Xem mẫu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐINH II SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐINH II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠIIĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM VIẾT HẢI CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THANH HÓA NĂM 2013 DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ : ­ Giáo dục thể chất trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh. Mục đích của giáo dục thể chất cho học sinh là nhằm hoàn thiện cấu trúc và các chức năng cơ thể, thông qua đó giáo dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, óc thẩm mỹ ... Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong có khoa học, tạo cho các em sự ham thích và thói quen luyện tập TDTT . ­ Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học công nghệ thì thể dục thể thao cũng được nâng lên một tầm cao mới, được nhiều người quan tâm luyện tập. ­ Giáo dục thể chất trong trường học hiện nay cũng đang được Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan tâm. Bởi phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện của đất nước ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan tâm, cần được xem như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công tác đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất trong trường học có chất lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khóa trong nhà trường ngày càng phù hợp, đồng thời việc luyện tập TDTT, rèn luyện thể chất trở thành thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. 2 ­ Trong chương trình môn thể dục THPT từ năm học 2006 ­ 2007 thì số tiết học nội dung thể thao tự chọn cũng được Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đặc biệt quan tâm và bố trí với số tiết khá nhiều, trong đó có môn bóng rổ mà hiện nay trên thế giới và cả ở nước ta đang được phát triển rất mạnh, từ đó tác động đến sự ham thích luyện tập môn thể thao này, không chỉ riêng các em học sinh ở thị thành mà còn cả các em ở những vùng nông thôn cũng đang trên đà phát triển. ­ Thực hiện theo quy chế 40 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, cùng với hướng dẫn thực hiện của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa thì bắt đầu từ năm học 2011­ 2012. Để đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh ở các cấp có sự thay đổi rõ nét. + Trước đây đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh giống như các môn học văn hóa khác, phải chấm và tính điểm kiểm tra, tính điểm của từng học kì và tính điểm trung bình cả năm học. + Hiện nay đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh thì chỉ đánh giá: ĐẠT hoặc CHƯA ĐẠT chứ không tính điểm . Chính vì vậy ít nhiều cũng đã làm ảnh hưởng đến tâm lí của học sinh đối với sự lựa chọn và hứng thú của các em với nội dung bóng rổ cũng như với các nội dung học khác trong phân phối chương trình của môn thể dục. ­ Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị của trường THPT Yên Định 2 Tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy môn bóng rổ cho các em học sinh của trường. Bước đầu giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn: Kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện đối với môn bóng rổ của bản thân còn hạn chế, luật và kỹ thuật của môn bóng rổ khá phức tạp, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ đối với môn này. Nhưng qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giảng dạy có hiệu quả môn bóng rổ này, trong khi 3 vận dụng các phương pháp, biện pháp tôi thấy phương pháp trò chơi đem lại hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh khi luyện tập, từ đó các em tự giác, tích cực luyện tập.Với thực tế đã áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu qủa luyện tập môn bóng rổ cho học sinh trung học phổ thông”. Với kiến thức của bản thân về môn bóng rổ còn nhiều hạn chế nhất định, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đón đọc , góp ý động viên chân thành để sáng kiến kinh nghiệm này ngày được hoàn chỉnh hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác giáo dục thể chất cho các em học sinh. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 Cơ Sở Lý Luận: ­ Môn bóng rổ được ra đời vào cuối thế kỷ 19 (1891) do một giáo viên giáo dục thể chất người Mỹ sáng lập. Vào thời đó các môn thể thao chủ yếu là chơi ngoài trời, nên đến mùa đông thì hoạt động luyện tập và thi đấu thể thao gần như bị ngưng lại. Với trăn trở đó ông đã nghiên cứu và sáng lập ra môn bóng rổ. ­ Môn bóng rổ ban đầu được lấy ý tưởng từ môn Bóng đá nhưng do vì ở môn này dùng chân để khống chế bóng nên có nhiều lỗi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương vì thế Ông đã đưa ra ý tưởng là dùng tay để khống chế bóng thì sẽ ít bị va chạm và từ đó môn bóng rổ được ra đời. ­ Môn bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và một số nước phát triển. ­ Ở Việt Nam tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930 tại các thành phố lớn như: Hà 4 Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn bóng rổ. ­ Ở miền Bắc: sau khi miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà Nước đã quan tâm đến đời sống, sức khỏe nhân dân, cùng với phong trào luyện tập thể dục thể thao cho nên môn bóng rổ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong quân đội, sinh viên học sinh và thanh niên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. ­ Ở miền Nam: môn bóng rổ phát triển mạnh và phổ biến rộng rãi ở các khu người Hoa sinh sống, trong Quân Đội, trong các trường dòng… ­Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh. ­ Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khó khăn. ­ Phạm vi sân bóng rổ không lớn chỉ (28mx15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, cao, mạnh, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì luyện tập phải nỗ lực rất cao. ­ Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong luyện tập và thi đấu. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn