Xem mẫu

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, ngành du lịch được gọi là ngành
công nghiệp không khói và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
nhiều vùng lãnh thổ và nhiều địa phương. Đồng thời được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai
nói riêng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa chưa được khai thác
tương xứng với tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch, chưa tạo được sự
chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các
ngành dịch vụ.
Để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa
dạng, có giá trị một cách hợp lý và có hiệu quả, rất cần thiết phải nghiên cứu lập
Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Nhằm đánh giá đúng thực trạng về những mặt đạt được và chưa đạt
trong việc khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho phát triển
du lịch. Từ đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và thực hiện đồng bộ
các giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành Du lịch của tỉnh trong thời kỳ quy
hoạch một cách hiệu quả và bền vững, đóng góp phần quan trọng vào thực hiện
mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 là bản luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức lãnh thổ hợp
lý, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện
kế hoạch đạt kết quả tốt. Đồng thời là tài liệu quan trọng, giúp cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước tìm hiểu môi trường đầu tư và xúc tiến đầu tư vào phát
triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Những căn cứ pháp lý để lập Quy hoạch
- Luật Du lịch đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14
tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, trong
đó bao gồm quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 nói trên.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí lập, thẩm định và công bố
1

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và các sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính Phủ
về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến 2030”;
- Quyết định số 943/20 12/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ Tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ
đến năm 2020;
- Quyết định 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính Phủ
về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030”;
- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về
phê duyệt “Chương trình hành động phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2013
– 2020”;
- Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ
về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng
đến năn 2020;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX;
- Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2025;
- Quy hoạch phát triển các Ngành của tỉnh Đồng Nai và nhiều tài liệu
nghiên cứu khác có liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh.
- Nguồn dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai.
3. Về phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên có liên quan đến toàn bộ
phạm vi lãnh thổ tỉnh Đồng Nai.
+ Về thời gian: Phân tích, đánh giá hiện trạng giai đoạn 2006 - 2014; xây
dựng định hướng phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2

4. Mục tiêu và nhiệm vụ
a. Mục tiêu
Xây dựng hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xây dựng dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, định hướng tổ chức không
gian, đầu tư du lịch, quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch; xây dựng các giải
pháp phát triển du lịch phù hợp từng giai đoạn.
b. Nhiệm vụ
- Xác định vị trí, vai trò và lợi thế phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, du lịch vùng và quốc gia trong giai
đoạn phát triển mới;
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du
lịch và các nguồn lực phát triển du lịch;
- Đánh giá tình hình phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 –
2014.
- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, dự báo các chỉ tiêu và
luận chứng các phương án phát triển du lịch;
- Xây dựng tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch;
- Xác định các khu vực ưu tiên đầu tư, đề xuất danh mục các dự án ưu tiên
đầu tư (về quy mô, nhu cầu vốn, nhu cầu sử dụng đất…) cho phát triển du lịch;
- Đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường khi dự án
quy hoạch du lịch và các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch;
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch.
5. Kết cấu nội dung của Quy hoạch
- Phần 1: Đánh giá tổng quan tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát
triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai
- Phần 2: Hiện trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2014
- Phần 3: Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phần 4: Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

3

Phần 1
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI
I. Đánh giá tổ ng quan các điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam với diện tích tự nhiên là 5.907,24 km2. Phía đông giáp
tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp tỉnh Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Bình Phước
và Lâm Đồng; phía tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía nam giáp tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên trục đường xuyên Á với hệ thống mạng lưới
đường giao thông quan trọng là quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 20 và quốc lộ
56, các cảng đường thủy và trong tương lai có sân bay quốc tế Long Thành, rất
thuận lợi trong giao thương và phát triển du lịch.
2. Khí hậu, thời tiết
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, gió mùa
với nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm từ 23,9oC - 29,0oC; số giờ nắng nhiều
từ 2.475,7 giờ/năm; lượng mưa khá phong phú bình quân từ 2.400 - 2.800
mm/năm, ít bão. Các yếu tố khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển du lịch
quanh năm, nhất là việc tổ chức các tour, tuyến du lịch đi trong và ngoài tỉnh.
3. Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn
3.1. Địa hình
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng địa hình bình nguyên, hướng thấp dần từ bắc
xuống nam và có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau: Dạng địa hình
núi thấp bao gồm các núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn, có độ
cao biến động từ 200 - 700m độ dốc phổ biến trên 20o, chiếm khoảng 8% diện tích
tự nhiên; dạng địa hình đồi lượn sóng, chiếm 82% diện tích tự nhiên, phân bố ở
hầu khắp các huyện, loại đất chủ yếu là bazan và phù sa cổ; dạng địa hình đồng
bằng là các dải phù sa hoặc dốc tụ phân bố ven sông rạch, chiếm 10% diện tích tự
nhiên. Địa hình đa dạng mang lại lợi thế và tiềm năng phát triển các sản phẩm du
lịch đa dạng, phong phú.
3.2. Nguồn nước và chế độ thủy văn
a. Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp bởi hệ thống sông
Đồng Nai, bao gồm các sông như: sông Đồng Nai dài 610 km, sông La Ngà dài
210 km, sông Ray dài 88 km. Các sông, suối nhỏ là sông Lá Buông dài 52 km,
4

suối Tam Bung dài 23 km, suối Cả dài 38 km, sông Thao dài 18 km. Ngoài ra
còn một số suối nhỏ: suối Gia Uy, suối Đa Công Hoi, suối Gia, suối Gia Liêu,
suối Lúp, suối Vọng, suối Rết, suối Gia Huynh, suối Le, suối Trầu, suối Quýt.
b. Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Đồng Nai là khá phong phú
và lưu lượng lớn nhưng phân bố không đều, như sau: vùng có tiềm năng khai
thác lớn gồm một phần phía Đông thị xã Long Khánh và các huyện Vĩnh Cửu,
Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, một phần phía Tây huyện Tân Phú, Định
Quán và Xuân Lộc; vùng có tiềm năng khai thác trung bình gồm một phần phía
Tây thành phố Biên Hòa, các huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom, huyện Long
Thành và huyện Nhơn Trạch; vùng có tiềm năng nước ngầm nghèo gồm một
phần phía Đông các huyện Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc; vùng có nguồn
nước ngầm bị nhiễm mặn gồm toàn bộ huyện Nhơn Trạch và một phần phía Tây
Nam huyện Long Thành.
c. Chế độ thủy văn
Do sự phân hóa giữa 2 mùa khí hậu khá sâu sắc, cộng thêm sự tác động của
con người làm cho thảm phủ ở các lưu vực gần như cạn kiệt, ngoại trừ rừng đầu
nguồn của hồ Trị An nên dòng chảy ở 2 mùa cũng có nhiều nét khác biệt: mùa
khô, nước sông suối cạn kiệt, nhiều nơi thiếu nguồn nước nghiêm trọng; ngược
lại, trong mùa mưa nguồn nước dư thừa thường xảy ra hiện tượng ngập úng;
thậm chí nhiều nơi còn bị lũ quét; ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống
của người dân và phát triển du lịch.
4. Tài nguyên thiên nhiên
4.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh và
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây
nam, bao gồm 3 dạng chủ yếu: địa hình đồi núi thấp 200- 800 m, chiếm 8% diện
tích; địa hình đồng bằng lượn sóng 20- 200 m, chiếm 80% diện tích; địa hình bãi
bồi ven sông có độ cao dưới 20 m, chiếm 12% diện tích tự nhiên. Điều kiện địa
hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá rộng rãi với nhiều vùng có thổ nhưỡng
thích hợp cho phát triển nông nghiệp và nền đất cứng rất thuận lợi để xây dựng
các công trình phát triển du lịch.
4.2. Tài nguyên đa dạng sinh học
Năm 2014, diện tích rừng là 181.464 ha, độ che phủ 30,7%. Trong đó, diện
tích rừng phòng hộ là 36.393 ha, diện tích rừng đặc dụng là 101.256 ha và diện
tích rừng sản xuất là 43.814 ha. Thảm thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt
đới gió mùa mưa nhiều với hệ thực động vật đa dạng về chủng loài. Các họ thực
vật đặc trưng là tre, dẻ, kim giao, dầu, bằng lăng, bàng. Hệ động vật trong rừng
5

nguon tai.lieu . vn