Xem mẫu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH A. TỔNG - “Việt Bắc” là tên gọi khu căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Tính từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 cho tới chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Bắc là thủ đô của kháng chiến, của cách mạng được 15 năm. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc được giải phóng, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ đã chuyển từ Việt Bắc về Hà Nội (10/1954). - Bài thơ “Việt Bắc” được Tố Hữu sáng tác trong bối cảnh chia tay với Việt Bắc đầy lưu luyến như thế. Bài thơ dài 150 câu thơ lục bát. Những lời đối đáp mình – ta, ta – mình, kẻ ở - người đi, người dân căn cứ địa cách mạng – người kháng chiến trở về Hà Nội. Tình cảm chia tay ấy được diễn tả dưới hình thức đối đáp của nam nữ trong ca dao dân ca tình yêu, tạo nên chất trữ tình đằm thắm. Cấu tứ của bài thơ dựa trên sự đối đáp này cho thấy rõ một đặc trưng của thơ Tố Hữu – thơ trữ tình chính trị. Nhà thơ viết về một đề tài cách mạng khô khan, rất khó cho thơ nhưng đã chọn cách chuyển tải bằng hình thức đối đáp nam nữ nên tác phẩm vẫn cứ hấp dẫn. Hình thức đối đáp qua thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, những cách nói của văn học dân gian tạo ấn tượng tính dân tộc sâu đậm của bài thơ. B. PHÂN 1. Tâm trạng chia li: - Bài thơ mở ra một cảnh chia tay với tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến của kẻ ở người đi – hai người đã từng gắn bó sâu nặng bền lâu qua 15 năm. (dẫn chứng: khổ 1). Người ra đi cũng một tâm trạng ấy( dẫn chứng: khổ 2). Đối đáp trở thành một thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng và tạo ra hô ứng, đồng vọng trong tình cảm của người ở và người về. - Người ở lại gợi kỉ niệm gắn bó, đầy ân tình. Cũng vẫn dưới dạng câu hỏi nhưng đã gợi cụ thể hơn về thời gian, không gian của những của những kỉ niệm (dẫn chứng: khổ 3) -> Lời hỏi của Việt Bắc đã khơi dậy, làm tuôn trào cả một bầu kỉ niệm đầy tình nghĩa người ra đi, với bao nhiêu hình ảnh, sự việc chất chứa của một thời không thể quên. Nếu là lời hỏi chỉ nhằm khơi gợi, thì lời đáp lại dào dạt, dồn dập như một dòng cảm xúc tuôn trào. 2. Nỗi nhớ thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc và những kỉ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng. - Bao trùm là nỗi nhớ da diết, mênh mang với nhiều sắc thái khác nhau (trong 90 câu có 35 từ “nhớ”). - Trong hoài niệm bao trùm có 3 mảng thống nhất, hòa nhập, không tách rời, đó là nỗi nhớ thiên nhiên, nỗi nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc và những kỉ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng. - Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau, trong các thời tiết sương sớm, nắng chiều, trăng khuya, trong bốn mùa thay đổi và mùa nào cũng có những vẻ đẹp riêng. + Thiên nhiên thơ mộng: “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương,…bản khói cùng sương,…” + Thiên nhiên hùng tráng, lớn lao, vững chai cùng với con người trong cuộc chiến đấu “ Núi giăng thành lũy….chiến khu một lòng”. - Nhớ thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ con người. Đó là hình ảnh con người với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, cũng như hoạt động trong kháng chiến đã làm cho thiên nhiên không còn vắng vẻ hiu quạnh, mà thêm tươi sáng, ấm áp, mạnh mẽ sức sống “Rừng xanh hoa chuối….ân tình thủy chung” (bình, phân tích cụ thể khổ thơ này). - Cuộc sống con người: + Thanh bình êm ả (“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều…suối xa”) + Nghèo khó cơ cực (“Bát cơm sẻ nửa…bắp ngô”) + Nghĩa tình của con người, sự san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ. - Nỗi nhớ về căn cứ địa Việt Bắc: + Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng, là thủ đô kháng chiến. Ngày chia tay, người ở lại nhắc về những sự kiện nay đã thành kỉ niệm. “ Mình về có nhớ núi non…mái đình, cây đa”. - Người về, như để cam đoan lòng mình sẽ chẳng bao giờ phai mờ những kỉ niệm, cũng nhớ, đắm chìm vào mạch hồi tưởng về những tháng ngày chiến đấu gian khổ: “Nhớ khi giặc đến ….quân thù”. Đó còn là những chiến công hiển hách của quân dân ta trên vùng rừng núi Việt Bắc: “Những đường Việt Bắc ….muôn tàn lửa bay”. - Nỗi nhớ về Đảng, Chính phủ và Bác Hồ. Từ Việt Bắc, như từ trái tim, đầu não, các chủ trương đường lối của trung ương Đảng và Chính phủ tỏa đi khắp nước, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng: “ Điều quân chiến dịch thu đông…các khu” Việt Bắc là niềm hi vọng, niềm mong đợi của cả dân tộc vì nơi đây Bác Hồ và Chính phủ cách mạng đã sống, làm việc: “Ở đâu u ám … mà nuôi chí bền”. C. Hợp - Nội dung: bài thơ là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người Việt Bắc. - Nghệ thuật: thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, cách sử dụng các địa danh,.. =>Tính dân tộc hết sức đậm đà, thuần nhụy. BÀI THAM KHẢO Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.... Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi. Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vời vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vi, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sổng Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm : Nhớ gì như nhớ người yêu …………………. Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình : Ta về, mình có nhớ ta …………………….. Nhớ ai Tiếng hất ân tình thuỷ chung Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa. Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,... .Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,... tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng- Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ : Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,... Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời. Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện dại, bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do : Những đường Việt Bắc của ta ……………………………. Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,... Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên : ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn