Xem mẫu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------- Số: 1439/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 nám 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau: I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. 2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. 4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh với vị trí Long An là địa phương nằm trong khu vực biên giới của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong thế hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á và quốc tế. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu tổng quát - Xây dựng Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. 2. Mục tiêu cụ thể a) Về kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012 - 2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012 - 2020 tăng 13%/năm. - Đến năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm (khoảng 2.400 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 28,5%. - Đến năm 2020: GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm (khoảng 3.800 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 15%, 45%, 40%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%. - Tầm nhìn đến năm 2030: GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm (khoảng 8.000 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 7%, 48%, 45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%. b) Về xã hội: - Đến năm 2015: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,2%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 16%; 100% trạm y tế xã đạt chuẩn và 90% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; 40% - 50% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; 50% trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia dưới 3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%. Phấn đấu có 20% (khoảng 36 xã) đạt tiêu chí xã nông thôn mới; 50% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao; có 30% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa; bảo đảm có 99% hộ gia đình đô thị và 95% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 99,25% hộ gia đình được sử dụng điện. - Đến năm 2020: Phấn đấu tỷ lệ sinh giảm còn 1,46%; tuổi thọ trung bình đạt 76 tuổi; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 12%; số giường bệnh/10.000 dân là 20 giường; số bác sĩ/xã tối thiểu có 1 bác sĩ và có 8 bác sĩ/10.000 dân; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3%; cơ cấu lao động ở 3 khu vực I, II, III lần lượt là 28,1%, 37,8%, 34%; số lượng lao động qua đào tạo là 628.600 người và tạo việc làm cho 180.000 người; Tỷ lệ tới trường đạt: tiểu học là 100%, trung học cơ sở là 95%, trung học phổ thông là 70%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 70%; số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên /1000 dân là 170 người; Phấn đấu có 50% (khoảng 83 xã) đạt tiêu chí xã nông thôn mới; có 90% nhà văn hóa ở tuyến tỉnh; đảm bảo 100% huyện, thành phố có trung tâm văn hóa, thể thao, 75% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao; bảo đảm có 100% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và 99,7% hộ gia đình được sử dụng điện. - Tầm nhìn đến năm 2030: Tỷ lệ sinh giảm còn khoảng 1,5%; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 78 tuổi; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn khoảng 10%; số giường bệnh/10.000 dân là 30 giường; số bác sĩ/xã tối thiểu là 3 bác sĩ và có 10 bác sĩ/10.000 dân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 2%; số lượng lao động qua đào tạo là 762.720 người và tạo việc làm cho 190.000 người; Phấn đấu 100% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên/1000 dân là 200 người; có 95% nhà văn hóa ở tuyến tỉnh. c) Về bảo vệ môi trường: - Đảm bảo tỷ lệ phủ xanh đến năm 2015 đạt 21% và duy trì đến năm 2020, 2030; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 15% vào năm 2015 và lần lượt đạt 17%, 19% vào các năm 2020, 2030; diện tích ảnh hưởng lũ lụt (ngập trên 1m) vào các năm 2015, 2020, 2030 lần lượt là 25%, 23%, 20%. - Phấn đấu đến năm 2015, 80% chất thải sinh hoạt, công nghiệp và 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý; di dời 100% cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu đô thị và khu dân cư; 100% doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường. - Đảm bảo ý thức trong cộng đồng và tăng cường năng lực của các bên liên quan về các vấn đề môi trường; bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường. - Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 1. Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và đạt 4,8%/năm giai đoạn đến 2030; tỷ trọng của từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lần lượt là 82% - 4% - 14% vào năm 2020 và 78% - 6% -16% vào năm 2030. - Nông nghiệp: xác định trọng tâm là sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh, ứng dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao nhằm gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cải thiện hệ thống sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như mía, rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp ổn định; tuân thủ các quy trình công nghệ từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Phát triển chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm) theo hướng tập trung có quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do các hoạt động chăn nuôi. - Lâm nghiệp: duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng hiện có nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững; bảo tồn môi sinh cho các loài động vật hoang dã, các nguồn gen quý hiếm kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là rừng đặc dụng, trong đó khu vực Đồng Tháp Mười đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia ở các huyện biên giới. Khai thác các nguồn tài nguyên rừng hợp lý, khuyến khích đầu tư sản xuất và phát triển rừng bền vững. - Ngư nghiệp: Phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hoá ở vùng Đồng Tháp Mười theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp (câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại, v..v) nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản. 2. Phát triển ngành công nghiệp - Phát triển công nghiệp bền vững có khả năng tác động đến các ngành nông nghiệp, dịch vụ và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 14,2%/năm vào năm 2015, đạt 14,4%/năm vào năm 2020 và 13,6%/năm vào 2030. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, xanh và sạch. - Đảm bảo cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng phù hợp cho phát triển các ngành nghề, hoạt động kinh doanh có tính quốc tế; xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; thiết lập các chính sách phát triển công nghiệp hữu hiệu với cơ chế thực hiện cụ thể, phát huy được nguồn lực dồi dào; đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có chất lượng cao với chi phí hợp lý; phát triển các ngành nghề mới giúp tạo ra ngành mũi nhọn cho phát triển công nghiệp tỉnh trên bình diện phát triển công nghiệp ở Việt Nam. - Khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp với chính sách của tỉnh, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử và phần mềm, sản xuất khí hóa lỏng (GTL), chế tạo pin năng lượng mặt trời, hệ thống sản xuất điện từ khí hy-đrô... phát triển ngành công nghiệp sản xuất nông cụ dựa trên các ngành sản xuất nông nghiệp liên quan hiện có tại tỉnh. - Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập, gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo đảm môi trường xanh, sạch. 3. Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020 và đạt 15,3%/năm trong giai đoạn đến 2030. - Thương mại, dịch vụ: Phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân; cải thiện kết cấu hạ tầng các dịch vụ hướng đến các tiện ích hiện đại và thuận tiện với người sử dụng; cân bằng chất lượng dịch vụ giữa các khu vực đô thị và nông thôn. Phát triển các trung tâm đô thị cạnh tranh được cung cấp dịch vụ phù hợp gắn kết với phát triển không gian. Thiết lập các trung tâm dịch vụ nhằm khai thác lợi thế là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tăng cường các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ đô thị như dịch vụ kho vận, công nghệ thông tin, các tiện ích, nghiên cứu thị trường, dịch vụ tài chính,... - Du lịch: Phát triển hệ thống du lịch toàn diện bao gồm cung cấp thông tin, hạ tầng và dịch vụ vận tải, nơi cư trú chất lượng cao, ẩm thực phong phú, đa dạng, đặc trưng; các khu giải trí, nguồn nhân lực phục vụ có chất lượng. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, ... - slideshare.vn
nguon tai.lieu . vn