Xem mẫu

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI THƠ VỘI
VÀNG CỦA XUÂN DIỆU
BÀI MẪU SỐ 1:
Khi nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì chắc chắn người đọc sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diêu, một
hồn thơ nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu. Những vần thơ của ông chính là nỗi lòng
của chính mình. Bài thơ “Vội vàng” là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người
đang yêu. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này khiến cho người đọc như hòa chung
vào nhịp đập đó.
Bài thơ được cất lên với giọng điệu say đắm, nồng nàn và căng tràn sự sống của thiên nhiên. Qua
con mắt của nhân vật trữ tình, cảnh sắc mùa xuân hiện lên thật tươi mới, trong lành:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
Tiếng lòng của nhân vật trữ tình như đang reo vui cùng với cảnh sắc thiên nhiên rộn ràng, tưng
bừng. Tháng Giêng luôn là tháng khiến tâm trạng con người vui tươi, tràn đầy nhiệt huyết, và đặc
biệt trong tình yêu thì đây chính là thời điểm đượm nồng, đắm say nhất. Nhân vật trữ tình đã gọi
tháng giêng là “tháng mật” gợi lên sự ngọt ngào và nồng nàn. Với điệp từ “này đây” như đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự xinh đẹp của thiên nhiên dường như khiến cho nhân vật
trữ tình xôn xao đến khó tả.
Những hình ảnh đẹp “đồng nội xanh rì” và “cành tơ phơ phất” khiến cho khúc hát mùa xuân như
dậy sóng ở trong lòng.
Giọng điệu ở 4 câu thơ cất lên như tiếng reo vui rộn ràng và tươi mới của tâm hồn một người
đang yêu đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn.
Và cảm xúc tinh khôi, mới mẻ đó đã dồn nét, cất lên thành lòng ham muốn:
Tôi sung sướng nhưng vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Niềm sung sướng, hân hoan của mùa xuân, của tình yêu đã khiến cho nhân vật trữ tình hân hoan.
Nhưng dường như chợt nhận ra điều gì đó mà nhân vật đã bỗng dưng chững lại vì từ “nhưng”
khiến cho giọng thơ trở nên lắng lại. Bỗng nhiên chuyển sang giai đoạn “vội vàng một nửa”. Tứ
thơ đã khiến người đọc nhận ra tâm trạng dửng dưng, chưng hửng của nhân vật trữ tình. Tại sao
không vui hết đi mà lại phải vội vàng một nửa. Có lẽ bước chuyển mình của thời gian khiến cho
nhân vật trữ tình thấy nuối tiếc, sợ thời gian trôi đi không trở lại.
Lúc này, nhân vật “tôi” đã xuất hiện mà cảm thấy chênh vênh khi nghĩ đến mùa xuân trôi đi, rồi
mùa xuân lại lại. Thời gian tàn khốc cướp mất đi mùa xuân, vô tình cướp mất đi tình yêu đang
căng tràn nhựa sống.
Đây là một thái độ sống rất tích cực, nó có thể đánh thức trái tim của mỗi con người, nhất là tuổi
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 1

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

trẻ. Hãy cố gắng sống và tận hưởng cuộc sống tươi mới khi còn có thể, vì thời gian trôi đi không
bao giờ quay trở lại.
Ở những câu thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp và chính tâm trạng của nhân vật “tôi” cũng
vội vàng, cuống quýt. Thời gian đã khiến cho nhân vật trữ tình sợ, lo lắng;
Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi, màu chưa ngả chiều hôm
Đến đây chúng ta đã thực sự nhận ra cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”. Thái độ sống vội
vàng, sống nhanh chóng, sống cho cả ngày mai. Dường như ‘tôi” đang bất lực với chính cuộc
sống hiện tại vì chẳng thể giữ nổi những điều tốt đẹp nữa.
Có lẽ vì thế ở những câu thơ cuối, chúng ta nhận ra khát khao mãnh liệt, cháy bỏng của nhân vật
trữ tình:
Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.
Điệp từ ‘ta” được điệp lại ở đầu mỗi câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên gấp gáp. Khao khát của
“ta” được dồn nén từ bấy lâu nay đến giờ đã vỡ òa ra. Những hình ảnh tươi đẹp của mùa xuân
đang căng tràn như vậy nhưng nhân vật trữ tình lại nghĩ đến cảnh mọi thứ vội tan biến theo thời
gian. Đây chính là một ý thức về thời gian rất mới, tiến bộ và hiện đại, đánh thức được suy nghĩ
của thế hệ trẻ sau này.
Như vậy qua bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu đã khiến người đọc phải say, phải vội vàng, cuống
quýt cùng nhân vật trữ tình. Có lẽ đó chính là thông điệp của Xuân Diệu về cảm thức thời gian.
Tâm trạng đắm say bồng bột của một lòng ham sống mãnh liệt đã được thể hiện như thế nào
trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 2

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

BÀI MẪU SỐ 2:
TÌM HIỂU ĐỂ
+ Phân tích tâm trạng của cái tôi trữ tình trong bài thơ với những diễn biến cơ bản của nó, ở đây
là tâm trạng đắm say rạo rực sôi nổi, là thái độ cuống quýt, vội vàng.
+ Rút ra được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ qua toàn bộ tâm trạng này. Đây mới là cái đích cuối
cùng của việc phân tích.
Về phương pháp làm bài nên chú ý mấy điểm:
+ Bài thơ là một tâm trạng trọn vẹn hoàn chỉnh, nhưng những trạng thái và cung bậc tình cảm ở
mỗi phần thơ không giống nhau, cần phân đoạn để xác định bố cục bài thơ, cùng như xác định
những mốc giới của quá trình diễn biến trong tâm trạng trữ tình.
+ Phân tích cụ thể tâm trạng qua những lời giãi bày trực tiếp, qua hình ảnh thiên nhiên và qua
những động thái của nhân vật trữ tình.
+ Để làm nổi bật từng nét tâm trạng, có thể dùng biện pháp so sánh: so sánh với tâm trạng trữ
tình của cái Tôi Xuân Diệu ở những bài khác, hoặc so sánh với tác giả khác.
Những sai lệch có thể gặp, cần phải tránh.
+ Tránh đồng nhất việc phân tích tâm trạng trữ tình với phân tích bài thơ
+ Tránh đồng nhất việc phân tích những xúc cảm ẩn náu trong ngôn từ với việc phân tích giá trị
nghệ thuật của ngôn từ.
DÀN BÀI
MỞ BÀI
Vài nét về tác giả Xuân Diệu:
Là nhà thơ của triết lí sống mãnh liệt, sống là tận hưởng và tận hiến.
Là một giọng thơ đắm say, rạo rực, sôi nổi.
Vài nét bài thơ “Vội vàng”
Là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của Xuân Diệu.
Nổi bật lên là tâm trạng vội vàng, cuống quýt.
THÂN BÀI
Phần đoạn để xác định mốc giới của diễn biến tâm trạng.
+ Bài thơ có thể chia thành hai phần lớn tương ứng với diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Phần một: Từ đầu đến “Ta muốn ôm" - Nhân vật, trữ tình bày tỏ những ham muốn và suy ngẫm
của mình về những lí do, cần phải sống vội vàng.
Phần hai: Trực tiếp bộc lộ cách ứng xử, bộc lộ động thái vội vàng ấy.
Diễn biển tâm trạng cụ thể
Những ham muôn lạ lùng: Níu bước thời gian, tắt nắng, buộc gió để gìn giữ vẻ đẹp cho cõi trần
gian.
+ Hình ảnh trần gian như một bữa tiệc đầy hấp dẫn quyên rũ qua cảm xúc háo hức vồ vập của
nhân vật trữ tình.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 3

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

+ Sự suy nghĩ đầy dự cảm lo âu về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ.
+ Cách ứng xứ với cuộc sống: Sống vội vàng, cuống quýt để tận hướng những hạnh phúc mà
cuộc- sống trần thế đang sẵn bày trước mắt.
Nghệ thuật diễn tả tâm trạng
+ Kết hợp những xúc cảm trữ tình và suy tư chính luận.
Toàn bài vừa là một dòng tâm trạng dào dạt trọn vẹn vừa là một hệ thống lặp luận, lập thuyết chặt
chẽ hoàn chỉnh.
+ Hệ thống ngôn từ thể hiện sự hưởng thụ tinh thần nhưng lại được vật chất hóa, nhục cảm hóa
để khiến cho niềm hạnh phúc thuần túy tinh thần hiện ra xác thực và có tính truyền cảm rất mạnh
mẽ.
KẾT BÀI
+ Vội vàng là một bài thơ mang màu sắc tuyên ngôn. Trong đó triết lí nhân sinh đã được tắm
đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động.
+ Một tiếng thơ mang đậm tính chất “tự bạch”, “tự họa” của cái Tôi trữ tình Xuân Diệu - nhà thơ
“mới nhất trong các nhà thơ mới”.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 4

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

BÀI MẪU SỐ 3:
Xuân Diệu là người có niềm say mê nhiệt thành với cuộc sống,không những là cuộc sống hiện tại
mà vội vàng để được hưởng trọn mọi thứ đẹp đẽ trong cuộc sống này. Chính vì thế” Vội vàng “
ra đời như một mốc quan trọng để chứng minh điều này. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy tâm
trạng , tâm sự và cả tình cảm mà tác giả dành cho cuộc sống cho niềm khát khao tuổi trẻ.
Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc sống
ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi,ta đâu có đủ thời gian
cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn
những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong
bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy
cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta
và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang
nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất
ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chinh là một điểm mới của nhà thơ trong
nền văn thơ hiện lúc bấy giờ.qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống
khi đọc những câu thơ của bài thơ Vội vàng ta bất giác nghĩ tới tuổi trẻ,niềm ham sống nhiệt
thành của tuổi trẻ không bao giwof được đốt cháy như bây giờ. Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho
sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu,khá đậm nét cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết
tha, rạo rực, băn khoăn”. Qua vội vàng chúng ta cũng thấy được một cái tôi mạnh mẽ , cuống
nhiệt ưu ái cho xuân thì , và cũng là quan niệm sống mới mẻ và táo bạo. Vội vàng để màu đừng
nhạt mất, để hương đừng bay đi, bởi tháng giêng ngon như một cặp môi gần và vội vàng vì thời
gian không chờ đợi một ai “ xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” và “ xuân còn non nghĩa là
xuân sẽ già”. Một lối sống tích cực được tác giả gửi gắm qua bài thơ.với nhịp thơ nhịp nhàng
nhưng nối tiếp nhau, đã tạo đà cho bài thơ thêm khởi săc và đẹp đẽ.Xuân đấy, thức quí mà đất
trời ban cho đấy, đâu còn nhiều thời gian mà con người ta có thể hưởng hết. Vậy nên nếu không
mau chóng ôm trọn nó thì quả thật là đáng tiếc. Tôi muốn ôm tất cả vào lòng nhưng có phải
muốn là được bởi vì
“ lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chật
Không cho dài ngày tháng của nhân gian”
Đấy, những khát khao cháy bỏng ấy , với phép đối rất chỉnh càng tạo ra khí thế dồn dập hối thúc
moi người hãy nhanh nữa lên nếu không còn đâu thức trời đẹp mà chiêm ngưỡng mà hưởng thụ.
Lòng thiết tha yêu cuộc sống đã đưa tác giả đi đến một quyết Ham sống, khát sống, Xuân Diệu
càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Xuân Diệu đã nhận ra quy luật tuyến tính của thời
gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giâytrôi qua đi sẽ không bao
giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng
không được đời bù đắp, vì thế mà ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình. Cảnh vật
thiên nhiên giờ đây cũng mang đầy tâm trạng buồn bã, băn khoăn, lo sợ.Xuân Diệu yêu cuộc
sống tha thiết, nồng nànvà theo ông, cuộc sống là tất cả những lạc thú vật chất, tinh thần cùng với
những gì trần tục và thanh cao của nó “Cái tôi” của tac giả trong bài thơ này được thể hiện ở hai
trạng thái đối lập mà thống nhất của tâm hồn.Vội vàng tuy là bài thơ trữ tình nhưng nó lại chứa
đựng một triết lí sống cụ thể. Kết cấu bài thơ có thể chia làm hai phần, được phân cách bằng câu
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 5

nguon tai.lieu . vn