ  được thực hiện một cách  dễ dàng. Kế hoạch đưa ra phải lên cụ thể, thiết thực với tình hình của tổ, của   4
  5. nhà trường, dễ hiểu không xa vời, viển vông nhưng vẫn thực hiện được các   mục tiêu của nhà trường. Ngoài ra còn bồi dưỡng cho tổ  trưởng, tổ  phó chuyên môn những kỹ  năng quản lý, chỉ đạo các thành viên trong tổ nhằm thực hiện tốt mục tiêu của  tổ đề ra.  Bên cạnh việc bồi dưỡng lập kế hoạch sinh hoạt tổ thì người phó hiệu   trưởng phụ  trách chuyên môn phải nhanh nhẹn để  nắm bắt được tình hình,  những mặt đổi mới, những thay đổi để  chỉ  đạo, bồi dưỡng cho tổ  trưởng tổ  phó chuyên môn một cách kịp thời. Việc làm này được thể hiện qua các buổi  tập huấn hay những ý tưởng mà người quản lý cảm thấy nó cần thiết và phù  hợp với giáo viên của nhà trường, từ  đó sao chép đưa vào để  bồi dưỡng cho  tổ  trưởng, tổ  phó chuyên môn một cách kịp thời, đúng thời điểm thì mới có  hiệu quả.   Ví dụ: Với việc thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung   tâm, qua tập huấn từ sở, phòng giáo dục tôi về triển khai, chỉ đạo trực tiếp tổ  trưởng các nội dung hay những vấn đề  thiết thực cần phải thực hiện trong  nhà trường để thực hiện tốt chuyên đề này. Đây là chuyên đề được tiến hành   trong một giai đoạn nhiều năm liền, nên việc bồi dưỡng cho tổ  trưởng   là  công việc thường xuyên. Hay tôi có thể tham khảo một số hình ảnh thiết kế  môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm từ  trường bạn hay trên mạng xã   hội tải về  cho tổ  trưởng và các giáo viên học tập. Không chỉ  thiết kế  môi   trường mà tôi còn bồi dưỡng cho tổ trưởng các kiến thức để chỉ đạo giáo viên  trong tổ hướng dẫn trẻ sử  dụng môi trường đó sao cho có hiệu quả  và đúng   nghĩa là “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. …  Khi áp dụng giải pháp này tôi thấy sự  hiểu biết của tổ trưởng, tổ  phó   chuyên môn nâng lên một cách rõ rệt, kết quả  từ  giáo viên cũng đi lên trông  thấy. 4. Giải pháp 4: Ban giám hiệu tích cực dự  giờ  thăm lớp, nâng cao   chất lượng sinh hoạt các chuyên đề.  a. Mục đích : Nhằm giúp cho người cán bộ  quản lý nắm bắt được sát sao tình hình và   năng lực của từng giáo viên, biết rõ được năng lực và kỹ năng của tất cả giáo  viên  ở  các hoạt động. Dựa vào đó người cán bộ  quản lý có thể  phân loại ra   từng mặt cụ  thể  về  năng lực chuyên môn cũng như  kỹ  năng sư  phạm của   từng nhóm giáo viên. Từ  đó có các biện pháp đưa ra nhằm chỉ  đạo các tổ  chuyên môn sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt chuyên đề  có hiệu quả, đạt  chất lượng. Đặc biệt với giải pháp này các tổ trưởng chuyên môn sẽ có cơ hội để rút   ra được các nội dung, mục tiêu của các buổi sinh hoạt chuyên môn cho lần   sinh hoạt sau. Để  làm tốt giải pháp này thì người cán bộ  quản lý phụ  trách   chuyên môn duyệt giáo án đầu tuần của tổ trưởng chuyên môn một cách thật   kỹ, qua đó đến dự  giờ  các lớp, đánh giá nhận xét chung các hoạt động đó thì   hoạt động đó sẽ đạt được kết quả tốt.  5
  6. b. Nội dung  cách thức thực hiện: Ban giám hiệu tích cực dự  giờ  thăm lớp thường xuyên, đặc biệt là các   hoạt động có những bài mới cần đòi hỏi người giáo viên phải có óc suy nghĩ  để liên hệ tới hoạt động mới một cách sáng tạo. Dự giờ giáo viên, không chỉ dự giờ theo kế hoạch mà tích cực dự giờ đột  xuất, không báo trước. Thông qua dự  giờ  người cán bộ  quản lý có thể  phát  hiện ra rõ dàng những  ưu điểm hay hạn chế  của giáo viên, để  kịp thời uốn  nắn, mài dũa cho chính xác, phù hợp. Từ  kết quả  của các buổi dự  giờ  mà  người cán bộ  quản lý có thể  biết được tình trạng chung của giáo viên trong  trường. Qua đó “Đánh dấu” những việc cần phải triển khai chỉ đạo giáo viên  trong các tổ  chuyên môn,  và xác định được các bài cần đưa ra để  chỉ  đạo tổ  sinh hoạt chuyên đề, để giáo viên cùng thực hiện tốt các hoạt động đề ra một   cách trình tự, khoa học. Tôi nhận thấy khi làm được điều này để đưa vào đánh   giá, rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thì đa số  giáo viên   đều nắm bắt kỹ  hơn những điểm mình chưa làm được để  sửa đổi một cách   phù hợp, khoa học.   Ví dụ: Khi dự  giờ  thăm lớp  ở  các độ  tuổi 4 tuổi hay 5 tuổi dạng bài   “Dạy trẻ  sắp xếp các đối tượng theo quy tắc”. Đối với 4 tuổi thì có bài  “   Dạy trẻ sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc”, 5 tuổi có bài “ Dạy trẻ sắp xếp 3,   4 đối tượng theo quy tắc và tìm ra được quy tắc sắp xếp của 3,4 đối tượng   đó”. Mặc dù đi dự giờ tổ phó hay tổ trưởng dạy tôi vẫn chưa hài lòng với tiết  dạy này. Tôi thấy các cô dạy có cái gì đó vẫn chưa khoa học, chưa cụ thể để  trẻ lĩnh hội được dễ hiểu và chính xác. Ngay sau đó tôi triển khai tổ mẫu giáo   lớn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn và đưa tiết dạy này vào dạy   chuyên đề của nhà trường. Vì là tiết dạy chưa phải quen thuộc trong chương   trình  ở   những năm   học  trở   về  trước,  nên  giáo viên  khi soạn  giáo  án dạy  chuyên  đề  còn rất  bỡ  ngỡ. Khi duyệt và sửa  bài cho giáo viên thực hiện  chuyên đề tôi phải rất cố gắng truyền đạt để  giáo viên hiểu ra vấn đề, hiểu   ra mấu chốt của bài dạy, đề từ đó khi truyền tải bài dạy được chất lượng tốt   hơn đối với bạn bè đồng nghiệp dự  và đặc biệt là đối với trẻ. Tiết dạy  chuyên đề này được nhà trường đánh giá cao. Tiết dạy chuyên đề  thành công  khiến đông đảo đội ngũ giáo viên nắm vững về dạng bài như vậy, để khi gặp  bài này lần sau sẽ không bị bỡ ngỡ. 6
  7. (Hình  ảnh cô giáo Nguyễn Thị  Linh đang dạy tiết chuyên đề  Làm quen với   toán). Qua đó tôi có thể rút ra cho mình bài học, sinh hoạt chuyên đề là việc làm  vô cùng quan trọng đối với việc sinh hoạt tổ chuyên môn . 5. Giải pháp 5:  Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn tích cực nghiên  cứu, cập nhật chương trình mới để  chỉ  đạo sát sao chuyên môn trong  nhà trường. a. Mục đích : Việc tích cực nghiên cứu, cập nhật chương trình đổi mới để  chỉ  đạo sát  sao công tác chuyên môn trong nhà trường là việc làm vô cùng quan trong   không thể  thiếu đối với người cán bộ  quản lý nói chung và người cán bộ  quản lý chuyên môn nói riêng trong các trường mầm non. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng, kịp thời chương trình giáo dục mầm non  mới giúp cho người cán bộ  quản lý không bị  tụt hậu, mặt khác còn giúp cho  họ  có nhiều kiến thức, nhiều ý tưởng hay, thiết thực để  chỉ  đạo tốt công tác   chuyên môn trong trường đặc biệt là chỉ  đạo tốt công tác sinh hoạt chuyên  môn của các tổ, từ đó đưa phong trào chuyên môn của nhà trường đi lên một  cách vững mạnh. b.  Nội dung  cách thức thực hiện: Người cán bộ  quản lý luôn là những người đi đầu, người đi tiên phong   trong các phong trào của nhà trường, đặc biệt là phong trào chuyên môn. Hiểu  được điều này tôi luôn kề vai, sát cánh cùng với các tổ trưởng chuyên môn của  các tổ để luôn tìm tòi ý tưởng, những sáng kiến hay trong công tác chuyên môn  nhằm   áp   dụng   vào   giảng   dạy.Ý   thức   được   trách   nhiệm   của   mình   tôi   đã  thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng cho bản thân mình những gì đổi mới trong   chương trình giáo dục mầm non mà bản thân được đi tập huấn theo sự  chỉ  đạo của phòng, sở  giáo dục…Những nội dung tôi tìm hiểu, học hỏi được từ  bạn bè cử các trường bạn hay trên báo, đài, hệ thống internet… Tất cả những   kiến thức tôi cố gắng truyền đạt lại một cách chính xác nhất cho đội ngũ giáo  viên toàn trường, đặc biệt là tổ  trưởng chuyên môn, để  chỉ  đạo sát sao công  tác chuyên môn cho các tổ viên ở tổ mình. Ví dụ: Với thời gian gần đây toàn tỉnh đang thực hiện chuyên đề  “Xây  dựng trường mầm non lấy trẻ em làm trung tâm” giai đoạn 2016­2020 và thực  hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Để  thực hiện tốt chuyên đề  này  yêu cầu người giáo viên phải luôn luôn vận động để tìm ra những hình thức, ý  tưởng phù hợp với chuyên đề   ở  tất cả  các hoạt động. Với mục tiêu đưa ra  như  vậy nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật những nội dung mới để  bồi  dưỡng trao đổi cho giáo viên. Mặt khác tôi thường xuyên tìm hiều những  video   về   thiết   kế   môi   trường   giáo   dục   lấy   trẻ   làm   trung   tâm   trên   mạng,  7
  8. downloads về  trình chiếu vào các buổi sinh hoạt tổ  chuyên môn cho tập thể  giáo viên quan sát học tập cách làm đồ  dùng đồ  chơi hay cách thiết kế  môi  trường giáo dục cho trẻ  một cách khoa học, phù hợp với các hoạt động để  phục vụ cho chuyên đề…   + Về khả năng áp dụng của sáng kiến:  ­ Sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn tại tất cả các giáo viên tại các  lớp trong trường mầm non tôi công tác và đạt hiệu quả cao. ­ Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả đội ngũ cán bộ quản lý ở  các trường mầm non.  ­  Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng  giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + Mang lại lợi ích kinh tế: Ít tốn kém về kinh tế mà mang lại hiệu quả  lại cao. Người cán bộ  quản lý chỉ  cần đầu tư  thời gian và có niềm đam mê   thực sự, biết cách sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý. Nghiên cứu  một cách nghiêm túc thực hiện giải pháp đã xây dựng. Các giải pháp được sự  đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường. Giải pháp phân tích tính chất của công việc cho phù hợp với khả năng và   năng lực của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và đội ngũ giáo viên:  Ở  các giải pháp này Tôi đã phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết đặc điểm tình hình   của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Các giải pháp nhằm thực hiện được  các hoạt động không dập khuôn máy móc. Chủ  yếu hướng mục tiêu vào trẻ  để  thực hiện. Tổ  chức đan xen các hoạt động một cách hài hòa không cứng   nhắc để  đạt được mục tiêu đã xây dựng trong kế  hoạch đề  ra đảm bảo cả  chất lượng và số lượng. Sau 6 tháng nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp quản lý nhằm nâng   cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường mầm non Phú Xuân B nơi   tôi công tác cho thấy: Khả năng phát triển về chuyên môn của giáo viên đã có  những chuyển biến tích cực. Cụ thể:             Nội dung khảo  Đầu năm 2018­2019 Giữa năm 2018­ 2019 sát 10/11 giáo viên 10/11 giáo viên Giáo viên biết vận dụng  hình thức giảng dạy linh  5/10 = 50 % 8/10= 80% hoạt, sáng tạo. Giáo viên có kỹ năng linh  hoạt trong công tác giảng  5/10 = 50% 7/10= 70% dạy. Giáo viên làm tốt công tác  4/10= 40% 8/10= 80 % 8
  9. thiết kế môi trường giáo  dục lấy trẻ làm trung tâm.  + Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao ý thức cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó   chuyên môn,  giáo viên và chất lượng của học sinh trong tất cả các lĩnh vực   phát triển. ­ Đối với trẻ: Hứng thú, sáng tạo, tích cực, chủ  động tham gia vào các  hoạt động, hình thành tính đoàn kết bạn bè. Đạt chuẩn kiến thức và các kỹ  năng cần thiết. ­ Đối với giáo viên: Tự  tin trao  đổi các nội dung mình cần phải bồi   dưỡng, cần phải khắc phục. Học hỏi được nhiều từ  bạn bè, động nghiệp   những kiến thức đổi mới nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  tại lớp.  ­ Đối với các tổ  chuyên môn: Lựa chọn được ra các kế  hoạch phù hợp,  không lan man, tẻ  nhạt nhằm bồi dưỡng cho các thành viên trong tổ  những   nội dung cần thiết một cách thiết thực để phục vụ cho công tác giảng dạy tại   lớp của giáo viên. ­ Về  phía nhà trường: Quản lý đội ngũ giáo viên và học sinh tốt hơn,   nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của các tổ, từ  đó nâng cao các   mặt hoạt động chung của trẻ  trong toàn trường. Trẻ  có nề  nết, ý thức, giáo  viên có tinh thần trách nhiệm, qua đó đưa được tầm quan trọng và vị  trí của   nhà trường trong mắt các tập thể và các tổ chức chính trị, xã hội. ­ Về phía phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan  trọng của việc nâng cao vai trò của hoạt động chuyên môn trong trường mầm   non, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt   động một cách thoải mái tích cực, sáng tạo đạt kết quả cao nhất, điều đó đã  góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.  ­ Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;   * Điều kiện về cơ sở vật chất: ­ Các trang thiết bị cần thiết: Đồ dùng phục vụ cho hoạt động sinh hoạt  tổ  chuyên môn như: Máy tính, máy chiếu, loa, míc, điều kiện hoạt động trên  các lớp. Một số nguyên vật liệu để thực hiện làm đồ dùng, đồ chơi…  ­ Lớp học đầy đủ  trang thiết bị cần cho trẻ phục vụ cho các hoạt động   thực hiện các chuyên đề cho trẻ… * Điều kiện về giáo viên: ­ Giáo viên Mầm non: Yêu nghề, có kiến thức chuyên môn vững vàng,  năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo… 9
  10. * Điều kiện về trẻ: ­ Trẻ tại các nhóm lớp theo đúng độ tuổi trong các trường Mầm non. đ) Về  khả  năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ  quan, tổ  chức nào hoặc những người tham gia tổ  chức  áp dụng sáng  kiến lần đầu (nếu có); Đã áp dụng tại các tổ chuyên môn ở  trường mầm non nơi tôi đang công   tác trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường. Số  Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 2 Trần Thị Thanh Huyền Trường   MN­ Ph   ạm vi : Tổ mẫu giáo lớn. nơi   tôi   đang­ Lĩnh v   ực : Quản lý chuyên môn công tác. 3 Hoàng Thị Như Hoa Trường   MN­ Ph   ạm vi : Tổ mẫu giáo ghép nơi   tôi   đang­ Lĩnh v   ực : Quản lý chuyên môn công tác. 4 Nguyễn Thị Thơ Trường   MN­ Ph   ạm vi : Tổ Nhà trẻ. nơi   tôi   đang­ Lĩnh v   ực : Quản lý chuyên môn công tác. Tôi làm đơn này trân trọng đề  nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công  nhận sáng kiến cho tôi. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung  thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và   hoàn toàn chịu trách nhiệm về  thông tin đã nêu trong đơn. Các giải pháp tôi  nêu trong sáng kiến của mình không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi mong  hội đồng sáng kiến, bạn bè đồng nghiệp góp ý cho tôi để bản sáng kiến của  mình được hoàn thiện hơn.  Tôi xin trân thành cảm ơn! Phú xuân, ngày 16  tháng 01 năm 2019. NGƯỜI VIẾT ĐƠN Lưu Thị Giang 10
nguon tai.lieu . vn