Xem mẫu

  1. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 I/ TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường Mầm non 3 II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – MÔ TẢ NỘI DUNG 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ và còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về tình cảm đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá trong giao tiếp và cuộc sống. Do đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện để trẻ giao tiếp, nói lên nhu cầu của bản thân, là cầu nối giữa trẻ với bạn bè, cô giáo, gia đình cũng như xã hội. Ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất của con người, là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt: thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ,...và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “vốn từ” đó một cách thành thạo. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để giúp trẻ phát triển vốn từ gần như là rất ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Hiện nay ở các trường mầm non trẻ nói ngọng rất nhiều, vốn từ nghèo nàn, hạn chế không diễn đạt được bằng lời suy nghĩ của mình một cách mạch lạc. Đồng thời việc phát triển vốn từ cho trẻ của lớp tôi cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế như: các cháu còn nói ngọng rất nhiều, nói lắp, nhút nhát sợ giao tiếp với người lạ, không chịu nói,…ngoài ra phụ huynh chưa dành nhiều thời gian để trò chuyện và quan tâm đến trẻ, khuyến khích, động viên để dạy trẻ nói và diễn đạt nhiều. Do đó, việc trẻ có nhiều vốn từ, biết diễn đạt mạch lạc, tròn câu, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, với cô của trẻ ở lớp tôi còn rất nhiều hạn chế. Cho nên, bản thân là giáo viên trực tiếp gần gũi chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ hàng ngày tại lớp, tôi thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đang là vấn đề cấp bách và cần được quan tâm và rèn luyện thường. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường Mầm non 3". 2. Mô tả nội dung - Khi xác định được đề tài tôi suy nghĩ và lựa chọn nội dung cho phù hợp với đề tài cũng như đặc điểm và tình hình của lớp mình. Cùng với các giải pháp như: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng dạy trẻ mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thích trò chuyện cùng cô và các bạn. Thông qua tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày càng hiệu Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 1
  2. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 quả. Phối kết hợp với phụ huynh cùng rèn, hỗ trợ giúp trẻ mở rộng vốn từ, diễn đạt mạch lạc, tròn câu để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, lớp tôi có nhiều trẻ còn hạn chế về giao tiếp, nhút nhát,..thông qua các hoạt động, trò chuyện cùng cô và bạn…giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ. Do đó tôi cảm thấy thích thú đề tài này khi dạy trẻ. Tôi mong rằng với những kiến thức sẵn có, cùng với sự tìm tòi học hỏi tôi sẽ thực hiện tốt đề tài này và áp dụng cho lớp mình với nhiều hình thức mới lạ. ..trẻ lớp tôi sẽ hoàn thiện về ngôn ngữ nhiều hơn. 2.1. Kết quả khảo sát đầu năm: Tôi đã thực hiện quan sát và khảo sát thực tế trẻ của lớp Chồi 1 mà tôi đang giảng dạy như sau: STT NỘI DUNG SỐ TRẺ TỶ LỆ 01 Trẻ nói tròn câu, mạch lạc. 26/46 56,5% 02 Trẻ hiểu và có vốn từ phong phú, đa dạng. 20/46 43,5% Trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của 26/46 56,5% 03 người đối thoại. 04 Trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp với cô và bạn. 20/46 43,5% Trẻ diễn đạt được ý tưởng, suy nghĩ của bản thân 26/46 56,5% 05 bằng lời nói Trẻ trả lời đủ ý, rõ ràng mạch lạc câu hỏi của 26/46 56,5% 06 người đối thoại. 07 Trẻ mạnh dạn, tự tin đặt và trả lời các câu hỏi 15/46 32,6% Trẻ kể lại trình tự sự việc rõ ý, giúp người nghe 15/46 32,6% 08 hiểu được nội dung. 2.2. Nguyên nhân thực trạng: Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của các cấp Lãnh đạo cùng BGH nhà trường. - Cơ sở vật chất trường lớp khang trang; thiết bị đồ dùng, đồ chơi được bổ sung thường xuyên và tương đối đầy đủ. - Được sự tín nhiệm, phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình của quý phụ huynh. - Lớp được phân chia đúng độ tuổi, không vượt quá số trẻ trên lớp theo quy định. - Đa số trẻ là dân thành thị nên điều kiện học tập, sinh hoạt và vui chơi của trẻ luôn được phụ huynh đáp ứng. Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 2
  3. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 - Bên cạnh những thuận lợi như trên tôi cũng gặp không ít những khó khăn. Khó khăn: - Đa số các cháu mới đi học, chưa qua lớp nhà trẻ, mầm nên còn khóc nhiều; chưa quen với cô và các bạn; chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp. - Một số trẻ là con một, con cưng nên rất có cá tính, rất nghịch và thích làm theo sở thích của bản thân. Một số trẻ luôn được phụ huynh cưng chìu, trở nên lười hoạt động, ít chịu tham gia, hợp tác, chia sẻ cùng bạn. - Có nhiều trẻ ngôn ngữ chậm phát triển, nói chưa tròn câu, còn nói lắp, nói ngọng không dám giao tiếp với các bạn và cô (Quốc Đạt, Gia Hân) một số cháu phát âm chưa chuẩn (Xuân Đức, Anh Khôi) do thường xuyên được tiếp xúc với máy tính, ti vi, điện thoại nên ít có cơ hội vui chơi, trò chuyện. - Một số phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán tự do hay bởi tính chất công việc luôn bận rộn, chiếm nhiều thời gian nên ít quan tâm trò chuyện với trẻ, chưa thường xuyên vui chơi, trao đổi, chia sẻ cùng trẻ. - Giáo viên đôi khi chưa thực sự quan tâm đến việc dạy, rèn và tạo nhiều cơ hội phát triển vốn từ cho trẻ. Trước những khó khăn trên, tôi đã tích cực tìm tòi suy nghĩ, nghiên cứu để tìm ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ mở rộng vốn từ, mạnh dạn tự tin, chịu khó giao tiếp cùng cô và các bạn. Với mong muốn trẻ ở lớp tôi phụ trách, càng ngày sẽ phát triển tốt về mọi mặt đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, do đó tôi đã mạnh dạn đề xuất và thực hiện các giải pháp mà tôi đã nghiên cứu trên trẻ của lớp mình, nhằm giúp trẻ phát triển mạnh dạn, tự tin, giao tiếp tốt với cô, bạn và mọi người xung quanh hơn nữa. 2.3 Đề ra giải pháp: - Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng dạy trẻ mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thích trò chuyện cùng cô và các bạn. - Thông qua tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày càng hiệu quả. - Phối kết hợp với phụ huynh cùng rèn, hỗ trợ giúp trẻ mở rộng vốn từ, diễn đạt mạch lạc, tròn câu để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ. 2.4 Xác định kết quả cần đạt: - 90% trẻ trở lên mạnh dạn tự tin, giao tiếp cùng cô và bạn, vốn từ của trẻ được mở rộng. - 85% trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của người đối thoại. - Có 79% trẻ biết diễn đạt được ý tưởng, suy nghĩ của bản thân bằng lời nói đủ ý, rõ ràng mạch lạc. - Từ 70% trở lên, trẻ tự tin đặt và trả lời các câu hỏi, kể lại trình tự sự việc rõ ý, giúp người nghe hiểu được nội dung cần trao đổi. - Có từ 75% phụ huynh trở lên sẽ tham gia phối kết hợp tốt cùng giáo viên để rèn, giúp trẻ mở rộng vốn từ và phát triển tốt ngôn ngữ. Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 3
  4. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 III/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng dạy trẻ mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, vì thế muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt, phải dựa trên cơ sở lý luận sau: - Cơ sở ngôn ngữ: + Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo: Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số câu chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết. Cụ thể: Máy bay bay trên trời, tàu hoả chạy trên đường ray, con cá lội dưới nước, bố đi làm ở công ty, mẹ đi dạy ở trường,.... Vì thế, để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, giúp trẻ nói mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, rõ nội dung của sự vật, sự việc người giáo viên cần phải cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ trong tất cả các hoạt động, vào mọi lúc, mọi nơi khi có cơ hội và điều kiện; thường xuyên khuyến khích và động viên trẻ nêu mong muốn của bản thân bằng lời nói, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô, bạn và mọi người xung quanh. - Cơ sở tâm lý: + Tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan. Thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người khác, do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo. + Vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện nên khi nói trẻ hay nói chậm, hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc. Do đó, cô giáo phải nói to, rõ ràng, rành mạch, dễ nghe và khuyến khích trẻ nói chậm, rõ, nói tròn câu, tránh cà lăm, lặp đi lặp lại dễ trở thành thói quen, lâu dần sẽ trở nên nhút nhát, không mạnh dạn, tự tin khi nói. - Cơ sở giáo dục: + Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh: Để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như: Các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày. Rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết chú ý lắng nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng. Không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục theo tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, ... + Dựa vào những cơ sở lý luận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nhận thấy sự chênh lệch về ngôn ngữ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong lớp là khá lớn. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất của gia đình mà trước hết liên quan rất nhiều đến thời gian trò chuyện với trẻ hay không? Cô và cha mẹ có lắng nghe bé kể chuyện về những hoạt động sinh hoạt ở lớp, ở nhà, về bạn bè hay không? Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 4
  5. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 Có thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và hướng dẫn bé kể lại không? Ngày nghỉ có đưa con đi chơi công viên hay không?…Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lượng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ. Nhờ nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, mà tôi đã áp dụng hiểu biết để giúp trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ và thấy trẻ tiến bộ rất nhiều. 2. Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thích trò chuyện cùng cô và các bạn. 2.1. Tạo môi trường trong lớp: - Cô trang trí lớp học đẹp, bắt mắt thu hút trẻ hứng thú tham gia hoạt động, cô đầu tư chuẩn bị các góc chơi có nhiều đồ chơi, trò chơi mới lạ, phân chia khu vực chơi hợp lý, trẻ tò mò chú ý vào cách trang trí của cô và thường hỏi “cô làm gì vậy”? + Như cô làm trò chơi lắc bi góc học tập trẻ thích thú ngồi xem cô làm và xem cô hướng dẫn cách chơi, khi làm xong trẻ rủ bạn cùng chơi, biết chia nhau chơi lần lượt bạn xong tới mình. - Cô quan tâm chú ý đến góc thư viện như: Chuẩn bị tranh chuyện, con rối bằng ly giấy, tranh que để trẻ kể chuyện sáng tạo. Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng các con rối và tranh que, ngoài ra cô có làm mô hình kể chuyện để trẻ kể tự do và thoải mái. + Con rối bằng ly giấy: Trẻ có thể rủ bạn cùng đóng thành nhân vật với mình như câu chuyện “ba chú heo con”, trẻ tự chia cho mỗi bạn đóng một vai và kể lại lời thoại của nhân vật đó, có thể đổi vai nhân vật cho nhau. + Tranh que: Trẻ rủ bạn cùng nhau kể lại câu chuyện có mô hình, tự phân chia mỗi trẻ một bên góc mô hình như chuyện “cậu bé mũi dài”, từng nhân vật như cậu bé mũi dài, chú chim họa mi, cô hoa...xuất hiện và những lời thoại trẻ đã học được. Ngoài ra, trẻ còn dùng những tranh que nhân vật khác tự kể ra câu chuyện sáng tạo như “chú bướm” và “cô hoa” ví dụ như: Trẻ cầm que cô hoa trên tay và bắt đầu kể “Một buổi sáng, cô hoa ngủ dậy thật sớm để tập thể dục buổi sáng” khi đó trẻ vung tay lên như vừa ngủ dậy, que nghiêng qua trái, qua phải trẻ làm theo như tập thể dục. 2.2. Tạo môi trường ngoài lớp: - Không chỉ có không gian lớp học mà cô có thể cho trẻ ra ngoài sân cùng trò chuyện để kích thích trẻ nói lên cảm nhận, suy nghĩ của mình về sự vật hay hiện tượng nào đó mà trẻ thấy nhờ đó góp phần làm giàu vốn từ của trẻ. Ví dụ: Hôm nay, các con thấy thời tiết như thế nào? + Với thời tiết se lạnh như vậy thì là mùa gì? + Thường mùa đông thì có những lễ hội gì?... - Góc bán hàng cô chuẩn bị đồ chơi phong phú (bánh, kẹo, sữa, kẹp tóc, đồ chơi…) để trẻ đóng vai là người bán hàng và người mua hàng, trẻ dùng những câu nói chào hỏi khách khi đến mua, biết thỏa thuận giá của món hàng muốn mua, biết trả tiền khi nhận hàng xong biết cảm ơn,… - Góc âm nhạc ngoài trời: Cô chuẩn bị những nguyện vật liệu bỏ đi như: nắp nồi, lon sữa, nút ve, cáng chổi, ống hút…để tái chế thành nhạc cụ cây đàn, kèn, dụng cụ gõ,…trẻ hát Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 5
  6. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 những bài hát trẻ thuộc kết hợp sử dụng nhạc cụ, trẻ tự tin hơn không còn cảm giác gò bó, nhút nhát, rụt rè. - Cô chuẩn bị góc chơi như câu cá, cát nước, trò chơi dân gian…trẻ rủ bạn cùng tham gia chơi, chia đồ chơi với nhau cùng trò chuyện giao tiếp tự tin, thoải mái cùng bạn. Từ đó vốn từ, ngôn ngữ của trẻ ngày càng mở rộng và phát triển thông qua các nội dung khi chơi. Việc chuẩn bị tốt môi trường trong và ngoài lớp học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi đã áp dụng giải pháp này và đạt hiệu quả cao như vốn từ trẻ phát triển, trẻ tự tin thể hiện sở thích, ý nghĩ, nói rõ ràng mạch lạc khi chơi, biết tự tin giao tiếp với cô và bạn. 3. Thông qua tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày càng hiệu quả. 3.1 Hoạt động học - Cô lồng ghép phát triển ngôn ngữ qua các môn học như “vận động cơ bản, khám phá khoa học, khám phá xã hội, văn học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với toán”. Mỗi môn học cung cấp nhiều vốn từ, các loại câu, từ mới, từ khó,…cô đưa ra yêu cầu để trẻ thực hiện được, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể: Kể chuyện “Ba người bạn” - Thông qua câu chuyện trẻ hiểu nội dung chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng, đủ ý; tham gia kể lại chuyện cùng cô, biết đặt tên mới cho câu chuyện,... - Cho trẻ xem các hình rối: Chim sẻ, ếch, cào cào và gọi tên. Sau đó cô trò chuyện về những đặc điểm của các con vật như môi trường sống và cách di chuyển. - Cô kích thích tò mò, tạo tình huống cho trẻ tự nghĩ cách làm thế nào cả ba con vật có thể cùng nhau sang bờ ao bên kia một lúc? Cho trẻ tự đưa ra các cách khác nhau. Cuối cùng đề nghị trẻ im lặng, nghe cô kể để biết ba con vật đã cùng sang bờ ao bên kia bằng cách nào? Cô vừa kể kết hợp điều khiển con rối minh họa - Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ tư duy và trả lời: + Trong truyện có những ai? + Chim sẻ định qua ao bằng cách nào? Ếch định qua bằng cách nào? + Cào cào có tự nhảy qua ao được không? + Trong câu chuyện này các bạn nhỏ cùng nhau qua ao bằng cách nào? + Ai đã nghĩ ra cách qua đó? Con nghĩ thế nào về cách ba bạn qua ao? - Cho trẻ tự đặt tên chuyện và tự giải thích tại sao tên chuyện lại là “ba người bạn” - Cho trẻ đóng vai các nhân vật trong chuyện để thực hiện các hành động mô phỏng: Chim bay, ếch cào cào nhảy. - Quan tâm đặc biệt đến trẻ còn hạn chế ngôn ngữ, rụt rè, nhút nhát cô trò chuyện với trẻ đặt câu hỏi dễ gợi mở trẻ trả lời như: + Con vừa nghe câu chuyện gì? + Trong truyên có con vật gì? + Con thích con vật nào nhất?... Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 6
  7. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 Qua hoạt động học kể chuyện trẻ biết trả lời câu hỏi của người đối thoại đủ ý, rõ ràng, mạch lạc, trẻ tự tin hơn khi cô đặt câu hỏi trẻ trả lời Cụ thể: Khám phá điều thú vị của nam châm - Thông qua khám phá trẻ diễn đạt được ý tưởng, nhận xét suy nghĩ của bản thân bằng lời nói, nói tròn câu. - Cho trẻ xem và gọi tên những gì có trong hộp - Cho trẻ xem các nam châm hỏi trẻ biết là gì không để trẻ tự trả lời - Làm mẫu cho trẻ thấy các nam châm có thể hút dính môt số đồ vật trong lớp sau mỗi lần cho trẻ nhận xét. Đưa cho mỗi trẻ nam châm để trẻ tự trải nghiệm và yêu cầu trẻ kể cho cô và các bạn nghe nam châm có thể hút được những gì mà trẻ vừa trải nghiệm. Có thể đưa ra bình luận như: + Nam châm của bạn Nam hút được một chiếc thìa bằng sắt + Nam châm của bạn Mai Anh không hút được cái lược nhựa đó. - Sau mỗi lần cho trẻ lặp lại Qua tiết khám phá trẻ diễn đạt được ý tưởng, nhận xét, suy nghĩ của bản thân về sự vật, hiện tượng mà trẻ biết quan sát được cách rõ ràng, tròn câu. 3.2 Hoạt động chơi - Hoạt động chơi bao gồm chơi các góc, ngoài trời, chơi theo ý thích…trong khi chơi trẻ được trải nghiệm cuộc sống, được tự do thể hiện cái tôi của mình, nói lên ý tưởng cách chơi, cùng rủ bạn để chơi, chia vai chơi và đồ chơi cho nhau. Trong quá trình chơi trẻ ngôn ngữ của trẻ được mở rộng, trẻ tự tin hơn ở bản thân qua giao tiếp cô và bạn, trẻ học bạn cách chơi, giao tiếp người chơi, bắt chước cách nói chuyện của cô hay bạn. Cụ thể: Góc chơi phân vai “bán hàng” - Thông qua góc chơi phân vai trẻ biết giao tiếp trao đổi người bán và người mua hàng: Nói, nghe, hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của người đối diện mạch lạc, rõ ràng. - Cho trẻ vào góc chơi: Trẻ tự chia vai chơi cho nhau một bạn là người bán và những bạn còn lại là người mua. - Đàm thoại giữa người bán và người mua + Người bán: Bạn muốn mua gì? + Người mua: Tôi muốn mua cái bánh tráng, cái bánh này giá bao nhiêu? + Người bán: Giá có ghi trên ngoài bao đó anh, chị! + Người mua: Tôi không nhìn thấy giá ghi ở đâu? + Người bán: Dạ! Hai ngàn một món bất kỳ! + Người mua: Vậy anh hoặc chị có bớt không? + Người bán: Tôi bán đúng giá rồi anh, chị ơi! + Người mua: Vậy bán cho tôi một cái. - Trẻ biết trả tiền cho người bán và hai người nói cảm ơn nhau khi đã bán và mua hàng. Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 7
  8. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 Qua góc chơi bán hàng trẻ biết nói, nghe, hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của người đối diện mạch lạc, rõ ràng. Cụ thể: Góc chơi thư viện - Thông qua góc chơi thư viện trẻ nghe, hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của người đối diện mạch lạc, rõ ràng, mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô và bạn - Cho trẻ vào góc chơi thư viện trẻ chọn tranh ảnh truyện để xem - Cô lại trò chuyện với nội dung có hình con gà, yêu cầu trẻ đọc bài thơ hay đồng dao về con gà - Trò chuyện với trẻ nội dung đồng dao + Câu “con gà cục tác cục ta” nói về con gà trống hay gà mái? + Màu “đỏ hồng hồng” và màu “đỏ tươi” khác nhau như thế nào? + Cô gợi ý trẻ thi đua với bạn mỗi bạn đọc một câu Ở góc chơi thư viện trẻ biết nghe hiểu thực hiện đúng yêu cầu của cô, mạnh dạn giao tiếp với cô và bạn Thông qua các HĐ trong ngày trẻ được trải nghiệm với đồ chơi, trò chơi, giao tiếp với bạn và cô góp phần giúp cho ngôn ngữ trẻ hoàn thiện hơn trẻ nói được tròn câu, biết đặt câu hỏi và trả lời tốt câu hỏi tròn câu rõ ràng, đủ ý, mạch lạc. 3.3 Hoạt động lao động tự phục vụ - Trẻ đã có những kĩ năng tự phục vụ đơn giản. Vì vậy, khi thực hiện cần có những yêu cầu cao hơn: + Trẻ độc lập + Hình thành thói quen lao động tự phục vụ + Sẵn sàng giúp đỡ bạn và hợp tác cùng nhau. Trong khi hợp tác thì đòi hỏi trẻ phải dùng ngôn ngữ giao tiếp nhờ bạn hay hỏi bạn cần giúp đỡ gì hay không? Trẻ phải diễn đạt rõ ràng mạch lạc để người khác hiểu được nhu cầu trẻ mong muốn được giúp đỡ điều gì. Cụ thể: Lao động trực nhật cuối tuần - Thông qua lao động trực nhật trẻ biết nói tròn câu rõ ràng khi hướng dẫn bạn cùng làm với mình, biết kể ra công việc của tổ mình, tự tin giao tiếp với bạn cùng trực nhật - Cô cho trẻ xem bảng phân công trực nhật theo tổ, trẻ tự nhận ra kí hiệu mình ở tổ nào và được phân công làm gì? (tổ 1 và tổ 2 lau kệ, tổ 3 và 4 sắp xếp đồ chơi) + Trẻ tự kể ra tổ mình làm gì? Trẻ trong tổ thảo luận xem ai làm việc gì? + Trẻ làm xong kêu gọi các bạn phụ những bạn làm chậm, hướng dẫn bạn cùng làm. + Trẻ biết nói lời cảm ơn những bạn giúp mình làm công việc nhanh hơn. Khi lao động trực nhật trẻ biết được lao động giúp lớp sạch sẽ, gọn gàng, trong khi lao động trẻ giao tiếp với bạn gần gũi tự tin hơn, trẻ phải nói tròn câu rõ ràng để hướng dẫn bạn làm hay nhờ bạn giúp đỡ mình, qua đó tạo cơ hội trẻ tự tin hơn khi giao tiếp người khác, nói tròn câu rõ ràng. 3.4 Hoạt động ăn ngủ, vệ sinh cá nhân Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 8
  9. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 - Với một cơ thể khỏe mạnh ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vệ sinh sạch sẽ thì góp phần to lớn vào phát triển ngôn ngữ, tinh thần hăng hái trẻ sẽ tiếp thu tốt, vận động thoải mái kích thích trẻ giao tiếp với người khác tự tin hơn, bày tỏ được ý muốn hay kể lại sự việc nào đó để người khác hiểu. Cụ thể: Đánh răng sau khi ăn - Mục đích: Trẻ biết được các bước chải răng và thực hiện theo hướng dẫn của cô, hiểu được lợi ích của việc đánh răng cũng như hại của lười biếng không đánh răng + Cô dạy trẻ các bước chải răng + Sau đó hỏi trẻ lại các bước chải: Trẻ phải dùng trí nhớ nhớ lại các bước cô dạy và diễn đạt lại cho các bạn nghe rõ ràng, mạch lạc + Cô cho trẻ đánh răng + Những bạn không chịu đánh răng thì trẻ có thể kêu gọi bạn cùng đánh với mình, thi đua xem ai có hàm răng đẹp hơn. Cụ thể: Trong giờ ăn - Mục đích: Trẻ kể tên món ăn, các loại lương thực, thực phẩm để chế biến nên các món ăn, trẻ trả lời đủ ý, rõ ràng mạch lạc câu hỏi của người đối thoại, mạnh dạn tự tin đặt và trả lời các câu hỏi. - Cho trẻ vào bàn ăn khi cô cấp dưỡng đã chia phần cơm và thức ăn xong + Các con quan sát trong khay xem hôm nay mình ăn món gì? + Để chế biến ra món ăn đó thì cần loại thực phẩm gì? Rau củ gì? Cách chế biến? + Nhắc trẻ về kể lại cho ba mẹ hôm nay ăn món gì? Chế biến như thế nào?... Qua hoạt động đánh răng sau khi ăn, trong giờ ăn trẻ nghe hiểu và thực hiện được theo yêu cầu của cô, trả lời câu hỏi đủ ý rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô góp phần ngôn ngữ phát triển. - Nhờ vận dụng nhiều hình thức để phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng dạy trẻ mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thích trò chuyện cùng cô và các bạn. Thông qua tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày càng hiệu quả tôi thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn hơn khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. 4. Phối kết hợp với phụ huynh cùng rèn, hỗ trợ giúp trẻ mở rộng vốn từ, diễn đạt mạch lạc, tròn câu để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ. Hàng ngày, trao đổi cùng phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để phối hợp cùng giáo viên trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì phụ huynh phải dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hướng phụ huynh xem bảng tuyên truyền có những bài thơ, câu truyện mà cô dạy ở trường, khi về nhà phụ huynh có thể yêu cầu trẻ đọc lại bài thơ, hay kể lại nội dung truyện cho phụ huynh nghe. Cụ thể: Đối với trẻ chưa tự tin, còn nhút nhát cô giáo có thể in ra câu chuyện, bài thơ để vào cặp nhờ phụ huynh đọc cho trẻ nghe và hỏi trẻ nội dung hay cho trẻ đọc thuộc bài thơ. Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 9
  10. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 Tuyên truyền cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, gợi ý với phụ huynh những phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi ở nhà như: Đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ đi nhà sách, thường xuyên quan tâm trò chuyện với trẻ, hạn chế cho trẻ xem ti vi và sử dụng điện thoại. Ngoài ra trao đổi với phụ huynh qua những ý kiến đóng góp trong sổ bé ngoan để phụ huynh cùng hỗ trợ với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Cụ thể: Đối với trẻ chưa nói rõ ràng mạch lạc nhờ phụ huynh hướng dẫn trẻ nói tròn câu rõ ràng bằng cách phụ huynh nói trước cho trẻ lặp lại với mình. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những trẻ hạn chế ngôn ngữ: Động viên phụ huynh thường xuyên trò chuyện với trẻ nhiều, hạn chế cho trẻ xem ti vi, điện thoại, cho trẻ đi chơi cuối tuần cùng gia đình... Với các giải pháp tạo môi trường trong và ngoài lớp, qua các hoạt động học, chơi, lao động tự phục vụ, ăn ngủ vệ sinh, phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ mở rộng vốn từ, diễn đạt mạch lạc, tròn câu để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ đã được thực hiện trong năm học trẻ đã mạnh dạn tự tin, giao tiếp cùng cô và bạn, vốn từ mở rộng, diễn đạt được ý tưởng suy nghĩ của mình rõ ràng mạch lạc, tự tin đặt và trả lời các câu hỏi kể lại trình tự sụ việc rõ ràng để người nghe hiểu được, phụ huynh phối hợp tốt nhịp nhàng với giáo viên để góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ hoàn thiện hơn. IV/ KẾT QUẢ Sau khi thực hiện một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi. Tôi thấy trẻ trở lên mạnh dạn tự tin, giao tiếp cùng cô và bạn, vốn từ của trẻ được mở rộng, trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của người đối thoại, trẻ biết diễn đạt được ý tưởng, suy nghĩ của bản thân bằng lời nói đủ ý, rõ ràng mạch lạc, trẻ tự tin đặt và trả lời các câu hỏi, kể lại trình tự sự việc rõ ý, giúp người nghe hiểu được nội dung cần trao đổi, phụ huynh đã tham gia phối kết hợp tốt cùng giáo viên để rèn, giúp trẻ mở rộng vốn từ và phát triển tốt ngôn ngữ cụ thể như sau: Đối với giáo viên: - Giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, từ đó có kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo viên phải có trình độ về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc. - Giáo viên thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ đặt tên cho nội dung vừa trò chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện. - Khuyến khích trẻ nói lên những ý nghĩ của trẻ qua nội dung hay chủ điểm nào đó nhằm giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý. Mở rộng vốn từ cho trẻ và khuyến khích trẻ sử dụng vốn từ trẻ học được trong các hoạt động khác nhau, đặc biệt qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ, trò chuyện giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ. Đối với trẻ: - Trẻ mạnh dạn tự tin, giao tiếp cùng cô và bạn, vốn từ của trẻ được mở rộng. - Trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của người đối thoại. - Trẻ biết diễn đạt được ý tưởng, suy nghĩ của bản thân bằng lời nói đủ ý, rõ ràng mạch lạc. Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 10
  11. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 - Trẻ tự tin đặt và trả lời các câu hỏi, kể lại trình tự sự việc rõ ý, giúp người nghe hiểu được nội dung cần trao đổi. - Qua thực hiện một số giải pháp về phát triển ngôn ngữ ở trường lớp tôi từ đầu năm đến thời điểm hiện tại tháng 5 năm 2020 đã thu được những kết quả như sau: STT NỘI DUNG ĐẦU NĂM CUỐI NĂM KẾT QUẢ SỐ TRẺ TỶ LỆ SỐ TRẺ TỶ LỆ 01 Trẻ nói tròn câu, mạch lạc. 26/46 56,5% 40/46 87% Tăng 30,5% Trẻ có hiểu và có vốn từ 20/46 43,5% 02 43/46 93,5% Tăng 50% phong phú, đa dạng. Trẻ nghe, hiểu và thực hiện 26/46 56,5% 03 được yêu cầu của người đối 43/46 93,5% Tăng 50% thoại. Trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp 20/46 43,5% 04 43/46 93,5% Tăng 50% với cô và bạn. Trẻ diễn đạt được ý tưởng, 26/46 56,5% 05 suy nghĩ của bản thân bằng 39/46 84,8% Tăng 28,3% lời nói Trẻ trả lời đủ ý, rõ ràng mạch 26/46 56,5% 06 lạc câu hỏi của người đối 39/46 84,8% Tăng 28,3% thoại. Trẻ mạnh dạn, tự tin đặt và trả 15/46 32,6% 07 35/46 76% Tăng 43,4% lời các câu hỏi Trẻ kể lại trình tự sự việc rõ ý, 15/46 32,6% 08 giúp người nghe hiểu được 35/46 76% Tăng 43,4% nội dung. Qua số liệu như trên ta nhận thấy vốn từ của trẻ đã tăng nhiều so với đầu năm: Trẻ mạnh dạn tự tin, giao tiếp cùng cô và bạn, vốn từ của trẻ được mở rộng, trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của người đối thoại. Trẻ biết diễn đạt được ý tưởng, suy nghĩ của bản thân bằng lời nói đủ ý, rõ ràng mạch lạc, trẻ tự tin đặt và trả lời các câu hỏi, kể lại trình tự sự việc rõ ý, giúp người nghe hiểu được nội dung cần trao đổi phụ huynh tham gia phối kết hợp tốt cùng giáo viên để rèn, giúp trẻ mở rộng vốn từ và phát triển tốt ngôn ngữ. Các cháu Quốc Đạt, Gia Hân mạnh dạn hơn trong giao tiếp với người xung quanh, Xuân Đức, Anh Khôi phát âm đã chuẩn hơn. Đến cuối năm học trẻ ở lớp tôi đã đạt được mong muốn ban đầu đề ra về phát triển ngôn ngữ. Đó cũng chính là niềm vui, là sự thành công nho nhỏ của bản thân trong suốt một năm rèn luyện và tác động đến trẻ, là động lực giúp tôi tiếp tục áp dụng và thực hiện cho các lớp khác ở những năm học sau. V/ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 11
  12. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 Sáng kiến này được tổ chức và triển khai thực hiện trong năm học 2019 - 2020 với sự hợp tác của 2 giáo viên trong lớp. Đồng thời tôi đem kinh nghiệm này trao đổi chia sẻ với các bạn trong khối của mình, được các bạn trong khối áp dụng và đạt hiệu quả như lớp Chồi 2 của cô Nguyễn Thị Thanh Thúy. Sau đó tôi trao đổi với tất cả các đồng nghiệp trong trường, các bạn áp dụng đạt kết quả rất cao. Tôi mong muốn rằng những bài học mà tôi đúc kết trong những năm qua cũng như năm nay, sẽ được các bạn đồng nghiệp, các tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám Hiệu của đơn vị mình tham khảo và góp ý cho tôi thực hiện tốt hơn nữa. Nếu được góp ý, tôi tin rằng kinh nghiệm này sẽ được áp dụng rộng rãi và thực hiện tốt ở các trường Mầm Non, nhằm góp phần chăm sóc và giáo dục các cháu ngày càng tốt hơn trong thời đại mới. VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trên đây là một một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động. Qua nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm: việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo. Để ngôn ngữ của trẻ phát triển phong phú, đa dạng người giáo viên cần: thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ để trẻ có nhiều cơ hội trò chuyện cùng các bạn; Tạo môi trường cho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp thân thiện gần gũi; Thường xuyên tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ trao đổi thông tin để phát triển ngôn ngữ; Quan tâm trò chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi và khi có cơ hội để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; Giáo viên cần linh hoạt thay đổi vận dụng phương pháp để phát triển ngôn ngữ phù hợp khả năng của từng trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện, xem ngôn ngữ là phương tiện giáo dục chủ đạo, gần gũi, thân thiện và cần thiết trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cuối cùng, Cô giáo là người trực tiếp trò chuyện, giao lưu cảm xúc với trẻ nhiều nhất do đó cô phải luôn phát âm chuẩn, nói chuẩn để uốn nắn trẻ phát âm chính xác. Và thể hiện tình cảm của mình qua giọng nói, ánh mắt, nụ cười,...giúp trẻ an tâm, vui vẻ khi đến lớp vui chơi, hoạt động cùng các bạn. 2. Kiến nghị: Ban giám hiệu nhà trường nên tổ chức từ một đến hai chuyên đề về phát triển ngôn ngữ trong năm học cho giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ngày càng tốt và hiệu quả hơn Sinh hoạt tổ, khối hàng tháng khi sinh hoạt chuyên môn nên chia sẻ thảo luận phương pháp giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ. Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển vốn từ cho trẻ, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến ban giám hiệu và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nhằm giúp tôi ngày càng có kinh nghiệm dạy dỗ các cháu tốt hơn. Phường 3, ngày 05 tháng 06 năm 2020 Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Thanh Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 12
  13. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG Đề tài: "Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp chồi tại trường mầm non 3" của bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh. Chức vụ: Giáo viên SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/6/2020. Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG (Ký, đấu dấu và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN "Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp chồi tại trường mầm non 3" Của Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long:…………. đánh giá vào ngày..…/…../2020. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 13
  14. Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3 Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trường Mầm Non 3 – thành phố Vĩnh Long. 14
nguon tai.lieu . vn